Giáo án lớp 2 môn Tập làm văn, học kì II - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

I. MỤC TIÊU

- Biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Rèn kĩ năng viết: Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.

- Ham thích học môn Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh minh họa 2 tình huống trong SGK. Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3.

- HS: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động (1)

2. Bài cũ (3) Ôn tập HKI

- Kiểm tra Vở bài tập.

 

doc 30 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 môn Tập làm văn, học kì II - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đáp lời khẳng định trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
Ghi nhớ và viết lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường.
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh họa bài tập 1, nếu có. Bản nội quy của trường.
HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tả ngắn về loài chim.
Gọi 2, 3 HS lên bảng, yêu cầu thực hành đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học.
Em thích nhất loài chim nào?
Nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
+MT: Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 1
Treo tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé – Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ? Cô bán vé trả lời thế nào?
Lúc đó, bạn nhỏ đáp lại lời cô bán vé thế nào?
Theo em, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy bạn nhỏ đã thể hiện ntn?
Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS.
Cho một số HS đóng lại tình huống trên.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại nếu muốn.
Gọi 1 HS cặp HS đóng lại tình huống 1.
Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
v Hoạt động 2: Giúp HS ghi nhớ và viết lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường.
+MT : Giúp HS ghi nhớ và viết lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường.
+Cách tiến hành: 
Bài 3
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc Nội quy trường học.
Yêu cầu HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy.
GV chấm 1 số vở.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS thực hành đáp lại lời khẳng định của người khác trong cuộc sống hằng ngày. 
Chuẩn bị: Đáp lời phủ định
Hoạt động lớp, cá nhân.
2 HS thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài.
Cô bán vé trả lời: Có chứ!
Bạn nhỏ nói: -Hay quá!
Bạn nhỏ đã thể hiện sự lịch sự, đúng mực trong giao tiếp.
Ví dụ: Tuyệt thật./ Thích quá! Cô bán cho cháu một vé với./
Một số cặp HS thực hành trước lớp.
1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp cùng suy nghĩ.
HS làm việc theo cặp.
Tình huống a)
Mẹ ơi, đây có phải con hươu sao không ạ?
Trông nó đẹp quá, mẹ nhỉ./ Trông nó lạ quá, mẹ nhỉ./ Nó hiền lành và đáng yêu quá, phải không mẹ./ Oâi, bộ lông của nó mới tuyệt làm sao./ Cái cổ của nó phải dài mấy mét ấy mẹ nhỉ./
HS dưới lớp nhận xét và đưa ra những lời đáp án khác, nếu có.
Một số đáp án:
Hoạt động lớp, cá nhân.
2 HS lần lượt đọc bài.
HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bản nội quy.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 24 Ngày dạy: 2/3/2007 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH. NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU
Biết đáp lại lời phủ định của người khác bằng lời của em trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Nghe truyện ngắn vui Vì sao? Và trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
Biết ghi nhớ và có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình.
II. CHUẨN BỊ
GV: Các tình huống viết vào giấy. Các câu hỏi gợi ý viết vào bảng phụ. 
HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Gọi HS đọc bài tập 3 về nhà.
Nhận xét, cho điểm HS. 
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập .
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 1 (Làm miệng)
Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh minh hoạ điều gì?
Khi gọi điện thoại đến, bạn nói thế nào?
Cô chủ nhà nói thế nào?
Lời nói của cô chủ nhà là một lời phủ định, khi nghe thấy chủ nhà phủ định điều mình hỏi, bạn HS đã nói thế nào?
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ thường xuyên được nghe lời phủ định của người khác, khi đáp lại những lời này các em cần có thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện tình huống trên.
Bài 2: Thực hành
- GV viết sẵn các tình huống vào băng giấy gọi 2 HS lên thực hành. 1 HS đọc yêu cầu trên băng giấy, 1 HS thực hiện lời đáp.
- Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác.
- Động viên, khuyến khích HS nói. (1 tình huống cho nhiều lượt HS thực hành)
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
+MT : Giúp HS trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
+Cách tiến hành: .
Bài 3 
Vì Sao?
 Một cô bé lần đầu tiên về quê chơi. Gặp cái gì cô cũng lấy làm lạ. Thấy một con vật đang ăn cỏ. Cô liền hỏi người anh họ:
Sao con bò này không có sừng hả, anh?
Cậu bé đáp: 
Bò không có sừng vì nhiều lí do lắm. Có con bị gãy sừng. Có con còn non, chưa có sừng. Riêng còn này không có sừng vì nó là . . . là con ngựa.
Theo tiếng cười tuổi học trò. 
GV kể chuyện 1 đến 2 lần.
Treo bảng phụ có các câu hỏi.
Truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào?
Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì?
Cô bé giải thích ra sao?
Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?
Gọi 1 đến 2 HS kể lại câu chuyện.
Nhận xét, cho điểm HS. 
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Con đáp lại thế nào khi:
+ Một bạn hứa cho em mượn truyện lại để quên ở nhà.
+ Em hỏi một bạn mượn bút nhưng bạn lại không có.
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà tìm các tình huống phủ định và nói lời đáp của mình.
Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
Hoạt động lớp, cá nhân
Tranh minh hoạ cảnh một bạn HS gọi điện thoại đến nhà bạn.
Bạn nói: Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ.
Ơû đây không có ai tên là Hoa đâu, cháu à.
Bạn nói: Thế ạ? Cháu xin lỗi cô.
HS cả lớp nghe kể chuyện.
Hai nhân vật là cô bé và cậu anh họ.
Cô bé thấy mọi thứ đều lạ./ Lần đầu tiên về quê chơi, cô bé thấy cái gì cũng lấy làm lạ lắm.
Cô bé hỏi người anh họ: Sao con bò này không có sừng hở anh?/ Nhìn thấy một con vật đang ăn cỏ, cô bé hỏi người anh họ: “Sao con bò này lại không có sừng, hả anh?”
Cậu bé giải thích: Bò không có sừng vì có con bị gãy sừng, có con còn non, riêng con ăn cỏ kia không có sừng vì nó là  con ngựa./ Cậu bé cười vui và nói với em: “À, bò không có sừng thì có thể do nhiều lí do lắm. Những con bò còn non thì chưa có sừng những con bò bị gẫy sừng thì em cũng không nhìn thấy sừng nữa, riêng con vật kia không có sừng vì nó không phải là bò mà là con ngựa.
Là con ngựa.
2 đến 4 HS thực hành kể trước lớp.
HS phát biểu ý kiến.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 25 Ngày dạy: 9/3/2007 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý- QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU
Biết đáp lời khẳng định của người khác trong những tình huống giao tiếp hằng ngày.
Biết nhìn tranh và nói những điều về biển.
Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 3 trên bảng phụ. Tranh minh hoạ bài tập 3 (phóng to, nếu có thể) 
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời phủ định. Nghe - Trả lời câu hỏi
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai, thể hiện lại các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 58.
Gọi 1 HS khác lên bảng kể lại câu chuyện Vì sao?
Nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 1. HS nêu yêu cầu bài .
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đọc đoạn hội thoại.
Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng?
Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào?
Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?
Lời của bố Dũng là một lời khẳng định (đồng ý với ý kiến của Hà). Để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói thế nào?
Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành.
Bài 2. HS nêu yêu cầu bài.
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài.
- Yêu cầu một số cặp HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3. HS nêu yêu cầu bài toán
Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Sóng biển ntn?
+ Trên mặt biển có những gì?
+ Trên bầu trời có những gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà nói liền mạch những điều hiểu biết về biển.
Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS mở SGK và đọc yêu cầu của bài.
1 HS đọc bài lần 1. 2 HS phân vai đọc lại bài lần 2.
Hà nói: Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.
Bố Dũng nói: Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.
Đó là lời đồng ý.
Một số HS nhắc lại: Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác ạ.
Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho các tình huống.
Thảo luận cặp đôi:
- Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai. Sau mỗi lần các bạn trình bày, cả lớp nhận xét và đưa ra phương án khác nếu có.
Bức tranh vẽ cảnh biển.
Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi: 
+ Sóng biển cuồn cuộn./ Sóng biển dập dờn./ Sóng biển nhấp nhô./ Sóng biển xanh rờn./ Sóng biển tung bọt trắng xoá./ Sóng biển dập dềnh./ Sóng biển nối đuôi nhau chạy vào bờ cát.
+ Trên mặt biển có tàu thuyền đang căng buồm ra khơi đánh cá./ Những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi./ Thuyền dập dềnh trên sóng, hải âu bay lượn trên bầu trời./
+ Mặt trời đang từ từ nhô lên trên nền trời xanh thẳm. Xa xa, từng đàn hải âu bay về phía chân trời.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 26 Ngày dạy: 16/3/2007 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. TẢ NGẮN VỀ BIỂN.
I. MỤC TIÊU
Biết đáp lại lời nói của mình trong một số tình huống giao tiếp đồng ý.
HS trả lời câu đủ ý. Viết được đoạn văn ngắn nói về biển. Trả lời và viết được đoạn văn ngắn về biển.
Biết đánh giá, nhận xét lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ cảnh biển ở tuần. Các tình huống viết vào giấy. Vở bài tập Tiếng Việt 
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời đồng ý. QST, TLCH:
Gọi 2 HS hoạt động theo cặp trong các tình huống sau.
Tình huống 1
HS 1: Hỏi mượn bạn cái bút.
HS 2: Nói đồng ý.
HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn.
Tình huống 2
HS 1: Đề nghị bạn làm trực nhật hộ vì bị ốm.
HS 2: Nói đồng ý.
HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn.
Gọi HS nhận xét.
Cho điểm từng HS. 
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 1 
GV đưa các tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại.
Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
v Hoạt động 2: Thực hành 
 Bài 2
Treo bức tranh.
Tranh vẽ cảnh gì?
Sóng biển ntn?
Trên mặt biển có những gì?
Trên bầu trời có những gì?
Hãy viết một đoạn văn theo các câu trả lời của mình.
Gọi HS đọc bài viết của mình, GV chú ý sửa câu từ cho từng HS.
Cho điểm những bài văn hay. 
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Nhắc nhở HS luôn đáp lại các lời đồng ý lịch sự, có văn hóa, về nhà viết lại bài văn vào vở.
Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
HS 1: Đọc tình huống.
 HS 2: Nói lời đáp lại.
Tình huống a.
- Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng.
- Sóng biển xanh như dềnh lên./
Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh. 
Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn.
Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng.
HS tự viết trong 7 đến 10 phút.
Nhiều HS đọc.
VD: Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh. Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng. Đàn hải âu chao lượn. Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 28 Ngày dạy: 30/3/2007 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : ĐÁP LỜI CHIA VUI. TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI. 
I. Mục tiêu
Biết đáp lời chúc mừng của mọi người một cách lịch sự, khiêm tốn, có văn hóa.
Biết trả lời câu hỏi khi tìm hiểu văn bản Quả măng cụt.
Viết các câu trả lời thành đoạn văn có đủ ý, đúng ngữ pháp.
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh (ảnh) hoặc quả măng cụt thật.
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Ôn tập giữa HK2.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Cách tiến hành: 
Bài 1
Treo bức tranh và gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS lên làm mẫu.
Yêu cầu HS nhắc lại lời của HS 2, sau đó suy nghĩ để tìm cách nói khác.
Yêu cầu nhiều HS lên thực hành. 
Bài 2
GV đọc mẫu bài Quả măng cụt.
GV cho HS xem tranh (ảnh) hoặc quả măng cụt thật.
Cho HS thực hiện hỏi đáp theo từng nội dung.
- Yêu cầu HS nói liền mạch về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt. Cho HS chỉ vào quả thật hoặc tranh ảnh cho sinh động.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
Phần nói về ruột quả và mùi vị của quả măng cụt. Tiến hành tương tự phần a.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự viết.
Yêu cầu HS đọc bài của mình. Lưu ý nhận xét về câu, cách sáng tạo mà vẫn đúng.
Cho điểm từng HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS thực hành nói lời chia vui, đáp lời chia vui lịch sự, văn minh. 
Viết về một loại quả mà em thích.
Chuẩn bị: Đáp lời chia vui. Nghe – TLCH.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và suy nghĩ về yêu cầu của bài.
HS 1: Chúc mừng bạn đã đoạt giải cao trong cuộc thi.
HS 2: Cảm ơn bạn rất nhiều.
HS phát biểu ý kiến về cách nói khác. Ví dụ: Các bạn quan tâm đến tớ nhiều quá, lần sau tớ sẽ cố gắng để đoạt giải cao hơn./ Tớ cảm động quá. Cảm ơn các bạn nhiều lắm./
10 cặp HS thực hành nói.
2 HS đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Quan sát.
HS hoạt động theo cặp hỏi – đáp trước lớp. VD: 
HS 1: Quả măng cụt hình gì?
HS 2: Quả măng cụt tròn như quả cam.
HS 1: Quả to bằng chừng nào?
HS 2: Quả to bằng nắm tay trẻ em.
HS 1: Quả măng cụt màu gì?
HS 2: Quả màu tím sẫm ngả sang đỏ.
HS 1: Cuống nó ntn?
HS 2: Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
3 đến 5 HS trình bày.
- Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b (bài tập 2).
Tự viết trong 5 đến 7 phút.
3 đến 5 HS được trình bày bài viết của mình.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 29 Ngày dạy: 6/4/2007 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE – TLCH
I. MỤC TIÊU
Biết đáp lời chia vui của người khác bắng lời của mình.
Biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi về truyện Sự tích hoa dạ lan hương.
Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối.
Gọi 2, 3 cặp HS lần lượt lên bảng đối thoại lời chia vui.
GV nhận xét 
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập .
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
Gọi 1 HS nêu lại tình huống 1.
Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật con, bạn con có thể nói ntn?
Con sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn con ra sao?
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài.
Nhận xét và cho điểm tiết học.
 v Hoạt động 2: Nghe và kể lại câu chuyện.
+MT : Giúp HS nghe và kể lại được câu chuyện.
+Cách tiến hành: 
Bài 2
GV yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần.
Sự tích hoa dạ lan hương
 Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn đem về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian để ngắm hoa.
 Hoa bèn xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành loài hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng toả hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa dạ lan hương.
	Theo Trần Hoài Dương
Hỏi: Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?
Vì sao Trời lại cho hoa có hương vào ban đêm?
Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo các câu hỏi trên.
Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Nghe – Trả lời câu hỏi.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
- Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em.
Bạn có thể nói: Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật./ Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./
Con có thể nói: Mình cảm ơn bạn nhiều./ Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm./ Oâi những bông hoa này đẹp quá, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ./
2 HS đóng vai trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
HS thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS lên thể hiện trước lớp. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó.
Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão.
Cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
Trời cho hoa có hương vào ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 30 Ngày dạy: 13/4/2007 
Môn	: TẬP LÀM VĂN 
Bài dạy : NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI 
I. MỤC TIÊU
Nghe kể và nhớ được nội dung câu chuyện Qua suối.
Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
Viết được câi trả lời theo ý hiểu của mình.
Trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
Biết nghe, đánh giá câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện.
HS: SGK, Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời chia vui. Nghe – TLCH:
Gọi HS kể lại và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
Cây hoa xin Trời điều gì?
Vì sao Trời lại cho hoa toả hương thơm vào ban đêm?
Nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập, qua tranh.
+Cách tiến hành: 
Bài 1
GV treo bức tranh.
GV kể chuyện lần 1.
Chú ý: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
Gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh.
GV kể chuyện lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.
GV kể chuyện lần 3. Đặt câu hỏi: 
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?
Yêu cầu HS thực hiện hỏi đáp theo cặp.
Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
v Hoạt động 2: Thực hành.
+MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
+Cách tiến hành: 
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp.
Yêu cầu HS tự viết vào vở.
Gọi HS đọc phần bài làm của mình. 
Cho điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra được bài học gì?
Nhận xét tiết họ

Tài liệu đính kèm:

  • docLAM VAN.doc