Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Loan

I.MỤC TIÊU:

-Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn. Ngưỡng cửa là nơi để từ đó đứa trẻ bắt đầu đến trường rồi đi xa hơn nữa. Ôn các vần ăt, ăc.

-Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và khổ thơ. tìm được tiếng chứa vần cần ôn, nói được câu chứa tiếng có vần ăt, ăc.

-Yêu thích môn học, tự tin trong giao tiếp

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 25 trang Người đăng honganh Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chư,õ giữ vở. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
 -Chữ hoa: Q,R đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
 -Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 2 bàn học sinh. 
Gọi 4 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: con cừu, ốc bươu, con hươu, quả lựu.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ hoa Q, R tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc: ăc, ăt, màu sắc, dìu dắt 
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ Q, R.
Nhận xét học sinh viết bảng con.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện:
Đọc các vần và từ ngữ cần viết.
Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.
Viết bảng con.
*Hoạt động 3: Thực hành.
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
4.Củng cố :
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ Q, R.Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò:Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
Kiểm dịên
Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
4 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: con cừu, ốc bươu, con hươu, quả lựu 
Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
Học sinh quan sát chữ hoa Q, R trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
 Tiết 2: Chính tả (tập chép)
PPCT12 : NGƯỠNG CỬA
I.MỤC TIÊU:
-HS nhìn bảng hoặc sách chép lại đúng khổ thơ cuối bài: Ngưỡng cửa. 
-Hs chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ. Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần ăt hoặc ăc, chữ g hoặc gh. Nhớ quy tắc chính tả : Gh+ i, e, ê	
-Giáo dục hs rèn chữ, giữ vở.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung bài thơ cần chép và các bài tập 2, 3.
 - Học sinh cần có VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định:
2.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Gọi 2 học sinh lên bảng viết: be toáng, chữa lành.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
3.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh nhìn bảng đọc bài thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Cả lớp đọc thầm khổ thơ và tìm những tiếng các em thường viết sai: đường, xa tắp, vẫn, viết vào bảng con.
Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
Thực hành bài viết (chép chính tả).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ, các dòng thơ cần viết thẳng hàng.
-Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Trật tự
Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
Học sinh làm bảng.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.
Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai: đường, xa tắp, vẫn, 
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên để chép bài chính tả vào vở chính tả.
Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
Học sinh soát lỗi tại vở của mình và đổi vở sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Điền vần ăt hoặc ăc.
Điền chữ g hoặc gh.
Học sinh làm VBT.
Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh.
Bắt, mắc.
Gấp, ghi, ghế.
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
Ngày soạn: 10/4/2011 
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 13/4/2011 
 Tiết 1: TOÁN
PPCT 119 : ĐỒNG HỒ – THỜI GIAN
I . MỤC TIÊU:
- Giúp HS làm quen với đồng hồ và cách xem đồng hồ.
- Biết cách xem giờ đúng trên đồng hồ. Có biểu tượng ban đầu về thời gian.
 - Giáo dục HS tính chính xác , khoa học 
 II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: SGK, VBT 
HS : vở BT , ĐDHT
 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Khởi động :
2 . Bài cũ : 
Hs lên bảng làm
 12 + 37 = 37 + 12
 45 + 23 > 45 – 24
 56 – 0 = 56 + 0
- Nhận xét bài cũ 
3 . Bài mới :
- Tiết này các em học cách xem đồng hồ qua bài : Đồng hồ – Thời gian. Ghi tựa.
* Hoạt động 1 : Giới thiệu đồng hồ – mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ 
- GV cho HS quan sát đồng hồ bàn.
* Mặt đồng hồ có những gì ?
- GV nhận xét – chốt : Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và có các số từ 1 đến 12, các kim đều quay được và quay từ phải sang trái, từ số bé đến số lớn.
- GV chỉ vào đồng hồ và hướng dẫn cách xem đồng hồ đúng : nếu kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 9 thì lúc đó là 9 giờ đúng.
- GV quay kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số 5 – Yêu cầu HS nêu giờ đúng ?
- GV nhận xét cho HS làm BT trong SGK /164.
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với mặt đồng hồ 
- GV cho HS thảo luận BT / 53 VBT.
- GV nhận xét – Liên hệ thực tế.
* Vào buổi tối em thường làm gì ?
* 6 giờ sáng em hay làm gì ?
* Em đi ngủ lúc mấy giờ ?
* Em học bài lúc mấy giờ ?
- GV nhận xét. 
4.Củng cố :
- GV tổ chức cho HS thi đua xem đồng hồ đúng và nhanh.
- GV thực hiện các thao tác trên mặt đồng hồ – HS quan sát và nêu giờ đúng.
- GV nhận xét – tuyên dương.
5. Tổng kết – dặn dò : 
- Chuẩn bị : Thực hành.
- Nhận xét tiết học .
Hát
HS làm bảng con
Có kim ngắn, kim dài, các số từ 1 đến 12
HS quan sát
5 giờ đúng.
HS làm miệng
HS trả lời
Các tổ thi đua
Tiết:1 +2 Tập đọc
PPCT: 305,306 KỂ CHO BÉ NGHE
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu được đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng. Ôn các vần ươc, ươt; tìm được tiếng trong bài có vần ươc, tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt.
-Học sinh đọc trơn , diễn cảm cả bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm.
-Yêu thích môn học, tự tin trong giao tiếp, yêu quý các con vật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOïc :
1.Ổn định:
2.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 2 học sinh đọc bài: “Ngưỡng cửa” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét chung.
3.Bài mới:
-GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
*Hoạt động 1 :
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
-Đọc mẫu bài thơ (giọng đọc vui tươi tinh nghịch, nghỉ hơi lâu sau các câu chẵn số 2, 4, 6, ). Tóm tắt nội dung bài..
°Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Chó vện: (ch ¹ tr, ên ¹ êng), chăng dây: (dây ¹ giây), quay tròn: (qu + uay), nấu cơm: (n ¹ l)
Học sinh luyện đọc các từ ngữ trên:
°Luyện đọc câu:
Gọi em đầu bàn đọc hai dòng thơ (dòng thứ nhất và dòng thứ hai). Các em sau tự đứng dậy đọc các dòng thơ nối tiếp (mỗi em 2 dòng thơ cho trọn 1 ý).
°Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
Đọc nối tiếp từng khổ thơ (mỗi em đọc 4 dòng thơ)
Thi đọc cả bài thơ.
Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
Đọc đồng thanh cả bài.
*Hoạt động 2 : 
Luyện tập:
Ôn vần ươc, ươt.
Giáo viên yêu cầu Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần ươc ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt ?
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
Tiết 2
Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Em hiểu con trâu sắt trong bài là gì?
Gọi học sinh đọc phân vai: gọi 2 em, 1 em đọc các dòng thơ chẳn (2, 4, 6, ), 1 em đọc các dòng thơ lẻ (1, 3, 5, ) tạo nên sự đối đáp.
Hỏi đáp theo bài thơ:
Gọi 2 học sinh hỏi đáp theo mẫu.
Gọi những học sinh khác hỏi đáp các câu còn lại.
Nhận xét học sinh đọc và hỏi đáp.
Thực hành luyện nói:
Đề tài: Hỏi đáp về những con vật em biết.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh hỏi đáp về những con vật em biết
Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai.
4.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
5.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Kiển diện+hát
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Vài em đọc các từ trên bảng.
Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ bắt đầu em ngồi đầu bàn dãy bàn bên trái.
Đọc nối tiếp 4 em.
Mỗi nhóm cử đại diện 1 học sinh đọc thi đua giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nước. 
Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm.
Ươc: nước, thước, bước đi, 
Ươt: rét mướt, ẩm ướt, sướt mướt, 
2 em đọc lại bài thơ.
Con trâu sắt là cái máy cày. Nó làm thay việc con trâu nhưng người ta dùng sắt để chế tạo nên gọi là trâu sắt.
Em 1 đọc: Hay nói ầm ĩ.
Em 2 đọc: Là con vịt bầu.
Học sinh cứ đọc như thế cho đến hết bài.
Hỏi: Con gì hay nói ầm ĩ
Đáp: Con vịt bầu.
Hỏi: Con gì sáng sớm gáy ò  ó  o gọi người thức dậy?
Trả: con gà trống.
Hỏi: Con gì là chúa rừng xanh?
Trả: Con hổ.
Nhiều học sinh hỏi đáp theo nhiều câu hỏi khác nhau về con vật em biết.
Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài 2 em.
Thực hành ở nhà.
Ngày soạn:10/4/2011 
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 14/4/2011 
 Tiết 3: TOÁN
PPCT 120: THỰC HÀNH
 I . MỤC TIÊU:
- Củng cố về cách xem giờ đúng trên mặt đồng hồ.
-Bước đầu hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế của HS.
 - Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
 II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1/ GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
2/ HS : Vở toán , bộ ĐDHT
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Khởi động : 
2 . Bài cũ : 
- GV cho HS xem mô hình đồng hồ có chỉ : 10g, 4g, 15g, 1g, 
- GV nhận xét.
3 . Bài mới :
- Tiết này các em Thực hành về thới gian : 
Bài 1 : Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
GV treo mặt đồng hồ lên B yêu cầu HS thực hiện.
Bài 2 : GV cho HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm : vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng.
- GV nhận xét 
Bài 3 : GV treo tranh – yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV hướng dẫn HS làm.
- GV nhận xét. 
Bài 4: GV cho HS nêu yêu cầu
GV hướng dẫn HS làm.
Gv nhận xét.
4.Củng cố 
GV thu vở chấm – nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò : 
- Chuẩn bị: Luyện tập. 
- Nhận xét tiết học .
Hát
HS quan sát – TL.
HS nêu yêu cầu. 
Hs làm vào bảng con
Hs sửa bài.
HS nêu yêu cầu
HS làm vào phiếu học tập. 
HS nêu yêu cầu
HS làm bài vào SGK
Hs sửa bài
Hs làm bài- sửa bài
Tiết 1: Chính tả (Nghe viết)
PPCT 13: KỂ CHO BÉ NGHE
I.MỤC TIÊU:
-HS nghe chép lại đúng 8 dòng thơ đầu của bài:Kể cho bé nghe.
-Hs chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ. Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần ươc, ươt, chữ ng hoặc ngh.. Nhớ quy tắc chính tả : ngh + i, e, ê	
-Giáo dục hs rèn chữ, giữ vở
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bảng phụ viết các bài tập 2và 3.
-Học sinh VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định:
2.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết các từ ngữ sau: đầu tiên, con đường (vào bảng con)
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
3.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài “Kể cho bé nghe”.
Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả:
Giáo viên đọc dòng thơ đầu, theo dõi các em đã biết viết hay chưa. Nếu học sinh chưa biết cách giáo viên hướng dẫn lại. Giáo viên đọc nhắc lại lần thứ hai, thứ ba. Chờ học sinh cả lớp viết xong. Giáo viên nhắc các em đọc lại những tiếng đã viết. Sau đó mới đọc tiếp cho học sinh viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt (bài tập 2 bvà bài tập 3).
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. 
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4.Củng cố:
-Hs nêu lại tên bài viết
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại 8 dòng thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
5.Nhận xét, dặn dò:Chuẩn bị bài sau tuần32
Kiểm diện + trật tự
Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
Cả lớp viết bảng con: đầu tiên, con đường
Học sinh nghe và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành chép chính tả theo giáo viên đọc.
Học sinh dò lại bài viết của mình và đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 2: Điền vần ươc hay ươt.
Bài tập 3: Điền chữ ng hay ngh
Các em làm bài vào VBT và cử đại diện của nhóm thi đua cùng nhóm khác, tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 6 học sinh 
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
Tiết 2: Kể chuyện
PPCT 308: DÊ CON NGHE LỜI MẸ
I.MỤC TIÊU : .
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. Câu chuyện khuyên ta phải biết nghe lời người 
 -Học sinh nhớ và kể được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng khi đọc lời hát của dê mẹ, của Sói. Rèn kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng phản hồi và lắng nghe tích cực, kĩ năng tư duy phê phán.
-Yêu thích môn học tự tin trong giao tiếp
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
 -Mặt nạ Dê mẹ, dê con, Sói.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC : 
Gọi học sinh kể lại câu chuyện Sói và Sóc. Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
a. Khám phá:
+Loài dê ăn gì?Chó sói ăn gì?
+Nếu chó sói gặp các con vật khác hoặc người, nó sẽ làm gì?
+Em có thể diễn tả khi Chó Sói gặp Dê con nó sẽ thế nào cho cả lơp1 xem không?
Nhận xét- giới thiệu bài
Kết nối.
*Hoạt động 1: Hs nghe gv kể chuyện
-Hs làm việc theo nhóm: các bức tranh trong SGK vẽ những con vật nào? Hãy nói những điều em biết về đặc điểm, tính cách; những câu nói mà con người thường hay lấy đặc điểm của những con vật đó để ví von, so sánh; đọc tên câu chuyện và nói câu chuyện đó theo nhóm.
-Các nhóm trình bày:
- Giáo viên kể chuyện: Gv kể (2 lần) lần thứ 1 với giọng diễn cảm kết hợp cử chỉ động tác, lần 2 kết hợp dùng tranh
c. Thực hành:
*Hoạt động 2: Hs thực hành kểà chuyện.
-Hoạt động nhóm đôi: Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
-Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK tập kể lại nội dung câu chuyện.
-Kiểm tra kết quả hoạt động 
Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
*Hoạt động nhóm 4: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, lời Sói, lời Dê mẹ, lời Dê con). Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
 Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
Vận dụng:
- Câu chuyện khuyên em điều gì? Hãy nêu một ví dụ về người thật, việc thật cho thấy lời khuyên của câu chuyện là đúng.
Gv chốt:
Đàn dê con biế nghe lời mẹ và rất thông minh nên đã không mắc mưu con sói hung ác
-Giao việc về nhà:
+Chai sẻ câu chuyện với những người thân trong gia đình. 
+Tiếp tục sưu tầm những ví dụ ngươi thật việc thật gần giống với nội dung câu chuyện.
hát
2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Sói và Sóc”.
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
Học sinh trả lời
Làm việc nhóm 3
Đại diện nhóm trình bày.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
Hs làm việc theo nhóm
Các nhóm cử 1 đại diện thi kể 1 đoạn.
Hs làm việc theo nhóm
Các nhóm thi kể toàn câu chuyện
Học sinh trả lời
Hs lắng nghe
Hs thực hiện ở nhà.
Tiết 4: Thủ công
 PPCT 31 : CẮT DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:	
- Giúp HS biết cách kẻ, cắt và dán được nan giấy.
- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau, đường cắt tương đối thẳng. Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản.
- Giáo dục hs tính khéo léo, cẩn thận, yêu thích sản phẩm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Chuẩn bị mẫu các nan giấy và hàng rào.
-1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn.
- Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán  .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của h/ sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách dán hàng rào.
Kẻ 1 đường chuẩn (dựa vào đường kẻ ô tờ giấy).
Dán 4 nan đứng các nan cách nhau 1 ô.
Dán 2 nan ngang: Nan ngang thứ nhất cách đường chuẩn 1 ô. Nan ngang thứ hai cách đường chuẩn 4 ô
Học sinh thực hành kẻ cắt và dán nan giấy vào vởt thủ công.
Kẻ đường chuẩn
Dán 4 nan đứng.
Dán 2 nan ngang.
Trang trí cho thêm đẹp.
4.Củng cố: nhắc lại cắt ... hàng rào đơn giản
5.Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét tinh thần học tập của các em, chấm vở của học sinh và cho trưng bày sản phẩm tại lớp, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp.
Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán
Hát.
Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
Học sinh quan sát giáo viên thực hiện trên mô hình mẫu.
Học sinh nhắc lại cách cắt và dán rồi thực hành theo mẫu của giáo viên.
Thực hành ở nhà.
Ngày soạn:10 /4/2011 
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 15/4/2011 
Tiết 4 :TOÁN
PPCT 121: LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:
- Xác định được vị trí của các kim ứng với giờ đúng trên mặt đồng hồ. Bước đầu nh

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan31.doc