Giáo án Lớp 1 - Tuần 5

I. MỤC TIÊU:

Đọc được: u, ư, nụ, thư. từ và câu ứng dụng

Viết được: u, ư, nụ, thư.

Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Thủ đô.

*Đọc,viết được chữ u.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

GV: chữ mẫu, phấn mầu

HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức(1) HS hát.

2.Kiểm tra bài cũ(5)

+GV cho 2 HS đọc: Bảng lớp: tổ cò, lá mạ.

+ SGK: 3 HS

+GV đọc cho HS viết bảng con chữ: tổ cò, lá mạ.

-GV nhận xét ghi điểm cho HS.

3.Bài mới:

 

doc 22 trang Người đăng honganh Lượt xem 1191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác số từ 1 đến 7
HS: SGK, bộ thực hành toán1, bảng, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức(1’)Lớp hát.
2.Kiểm tra bài cũ (4’)
H: Giờ trước chúng ta học bài gì? (số 6) 
?Số 6 lớn hơn những số nào?
hs viết số 6 vào bảng con.
1 HS lên bảng viết số 6.
GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới (30’)
a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp Ghi đầu bài HS nhắc lại.
b, Hoạt động 1: Giới thiệu số 7
+ Lập số
GV cho HS quan sát tranh.
H: Có mấy bạn chơi cầu trượt? (6 bạn)
Em nhận xét câu trả lời của bạn.
?Em hãy đếm lại tranh xem bạn trả lời có đúng không?
H: Có mấy bạn đang chạy đến xin chơi? (1bạn)
?Có 6 bạn có thêm 1 bạn chạy đến xin chơi tất cả là mấy bạn?( 7 bạn)
GV: Sáu bạn thêm một bạn tất cả có 7 bạn.
HS nhắc lại: 7 bạn.
*Các em hãy quan sát hình vuông trên bảng.
?Trên bảng cô có mấy hình vuông?( 6 hình vuông)
-Các em lấy 6 hình vuông trong bộ chữ để trước mặt.
GV đi quan sát và hỏi? Em lấy đươcj mấy hình vuông. Em đếm lại xem có đúng không.
-GV gắn thêm 1 hình vuuông nữa lên bảng.
?cô gắn thêm mấy hình vuông?( 1 hình vuông)
-Các em lấy thêm 1 hình vuuông nữa để lên mặt bàn.
?Có 6 hình vuông, thêm 1 hình vuông, tất cả có bao nhiêu hình vuông.( 7 hình vuông)
-7 hình vuông. 5-7 HS nhắc lại.
*Các em lấy cho cô 6 que tính để trước mặt. GV đi kiểm tra và hỏi bất kỳ. 
?Em lấy được mấy que tính? Em đếm lại xem có đúng không?
1 em lên lấy cho cô 6 chấm tròn và gắn vào hình cho cô.
?Bạn đã lấy đủ số chấm tròn cô yêu cầu chưa? Bạn lấy được mấy chấm tròn?(6 chấm tròn.)
?6 chấm tròn tương ứng với số mấy?( số 6). GV viết số 6 vào ô trống.
?Các em lấy tiếp cho cô 1 que tính nữa? 
1 HS lên bảng gắn thêm 1 chấm tròn vào ô vuông.
?Bạn nào lên điền số tương ứng với chấm tròn bạn vừa gắn.
-HS điền. GV nhận xét- tuyên dương. 
GV: Có 7 bạn, 7 hình vuông, 7 chấm tròn, 7 que tính đều có số lượng là 7. Ta dùng số 7 để chỉ số lượng đó.
GV viết số 7 lên bảng. HS đọc.
?Các em lấy cho cô số 7 trong bộ số.
HS lấy số 7 đọc. GV nhận xét.
+ Giới thiệu đây là số 7 in người ta in trong sách giáo khoa. 
+ GV viết số 7 viết lên bảng và giới thiệu. Đây là số 7 viết. Số 7 viết để cô hướng dẫn các em viết trong khi làm toán. Số 7 viết có độ cao 2 ô li trong bảng và trong vở và gôm 3 nét. Nét năm ngang trên dòng kẻ trên, nét số hơi chéo và nét nằm ngang ở giữa.
-GV viết mẫu. HS viết bảng con. GV nhận xét sửa sai.
?Cho cô biết hôm trước chúng ta đã học những số nào?(1, 2, 3, 4, 5, 6.)
?Hôm nay chúng ta học them số nào?(số 7)
Các em lấy các số trong bộ số xếp cho cô dãy số từ 1-7.
1 em lên bảng xép dãy số từ 1-7 cho cô.
HS xếp. GV theo dõi. Nhận xét.
Gv gọi 1-3 em đọc dãy số xuôi, ngược.
?Trong dãy số từ 1-7 số lớn nhất là số nào?(số 7)
?Trong dãy số từ 1-7 số bế nhất là số nào?( số 1)
H:Số liền sau số 6 là số mấy? ( số 7)
?Số liền trước của số 7 là số mấy? (số 6)
?Số 7 lớn hơn những số nào?
1 HS đọc lại dãy số 1 lần.
Giải lao
 c, Hoạt động 2: Thực hành
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,2,3
Các em làm xong có thể làm thêm bài 4.
 Bài 1 :HS quan sát bài 1, HS viết số 7
 Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài
+ HS làm bài; HS đổi vở kiểm tra; HS đọc bài làm
+ Có mấy bàn là trắng? Có mấy bàn là đen? Tất cả có mấy bàn là?
GV hỏi tương tự -HS nêu
GV: 7 gồm 6 và 1 gồm 1 và 6; 7 gồm 5 và 2 gồm 2 và 5; 7 gồm 4 và 3 gồm 3 và 4
HS nhắc lại -HS nhận xét.GV nhận xét tuyên dương.
Bài 3( trang 29): GV nêu yêu cầu của bài
HS điền số vào ô trống -HS chữa bài.
H:Cột có số 7 cho biết có mấy ô vuông? 
H: Số 7 đứng liền sau số mấy trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6..?
H: Trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 số nào lớn nhất? Số nào nhỏ nhất?
HS trả lời,GV nhận xét tuyên dương.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài
HS điền dấu; HS chữa bài; GV nhận xét.
 4. Củng cố- dặn dò:( 2-3p)
?Chúng ta vừa học số mấy?(số 7)
?Số 7 lớn hơn những số nào?
Nhận xét giờ học.
Dặn về nhà chuẩn bị bài: số 8.
Thủ công ( Tiết số: 5)
xé, dán hình tròn
I. Mục tiêu:
Xé, dán được hình tròn. 
Xé, dán được hình tương đối tròn, đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
**Xé, dán được hình tròn. Đường xé ít răng cưa, hình dán tương đối phẳng.
HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV và HS: giấy thủ công, hồ dán, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức( 2’):Lớp hát.
2.Kiểm tra bài cũ( 2’)
H: Giờ trước các em học bài gì?(xé, dán hình vuông)
H: Xé hình vuông ta thực hiện qua mấy bước?
2 bước: Bước 1: đánh dấu hình và vẽ hình.
	Bước 2: xé hình.
GV nhận xét tuyên dương.
Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của hs. GV nhận xét.
3.Bài mới( 30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: xé, dán hình tròn
+Xé, hình tròn.
GV cho HS quan sát hình tròn trên bảng.
HS nhắc lại: hình tròn : 5-7 em
+GV: Muốn vẽ được hình tròn ta thực hiện qua 2 bước:
 Bước 1: đánh dấu hình và vẽ hình.
	Bước 2: xé hình.
GV làm mẫu. HS quan sát.
H:Em nhắc lại các bước xé, dán hình tròn?
HS nêu, HS nhận xét.
+Dán hình tròn:
GV làm mẫu nói cách làm. HS quan sát.
Khi dán lật mặt sau hình vuông lên. Sau đó bôi hồ đều lên hình vuông rồi đặt vào vở ngay ngắn và vuốt phẳng.
GV dán mẫu cho HS quan sát.
c, Hoạt động 2: HS thực hành 
HS thực hành xé, dán hình tròn.
- GV làm lại thao tác xé hình tròn để HS xé theo.
- Nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa. Yêu cầu khi xé xong, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
- HS thực hành xé hình tròn.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS.
- GV hướng dẫn HS khéo tay: 
+Có thể xé thêm đợc hình tròn có kích thớc khác. 
+Có dùng bút màu vẽ trang trí hình tròn. 
- Nhắc HS dán sản phẩm vào vở thủ công nh GV đã hớng dẫn. Chú ý dán cho phẳng, cân đối.
HS trưng bầy sản phẩm.
GV cùng hs nhận xét chọn ra bài đúng, đẹp, khen hs.
 4. Củng cố- dặn dò( 2-3’)
?chúng ta vừa học bài gì?
?Xé, dán hình tròn ta thực hiện qua mấy bước?
GV nhận xét giờ học.Cho hs dọn vệ sinh lớp học.
Dặn hs chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán để giờ sau học bài: xé, dán hình quả cam
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010
Học vần ( Tiết số: 41 + 42)
bài 19: s - r
I. Mục tiêu:
Đọc được: s, r, sẻ, rễ;từ và câu ứng dựng.
Viết được s, r, sẻ, rễ .
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: rổ, rá.
*Đọc , viết được chữ s.
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: chữ mẫu, bảng ôn
HS: Bảng, phấn, sgk, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức( 1’)HS hát, kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ(5’)
Đọc bảng: thợ xẻ, xa xa, chì đỏ, chả cá
Đọc sgk:3 HS
Viết: thợ xẻ; chả cá
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
3.Bài mới(30’)
tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài: Gv giới thiệu trực tiếp ghi đầu bài,HS nhắc lại
b, Dạy chữ ghi âm 
s
+ Nhận diện chữ
GV giới thiệu đây là chữ s chữ in thường in trong SGK, chữ viết thường để cô hướng dẫn các em viết trong vở ô li, bảng con.
Chữ s viết thường gồm hai nét: s gồm nét xiên phải, nét thắt, nét cong hở trái
H:Chữ x viết thường gần giống với chữ nào?(x)
H:Em so sánh s với x giống nhau và khác nhau ở điểm nào? 
( giống nhau: cùng có nét cong hở trái, và cách phát âm .
 Khác nhau: x có thêm nét cong hở phải và có nét xiên phải.
+Phát âm và đánh vần tiếng
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm
HS phát âm( cá nhân, cả lớp).
HS ghép thanh dắt âm s.
H: Có âm s muốn có tiếng sẻ ta thêm âm gì? dấu gì? 
HS nêu -GV ghi bảng: sẻ
HS ghép tiếng: sẻ -HS nêu cách ghép tiếng: sẻ -HS phân tích tiếng: sẻ
H: Em nêu cách đánh vần?
HS đánh vần: sờ -e -xe -hỏi - sẻ (cá nhân, nhóm).
HS đọc: sẻ(cá nhân, cả lớp).
+Dạy từ khóa
GV cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
H:Bức tranh vẽ gì? ( vẽ chim sẻ)
GV giới thiệu và ghi bảng: sẻ
Hs đọc: sẻ ( cá nhân, cả lớp).
-HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp)
?Âm mới vừa học là âm gì?
?Âm s có trong tiếng nào?
-GV tô màu âm mới và tiếng có âm mới.
-HS đọc xuôi, ngược kết hợp phân tích.
r
GV hướng dẫn tương tự như đối với s
Lưu ý: r gồm nét xiên phải, nét thắt, nét móc ngược
So sánh r với s ( Giống nhau: có nét xiên phải, Khác nhau: r có thêm nét thắt, nét móc ngược).
Phát âm: Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra sát, có tiếng thanh.
+ hướng dẫn cách viết
GV cho HS đọc chữ s viết trên bảng con.
?Chữ s có độ cao mấy đơn vị chữ?
?Chữ s gồm mấy nét? Là những nét nào?
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết chữ s.
HS viết bằng ngón trỏ định hình -HS viết bảng con -GV sửa sai.
Các chữ r, sẻ, rễ hướng dẫn tương tự.
c, Đọc tiếng, từ ứng dụng
?Âm mới vừa học là những âm mới nào?
?Âm s,r có trong tiếng từ nào?
GV ghi các từ ứng dụng lên bảng: su su, chữ số, rổ rá, cá rô
HS đọc nhẩm, HS lên bảng tô âm vừa học.
HS đọc và phân tích tiếng mới -HS đọc lại cả từ( cá nhân, cả lớp)
GV đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ: 
Su su: loại quả nhỏ, tròn giống như bóng điện nằm ở trên giàn dùng làm thức ăn.
HS đọc lại
HS đọc lại toàn bài trên bảng. nhắc lại âm, tiếng vừa học.
tiết 2 ( 35’)
d, Luyện tập:
+Luyện đọc ( 10-12’)
-HS lần lượt đọc trên bảng:4-5’
-HS đọc Sgk: 4-5’
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho hs.
-Đọc câu ứng dụng: 3-4’
GV treo tranh -HS quan sát.
H:Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu nội dung bức tranh.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng: bé tô cho rõ chữ và số
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có âm vừa học. 
GV tô màu âm vừa học. 
Hs đọc câu, GV đọc mẫu và hướng dẫn cách ngắt, nghỉ.
Hs đọc lại( cá nhân, cả lớp).
HS đọc SGK( cá nhân, cả lớp).
+Luyện viết ( 10’)
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. 
Gv yêu cầu hs mở vở tập viết, ngồi đúng tư  thế.
HS viết bài ở vở tập viết lần lượt từng dòng.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+ Luyện nói (4 -6’): 
GV nêu chủ đề luyện nói: rổ, rá
Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H:Bức tranh vẽ những gì?
H: Rổ, rá để làm gì?
H: Rổ, rá khác nhau như thế nào?
HS thảo luận nhóm đôi, Gọi đại diện nhóm lên trình bầy trớc lớp.
HS nhận xét, bổ xung.
 4. Củng cố -dặn dò(3’)
?Chúng ta vừa học những âm mới nào?
HS đọc bài trên bảng lớp, đọc bài ở sgk.
Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 20: k - kh
Toán ( Tiết số: 18)
Số 8
I. Mục tiêu:
Biết 7 thêm 1 được 8 viết số 8;đọc đếm được từ 1 đến 8; biết so sánh các số trong phạm vi 8;biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
*Đọc được số 8.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, bộ thực hành toán 1...
HS: SGK, bộ thực hành toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức( 1’): Lớp hát.
2.Kiểm tra bài cũ(2’)
?Giờ toán hôm trước chúng ta học số mấy?
HS đếm xuôi từ 1 đến 7; đếm ngược 7 đến 1.
?Trong dãy số từ 1-7 số lớn nhất là số nào?
GVnhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 30’
a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu , Ghi đầu bài. 
b, Hoạt động 1: Giới thiệu số 8
+ Lập số
GV cho HS quan sát tranh.
H: Có mấy bạn chơi nhảy dây? (7 bạn)
Em nhận xét câu trả lời của bạn.
?Em hãy đếm lại tranh xem bạn trả lời có đúng không?
H: Có mấy bạn đang chạy đến xin chơi? (1bạn)
?Có 7 bạn có thêm 1 bạn chạy đến xin chơi tất cả là mấy bạn?( 8 bạn)
GV: 7 bạn thêm một bạn tất cả có 8 bạn.
HS nhắc lại: 8 bạn.
*Các em hãy quan sát hình vuông trên bảng.
?Trên bảng cô có mấy hình vuông?( 7 hình vuông)
-Các em lấy 7 hình vuông trong bộ chữ để trước mặt.
GV đi quan sát và hỏi? Em lấy được mấy hình vuông. Em đếm lại xem có đúng không.
-GV gắn thêm 1 hình vuuông nữa lên bảng.
?cô gắn thêm mấy hình vuông?( 1 hình vuông)
-Các em lấy thêm 1 hình vuuông nữa để lên mặt bàn.
?Có 7 hình vuông, thêm 1 hình vuông, tất cả có bao nhiêu hình vuông.( 8 hình vuông)
-8 hình vuông. 5-7 HS nhắc lại.
*Các em lấy cho cô 7 que tính để trước mặt. GV đi kiểm tra và hỏi bất kỳ. 
?Em lấy được mấy que tính? Em đếm lại xem có đúng không?
-1 em lên lấy cho cô 7 chấm tròn và gắn vào hình cho cô.
?Bạn đã lấy đủ số chấm tròn cô yêu cầu chưa? Bạn lấy được mấy chấm tròn?(7 chấm tròn.)
?7 chấm tròn tương ứng với số mấy?( số 7). GV viết số 7 vào ô trống.
?Các em lấy tiếp cho cô 1 que tính nữa? 
1 HS lên bảng gắn thêm 1 chấm tròn vào ô vuông.
?Bạn nào lên điền số tương ứng với chấm tròn bạn vừa gắn.
-HS điền. GV nhận xét- tuyên dương. 
GV: Có 8 bạn, 8 hình vuông, 8 chấm tròn, 8 que tính đều có số lượng là 8. Ta dùng số 8 để chỉ số lượng đó.
GV viết số 8 lên bảng. HS đọc.
?Các em lấy cho cô số 8 trong bộ số.
HS lấy số 8 đọc. GV nhận xét.
+ Giới thiệu đây là số 8 in người ta in trong sách giáo khoa. 
+ GV viết số 8 viết lên bảng và giới thiệu. Đây là số 8 viết. Số 8 viết để cô hướng dẫn các em viết trong khi làm toán. Số 8 viết có độ cao 2 ô li trong bảng và trong vở và gôm 1 nét.
-GV viết mẫu. HS viết bảng con. GV nhận xét sửa sai.
?Cho cô biết hôm trước chúng ta đã học những số nào?(1, 2, 3, 4, 5, 6,7.)
?Hôm nay chúng ta học them số nào?(số 8)
Các em lấy các số trong bộ số xếp cho cô dãy số từ 1-8.
1 em lên bảng xép dãy số từ 1-8 cho cô.
HS xếp. GV theo dõi. Nhận xét.
Gv gọi 1-3 em đọc dãy số xuôi, ngược.
?Trong dãy số từ 1-8 số lớn nhất là số nào?(số 8)
?Trong dãy số từ 1-8 số bế nhất là số nào?( số 1)
H:Số liền sau số 7 là số mấy? ( số 8)
?Số liền trước của số 8 là số mấy? (số 7)
?Số 8 lớn hơn những số nào?
1 HS đọc lại dãy số 1 lần.
c, Hoạt động 2: Thực hành
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,2,3.
Các em làm xong có thể làm thêm bài 4
Bài 1 : HS viết số 8
GV nhận xét tuyên dương
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài .HS làm bài; HS đổi vở kiểm tra; HS đọc bài làm
GV nhận xét bài làm của HS
H: Bên trái có mấy chấm tròn? Bên phải có mấy chấm tròn? Tất cả có mấy chấm tròn?
GV hỏi tương tự -HS nêu
GV: 8 gồm 7 và 1 gồm 1 và 7; 8 gồm 6 và 2 gồm 2 và 6; 8 gồm 5 và 3 gồm 3 và 5, 8 gồm 4 và 4.
HS nhắc lại -HS nhận xét.
Bài 3: GV nêu yêu cầu của bài
HS điền số vào ô trống -HS chữa bài.
H: Số 8 đứng liền sau số mấy trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6,7..?
H: Trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8 số nào lớn nhất? Số nào nhỏ nhất?
Bài 4:HS nêu yêu cầu của bài
HS điền dấu; HS chữa bài; GV chấm một số bài.
 4. Củng cố- dặn dò(2-3’)
?Chúng ta vừa học số mấy?(số 8)
?Số 8 lớn hơn những số nào?
Nhận xét giờ học.
Dặn về nhà chuẩn bị bài: số 9.
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
Học vần ( Tiết số: 43 + 44)
Bài 20: k - kh
I. Mục tiêu:
Đọc được: k, kh, kẻ, khế;từ và câu ứng dụng.
Viết được: k, kh, kẻ, khế.
Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề :ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
*Đọc,viết được chữ k. 
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: chữ mẫu.bộ đồ dùng 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức(1’) HS hát.
2.Kiểm tra bài cũ( 5’)
-Gv cho 2,3 hs đọc: Bảng lớp: su su, chữ số, rổ cá, cá rô . 
-HS đọc SGK: 3HS
-GV đọc cho hs viết bảng con chữ: cá rô, chữ số. 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
3.Bài mới(30’)
Tiết 1 ( 35p)
a, Giới thiệu bài: Gv giới thiệu trực tiêp,ghi đầu bài.
b, Dạy chữ ghi âm
k
+Nhận diện chữ:
GV giới thiệu đây là chữ k chữ in thường in trong SGK, chữ viết thường để cô hướng dẫn các em viết trong vở ô li, bảng con.
Chữ k viết thường gồm hai nét: (chữ k gồm nét khuyết trên, nét thắt, nét móc ngược)
H:Chữ k viết thường gần giống với chữ nào?(h)
H:Em so sánh k với h giống nhau và khác nhau ở điểm nào? 
( giống nhau: cùng có nét khuyết trên.
 Khác nhau: k có nét móc thắt, h có nét móc ngược.
+phát âm và đánh vần tiếng:
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm
HS phát âm( cá nhân, cả lớp).
HS ghép thanh dắt âm k.
H: Có âm k muốn có tiếng kẻ ta thêm âm gì? dấu gì? 
HS nêu -GV ghi bảng: kẻ
HS ghép tiếng: kẻ -HS nêu cách ghép tiếng: kẻ -HS phân tích tiếng: kẻ
H: Em nêu cách đánh vần?
HS đánh vần: ca -e -ke -hỏi - kẻ (cá nhân, nhóm).
HS đọc: kẻ(cá nhân, cả lớp).
Dạy từ khóa
GV cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
H:Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu và ghi bảng: kẻ
Hs đọc: kẻ cá nhân, cả lớp). -HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp)
?Âm mới vừa học là âm gì?
?Âm k có trong tiếng nào?
-GV tô màu âm mới và tiếng có âm mới.
-HS đọc xuôi, ngược kết hợp phân tích.
kh
GV hướng dẫn tương tự như đối với k
Lưu ý: kh là chữ ghép từ hai con chữ k và h.
So sánh kh với k (Giống nhau: đều có k
 Khác nhau: kh có thêm h)
Phát âm: Gốc lưỡi lui về phía vòm mềm tạo nên khe thoát ra tiếng xát nhẹ, không có tiếng thanh.
+hướng dẫn cách viết
GV cho HS đọc chữ k viết trên bảng con.
?Chữ k có độ cao mấy đơn vị chữ?
?Chữ k gồm mấy nét? Là những nét nào?
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết chữ k
HS viết bằng ngón trỏ định hình -HS viết bảng con -GV sửa sai.
Các chữ kh, kẻ, khế hướng dẫn tương tự
c, Đọc tiếng, từ ứng dụng
?Âm mới vừa học là những âm mới nào?
?Âm k, kh có trong tiếng từ nào?
GV ghi các từ ứng dụng lên bảng: kẽ hở, kì cọ, Khe đá, cá kho
HS đọc nhẩm, HS lên bảng tô âm vừa học.
HS đọc và phân tích tiếng mới -HS đọc lại cả từ( cá nhân, cả lớp)
GV đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ: 
kẽ hở: VD như khi ta đóng cửa lại nhưng vẫn có khe hở nhỏ mà ở trong nhìn ra ngoài được. 
khe đá: khi người ta xếp các hòn đá lên nhau nhưng các hòn đá đó khong khít vào nhau mà vẫn có khe hở nhỏ.
HS đọc lại
HS đọc lại toàn bài trên bảng. nhắc lại âm, tiếng vừa học.
tiết 2 ( 35’)
d, Luyện tập:
+Luyện đọc ( 10-12’)
HS lần lượt đọc trên bảng:4-5’
HS đọc bài Sgk: 4-5’
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho hs.
Đọc câu ứng dụng:3-4;
 GV treo tranh -HS quan sát.
H:Bức tranh vẽ gì? ( Vẽ chị gái)
H: Chị đang làm gì? ( Chị đang kẻ vở)
GV giới thiệu nội dung bức tranh.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng: Chị Kha kẻ vở cho bé Hà và bé Lê.
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có âm vừa học. 
GV tô màu âm vừa học. 
Hs đọc câu, GV đọc mẫu và hướng dẫn cách ngắt, nghỉ.
Hs đọc lại( cá nhân, cả lớp).
HS đọc SGK( cá nhân, cả lớp).
+Luyện viết ( 10’)
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. 
Gv yêu cầu hs mở vở tập viết, ngồi đúng tư  thế.
HS viết bài ở vở tập viết lần lượt từng dòng.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+Luyện nói ( 5’): 
GV nêu chủ đề luyện nói: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu
Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H:Bức tranh vẽ những gì?
H: Các vật, con vật có tiếng kêu như thế nào?
H: Em còn biết tiếng kêu của các con vật nào nữa không?
HS thảo luận nhóm đôi, Gọi đại diện nhóm lên trình bầy trớc lớp.
HS nhận xét, bổ xung.
 4. Củng cố -dặn dò(3’)
?Chúng ta vừa học những âm mới nào?
HS đọc bài trên bảng lớp, đọc bài ở sgk.
Nhận xét giờ học. 
Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau:ôn tập
Toán ( Tiết số: 19)
Số 9
I. Mục tiêu:
Biết 8 thêm 1 được 9, viết số 9,đọc đếm được từ 1 đến 9 ;biết so sánh các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
*Đọc viết được số 9.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, bộ thực hành toán 1
HS: SGK, bộ thực hành toán 1. bảng
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức(1’): Lớp hát.
2.Kiểm tra bài cũ( 4’)
H:Giờ trước chúng ta học bài gì?(số 9)
?Số 9 lớn hơn những số nào?
HS đếm xuôi 1 đến 8, đếm ngược 9 đến 1
3.Bài mới( 30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Giới thiệu số 9
+Lập số
GV cho HS quan sát tranh.
H: Có mấy bạn chơi trò chơi? (8 bạn)
Em nhận xét câu trả lời của bạn.
?Em hãy đếm lại tranh xem bạn trả lời có đúng không?
H: Có mấy bạn đang chạy đến xin chơi? (1bạn)
?Có 8 bạn có thêm 1 bạn chạy đến xin chơi tất cả là mấy bạn?( 9 bạn)
GV: 8 bạn thêm một bạn tất cả có 9 bạn.
HS nhắc lại: 9 bạn.
*Các em hãy quan sát hình vuông trên bảng.
?Trên bảng cô có mấy hình vuông?( 8 hình vuông)
-Các em lấy 8 hình vuông trong bộ chữ để trước mặt.
GV đi quan sát và hỏi? Em lấy được mấy hình vuông. Em đếm lại xem có đúng không.
-GV gắn thêm 1 hình vuuông nữa lên bảng.
?cô gắn thêm mấy hình vuông?( 1 hình vuông)
-Các em lấy thêm 1 hình vuuông nữa để lên mặt bàn.
?Có 8 hình vuông, thêm 1 hình vuông, tất cả có bao nhiêu hình vuông.( 9 hình vuông)
-9 hình vuông. 5-7 HS nhắc lại.
*Các em lấy cho cô 8 que tính để trước mặt. GV đi kiểm tra và hỏi bất kỳ. 
?Em lấy được mấy que tính? Em đếm lại xem có đúng không?
-1 em lên lấy cho cô 8 chấm tròn và gắn vào hình cho cô.
?Bạn đã lấy đủ số chấm tròn cô yêu cầu chưa? Bạn lấy được mấy chấm tròn?(8 chấm tròn.)
?8 chấm tròn tương ứng với số mấy?( số 8). GV viết số 8 vào ô trống.
?Các em lấy tiếp cho cô 1 que tính nữa? 
1 HS lên bảng gắn thêm 1 chấm tròn vào ô vuông.
?Bạn nào lên điền số tương ứng với chấm tròn bạn vừa gắn.
-HS điền. GV nhận xét- tuyên dương. 
GV: Có 9 bạn, 9 hình vuông, 9 chấm tròn, 9 que tính đều có số lượng là 9. Ta dùng số 9 để chỉ số lượng đó.
GV viết số 9 lên bảng. HS đọc.
?Các em lấy cho cô số 9 trong bộ số.
HS lấy số 9 đọc. GV nhận xét.
+ Giới thiệu đây là số 9 in người ta in trong sách giáo khoa. 
+ GV viết số 9 viết lên bảng và giới thiệu. Đây là số 9 viết. Số 9 viết để cô hướng dẫn các em viết trong khi làm toán. Số 9 viết có độ cao 2 ô li trong bảng và trong vở và gôm 1 nét.
-GV viết mẫu. HS viết bảng con. GV nhận xét sửa sai.
?Cho cô biết hôm trước chúng ta đã học những số nào?(1, 2, 3, 4, 5, 6,7,8.)
?Hôm nay chúng ta học them số nào?(số 9)
Các em lấy các số trong bộ số xếp cho cô dãy số từ 1-9.
1 em lên bảng xép dãy số từ 1-9 cho cô.
HS xếp. GV theo dõi. Nhận xét.
Gv gọi 1-3 em đọc dãy số xuôi, ngược.
?Trong dãy số từ 1-9 số lớn nhất là số nào?(số 9)
?Trong dãy số từ 1-9 số bế nhất là số nào?( số 1)
H:Số liền sau số 8 là số mấy? ( số 9)
?Số liền trước của số 9 là số mấy? (số 8)
?Số 9 lớn hơn những số nào?
1 HS đọc lại dãy số 1 lần.
Giải lao
c, Hoạt động 2: Thực hành
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1, 2, 3, 4.
Các em làm xong có thể làm thêm bài tập 5.
Bài 1 : HS viết số 9,GV nhận xét,tuyên dương.
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài
HS làm bài; HS đổi vở kiểm tra; HS đọc bài làm
H:Bên trái có mấy chấm tròn? Bên phải có mấy chấm tròn? Tất cả có mấy chấm tròn?
GV hỏi tương tự -HS nêu
GV: 9 gồm 8 và 1 gồm 1 và 8; 9 gồm 7 và 2 gồm 2 và 7; 9 gồm 6 và 3 gồm 3 và 6, 9 gồm 5 và 4 gồm 4 và 5.
HS nhắc lại -HS nhận xét.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài
HS điền dấu; HS chữa bài; GV chấm một số bài .
Bài 4: GV nêu yêu cầu của bài
HS điền dấu vào ô trống -HS chữa bài.GV nhận xét
Bài 5: HS nêu yêu cầu của bài
HS điền số; HS chữa bài; GV chấm một số bài.Nhận xét
H:Số 9 đứng liền sau số mấy trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6,7, 8..?
H:Trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 số nào lớn nhất? Số nào nhỏ nhất?
4. Củng cố

Tài liệu đính kèm:

  • docnga hue tuan 5- 2010-2011.doc