Giáo án Lớp 1 - Tuần 9 - Giao Thị Lệ Trang - Trường tiểu học Lê Văn Tám

I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS :

- Đọc được : uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi, từ và câu ứng dụng

- Viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.

- Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề : Chuối, bưởi, vú sữa.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh họa bài học.

- Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 26 trang Người đăng honganh Lượt xem 1507Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 9 - Giao Thị Lệ Trang - Trường tiểu học Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân : chờ- uôi- chuôi- sắc- chuối, ĐT : chuối.
- Ghép tiếng chuối
- HS quan sát và trả lời : Tranh vẽ nải chuối.
- HS đọc trơn ( CN + ĐT)
- Đọc trơn: uôi – chuối – nải chuối.
- Cá nhân, ĐT.
( Giới thiệu ươ là âm đôi )
- Giống : đều có âm i đứng sau.
 Khác : uôi có uô đứng trước, ươi có ươ đứng trước. 
- HS đọc trơn cả 2 vần vừa học
- Hs đọc thầm, tìm tiếng có vần mới: tuổi, buổi, lưới, tươi, cười.
- Hs đọc toàn bài
- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.
- HS viết bảng con: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi
* Chú ý: Nét nối giữa các con chữ.
- Cá nhân đọc từng phần của bài, ĐT
- HS đọc không theo thứ tự
- HS quan sát .
- Đọc thầm tìm tiếng có vần mới học.
- Tiếng : buổi
- Luyện đọc từ, cụm từ, câu
* Hs giỏi: Đọc trơn 
* Hs yếu: đánh vần
- HS viết vào vở Tập viết.
- HS đọc : Chuối, bưởi, vú sữa.
- Hs luyện nói:
- Tranh vẽ quả chuối, bưởi, vú sữa...
- Khi ăn có vị ngọt, thơm.
- Các em cần rửa quả trước khi ăn.
- HS tham gia trò chơi: Hái hoa:
- HS thi đua nhau hái hoa, đọc từ trong hoa.
ĐẠO ĐỨC : Bài 5 LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN 
 EM NHỎ (T1)
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS biết được :
- Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. 
- Yêu quý anh chị em trong nhà.
- HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày
+ Hs khá, giỏi: Vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học :
- Vở Bài tập Đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 2 HS.
+ Sống trong gia đình, em được cha mẹ quan tâm như thế nào ?
+ Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Dạy bài mới :
* Khởi động : Đọc thơ : “Làm anh”
GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng.
1. Hoạt động 1 : Bài tập 1
- GV nêu yêu cầu của bài tập : Kể lại nội dung của từng bức tranh.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS.
- Gọi vài em kể trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận : Anh chị em trong gia đình phải thương yêu, hòa thuận với nhau.
2. Hoạt động 2 : Bài tập 2 .
- GV nêu câu hỏi :
+ Tranh 1 vẽ gì ?
+ Đó là những quà gì ?
+ Theo em, bạn Lan sẽ làm gì ?
 Kết luận : Bạn Lan nhường cho em chọn trước là tình huống đáng khen, thể hiện chị yêu em nhất, biết nhường nhịn em nhỏ.
+ Tranh 2 vẽ gì ?
+ Anh sẽ làm gì ?
+ Nếu là em, em sẽ giải quyết như thế nào ?
 Kết luận : Cho em mượn đồ chơi và hướng dẫn em cách chơi, cách giữ gìn đồ chơi là tình huống đáng khen.
- Là anh chị phải biết nhường nhịn em nhỏ. Là em thì phải biết lễ phép với anh chị.
3. Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò 
- Đối với anh chị, em cần phải như thế nào ?
- Em phải đối xử với em nhỏ như thế nào ?
- Bài sau : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (T2).
- HS trả lời.
- HS nghe và đọc theo GV.
- HS trao đổi theo nhóm 4.
- Lần lượt từng HS trong nhóm kể về nội dung của từng bức tranh.
- HS trả lời :
+ Bạn Lan đang chơi với em thì được mẹ cho quà.
+ Đó là 2 quả táo.
+ Nhiều HS trả lời.
+ Anh đang cầm đồ chơi, em muốn mượn đồ chơi của anh.
+ Nhiều HS trả lời.
- HS trả lời.
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
TOÁN (T33) : LUYỆN TẬP ( Trang 52)
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS :
- Biết phép cộng với số 0, thuộc bảng cộng và biết cộng trong phạm vi đã học
- HS làm bài tập 1,2,3 SGK, HS giỏi làm được bài 4
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ.
- Các hình ở hộp đồ dùng học Toán.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng làm các bài tập điền số :
 3 + ... = 3 0 + ... = 5
 4 + ... = 4 2 + 0 = ...
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta học bài Luyện tập trang 52.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện tập :
* Bài 1 : GV yêu cầu HS tính rồi nêu kết quả 
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2 : GV gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 3 : GV treo bảng phụ.
- GV gọi HS lần lượt lên bảng điền dấu.
- GV chú ý cho HS : thực hiện tính trước rồi so sánh kết quả.
- GV chữa bài, nhận xét.
* Bài 4 : ( HS giỏi)
- GV hướng dẫn mẫu rồi yêu cầu HS lnêu cách làm bài
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : "Nhanh lên bạn ơi".
- Nhận xét, tuyên dương.
- Bài sau : Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng (mỗi em làm 2 bài theo cột dọc), cả lớp làm bảng con.
- HS mở SGK / 52.
* Bài 1:( Nêu miệng)
- Lần lượt mỗi HS đọc kết quả 1 phép tính.
* bài 2:Tính.
- 4 HS lên bảng, cả lớp làm vào BC.
- Nhận xét kết quả 1 + 2 = 3
 2 + 1 = 3
* Trong phép cộng đổi chỗ các số hạng cho nhau thì kết quả vẫn bằng nhau.
* Bài 3: Dấu >, < , = 
- HS nhẩm phép tính , rồi so sánh điền dấu 
 2 .....2 + 3
+Cần nhẩm 2 + 3 bằng 5, so sánh 2 bé hơn 5, viết dấu <
- HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
- HS cộng lần lượt từng số ở hàng ngang với từng số hàng dọc rồi viết kết quả phép cộng vào ô tương ứng.
- Hs tham gia trò chơi: “nhanh lên bạn ơi”
 Mỗi đội 3 em thi nhau chọn phép tính nêu kết quả đúng, nhanh thì thắng.
.......................................................................................................................................
HỌC VẦN :	Bài 36 Vần ay – â – ây 
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS :
- Đọc được : ay, ây, máy bay, nhảy dây từ và câu ứng dụng
- Viết được ay, â, ây, máy bay, nhảy dây.
- Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề : Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài học.
- Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I . Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 HS đọc bài: phần 1, phần 2, phần 3
- Yêu cầu HS viết bảng : nải chuối, múi bưởi.
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài : 
- Hôm nay, các em sẽ học các vần mới : ay, â- ây.
2. Dạy vần :
a. Nhận diện và đánh vần:
* Vần ay :
 - GV viết vần ay theo kiểu chữ in thường lên bảng.
- GV viết vần ay theo kiểu chữ viết thường lên bảng.
- Vần ay được tạo nên từ những âm nào ?
- GVhướng dẫn phát âm : ay.
- Đánh vần, vần ay
- Ghép vần 
- GV hỏi: Có vần ay, muốn được tiếng bay em thêm âm gì?
- Phân tích tiếng bay. 
- GV viết bảng : bay
- GV yêu cầu HS đánh vần
- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
- GV viết từ máy bay lên bảng.
* â- ây : 
- Quy trình dạy tương tự như dạy vần ay.
- GV Hỏi: Vần ây được tạo bởi âm gì?
b. So sánh: ay với ây :
-Y/C đọc lại cả 2 âm
d. Đọc từ ứng dụng :
cối xay vây cá
ngày hội cây cối
 - GV yêu cầu đọc thầm
- HS tìm tiếng có vần vừa học.
- GV giải nghĩa một số từ.
- GV đọc lại và cho HS đọc.
- GV cho từng tổ thi đọc nối tiếp các từ GV chỉ.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
c. Hướng dẫn viết bảng con :
- Hướng dẫn viết : ay, máy bay
- Cho HS viết bảng con : ay, máy bay
- Hướng dẫn viết : ây, nhảy dây theo quy trình trên.
 Tiết 2 
3 . Luyện tập :
a. Luyện đọc :
- GV yêu cầu HS đọc lại bài tiết 1( phần 1, phần 2 SGK)
- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu đoạn thơ ứng dụng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
- Tìm tiếng có vần vừa học ?
- Cho HS luyện đọc .
- Đọc cả bài.
b. Luyện viết :
- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu. 
- Chấm, nhận xét.
c. Luyện nói : 
- GV treo tranh và gọi HS đọc tên bài luyện nói.
- Tranh vẽ gì ?
- Em hãy gọi tên các hoạt động trong tranh ?
- Khi nào thì phải đi máy bay ?
- Hằng ngày em đi bằng gì đến lớp ?
- Bố mẹ em đi làm bằng gì ?
- Ngoài các cách như tranh vẽ, để đi từ chỗ này đến chỗ khác người ta còn dùng cách nào nữa ?
4. Củng cố - Dặn dò :
- Trò chơi : “Hoa điểm mười”
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau : Ôn tập.
- 3 HS đọc bài.
- 1 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con.
* bài mới: Vần ay, â - ây
- HS quan sát.
- Gồm 2 âm : a, y ghép lại
- HS phát âm
-HS đánh vần Cá nhân : a- y- ay, ĐT : ay., ghép vần ay
- HS nêu thêm âm b vào trước vần ay.
- b đứng trước, vần ay đứng sau.
- HS đánh vần Cá nhân : bờ- ay- bay, ĐT : bay.- Ghép tiếng bay
- HS quan sát và trả lời : Tranh vẽ máy bay.
- HS đọc trơn: máy bay
- vần ây được tạo bởi âm: â và y 
- HS phát âm â ( ớ)
- Giống : đều có âm y đứng sau.
 Khác : ay có a đứng trước, ây có â đứng trước. 
- Hs đọc thầm tìm tiếng có vần mới: xay, vây, ngày, cây
- HS đọc cá nhân, nhóm
- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.
- HS viết bảng con.
- Cá nhân, ĐT.
- HS quan sát .
- Hs đọc thầm tự tìm tiếng mới
- Tiếng : chạy, nhảy, dây
- Hs đọc nối tiếp cá nhân, ĐT
- HS viết vào vở Tập viết.
- HS đọc : Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
- HS trả lời.
- Hằng ngày em được ba, mẹ đưa đến lớp bằng xe máy.
- Em đã được đi ô tô, tàu lửa, tàu thủy, máy bay.
- HS tham gia trò chơi: “ Hoa điểm mười”
 * HS thi nhau hái hoa, trong mỗi hoa có từ, đọc đúng từ được tặng hoa điểm mười.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI : TIẾT 9 HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
I. Mục tiêu : Giúp HS biết :
- Kể được những hoạt động, trò chơi mà em thích.
- Biết được tư thế ngồi học, đi đứng đúng có lợi cho sức khỏe
+Hs khá, giỏi: Nêu được tác dụng của một số hoạt động trong các hình vẽ SGK
II. Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong bài 9 SGK / 20, 21.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ :
- Hằng ngày, em cần ăn mấy bữa ? Vào lúc nào ?
- Kể những thức ăn mà em thường ăn hằng ngày ?
- GV nhận xét.
B. Bài mới :
1. Khởi động :
- Hướng dẫn HS trò chơi : “Cô bảo”: HS chỉ làm điều GV yêu cầu khi có từ : “Cô bảo”.
 - GV giới thiệu bài học. Ghi đầu bài lên bảng.
2. Các hoạt động : 
a. Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- Kể tên các hoạt động, trò chơi em chơi hằng ngày ?
- GV ghi bảng : ...
 Hoạt động nào có lợi cho sức khỏe ?
Hoạt động nào có hại cho sức khỏe ?
- Kết luận : Những hoạt động có lợi cho sức khỏe như : đá cầu, bắn bi, đọc sách, ...Khi hoạt động, vui chơi các em cần chú ý giữ an toàn.
b. Hoạt động 2 : Làm việc với SGK.
- GV nêu nhiệm vụ : Quan sát các hình vẽ ở trang 20, 21 SGK và kể tên các hoạt động trong từng hình và tác dụng của từng hoạt động. 
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Kết luận : : Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức cơ thể sẽ mệt mỏi, lúc đó ta cần phải nghỉ ngơi cho lại sức. Nếu không nghỉ ngơi đúng lúc sẽ hại cho sức khỏe.
3. Hoạt động 3 : Hoạt động nhóm
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát các tư thế đi, đứng, ngồi trong SGK / 21 và nói được bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế.
- GV yêu cầu HS trình bày.
- GV chỉ tranh và nhắc lại.
- GV nhắc nhở HS đi, đứng, ngồi đúng tư thế.
- Cho HS thực hành ngồi đúng tư thế.
4. Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
- Khi hoạt động quá sức, cơ thể mệt mỏi, em phải làm gì ?
- Nếu ngồi học không đúng tư thế, sẽ có hại như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập : Con người và sức khỏe.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS trả lời.
- HS tham gia trò chơi.
- Hoạt động và nghỉ ngơi.
- HS kể tên các hoạt động, trò chơi.
+ đá cầu, bắn bi, đọc sách, sinh hoạt,...có lợi cho sức khỏe
+ leo trèo, đuổi bắt, vật lộn, đánh kiếm ...có hại cho sức khỏe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm lên bảng chỉ và nói tên các hoạt động và tác dụng của các hoạt động.
- HS quan sát tranh.
- HS nghe GV nêu nhiệm vụ và thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên bảng chỉ tranh và trình bày.
- Cả lớp HS thực hành ngồi đúng tư thế.
- HS trả lời.
.......................................................................................................................................
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
TOÁN (T34) : LUYỆN TẬP CHUNG( trang 53)
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS :
- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.
- Thực hiện đúng phép cộng một số với 0.
- Hs làm bài tập: 1,2,4SGK , Hs giỏi làm bài được bài 3 
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết nội dung bài 3 / 53.
- Bộ đồ đùng dạy toán lớp 1.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 3, 4, 5.
- Tính : 0 + 1 = 1 + 0 =
 5 + 0 = 0 + 5 =
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta học bài Luyện tập chung trang 53.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện tập :
* Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2 : GV gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 4 : GV yêu cầu HS nhìn hình, nêu đề toán.
- Yêu cầu HS nhìn hình vẽ nêu đề bài
- Y/C viết phép tính thích hợp
* Bài 3: ( HS giỏi)
- Y/C nêu cách thực hiện, nêu kết quả.
3. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : "Chiếc hộp kì diệu".
Chiếc hộp chứa các phép cộng trong phạm vi các số đã học.
- Bài sau : Kiểm tra định kì giữa kì I.
- 3 HS lên bảng đọc bài.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm BC.
- Cả lớp mở SGK trang 53.
* bài 1: Tính.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm BC.
* Bài 2: Tính.
- HS nêu cách tính 
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào BC
* Bài 4:
- HS nêu đề toán.
a/Có 2 con ngựa, thêm 1 con ngựa. Được tất cả mấy con ngựa?
2
+
1
=
3
b/Có 4 con vịt, thêm 1 con vịt. Được tất cả mấy con vịt?
4
+
1
=
5
- Cả lớp bắt hát rồi chuyền chiếc hộp cho nhau. Khi hết một câu hát, chiếc hộp chuyền đến ai thì người đó bốc câu hỏi và trả lời. Tổ nào có nhiều HS trả lời nhanh và đúng thì tổ đó thắng.
.......................................................................................................................................
HỌC VẦN : Bài 37	ÔN TẬP
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS :
- Đọc một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng : i và y, từ ngữ câu ứng dụng từ bài 32 đến bài 37
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến bài 37
- Nghe, hiểu và kể lại được 1 đoạn truyện theo tranh truyện kể: cây khế
+HS khá, giỏi kể được 2- 3 đoạn truyện treo tranh.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng ôn (trang 76 SGK)
- Tranh minh họa câu ứng dụng và tranh minh họa truyện kể.
- Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I . Kiểm tra bài cũ : ay, â- ây
- Gọi 3 HS đọc bài.
- Yêu cầu HS viết bảng : máy bay, nhảy dây.
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài : 
- Tuần qua các em đã học những vần nào ?
- GV ghi lại ở bảng.
- GV gắn bảng ôn và hỏi : Ở bảng này, cô có các chữ ghi các âm đã học, các em hãy ghép các âm ở hàng ngang với các âm ở hàng dọc để được các vần đã học.
2. Ôn tập :
a. Luyện đọc :
- GV đọc và yêu cầu HS lên chỉ chữ.
- GV chỉ bảng không theo thứ tự.
 b. Hoàn thành bảng ôn : 
- Cô lấy a ghép với i được vần gì ?
- GV ghi bảng : ai.
- Tương tự như vậy, GV yêu cầu HS ghép lần lượt các âm ở hàng dọc với các âm ở hàng ngang.
- GV ghi bảng, hoàn thành bảng ôn.
c. Đọc từ ứng dụng : 
 đôi đũa tuổi thơ mây bay
- Yêu cầu đọc thầm
- GV yêu cầu HS phân tích một số từ.
- Yêu cầu HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
d. Luyện viết bảng con :
- Hướng dẫn HS viết từ : tuổi thơ, mây bay.
Chú ý : Khoảng cách giữa các chữ là một ô, giữa các tiếng trong từ bằng một con chữ o.
 Tiết 2 
3 . Luyện tập :
a. Luyện đọc :
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng ôn ở tiết 1.
- Đọc đoạn thơ ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu đoạn thơ : 
 Gió từ tay mẹ
 Ru bé ngủ say
 Thay cho gió trời
 Giữa trưa oi ả.
- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.
- Đọc cả bài.
b. Luyện viết :
- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu. 
- Thu vở 5 em, chấm và nhận xét.
c. Luyện nghe nói, kể chuyện :
- GV đọc tên câu chuyện : Cây khế
- GV kể lần 1.
- GV kể lần hai có sử dụng tranh.
- GV yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Trong truyện có mấy nhân vật ?
- Em thích nhân vật nào ?
- Ý nghĩa của câu chuyện là gì ?
4. Củng cố - Dặn dò :
- GV chỉ bảng ôn cho HS đọc lại.
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau : eo, ao.
- 3 HS đọc bài.
- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- HS trả lời : ua, ưa, oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, ay, â- ây.
- HS quan sát.
- HS1: Chỉ và đọc các âm ở hàng ngang.
- HS2: Chỉ và đọc các âm ở hàng dọc.
- 2 HS lên bảng.
- HS đọc : cá nhân, ĐT.
- HS : Vần ai
- HS ghép (mỗi em ghép một vần).
- HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp ĐT.
-
- HS đọc thầm tìm tiếng có vần đang ôn
- Cá nhân, ĐT.
- HS viết bảng con.
- Cá nhân, ĐT.
- HS lắng nghe.
- Cá nhân, ĐT.
- Cá nhân, ĐT.
- HS viết vào vở Tập viết.
- HS nhắc lại tên câu chuyện.
- HS nghe GV kể.
- Các nhóm tập kể và cử đại diện lên thi tài.
- Có 3 nhân vật.
- HS trả lời.
* Câu chuyện khuyên Không nên tham lam.
- HS đọc Cá nhân, ĐT.
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011
TOÁN: Tiết 35 KIỂM TRA GIỮA KỲ 1
I/ Mục đích yêu cầu:
Tập trung vào đánh giá: Đọc, viết , so sánh các số trong phạm vi 10
Biết cộng các số trong phạm vi 5
Nhận biết các hình đã học.
 -----------------------------------------------
HỌC VẦN Bài 38 Vần eo – ao 
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS :
- Đọc được : eo, ao, chú mèo, ngôi sao. Từ và câu ứng dụng
- Viết được eo, ao, chú mèo, ngôi sao
- Luyện nói 2 – 3 theo chủ đề : Gió, mây, mưa, bão, lũ
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài học.
- Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I . Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 HS đọc bài.
- Yêu cầu HS viết bảng : tuổi thơ, mây bay.
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài : 
- Hôm nay, các em sẽ học các vần mới : eo, ao.
2. Dạy vần :
a. Nhận diện và đánh vần:
* Vần eo :
 - GV viết vần eo theo kiểu chữ in thường lên bảng.
- GV viết vần eo theo kiểu chữ viết thường lên bảng.
- Vần eo được tạo nên từ những âm nào ?
- GV phát âm : eo.
- HD đánh vần
- Ghép vần eo.
- Có vần eo, thêm âm gì, dấu thanh gì để được tiếng mèo 
- Phân tích tiếng mèo. 
- GV viết bảng : mèo.
- GV yêu cầu HS đánh vần
- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
- Con mèo được nuôi trong nhà để bắt chuột.
- GV viết từ chú mèo lên bảng.
*Vần ao : 
- Quy trình dạy tương tự như dạy vần eo.
b. So sánh: eo với ao :
c. Đọc từ ứng dụng : 
cái kéo trái đào
leo trèo chào cờ
- GV yêu cầu đọc thầm
- HS tìm tiếng có vần vừa học.
- GV giải nghĩa một số từ.
- GV đọc lại và cho HS đọc.
- GV cho từng tổ thi đọc nối tiếp các từ GV chỉ.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
d. Hướng dẫn viết bảng con :
- Hướng dẫn viết : eo, chú mèo
- Cho HS viết bóng.
- Cho HS viết bảng con : eo, chú mèo
- Hướng dẫn viết : ao, ngôi sao theo quy trình trên.
 Tiết 2 
3 . Luyện tập :
a. Luyện đọc :
- GV yêu cầu HS đọc lại trên bảng lớp.
- Đọc đoạn thơ ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu đoạn thơ ứng dụng: 
 Suối chảy rì rào
 Gió reo lao xao
 Bé ngồi thổi sáo.
- Tìm tiếng có vần vừa học ?
- Cho HS luyện đọc .
- Đọc cả bài.
b. Luyện viết :
- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu. 
- Chấm, nhận xét.
c. Luyện nói : 
- GV treo tranh và gọi HS đọc tên bài luyện nói.
- Tranh vẽ gì ?
- Diều bay cao được nhờ gì ?
- Trời nóng mà có gió em cảm thấy thế nào ?
- Trước khi mưa trên bầu trời có gì ?
- Gió thổi mạnh cây cối như thế nào ?
- Khi mưa to, đường phố như thế nào ?
- Em biết gì về bão, lũ ?
4. Củng cố - Dặn dò :
- Trò chơi : Tìm bạn thân.
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau : au, âu.
- 3 HS đọc bài.
- 1 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con.
* bài mới: Vần eo – ao 
- HS quan sát.
- Gồm 2 âm : e, o; âm e đứng trước, âm o đứng sau.
- HS đọc ĐT.
- Cá nhân : e- o- eo, ĐT : eo.
- Ghép vần eo
- HS trả lời
- Tiếng mèo có âm đứng trước, vần eo đứng sau, dấu huyền trên âm e.
- Cá nhân : mờ- eo- meo- huyền- mèo, ĐT : mèo.
- HS quan sát và trả lời : Tranh vẽ chú mèo.
- HS đọc trơn: Chú mèo
- Đọc trơn: eo – mèo – chú mèo
- Giống : đều có âm o đứng sau.
 Khác : eo có e đứng trước, ao có a đứng trước. 
- HS đọc thầm. tìm tiếng có vần mới: kéo,leo ,trèo, đào, chào
- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.
- HS viết bảng con.
- Cá nhân, ĐT.
- HS quan sát .
- Đọc thầm tìm tiếng mới
- Tiếng : rào, reo, lao, xao, sáo 
- Cá nhân, ĐT.
- Cá nhân, ĐT.
- HS viết vào vở Tập viết.
- HS đọc : Gió, mây, mưa, bão, lũ
- HS trả lời.
- Diều bay cao được nhờ gió.
- Trời nóng mà có gió em cảm thấy mát mẻ.
- Trời mưa có những đám mây đen.
- Gió thổi cây cối lay động, nghiêng ngả.
- Lũ sẽ bị ngập nước.
- 
- HS tham gia trò chơi
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
TOÁN (T36) : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3.
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS :
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- HS làm bài tập: 1,2,3 SGK
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ.
- Các hình ở hộp đồ dùng học Toán.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét bài kiểm tra, tuyên dương HS làm bài tốt.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép trừ :
a.Hướng dẫn HS phép trừ : 2 – 1 = 1 
- GV cho HS lấy 2 que tính, bớt 1 que tính, còn mấy que tính ?
- GV hướng dẫn HS xem tranh, tự nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS tự trả lời.
- GV : 2 que tính bớt 1 que tính còn lại 1 que tính, 2 con ong bớt 1 con ong còn lại 1 con ong.
- Ta viết 2 bớt 1 bằng 1 như sau :
 2 – 1 = 1, dấu - gọi là trừ. 
- Yêu cầu HS viết BC.
b. Hướng dẫn HS phép trừ : 
 3 – 1 = 2; 3 – 2 = 1 : 
- Hướng dẫn tương tự như 2 – 1 = 1.
- Y/C đọc thuộc bảng trừ
c. Mối quan hệ giữa cộng và trừ :
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trang 54.
+ 2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 3 chấm tròn : 2 + 1 = 3
+ 1 chấm tròn thêm 2 chấm tròn là 3 chấm tròn : 1 + 2 = 3
+ 3 chấm tròn bớt 1 chấm tròn còn 2 chấm tròn : 3 – 1 = 2
+ 3 chấm tròn bớt 2 chấm tròn còn 1 chấm tròn : 3 – 2 = 1 
2. Thực hành :
* Bài 1 : GV yêu cầu HS làm tính.
- GV nhận xét.
* Bài 2 : Hướng dẫn HS biết cách đặt tính theo cột dọc rồi tính.
- GV nhận xét.
* Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- GV yêu cầu HS tự nêu đề toán.
- GV yêu cầu HS nhìn tranh rồi cài phép tính vào bảng gài.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : "Chiếc hộp kì diệu”
Chiếc hộp chứa các phép trừ trong phạm vi 3.
- Bài sau : Luyện tập.
- nhận xét, chữa bài
- HS lấy que tính và trả lời : Còn 1 que tính.
- Lúc đầu có 2 con ong đậu trên bông hoa, sau đó 1 con bay đi. Hỏi còn lại mấy con ong ?
- Còn lại 1 con ong.
 2 - 1 = 1
 Đọc: hai trừ một bằng một
- Cá nhân, ĐT.
 3 - 1 = 2
 Đọc: Ba trừ một bằng hai
- 2 = 1
 Đọc: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 1 TUAN 9 CKTKN 2011 2012.doc