Giáo án Lớp 1 - Tuần 31

A.MỤC TIÊU :

- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên .

- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng , ngõ xóm và những nơi công cộng khác; biết nhắc nhở bạn bè cúng thực hiện .

 +HS khá, giỏi: Nêu được ích lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.

Lồng ghép GDKNS: Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng .

B.CHUẨN BỊ :

 - Tranh minh họa.

C. Hoạt động dạy , học :

 

doc 35 trang Người đăng honganh Lượt xem 1345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI : HỒ GƯƠM
A.MỤC TIÊU :
 - Nghe viết chính xác 8 dòng thơ đầu bài thơ Kể cho bé nghe trong khoảng 10- 15 phút Nhìn bảng , chép lại cho đúng đoạn “Cầu Thê Húc màu son cổ kính” : 20 chữ trong khoảng 8 – 10 phút .
Điền đúng vần ươm , ươp ; chữ c , k vào chỗ trống .
Bài tập 2,3 (SGK)
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bài tập (như SGK) bảng phụ .
 - HS: SGK, vở ô li.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
I.Ổn định : Hát.
II.Bài cũ :
III.Bài mới :
 1.Giới thiệu :
 - Hôm nay cô sẽ HD các con chép chính tả bài thơ “ Hồ Gươm ”. 
 - GV ghi tựa bài.
 2. HD HS tập chép:
GV viết bảng khổ thơ cần chép.
- GV đọc khổ thơ .
 - GV gạch chân tiếng, từ khó: Thê Húc, Ngọc Sơn, xum xuê, Tháp Rùa, tường rêu.
 - GV nhận xét 
 - GV đọc từng tiếng, nhắc HS viết hoa chữ cái đầu câu. 
GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ 
trên bảng.( HD HS gạch chữ sai bằng bút chì , sửa chữ đúng ra lề). 
 -HS đọc.
 - 3 HS đọc lại bài.
HS đánh vần, đọc trơn.( HS yếu )
Viết bảng con.
 - Chép vào vở.
Đổi vở soát lỗi.
THƯ GIÃN
 3. HD HS làm bài tập . 
Điền vần ươm, ươp?
Điền chữ c hay k?( tương tự trên)
Khi nào viết âm k? 
 IV.Củng cố dặn dò :
 - Hôm nay các con viết chính tả bài gì ?. 
 +Dặn dò : 
 - Về các con chép lại bài chính tả vào tập nháp ở nhà cho đẹp và đúng.
 - Những em sai thì viết lại mỗi chữ 1 dòng ở dưới bài chính tả nhé.
 Nhận xét tiết học.
 - - Đọc yêu cầu bài.
- Thi đua làm bảng lớp + SGK. 
( Trò chơi cướp cờ.
Những lượm lúa vàng ươm)
Đọc lại hoàn chỉnh bài.
Qua cầu, gõ kẻng.
K + e, i,ê.(HS khá , giỏi )
 - Hồ Gươm.
*************************************
 MÔN : TẬP VIẾT ( TIẾT 15 )
 BÀI : TÔ : U – Ư , OANG – OAC , KHOẢNG TRỜI – ÁO KHOÁC
 A. MỤC TIÊU:
 HS biết tô các chữ hoa: U – Ư .
Viết đúng các vần oang – oac ; các từ ngữ: khoảng trời – áo khoác kiểu chữ viết thường , cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai .
HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
B. CHUẨN BỊ:
 GV: Các chữ hoa U – Ư . Bài viết trên bảng.
 HS: Vở tập viết, BC 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
GV
HS
 I. ỔN ĐỊNH:
 II. BÀI CŨ:
 GV: Tiết trước viết chữ gì ?
- Nhận xét bài viết trước.
BC: xanh mướt 
 -GV nhận xét.
 III. BÀI MỚI:
 1. Giới thiệu:
 Hôm nay , cô hướng dẫn các con tô chữ hoa: U – Ư , oang – oac , khoảng trời – áo khoác
 - GV ghi bảng 
 2. HD tô chữ hoa U - Ư :
 + HD HS quan sát và nhận xét :
Yêu cầu HS quan sát chữ U
U có mấy nét? 
GV tô mẫu, nêu quy trình.
GV viết mẫu: U
 * Chữ Ư hướng dẫn tương tự chữ u nhưng có thêm nét móc nhỏ
HD viết vần và từ ngữ ứng dụng
- Đọc vần và từ: oang – oac , khoảng trời – áo khoác
- GV HD viết, nêu độ cao, nối nét 
-Hát
HS: .
 -HS viết BC.
-HS đọc
- U gồm 2 nét.Cao 5 ô li
- Quan sát, tô lại. ( HS yếu)
- Viết trên không trung
- Viết bảng con
Đọc đồng thanh.
 - Viết bảng con: oang – oac , khoảng trời – áo khoác
THƯ GIÃN
3. Viết vào vở:
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- So sánh bài ở vở và ở bảng.
- Khi viết giữa tiếng và tiếng cách 1 con chữ.
- Tô chữ hoa: U – Ư 
- GV viết mẫu: (vừa nói cách nối nét, khoảng cách, độ cao các con chữ).
- Quan sát uốn nắn khi HS viết.
Thu bài, chấm điểm.
- GV thu 1 số bài chấm điểm.
- GV nhận xét bài của HS: tuyên dương bài đúng, đẹp.
 V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 -Cô vừa hướng dẫn viết chữ gì?
 -Về nhà viết lại vào BC cho đẹp. 
Nhận xét tiết học.
- HS tô.
- HS viết từng hàng vào vở, theo hiệu lệnh của GV.
 -Tô chữ hoa U – Ư 
***************************************
 MÔN : TOÁN ( TIẾT 121)
 BÀI : LUYỆN TẬP 
A. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được các phép tính cộng , trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100; bước đầu biết nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ .
 - HS khá giỏi làm bài 4 
B. CHUẨN BỊ:
 Que tính, bảng cài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
GV
HS
 I. ỔN ĐỊNH:
 II. BÀI CŨ:
-GV nêu 1 số phép tính.
 - NX, đánh giá chung.
 III. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu:
 Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em bài “Luyện tập”.
 -GV ghi tựa bài.
2. Luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
GV nhắc HS cách tính.
NX, tuyên dương.
 Bài 2: Viết phép tính thích hợp
- GV HD HS viết phép tính.
GV: Ô bên trái có bao nhiêu que tính?
GV: Ô bên phải có bao nhiêu que tính?
GV: Hai ô có bao nhiêu que tính ?
GV:Vậy ta có thể viết được phép tính gì?
GV:Phép tính đó viết như thế nào?
GV:Ai có cách viết khác?
GV:Nhận xét các số trong 2 phép cộng trên?
GV: Vị trí các số thì sao?
GV:Thế còn kết quả?
GV:Như vậy ta có nhận xét gì ?
 -Thực hiện tương tự để có 2 phép tính trừ
 *Chữa bài
Hát
Trả lời miệng.
- HS lặp lại.
Thực hiện bảng lớp + SGK.
 - HS làm bài .
HS: 42 que tính 
HS: 34 que tính 
HS: 76 que tính 
HS: Tính cộng
HS: 42 + 34 = 76
HS: 34 + 42 = 76
HS: Các số giống nhau
HS: Thay đổi vị trí
HS: Giống nhau đều bằng 76
HS:Nếu ta thay đổi vị trí của các số trong phép tính cộng thì kết quả không thay đổi
HS: 76 – 42 = 34
 76 – 34 = 42
- HS làm bài vào SGK.
HS đổi bài.
1 em đocï lại bài của mình
1 HS nhận xét
	+ = 
- HS nhận xét
THƯ GIÃN
Bài 3: Điền dấu > < =?
 - Hướng dẫn HS thực hiện phép tính bên trái trước rồi thực hiện phép tính bên phải, sau đóso sánh 2 kết quả rồi mới điền dấu thích hợp vào chỗ chấm 
Bài 4: Đúng ghi đ, sai ghi s. ( HS khá, giỏi)
4/ Củng cố, dặn dò:
GV ghi bảng lớp: 5 6 4 7
 - 	-
 3 2. 4
 + Dặn dò:
- Về xem lại các bài tập cô vừa hướng dẫn .
+ Nhận xét tiết học.
HS lên bảng làm
Cả lớp làm vào SGK
HS nhận xét
******************************************
 MÔN : THỦ CÔNG (TIẾT : 31 )
 BÀI : CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN ( Tiết 2 ) 
A. MỤC TIÊU:
 - Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có th6e3 chưa cân đối .
 - HS khá ,giỏi Dán được các nan giấy thành hình hàng rào ngay ngắn, cân đối .
 - Có thể kết hợp vẽ tranh trí hàng rào 
B. ĐỒNG DÙNG DẠY HỌC:
 GV: -Bài mẫu có kích thước lớn.
 -Bút chì, thước kẻ, kéo.
 -1 tờ giấy vở HS
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
I. ỔN ĐỊNH: Hát
II.BÀI CŨ:
- Tiết trước cô HD cắt, dán hình gì ? 
 -Kiểm tra ĐDHT của HS
 -GV nhận xét
III.BÀI MỚI:
 1. Giới thiệu:
 Hôm nay cô HD các con bài: Cắt, dán hàng rào đơn giản .( T2)
 -GV ghi tựa bài.
 2/ Giới thiệu lại cách kẻ cắt các nan giấy:
 - Đầu tiên lật mặt có kẻ ô của tờ giấy màu .
- Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 
6 ô, ta được 4 nan giấy đứng.
- Kẻ tiếp 2 đoạn thẳng cách đều 1 ô 
dài 9 ô, ta được 2 nan nằm ngang.
- Sau đó cắt rời các nan giấy này ra 
khỏi tờ giấy màu.	+ 2 ô.
 3/ HD cách dán hàng rào :
Từ trên đếm xuống 6 ô , từ lề đỏ 
lùi vào 4 ô .
 - Kẻ 1 đường chuẩn ( dựa vào đường kẻ ô tờ giấy)
Dán 4 nan đứng: Các nan cách nhau 1 ô.
Dán 2 nan ngang:
 + Nan ngang thứ nhất cách đường chuẩn 1 ô
 + Nan ngnag thứa hai cách đường chuẩn 4 ô .
 -Lấy tờ giấy nháp đặt lên trên và miết nhẹ tay
 HS: Cắt, dán hình tam giác
- HS để ĐDHT lên bàn.
 -HS đọc
- HS theo dõi.
 - Hs theo dõi
THƯ GIÃN
 4/ Thực hành dán hàng rào :
GV:Bạn nào nhắc lại trình tự dán hàng rào .
Các con bắt đầu cắt, dán hàng 
rào cho thẳng.
GV khuyến khích những HS khá, 
giỏi dùng bút màu trang trí cảnh vật trong vườn sau hàng rào .
GV quan sát, giúp đỡ HS yếu
Vệ sinh lớp. NX 1 số bài.
 IV. Nhận xét – dặn dò :
- GV chấm 1 số vở, nhận xét.
- Về nhà các con cắt, dán lại hàng rào cho đẹp.
Nhận xét tiết học.
HS: Kẻ đường chuẩn rồi dán 4 nan đứng trước, mỗi nan cách nhau 1 ô.
 + Dán 2 nan nằm ngang cách đường chuẩn 2 ô và 4 ô
 - HS thực hàng 
 -Làm xong thu dọn vệ sinh
*********************************
MÔN : MĨ THUẬT (Tiết 31 )
 BÀI : VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN .
 A. Mục tiêu :
- Biết quan sát , nhận xét thiên nhiên xung quanh .
Biết cách vẽ cảnh thiên nhiên .
Vẽ được cảnh thiên nhiên đơn giản .
*HS khá ,giỏi: vẽ được cảnh thiên nhiên có hình ảnh , màu sắc theo ý thích .
B . Đồ dùng dạy học : 
- Tranh ảnh vở tập vẽ 1.
-Bút chì, màu vẽ.
C . Hoạt động dạy học : 
GV
HS
I.Ổn định : Hát .
II.Bài cũ : 
 - Nhận xét 1 số bài vẽ trước .
 -GV nhận xét .
III.Bài mới :
 1.Giới thiệu :
 - Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ cảnh thiên nhiên .
-GV ghi tựa bài .
 2. Giới thiệu cảnh thiên nhiên.
Giới thiệu 1 số tranh, ảnh để HS 
biết được cảnh thiên nhiên:
+ Cảnh sông biển.	
 Cảnh đồi núi.	 
+ Cảnh đồng ruộng. 
 +Cảnh phố phường.	 
HD HS xem cách vẽ:
- GV giới thiệu tranh và gợi ý để HS nhận ra:
+ Vẽ tranh phố phường.
+ Các hình ảnh chính( nhà, cây, đường).
+ Vẽ hình chính trước( vừa phải)
+ Vẽ thêm những hình ảnhcho tranh sinh động hơn
+ Tìm màu theo ý thích.
+ Vẽ màu để làm rõ phần chính của tranh.
+ Vẽ màu thay đổi: có đậm, có nhạt.
- HS đọc lại
-Biển , thuyền, mây trời, núi, đồi, cây, suối, nhà
-Cánh đồng, con đường, hàng cây, con trâu.
 -- Nhà, đường, phố, rặng cây, xe cộ..
THƯ GIÃN
 4. Thực hành :
 - Có rất nhiều tranh , các con thích vẽ tranh nào thì vẽ theo nội dung tranh đó .
 - Vẽ phải vừa phải với phần giấy trong khung ở vở tập vẽ.
 -Không vẽ to quá, nhỏ quá.
 -Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau . Sau cho bức tranh thể hiện được đặc diểm của thiên nhiên .
 -GV kiểm tra, động viên những em yếu hoàn thành bài vẽ 
 -Khi vẽ xong phải tô màu .
 * Nhận xét đánh giá 
 -Các con nhận xét bài của bạn ?
 - Con thích bài nào? Vì sao ?
 -Gv nhận xét chung
5/ Nhận xét - Dặn dò:
 - Về nhà các con tập vẽ lại bức tranh thiên nhiên và tô màu cho đẹp .
 -Tiết sau nhớ đem đủ ĐDHT
Nhận xét tiết học
 -HS làm bài
- HS vẽ xong gắng tranh lên bảng lớp
HS nhận xét nài của bạn và tìm ra 
bài mình thích nhất.
*************************
 MÔN : TẬP ĐỌC (Tiết 25 ) 
 BÀI : LŨY TRE (Tiết 1)
A.MỤC TIÊU :
 - Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ : luỹ tre, rì rào , gọng vó, bóng râm. 
 - Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ .
 - Hiểu nội dung bài : Vẻ đẹp của luỹ tre vào những lúc khác nhau trong ngày.
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Tranh + bộ chữ.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
I.Ổn định : Hát.
II.Bài cũ :
Đọc bài “ Hồ Gươm”
+ Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?
+ Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ trong như thế nào?
 -GV nhận xét
III.Bài mới :
 1.Giới thiệu :
 Hôm nay, cô HD các con đọc bài “ Lũy tre ”.
 -GV ghi tựa bài.
 2. HD HS Luyện đọc:
GV đọc mẫu
HS luyện đocï các từ khó: sớm mai, rì 
rào, cong, kéo, trưa, nắng, nằm, nhai, bần thần, đầy.
 Cho HS cài: tiếng chim.
GV giải nghĩa từ:
+ rì rào: âm thanh nhỏ, nhẹ.
Luyện đọc câu.
Luyện đọc đoạn, bài.
Luyện đọc cả bài
2 HS.
 Ở Hà nội.
Chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng long lanh.
 -HS đọc.
Phân tích, đánh vần, đọc trơn 
( CN, ĐT ) ( HS yếu)
 - Cài: tiếng chim.
Đọc nối tiếp từng câu.
CN, nhóm, ĐT.
4 – 5 HS. ĐT
THƯ GIÃN
 Ôn các vần iêng, yêng.
- Tìm tiếng trong bài có vần iêng ?
- Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng? 
Tiếng.
Của riêng, trống chiêng, bay liệng(HS khá , giỏi )
TIẾT 2
 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc :
 a. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài.
- Đọc khổ thơ 1.
Những câu thơ tả lũy tre buổi sớm? 
Đọc khổ thơ 2, 3.
Bức tranh vẽ cảnh nào trong bài thơ?
3 HS. 
Lũy tre xanh rì rào Ngọn tre cong gọnh vó.
4 HS.
Tre bần thần nhớ gió Chợt về đầy tiếng chim.
THƯ GIÃN
 c . Luyện nói:
Hỏi đáp về các loài.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
NX, tuyên dương.
IV.Củng cố dặn dò :
 Đọc toàn bài.
GD: Yêu quí lũy tre làng, yêu quê 
hương đất nước bảo vệ tổ quốc.
 +Dặn dò : 
 - Về nhà đọc lại bài thật trôi chảy và lưu loát
 Nhận xét tiết học.
 Hỏi đáp nhau.
 - 2 HS.
*************************************
 MÔN : TOÁN ( TIẾT 122)
 BÀI : ĐỒNG HỒ – THỜI GIAN
A. MỤC TIÊU:
 - Làm quen với mặt đồng hồ , biết xem giờ đúng , có biểu tượng ban đầu về thời gian
B. CHUẨN BỊ:
 Mô hình đồng hồ.
Đồng hồ để bàn.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
GV
HS
 I. ỔN ĐỊNH:
 II. BÀI CŨ:
- Đặt tính rồi tính:
87 - 22 55 - 5
60 - 20 67 - 32
NX, đánh giá chung.
 III. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu:
 Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em bài “ Đồng hồ – thời gian ”.
 -GV ghi tựa bài.
 2. Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.
- GV cho HS quan sát đồng hồ để bàn, hỏi: 
+ Trền mặt đồng hồ có những gì?
GV vừa nói vừa thao tác trên đồng 
hồ có kim ngắn, kim dài có các số từ 1 đến 12; quay theo chiều từ bé đến lớn.
VD: kim dài chỉ số 12, kim ngắn 
chỉ số 9 đó là 9 giờ.
Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số mấy? 
Kim dài chỉ số mấy?
Lúc đó em bé đang làm gì?
Tương tự với lúc 6 giờ, 7 giờ.
Hát
 - HS làm bảng cài + bảng con
- HS lặp lại.
Có kim ngắn, kim dài, các số từ 1 đến 12.
9 giờ ( CN, ĐT).
Kim ngắn chỉ số 5, kim dài chỉ số 12.
Đang ngủ.
THƯ GIÃN
 3.HS thực hành xem đồng hồ, ghi rõ 
giờ ứng với từng mặt đồng hồ.
HD HS:
+ Đồng hồ đầu tiên có kim ngắn chỉ 
số mấy?
+ Còn kim dài?
+ Lúc đó mấy giờ?
Vậy ta viết 8 giờ vào dòng kẻ 
chấm ở dưới.
Tương tự với các mặt đồng hồ 
còn lại.
4/ Củng cố, dặn dò:
Trò chơi: “ Ai xem đồng hồ đúng, 
nhanh”.
GV sử dụng mô hình kim đồng hồ 
xoay kim để chỉ giờ đúng rồi đưa cho cả lớp xem và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Ai nói nhanh và đúng nhất được khen ngợi 
 + Dặn dò:
- Về xem lại các bài tập cô vừa hướng dẫn .
+ Nhận xét tiết học.
 - Số 8.
Chỉ số 12.
8 giờ.
9 giờ, 10 giờ, 11 giờ, 12 giờ, 1 giờ, 
2 giờ, 3 giờ, 4 giờ.
******************************************
 MÔN : KỂ CHUYỆN ( Tiết 8 )
 BÀI : CON RỒNG CHÁU TIÊN
A.MỤC TIÊU :
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
 - Hiểu ý nghĩa truyện :Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiên của dân tộc .
 HS khá giỏi: Kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh .
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh minh họa 
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
I.Ổn định : Hát.
II.Bài cũ :
- Tiết trước cô kể cho các con nghe chuyện gì?
- GV cho HS lấy SGK kể lại chuyện 
- GV nhận xét.
III.Bài mới :
 1.Giới thiệu :
 - Hôm nay cô kể cho các con nghe câu chuyện : Con Rồng cháu tiên .
- GV ghi tựa
 2. GV kể chuyện 
- GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ lên từng bức tranh.
HS: Dê con nghe lời mẹ.
- HS mở SGK .
 - HS xem tranh và kể lại câu chuyện ( 4 HS kể, mỗi em kể 1 nội dung tranh ).
 -HS đọc.
- HS nghe và nhớ.
THƯ GIÃN
 3. HD HS tập kể từng đoạn theo tranh.
- HS lấy SGK.
- Cô chia lớp thành 4 nhóm.
 Ÿ Nhóm 1 kể tranh 1.
 Ÿ Nhóm 2 kể tranh 2.
 Ÿ Nhóm 3 kể tranh 3.
 Ÿ Nhóm 4 kể tranh 4.
+ HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh.
GV: Âu Cơ và Lạc Long Quân sinh con ra ở đâu ? 
GV: Việc Âu Cơ sinh con có gì lạ?
GV: Gia đình Lạc Long Quân sống thế nào ?
Tranh 2: 
GV: Gia đình hạnh phúc nhưng tâm trạng Lạc Long Quân ra sao?
GV:Lạc Long Quân đã làm gì ?
Tranh 3:
GV: Âu Cơ và các con ra sao?
GV: Nàng cùng các con làm gì?
Tranh 4 :
GV: Vợ chồng Lạc Long Quân bàn với nhau điền gì ?
GV: Ai làm vua Hùng thứ nhất của nước ta ?
 -1 HS gỏi kể lại toàn câu chuyện
 4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện :
GV:Vì sao nhân dân ta gọi nhau là đồng bào ?
GV: Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì ?
 GV chốt lại: Theo truyện Con Rồng Cháu Tiên thì tổ tiên của người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý: Cha Rồng, mẹ Tiên . Nhân dân rất tự hào về điều đó.
 IV.Củng cố dặn dò : 
 - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Nhận xét tiết học.
- Mỗi nhóm thảo luận 1 tranh.
- HS thảo luận ở SGK.
HS: Âu Cơ là tiên trên núi, Lạc Long Quân là rồng ở dưới biển .
HS: Đẻ ra 1 bọc trứng và bảy ngày sau nở ra 100 người con 
HS: Gia đình Lạc Long Quân sống rất đầm ấm và hạnh phúc .
 -1 HS kể lại nội dung tranh 1
 -1 HS nhận xét 
HS: Gia đình không nguôi nhớ về biển
HS: .hóa thành Rồng bay ra biển
 -1 HS kể lại nội dung tranh 2
 -1 HS nhận xét 
HS: Vợ nhớ chồng , con ngóng bố
HS: Nàng cùng các con trèo lên đỉnh núi cao gọi Lạc Long Quân trở về .
 -1 HS kể lại nội dung tranh 3
 -1 HS nhận xét 
HS: Rồng với tiên quen sống ở hai vùng khác nhau. Ta nên chia đôi đàn con một nữa theo mẹ lên núi , một nũa thei cha xuống biển 
HS: Con trai cả được lên làm vua nước Văn Lang. Đó là vua Hùng thứ nhất của nước ta
1 HS kể lại nội dung tranh 4
 -1 HS nhận xét 
 - HS kể toàn câu chuyện
HS:Vì cùng sinh ra từ 1 bọc trăm trứng
HS: Chúng ta là con Rồng , cháu tiên
*************************************
 MÔN : CHÍNH TẢ (Tiết17) 
 BÀI : LŨY TRE
A.MỤC TIÊU :
 - Tập chép chính xác khổ thơ đầu bài thơ Luỹ tre trong khoảng 8 - 10 phút . 
 -Điền đúng chữ l hay n vào chỗ trống .
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bài tập (như SGK) bảng phụ .
 - HS: SGK, vở ô li.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
I.Ổn định : Hát.
II.Bài cũ :
GV đọc: tường rêu, cổ kính.
- GV nhận xét
III.Bài mới :
 1.Giới thiệu :
 - Hôm nay cô sẽ HD các con chép chính tả bài thơ “ Lũy tre ”. 
 - GV ghi tựa bài.
 2. HD HS tập chép:
GV viết bảng khổ thơ cần chép.
- GV đọc khổ thơ .
 - GV gạch chân tiếng, từ khó: thức dậy, rì rào, tre, mặt trời.
 - GV nhận xét 
 - GV đọc từng tiếng, nhắc HS viết hoa chữ cái đầu câu. 
GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ 
trên bảng.( HD HS gạch chữ sai bằng bút chì , sửa chữ đúng ra lề). 
Viết bảng con..
 -HS đọc.
 - 3 HS đọc lại bài.
HS đánh vần, đọc trơn.( HS yếu )
Viết bảng con.
 - Chép vào vở.
Đổi vở soát lỗi.
THƯ GIÃN
 3. HD HS làm bài tập . 
 a) Điền chữ n hay l? 
 b) Điền dấu ? hay dấu ~ trên chữ in nghiêng 
GV: Tranh 1 vẽ gì ?
Chữ võng, chữ ngủ điền dấu gì ?
GV: Tranh 2 vẽ cảnh gì?
Chữ đỏ, đã điền dấu gì ?
 -GV nhận xét
 IV.Củng cố dặn dò :
 - Hôm nay các con viết chính tả bài gì ?. 
 +Dặn dò : 
 - Về các con chép lại bài chính tả vào tập nháp ở nhà cho đẹp và đúng.
 - Những em sai thì viết lại mỗi chữ 1 dòng ở dưới bài chính tả nhé.
 Nhận xét tiết học.
Đọc yêu cầu.
Từ cần điền: Trâu no cỏ. Chùm quả lê.
 - Đọc yêu cầu
HS: Bà đưa võng ru bé ngủ ngon
 -Chữ võng điền dấu ~ . Chữ ngủ điền dấu ?
HS: Cô bé trùm khăn đỏ đã nhớ lời mẹ dặn
 -Chữ đỏ điền dấu ?
 Chữ đã điền dấu ?
 -2 HS lên điền 
 -Cả lớp làm bài 
 -HS nhận xét
 -Lũy tre.
*************************************
 MÔN : TẬP VIẾT ( TIẾT 17 )
 BÀI : TÔ : V – ĂN – ĂNG- KHĂN ĐỎ – MĂNG NON
A. MỤC TIÊU:
 HS biết tô các chữ hoa: V .
Viết đúng các vần ăn – ăng ; các từ ngữ khăn đỏ – măng non kiểu chữ viết thường , cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai .
HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
B. CHUẨN BỊ:
 GV: Các chữ hoa V . Bài viết trên bảng.
 HS: Vở tập viết, BC 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
GV
HS
 I. ỔN ĐỊNH:
 II. BÀI CŨ:
 GV: Tiết trước viết chữ gì ?
- Nhận xét bài viết trước.
BC: khoảng trời , áo khoác
 -GV nhận xét.
 III. BÀI MỚI:
 1. Giới thiệu:
 Hôm nay , cô hướng dẫn các con tô chữ hoa: V – ăn – ăng- khăn đỏ – măng non
 - GV ghi bảng 
 2. HD tô chữ hoa T :
 + HD HS quan sát và nhận xét :
Yêu cầu HS quan sát chữ V
V có mấy nét? 
GV tô mẫu, nêu quy trình.
GV viết mẫu: V
HD viết vần và từ ngữ ứng dụng
- Đọc vần và từ: ăn – ăng- khăn đỏ – măng non
- GV HD viết, nêu độ cao, nối nét 
-Hát
HS: U Ư .
 -HS viết BC.
-HS đọc
- V gồm 1 nét
- Quan sát, tô lại. ( HS yếu )
- Viết trên không trung
- Viết bảng con
Đọc đồng thanh.
 - Viết bảng con: ăn – ăng- khăn đỏ – măng non
THƯ GIÃN
3. Viết vào vở:
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- So sánh bài ở vở và ở bảng.
- Khi viết giữa tiếng và tiếng cách 1 con chữ.
- Tô chữ hoa: V
- GV viết mẫu: (vừa nói cách nối nét, khoảng cách, độ cao các con chữ).
- Quan sát uốn nắn khi HS viết.
Thu bài, chấm điểm.
- GV thu 1 số bài chấm điểm.
- GV nhận xét bài của HS: tuyên dương bài đúng, đẹp.
 V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 -Cô vừa hướng dẫn viết chữ gì?
 -Về nha

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc