Giáo án Lớp 1 - Tuần 7 - Vũ Thị Hoa Mai - Trường Tiểu học Tùng Lâm

I- Mục tiêu:

 -HS nhận biết được chữ y- tr trong các tiếng bất kỳ.

- Đọc , viết được âm y- tr .

- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà trẻ.

 II- Chuẩn bị:

- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: y tá, tre ngà.

- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.

III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 18 trang Người đăng honganh Lượt xem 1223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 7 - Vũ Thị Hoa Mai - Trường Tiểu học Tùng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 , y tá, tre ngà.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết trên không - Viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: y, tr , y tá, tre ngà.
- HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm chữ y, tr ( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm y, tr trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết chữ y, tr.
-----------------------------------------------------------------
Toán 
Kiểm tra
I/Mục tiêu: 
Kiểm tra kiến thức của học sinh
Điều chỉnh việc dạy và học của GV và học sinh
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu
GV phát đề kiểm tra cho học sinh ( GV sử dụng đề kiểm tra trong sách BT Toán ))
HS làm bài
III/Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
-----------------------------------------------------------------------
Đạo đức 
Gia đình em ( Tiết 1)
I -Mục tiêu: 
-HS hiểu được trong gia đình thường có ông bà, cha mẹ, anh chị em .Ông bà,cha mẹ. Có công sinh thành , nuôi dưỡng , giáo dục , rất yêu quý con cháu.
-Cần lễ phép , vâng lời ông bà , cha mẹ , anh chị để mau tiến bộ cho ông bà, cha mẹ vui lòng.
-HS biết thực hiện những điều ông bà . cha mẹ . anh chị dạy bảo. 
II- Chuẩn bị :
GV: SGV, vở bài tập đạo đức, bài hát về gia đình, 
HS: Vở bài tập đạo đức, 
III- Các hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra bài cũ:
Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập bền đẹp có lợi gì?( 1 em trả lời)
Lớp nhận xét - Bổ sung.
2/ Bài mới 
HĐ1: Thảo luận (Bài tập 2): Kể lại nội dung tranh .
 + HS làm việc theo nhóm : Trao đổi kết quả với nhau
 - Trong tranh có những ai ? Họ đang làm gì, ở đâu?
 + HĐ cả lớp : Đại diện 1 số cặp trình bày trước lớp - Lớp bổ sung - Nhận xét.
HĐ2 : Kể về gia đình em( bài tập 1) 
+ HĐ theo nhóm: HS giới thiệu với bạn về gia đình mình :
Gia đình em có những ai?
Thường ngày , từng người trong gia đình làm gì?
Mọi người trong nhà yêu quý nhau nh thế nào?
+ HĐ cả lớp : Đại diện 1 số em lên trình bày - Lớp bổ sung - Nhận xét.
+ Kết luận: Gia đình các em không giống nhau . Tuy vậy ai cũng yêu gia đình mình.
HĐ3: Thảo luận cả lớp:
Hằng ngày ông bà , cha mẹ thường dạy bảo em những điều gì?
Các em đã thực hiện như thế nào?
Ông bà , cha mẹ tỏ thái độ ra sao?
IV - Củng cố: - Trong gia đình ông bà , cha mẹ rất quan tâm đến con cái dạy bảo những điều hay lẽ phải.Các em phải biết vâng lời ông bà, cha mẹ có nh vậy mới là con ngoan trò giỏi.
 V - Dặn dò: Hằng ngày vâng lời ông bà, cha mẹ.
-----------------------------------------------------------------
Buổi chiều 
Ôn Toán
ôn tập các số từ 1 đến 10
1. Mục tiêu
 - Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện các số từ 1đến 10
- HS đọc thông viết thạo các số từ 0 đến 10
- HS biết so sánh các số trong phạm vi 10
2. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức
Hoạt động 2: Thực hành
Bảng con : Viết các số 0, 1,2,3,4,5,10. 
Bài 1: Viết các số 0,1,2,3,4,5,10 vào vở ôli
 GV lưu ý cách trình bày vào vở.
 HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng viết các số .
Bài 2: Điền các số vào chỗ chấm
0,1...,....,....,.......,10.,.....,......,.......,0
HS lấy ví dụ trong cuộc sống những vật có số lượng là 0,1,2,3,4,5,..
HS làm bài
1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
3.Củng cố dặn dò
NHận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt
ôn tập các âm ng , ngh , y , tr
1. Mục tiêu
 - Giúp học sinh ôn luyện các chữ ng ,ngh, y,tr
- HS đọc thông viết thạo các chữ ng ,ngh, y,tr
2. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Luyện đọc 
-GV cho học sinh đọc lại bài 25,26
Hoạt động 2: Luyện viết 
 -GV cho học sinh viết các chữ ng ,ngh, y,tr vào vở ôli
3 .Củng cố dặn dò
NHận xét tiết học
 Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt:
Ôn tập
I- Mục tiêu: 
-HS nhận biết được các âm đã học trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được âm và chữ đã học. 
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng có các âm đã học.
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, bảng ôn .
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I
 1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các chữ bẻ ngô, nghỉ hè.
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ôn tập trang 56 ( 4em đọc )
2/ Bài mới 
HĐ1 : Ôn tập:
- HS nêu các âm đã học q, qu, gi, p, ph, nh, tr, y, g, gh, ng, ngh .
 -GV ghi lên bảng : Đọc cá nhân - đồng thanh. 
- GV gài bảng ôn : - HS đọc các âm trong bảng ôn .
-GV đọc âm - HS lên chỉ các âm.
-HS chỉ và đọc âm trong bảng ôn .
HĐ2: Ghép chữ thành tiếng :
- Ghép âm cột dọc với âm cột ngang e, o, a, ơ, ô, ê, u,,i,
- Đọc cá nhân - đồng thanh ( bảng 1)
- Ghép tiếng với các dấu thanh .
- Đọc cá nhân - đồng thanh ( bảng 2 )
 HĐ3: Luyện đọc 
-Đọc cá nhân các bài đã học SGK .
Tiết II:
HĐ1: Viết bảng con : nhà ga , ý nghĩ ,cá khô, đi chợ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết trên không - Viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ2: Luyện viết vào vở: xe chỉ, củ sả. 
- HS viết trong vở tập viết .
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm chữ có âm đã học( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm đã học trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết các chữ đã học. 
------------------------------------------------------
Toán:
Phép cộng trong phạm vi 3
I- Mục tiêu: 
HS có khái niệm ban đầu về phép cộng.
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3.
Biết làm tính cộng trong phạm vi 3.
II- Chuẩn bị: 
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ :
-1 em đếm - đọc số từ 0 - 10, 10- 0.
- Viết các số :2,5,7,9,4 theo thứ tự từ bé đến lớn và lớn đến bé.
-2 em lên bảng – Lớp làm bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu phép cộng – bảng cộng trong phạm vi 3:
a) Phép tính: 1 + 1 =2:
-GV gài 1chấm tròn : Có mấy chấm tròn ?( 1 chấm tròn)- 1 em đếm số chấm tròn.
-GVgài 1 chấm tròn :Cô gài thêm mấy chấm tròn?( 1 chấm tròn)- 1 em đếm số chấm tròn.
-Có tất cả mấy chấm tròn?( 2 chấm tròn ) - 1 em đếm số chấm tròn.
-GV đưa ra 1 số nhóm vật khác cho HS nhận xét : Có 2 cái cốc , có 2 que tính ..
-1 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 2 chấm tròn – 1 thêm 1 bằng 2.
-GV viết : 1+1=2 ( HS đọc đồng thanh )
-GV giới thiệu dấu cộng ( + ) và cách viết dấu cộng- HS nhắc lại : dấu +
b) Phép tính: 2+1=3:
-GV gài 2 chấm tròn : Có mấy chấm tròn ?( 2 chấm tròn)- 1 em đếm số chấm tròn.
-GVgài 1 chấm tròn :Cô gài thêm mấy chấm tròn?( 1 chấm tròn)- 1 em đếm số chấm tròn.
-Có tất cả mấy chấm tròn?( 3 chấm tròn ) - 1 em đếm số chấm tròn( 3)
-GV đa ra 1 số nhóm vật khác cho HS nhận xét : Có 3 cái cốc , có 3 que tính ..
-2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 3 chấm tròn – 2 thêm 1 bằng 3.
-GV viết : 2+1=3 ( HS đọc đồng thanh )
-2 cộng 1 bằng mấy?( 3) – HS gài bảng : 2 + 1= 3
-1 cộng 2 bằng mấy?(3)- HS gài bảng: 1 + 2= 3
c) HD đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 3:
-GV xoá dần cho HS đọc thuộc bảng cộng – GV hỏi lại kết quả.
-HS nêu lại kết quả - GV ghi lại : 1+1=2 2+1=3 1+2=3
 HĐ2: Thực hành – Luyện tập:
Bài 1:Tính:- GV lưu ý cách trình bày vào vở.
 HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng chữa bài: 1+1=2 2+1=3 1+2=3.
 2 +
 1 
Bài 2:Tính: 
HS làm tính viết các phép tính trên- GV lu ý đặt các số thẳng 
 Bài 3: Nối phép tính với số thích hợp:
HS nhẩm phép tính và nối với chữ số tương ứng
Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố:-Về nhà làm các bài tập SGK.
Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
Chữ hoa - chữ thường
I- Mục tiêu: 
-HS nhận biết được các chữ in hoa và bước đầu làm quen với chữ viết hoa 
- Nhận ra và đọc đúng các chữ hoa.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ba vì.
II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, bảng chữ cái in hoa và chữ viết hoa.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I:
1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các chữ : nhà ga, quả nho , tre già 
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ôn tập trang 56 ( 4em đọc )
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện chữ hoa :. 
- GV gài bảng chữ in hoa và chữ viết hoa.
 - HS đọc cá nhân - đồng thanh.
+ Chữ nào gần giống chữ in thường nhưng kích thước lớn hơn?
( C, E, Ê, I, K, L, O, Ô, Ơ, P, S, T, U, Ư, V, X, Y)
+Chữ nào khác chữ in thường ?
( A, Ă, Â ,B, D, Đ, G, H, M, N, Q, R )
-HS chỉ và đọc các chữ trong bảng .
- Che phần chữ thường - chỉ chữ hoa cho HS đọc .
 HĐ2: Luyện đọc 
-Đọc bảng chữ hoa - chữ thường .
-Đọc SGK trang 57: quan sát tranh: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa . 
 - Cá nhân - đọc mẫu -đồng thanh .
- HS nêu các chữ hoa trong câu là : B, K, S, P. 
Tiết II:
HĐ1: Viết bảng con : viết chữ in hoa : C, I, K, L, 
- GV đưa bảng viết mẫu:HS nhận xét cỡ chữ . 
- GV viết mẫu - Nêu cách đa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết trên không - Viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ2: Luyện nói: Ba vì 
- GV nêu câu hỏi - HS trả lời theo tranh trang 59( SGK) 
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm chữ hoa ( Hình thức thi đua 2 đội )
IV- Củng cố:
- Tìm tiếng có các chữ hoa trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc các chữ hoa .
------------------------------------------------------
Toán:
Luyện tập .
I - Mục tiêu: 
-Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3
-HS tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp .
II- Chuẩn bị: 
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ :
-1 em đọc bảng cộng trong phạm vi 3.
-Làm tính: 1+1= 2+1= ..+1=3 2+=3.
-2 em lên bảng – lớp viết bảng con.
2/ Bài mới 
Bài 1:Viết số:
-HS áp dụng bảng cộng trong phạm vi 3 để làm tính: 1+2=3 2+1=3
-HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng chữa bài – Lớp nhận xét .
Bài 2: Tính: 
-HS thực hiện tính viết : 
-HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét
Bài 3:Viết số: 
-HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét. 
Bài 4:Viết phép tính : 1+1=2 2+1=3 1+2=3 
-HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp:
-1+2=3 1+1=2
-HS dựa vào tranh nêu đầu bài toán – phép tính.
-HS làm bài – 1 em lên chữa bài – Nhận xét .
-Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố-Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
-----------------------------------------------------------
Buổi chiều 
Ôn Tiếng Việt 
ôn tập về chữ thường và chữ hoa
I. Mục tiêu
 - Giúp học sinh ôn luyện các chữ thường và chữ hoa
HS đọc thông viết thạo các chữ thường và chữ hoa
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhó lại kiến thức
-GV cho học sinh đọc và ôn lại bài 28
Hoạt động 2: Thực hành
 -GV cho học sinh viết các chữ A, B, C hoa
III.Củng cố- dặn dò
Nhận xét tiết học . Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
Ôn Toán
ôn tập về phép cộng trong phạm vi 3 và 4
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện Phép cộng trong phạm vi 3 và 4
- Làm thông thạo các phép tính trong phạm vi 3 và 4
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhó lại kiến thức
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:Tính:
- GV lưu ý cách trình bày vào vở.
HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng chữa bài: 
1+3 = ; 2+2= ; 3 +1=
 1 +
 2 
 3 +
 1 
Bài 2:Tính: 2
 +2 
- HS làm tính viết các phép tính trên- GV lưu ý đặt các số thẳng cột dọc 
-HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài- Nhận xét.
Bài 3:Điền dấu =:
 HS nhẩm kết quả phép tính và điền dấu: 2+13 1+33 1+13
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài- Nhận xét.
III.Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
Vần ia
I- Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được vần ia trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được vần ia 
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần ia. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chia quà.
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: lá tía tô. 
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I
1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các chữ chị kha , nghỉ hè.vào bảng con : 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ôn tập trang 58 (4em đọc )
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần ia - tía.:
- Giới thiệu vần ia: HS gài vần ia - HS đánh vần: ia ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
- Vần ia gồm có mấy âm - Những âm gì?( 2 âm : i - a )
+Muốn có tiếng tía ta thêm âm gì ?( t )
- HS gài tía : - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
 - Giới thiệu tranh nêu từ : lá tía tô : - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+Bài hôm nay học được vần gì ?( ia )
 + Vần ia có trong tiếng gì? ( tía )
 +Tiếng tía có trong từ gì?( lá tía tô)
- Tìm tiếng có vần ia : HS nêu - GV ghi bảng - cá nhân - đồng thanh.
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc tiếng – từ ,câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ - Giảng từ : vỉa hè , tỉa lá.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh - cá nhân .
- Phát hiện các tiếng có vần ia trong các từ 
- Giới thiệu tranh nêu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II
HĐ1: Luyện đọc 
-Đọc SGK Trang 60, 61 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Chia quà.
- GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 61( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : ia ,lá tía tô.
- GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ. 
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: : ia ,lá tía tô.
- HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ia ( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần ia trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có ia. 
-------------------------------------------------------------
Toán
Phép cộng trong phạm vi 4
I- Mục tiêu: 
- HS tiếp tục hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 4.
II- Chuẩn bị: 
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Kiểm tra bài cũ :
-1 em đọc bảng cộng trong phạm vi 3.
-Làm tính: 1+1= 2+1= ..+1=3 2+=3.
-2 em lên bảng – Lớp làm bảng con.
2/ Bài mới 
HĐ1 : Giới thiệu phép cộng – bảng cộng trong phạm vi 4:
a) Phép tính: 3 + 1 =4:
-GV gài 3 chấm tròn : Có mấy chấm tròn ?( 3 chấm tròn)- 1 em đếm số chấm tròn.
-GVgài 1 chấm tròn :Cô gài thêm mấy chấm tròn?( 1 chấm tròn)- 1 em đếm số chấm tròn.
-Có tất cả mấy chấm tròn?( 4 chấm tròn ) - 1 em đếm số chấm tròn.
-HS đọc : Có 4 chấm tròn – ( Đồng thanh.)
-GV đưa ra 1 số nhóm vật khác cho HS nhận xét : Có 4 cái cốc , có 4 que tính ..3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 4 chấm tròn – 3 thêm 1 bằng 4.
-GV viết : 3+1=4 ( HS đọc đồng thanh )
b) Phép tính: 2+2=4:
-GV viết : 2+2=4 ( HS đọc đồng thanh )
-2 cộng 2 bằng mấy?( 4) – HS gài bảng : 2 + 2= 4
c) HD đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 4:
-GV xoá dần cho HS đọc thuộc bảng cộng – GV hỏi lại kết quả.
-HS nêu lại kết quả - GV ghi lại : 3+1=4 2+2=4 1+3=4
HĐ2: Thực hành – Luyện tập:
Bài 1:Tính:- GV lưu ý cách trình bày vào vở.
HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng chữa bài: 1+3= 2+2= 
Bài 2:Tính 
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài- Nhận xét.
Bài 3:Điền dấu =:
HS nhẩm kết quả phép tính và điền dấu: 2+13 1+33 1+13
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài- Nhận xét.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
HS dựa vào tranh SGK nêu đầu bài toán và nêu phép tính : 3+1=4
IV- Củng cố-Dặn dò:
 -Về nhà làm các bài tập SGK.
-------------------------------------------------------
Thể dục 
Đội hình đội ngũ- Trò chơi( Tiếp)
I – Mục tiêu : 
-Ôn 1 số kỹ năng về đội hình đội ngũ đã học .Yêu cầu HS thực hiện ở mức cơ bản đúng , nhanh ,trật tự.
-HS đi thường theo nhịp 2 –4 hàng dọc . Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
-Ôn trò chơi : Qua đờng lội HS biết tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II-Địa điểm , phương tiện 
GV: Còi
HS: Dọn sân bãi sạch , kẻ sân.
III-Nội dung và phương pháp lên lớp 
HĐ1: Phần mở đầu 
-GV tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc ( Mỗi hàng mỗi tổ ) sau đó chuyển thành hàng ngang .
-GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học( 1 - 2 phút). 1 phút giành cho HS chấn chỉnh trang phục.
-HS đứng tại chỗ, vỗ tay, hát ( 1-2 phút).
HĐ2: Phần cơ bản:
+ Ôn tập hợp hàng dọc , gióng hàng dọc, đứng nghiêm , đứng nghỉ, quay phải , quay trái( 2 – 3 lần ):
 -GV ôn cho HS 1 lần .Cán sự lớp cho lớp thực hành.
-Từng tổ lên thực hành – Lớp nhận xét .
* Thi tập hợp hàng dọc , dóng hàng , quay phải, quay trái, dàn hàng ngang, dồn hàng.
-Tổ nào tập hợp nhanh , quay đúng hướng, giãn đúng khoảng cách, thẳng hàng , không mất trật tự là thắng cuộc.
*Ôn Trò chơi : Qua đường lội :
HĐ3: Phần kết thúc 
- Giậm chân tại chỗ - đếm to theo nhịp 1-2, 1-2 ..(1-2 phút) 
-HS đứng vỗ tay và hát ( 1- 2 phút).
-Hệ thống bài ( 1- 2 phút).Nhận xét giờ học( 1 phút).
-Về nhà : Ôn luyện lại các động tác.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt
vần ua - ưa
I- Mục tiêu: 
 -HS nhận biết được vần ua - a trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được vần ua - a. 
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài vần ua, a. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữa trưa.
 II- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: cua bể, ngựa gỗ. 
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết I
1/Kiểm tra bài cũ :
- Viết các chữ ia, tờ bìa, tỉa lá :
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ia trang 60 (4em đọc )
2/ Bài mới 
HĐ1 : Nhận diện vần ua,ưa:
- Giới thiệu vần ua: HS gài vần ua- HS đánh vần :ua ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
- Vần ua gồm có mấy âm ? Những âm gì?( 2 âm : u - a)
+Muốn có tiếng cua ta thêm âm gì ?( c)
- HS gài cua : - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
 +Tiếng cua gồm có âm gì ghép với vần gì? ( c- ua )
- Giới thiệu tranh nêu từ : cua bể: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
- Dạy vần ưa, ngựa , ngựa gỗ ( thực hiện tuơng tự các bước trên )
- So sánh 2 vần ua – ưa : đồng thanh 2 vần .
- HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
HĐ2: Đọc tiếng – từ, câu ứng dụng :
- 4em đọc 4 từ – Giảng từ : tre nứa , xưa kia.
- HS đọc nối tiếp các từ - Đồng thanh – cá nhân 
- Phát hiện các tiếng có vần ua, ưa trong các từ 
- Giới thiệu tranh nêu câu ứng dụng - HS đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Tiết II
HĐ1: Luyện đọc :
-Đọc SGK Trang 62, 63 ( cá nhân - đồng thanh.)
HĐ2: Luyện nói: Giữa trưa.
- GV đặt câu hỏi – HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 63( SGK)
HĐ3: HD viết bảng con : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- GV viết mẫu – Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ. 
- HS viết vào bảng con – GV chữa lỗi cho HS.
HĐ4: Luyện viết vào vở: : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
– HS viết trong vở tập viết .
HĐ5: Trò chơi : Thi tìm tiếng có vần ua, ưa ( Hình thức thi đua)
IV- Củng cố:
 - Chấm bài – chữa lỗi – Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có vần ua, ưa trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết vần , tiếng có ua, ưa.
-------------------------------------------------------------
Tự nhiên- Xã hội
 Thực hành : đánh răng và rửa mặt
 I/Mục tiêu
 -HS biết đánh răng , rửa mặt đúng cách. 
-HS có ý thức tự giác đánh răng , rửa mặt làm vệ sinh cá nhân hàng ngày cho cơ thể sạch sẽ.
 II- Chuẩn bị : 
 GV : Tranh SGK phóng to, khăn , nớc sạch , chậu , bàn chải, gáo ,kem đánh răng.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1/Kiểm tra bài cũ :2 em trả lời câu hỏi:
Nêu những việc nên làm để bảo vệ răng?
Nêu những việc không nên làm để bảo vệ răng?
2/ Bài mới 
HĐ1: Quan sát mô hình răng nêu cấu tạo:
Bước1:Hoạt động cả lớp:
 -2 em lên bảng chỉ vào mô hình răng và nói rõ : Mặt trong , mặt ngoài , mặt nhai của răng.
-Trước khi đánh răng em phải làm gì?(Lấy bàn chải , thuốc , cốc nước)
-Hằng ngày em chải răng nh thế nào?( 5 em lên thực hành )- Lớp bổ sung 
Bước 2: Hoạt động theo nhóm :
HS thực hành đánh răng theo nhóm .
HĐ2 :Thực hành rửa mặt :
Bước 1: GV hướng dẫn rửa mặt 
-2 em lên bảng thực hành rửa mặt – Lớp bổ sung 
+ Rửa mặt nh thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh?( Rửa bằng nước sạch, khăn sạch , trước khi rửa mặt rửa tai và cổ.
+ Vì sao phải rửa mặt đúng cách ? ( Để giữ vệ sinh )
- GV vừa nói vừa làm mẫu cho HS quan sát .
Bước 2: Hoạt động theo nhóm :
 -HS thực hành rửa mặt theo nhóm theo nhóm.
IV- Củng cố- Dặn dò : 
Hàng ngày em nhớ đánh răng , rửa mặt đúng cách nh vậy mới hợp vệ sinh .
----------------------------------------------------------
Thủ công:
Xé, dán hình quả cam ( tiếp )
I - Mục tiêu: 
-HS biết cách xé hình quả cam từ hình vuông. 
-HS xé .dán được hình quả cam có cuống , lá và dán cân đối phẳng.
II- Chuẩn bị :
GV: giấy màu, hồ dán, giấy trắng, bài mẫu .
HS: Giấy nháp, giấy màu, hồ dán, bút chì , vở thủ công . 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/K iểm tra bài cũ 
2 em lên nêu các bước xé,dán hình quả cam. 
2/ Bài mới 
HĐ1: HDHS nhắc lại các bước xé , dán hình quả cam
-Gọi HS lên bảng nêu các bước xé dán hình quả cam 
- GV nx bổ xung .
HĐ2: HDHS thực hành 
+ Treo sơ đồ các bước vẽ và xé hình quả cam - GV nêu các bước - 2 HS nhắc lại .
+ Dán hình: GVHD ớm và đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán.
+ HS thực hành làm bài .
IV - Nhận xét- đánh giá :
 + Nhận xét tinh thần học tập , ý thức tổ chức , kỷ luật của HS trong giờ học.
 + Tuyên dương 1 số bài làm đẹp.
 + Đánh giá sản phẩm:
V - Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy , bút chì , hồ dán để tuần sau học bài .
---

Tài liệu đính kèm:

  • doclop1 - tuan 7.doc