Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Nhung - Trường Tiểu học Tiền Phong 2

I- Mục tiêu:

II- Tài liệu và phương tiện:

- Bộ ghép chữ Tiếng Việt.

- Tranh minh hoạ phần câu ứng dụng và phần luyện nói.

III- Các hoạt động dạy - học:

 A. Kiểm tra bài cũ:5’

 - Đọc, viết các dấu thanh, các tiếng: ê, v, bê, ve.

 - 3 HS đọc bài. HS dưới lớp viết vào bảng con tiếng bê, ve.

 - GV nhận xét, đánh giá.

 

doc 14 trang Người đăng honganh Lượt xem 965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Nhung - Trường Tiểu học Tiền Phong 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dùng khẩu lệnh điều khiển. GV * * * * * * * * * * * * *
c. Tư thế đứng nghỉ:2-3 lần. * * * * * * * * * * * *
-GV hướng dẫn HS thực hiện.
d. Tập phối hợp nghiêm, nghỉ:2-3 lần
đ. Tập tất cả các nội dung a,b,c
eDD. Trò chơi “Diệt các con vật có hại”. 3 hàng ngang.
 C. Phần kết thúc:5’
 Hệ thống bài, nhận xét giờ học 
MÔN:ĐẠO ĐỨC: BÀI:GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (T1)
I- Mục tiêu: 
1- Học sinh biết được: 
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
2- HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
3. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hoá, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.
II- Đồ dùng: Vở bài tập đạo đức 1.
III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1: HS thảo luận:10’
1- GV yêu cầu HS tìm và nêu tên bạn nào trong lớp hôm na có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
2- HS nêu tên và mời bạn có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ lên trước lớp.
3- GV yêu cầu HS trả lời: Vì sao em cho là bạn đó gọn gàng, sạch sẽ?
4- HS nhận xét về quần áo, đầu tóc của các bạn.
 HĐ2: HS làm bài tập 1:10’
1- GV giải thích yêu cầu bài tập.
2- HS làm việc cá nhân.
3- HS trình bày: GV yêu cầu HS giải thích tại sao em cho là bạn ăn mặc gòn gàng, sạch sẽ hoặc chưa gọn gàng, sạch sẽ.
 HĐ3: HS làm bài tập 2:10’
1- GV yêu cầu HS chọn một bộ quần áo đi học phù hợp cho bạn nam và một bộ cho bạn nữ, rồi nối bộ quần áo đã chọn với bạn nam hoặc bạn nữ trong tranh.
2- HS làm bài tập.
3- Một số HS trình bày sự lựa chọn của mình.
Kết luận: - Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, sạch sẽ, gọn gàng.
- Không mặc quần áo nhàu nát, tuột chỉ, đứt khuy, bẩn hôi, xộc xệch đến lớp.
- GV liên hệ ý 3 của phần mục tiêu( nội dung tích hợp giáo dục môi trường).
*HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học.
- Củng cố - dặn dò.
 Thứ ba ngày31 tháng8 năm 2010
Tiếng Việt:	O, C
I- Mục tiêu: - Đọc và viết được: o, c, bò, cỏ.
- Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: vó bè.
II- Tài liệu và phương tiện: - Bộ ghép chữ Tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ phần câu ứng dụng và phần luyện nói.
III- Các hoạt động dạy - học:
 A. Kiểm tra bài cũ:5’
- Đọc, viết các dấu thanh, các tiếng: l, h, lê, hè
- 3 HS đọc bài: ve ve ve, hè về. 
- GV nhận xét, đánh giá.
Tiết 1 B.Dạy học bài mới.30’ 
a. Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b. Dạy chữ ghi âm: o.
*Nhận diện chữ: o. - HS cài chữ o.
 GV nhận xét.
*Phát âm và đánh vần tiếng: o, bò.
- GV đọc mẫu - hướng dẫn cách đọc. - HS đọc (cá nhân- nhóm- cả lớp). 
GV chỉnh sửa lỗi phát âm.
- So sánh chữ o và chữ c.
- Ghép tiếng: bò.
 GV nhận xét. HS phân tích tiếng: bò.
 - HS đọc (cá nhân- nhóm- cả lớp).
 GV chỉnh sửa lỗi.
c. Dạy chữ ghi âm: c.
* Dạy âm c tương tự như dạy âm o.
d. Viết trên bảng con: o, c, bò, cỏ. - HS quan sát chữ mẫu.
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn quy trình. HS viết lên không trung, sau đó viết vào 
GV nhận xét, chỉnh sửa (nếu có). bảng con
e. Đọc tiếng ứng dụng: bo, bò, bó, co, cò, cọ
-y/c HS đọc từ ứng dụng GV ghi bảng.
 - HS đọc (cá nhân- nhóm- cả lớp).
- GV nhận xét, đánh giá.
Tiết 2 HĐ3: Luyện tập.
a. Luyện đọc:13’
-y/c HS luyện đọc lại bài trên bảng lớp. - HS đọc bài SGK. 
- GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi.
-y/c quan sát tranh, nêu nội dung tranh - HS đọc câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
- Tìm tiếng có âm o, c vừa học gạch chân.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc. - HS đọc (cá nhân- nhóm- cả lớp).
 GV nhận xét.
b. Luyện viết:10’ - HS viết các chữ trong vở tập viết.
- GV chấm một số bài cho học sinh.
c. Luyện nói:10’
* y/c HS quan sát tranh nêu chủ đề luyện nói.
Trong tranh em thấy những gì?
-Vó bè dùng làm gì?
-Vó bè thường đặt ở đâu? Chủ đề: vó bè.
- GV gợi ý các câu hỏi HS trả lời, tập cho HS dùng ngôn ngữ nói.
- GV nhận xét, bổ sung.
*HĐ nối tiếp: -HS đọc bài trong SGK.
 - Tìm những tiếng có chứa âm o, c vừa học.
 - Dặn dò HS học bài ở nhà.
 - Chuẩn bị bài sau.
MÔN:TOÁN BÀI:LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết số lượng và thứ tự trong phạm vi 5.
- Đọc, viết đếm các số trong phạm vi 5.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- Phấn màu, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:5’.
- Đưa ra các tấm bìa ghi số 1, 2, 3, 4, 5 xếp hàng không theo thứ tự và yêu cầu HS xếp lại theo đúng thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 và 5, 4, 3, 2, 1.
HĐ2: Dạy học bài mới.
Bài 1: Thực hành nhận biết số lượng, đọc số, viết số.
- GV hướng dẫn HS suy nghĩ rồi nêu yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS làm bài cá nhân vào trong SGK, theo dõi việc làm bài .
- Chữa bài: hs nêu miệng.
Bài 2: Làm tương tự như với bài 1.
Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu bài tập "Điền số thích hợp vào ô trống".
- GV yêu cầu HS làm bài rồi chữa bài.
HĐ nối tiếp: Trò chơi "Tên em là gì"
Mục đích: Củng cố về nhận biết số lượng các nhóm có không quá 5 đồ vật.
Cách chơi: Chọn ra một đội 5 em theo tinh thần xung phong, nên lấy ở mỗi tổ 1 đại diện để thi đua giữa các tổ.
- Nhận xét tiết học.
- Củng cố - dặn dò.
MÔN:TỰ NHIÊN-XÃ HỘI: BÀI: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I- Mục tiêu: - Nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh.
	- Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
	- Nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng.
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.
II- Tài liệu và phương tiện: - Các hình trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
 * Giới thiệu bài: Thuyết trình.
 HĐ1: Quan sát hình trong SGK :15’
MT: Mô tả được một số vật xung quanh.
Cách tiến hành: 
B1: Chia nhóm 2 HS.
- GV hướng dẫn: Quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn của các vật xung quanh.
- HS từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe.
B2: Một số HS chỉ và nói về từng vật trước lớp.
 HĐ2: Thảo luận theo nhóm nhỏ.:10’
MT: Biết vai trò cuả các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.
Cách tiến hành:
B1: GV hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm
+ Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật ?
+ Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật?
B2: GV cho HS xung phong để nêu một trong những câu hỏi em đã hỏi nhau khi làm việc theo nhóm.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi cả lớp thảo luận:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bị hỏng?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc?
- GV kết luận: Nhờ có mắt (thị giác), mũi (thính giác), lưỡi (vị giác) và da (xúc giác) mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không thể biết được đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể
 *HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
 Thứ tư ngày 01 tháng 9 năm 2010.
Tiếng Việt:	 ô, ơ
I- Mục tiêu: 
- Đọc và viết được: ô, ơ, cô, cờ.
- Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng: hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở, bé có vở vẽ.
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: bờ hồ.(tích hợp nội dung giáo dục môi trường)
II- Tài liệu và phương tiện: 
- Bộ ghép chữ Tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ phần luyện nói.
III- Các hoạt động dạy - học:
 A.Kiểm tra bài cũ:5’
- Đọc, viết các tiếng: bò, cỏ.
- 3 HS đọc bài: bò bê có bó cỏ.
- GV nhận xét, đánh giá.
 Tiết 1 B. Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b) Dạy chữ ghi âm: ô.
* Nhận diện chữ: ô.
- HS cài chữ ô. GV nhận xét.
*Phát âm và đánh vần tiếng: ô, cô.
- GV đọc mẫu - hướng dẫn cách đọc.	 - HS đọc (cá nhân- nhóm – cả lớp).
GV chỉnh sửa lỗi phát âm.
- So sánh chữ ô và chữ ơ.
- Ghép tiếng: cô. GV nhận xét.	 HS phân tích tiếng: cô.
 GV chỉnh sửa lỗi. 	 	 - HS đọc (cá nhân- nhóm – cả lớp)
c) Dạy chữ ghi vần: ơ.
* Dạy âm ơ tương tự như dạy âm ô.
d) Viết trên bảng con: ô, ơ, cô, cờ.
* HS quan sát chữ mẫu.
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn quy trình.	 HS viết lên không trung, sau đó viết GV nhận xét, chỉnh sửa (nếu có).	 vào bảng con
e) Đọc tiếng ứng dụng: hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở.
* HS đọc từ ứng dụng GV ghi bảng. - HS đọc (cá nhân- nhóm – cả lớp).
- GV nhận xét, đánh giá.
Tiết 2 C.Luyện tập.
a) Luyện đọc:10’
* HS luyện đọc lại bài trên bảng lớp.	 - HS đọc bài SGK .
- GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi.
- Quan sát tranh, nêu nội dung tranh	 - HS đọc câu ứng dụng: bé có vở vẽ.
- Tìm tiếng có âm ô, ơ vừa học gạch chân.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc. 	 - HS đọc (cá nhân- nhóm – cả lớp).
GV nhận xét.
b) Luyện viết:10’ - HS viết các chữ trong vở tập viết.
- GV chấm một số bài cho học sinh.
c) Luyện nói:10’
* HS quan sát tranh nêu chủ đề luyện nói. 	 Chủ đề: bờ hồ.
- GV gợi ý các câu hỏi HS trả lời, tập cho HS 
dùng ngôn ngữ nói.
-Tranh vẽ gì? nói trong nhóm sau đó nói trước lớp.
-Cảnh bờ hồ có những gì? -Cảnh đó có đẹp không?
-Bờ hồ được dùng để làm gì?
-Các bạn nhỏ đang đi trên con đường có sạch sẽ không?
- Nừu được đi trên con đường như vậy, em cảm thấy thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung 
 * HĐ nối tiếp: - HS đọc bài trong SGK.
 - Tìm những tiếng có chứa âm ô, ơ vừa học.
 - Dặn dò HS học bài ở nhà.
MÔN:TOÁN BÀI: BÉ HƠN, DẤU <
I- Mục tiêu: 
- Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ "bé hơn", dấu "<" để diễn đạt kết quả so sánh.
- Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- Tranh ô tô, con chim trong SGK phóng to.
- Vẽ thêm tranh 3 bông hoa và 4 bông hoa, 4 con thỏ và 5 con thỏ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:5’.
- Có kể kiểm tra về nhận biết số lượng thứ tự các số trong phạm 5 hoặc đọc, viết, đếm số đến 5.
HĐ2: Dạy học bài mớ:15’i.
* Giới thiệu 1 < 2 
- GV nêu 1 ô tô ít hơn 2 ô tô, 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông.Để diễn tả từ “ít hơn” ta dùng dấu <.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- GV gọi một số HS đọc lại kết quả so sánh "Một bé hơn hai".
* Giới thiệu 2 < 3.
- GV treo tranh có 2 con chim và 3 con chim.
- HS thảo luận theo cặp, 2 em một nói với nhau về quan điểm của mình.
- Kiểm tra kết quả thảo luận.
* Giới thiệu 3 < 4, 4 < 5.
- GV: Hãy thảo luận và so sánh số 3 và số 4, số 4 và số 5.
- HS: Thảo luận theo cặp 2 em ngồi cạnh nhau.
- GV gọi một em bất kỳ hỏi "3 so với 4 thì như thế nào?"
- GV cho HS đọc liền mạch: một bé hơn hai, hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn, bốn bé hơn năm.
- Các em thấy dấu < có đầu nhọn quay về hướng nào?(quay về trước và hướng về số bé hơn).
HĐ3: Luyện tập, thực hành:15’.
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài "Viết dấu < theo mẫu".
- GV viết mẫu(gồm 2 nét xiên).Yêu cầu HS viết, GV kiểm tra các em.
Bài 2: - GV "Các em xem kỹ tranh đầu tiên, vẽ lá cờ và ô dưới nó rồi cho cô biết bài này ta làm thế nào?"
- HS: Ta phải viết số, viết dấu thích hợp vào ô trống.
- GV yêu cầu HS làm bài tiếp đối với tranh thứ hai, thứ ba rồi chữa bài miệng. 
Bài 3: Tiến hành tương tự như bài 2.
Bài 4: GV yêu cầu HS yêu cầu bài tập "Điền dấu < vào ô trống".
- HS làm bài, GV đến từng bàn kiểm tra.
HĐ nối tiếp: 	 - Nhận xét tiết học
- Củng cố - dặn dò.
 Mỹ thuật :	BÀI 3 : MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu:
- Nhận biết ba màu: Đỏ - vàng - lam.
- Biết vẽ màu vào hình đơn giản, vẽ được ken hình, không chiếm ra ngoài hình vẽ . 
- Yêu mến cái đẹp, giữ gìn tạo ra cái đẹp.
II. Chuẩn bị:
 + GV: - Một số tranh ảnh có ba màu Đỏ - vàng - lam. 
 - Một số đồ vật cú màu Đỏ - vàng - lam.
+ HS : - Vở tập vẽ.
 - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hỏt
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trũ
a.HĐ1. Giới thiệu màu sắc :	
- Có 3 màu cơ bản: Đỏ - vàng - lam.
- Đây là màu gì ?
- Kể tên các đồ vật ở xung quanh có màu ( Đỏ - vàng - Lam ).
* Giáo viên kết luận :
Mọi vật xung quanh ta đều có màu sắc, màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn.
b.HĐ2. Thực hành :
- Hình 2 ở vở tập vẽ vẽ gì ?
- Hình 3 vẽ gì ?
- Hình 4 vẽ gì ?
- Theo em lá cờ phải tô mấy màu ? là những màu nào ?
- Quả xoài có thể tô màu gì ?
- Dãy núi tô màu gì ?
- Khi tô nên tô như thế nào cho đẹp ?
- GV quan sát nhắc nhở HS cách tô màu.
c.HĐ3. Nhận xét đánh giá:
- GV thu một số bài cùng học sinh nhận xét về:
- Cách vẽ màu.	
- Màu: Đỏ - vàng - lam.
- Mũ (màu đỏ) bút (màu xanh) quả bóng(màu vàng). Trong hộp sáp màu có màu đỏ, vàng, lam. 
- Vẽ lá cờ.
- Vẽ quả xoài.
- Vẽ núi.
- Lá cờ tô hai màu: Màu vàng tô ngôi sao, còn màu đỏ tô lá cờ.
- Có thể tô màu xanh (quả xanh) màu vàng (quả chín).
- Màu xanh lam hoặc màu tím.
- Phải tô màu xung quanh trước, ở giữa sau. Tô màu không chờm ra ngoài nét.
- HS vẽ màu vào hình 2,3,4 vở tập vẽ.
- HS nhận xét bài của bạn.
+ Bài đẹp: Đã biết cách chọn màu đúng, tô đẹp, kín hình...
+ Bài chưa đẹp: Tô màu bị chờm ra ngoài hình.
 4. Dặn dò :
Quan sát mọi vật và gọi tên màu của nó ( Lá cây, hoa, quả...)
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau.
 Chiều thứ tư ngày 1 tháng 9 năm 2010
Dạy bù chương trình sáng thứ năm ngày 02/09/2010
Tiếng Việt: 	 ÔN TẬP
I- Mục tiêu: 
- Đọc viết một cách chắc chắn các âm và chữ vừa học trong tuần: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ.
- Ghép được các chữ rời thành chữ ghi tiếng.
- Ghép chữ ghi tiếng với các dấu thanh.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: hổ.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- Bộ ghép chữ Tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ phần câu ứng dụng và phần luyện nói.
III- Các hoạt động dạy - học:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ:6’
- Đọc, viết các dấu thanh, các tiếng: ô, ơ, cô, cờ.
- 3 HS đọc bài. HS dưới lớp viết vào bảng con tiếng: bé có vở vẽ.
- GV nhận xét, đánh giá.
 HĐ2: Dạy học bài mới.
Tiết 1
a) Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b) Ôn tập: * Các chữ và âm đã học.
* GV treo bảng ôn 1. - 1 HS đọc các chữ ở cột dọc, ở hàng ngang.
- GV chỉ bảng không theo thứ tự -HS đọc (cá nhân- nhóm- cả lớp).
* Ghép âm tạo thành tiếng.
- GV hướng dẫn HS ghép tiếng trong bảng ôn - HS đọc (cá nhân- nhóm- cả lớp).
* Ghép tiếng với các dấu thanh.
* Bảng ôn 2: (Quy trình dạy tương tự).
- GV phân biệt nghĩa ở các tiếng vừa ghép, khác nhau bởi dấu thanh.
c) Đọc từ ngữ ứng dụng. - HS đọc các từ ngữ ứng dụng.
- GV giải nghĩa từ ứng dụng -HS đọc lại GV chỉnh sửa lỗi phát âm.
d) Tập viết từ ứng dụng.
* GV viết mẫu kết hợp quy trình viết. - HS viết lên không trung.
 sau đó viết vào bảng con.
Tiết 2 HĐ3: Luyện tập.
a) Luyện đọc: Đọc bài trên bảng lớp.
- Đọc câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ. - HS đọc lại bài tiết 1 . 
 - HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng. 
 - HS đọc câu ứng dụng. 
- GV đọc mẫu, 2 HS đọc lại.
b) Luyện viết.
 - HS viết bài trong vở tập viết.
- GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV chấm một số bài - nhận xét.
c) Kể chuyện: Mèo dạy Hổ.
* GV kể lại câu chuyện "Mèo dạy Hổ" kết hợp quan sát tranh.
- GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm kể một nội dung tranh, nhận xét
 .
- GV giúp HS nêu được ý nghĩa câu chuyện. - HS xung phong kể lại nội dung chuyện
* HĐ nối tiếp: -HS đọc lại bảng ôn.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau.
MÔN:TOÁN BÀI: LỚN HƠN, DẤU >
I- Mục tiêu: 
- Biết so sánh số lượng và sử dụng từ "lớn hơn", dấu ">" để diễn đạt kết quả so sánh.
- Thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 theo quan hệ lớn hơn.
II- Tài liệu và phương tiện: - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ:.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài: 2.4; 3.5
- các em khác làm vàobảng con, trong khi HS làm bài GV kiểm tra, chấm trực tiếp.
- Chữa bài và cho điểm.
HĐ2: Dạy bài học mới:15’.
a) Giới thiệu: Thuyết trình.
b) Nhận biết quan hệ lớn hơn: Giới thiệu dấu ">".
* Giới thiệu 2 > 1.
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại "2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm".
- GV yêu cầu 1 HS khác nhắc lại "2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông"
- GV nêu: 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm, 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông.Để diễn tả từ “nhiều hơn” ta dùng dấu lớn(>).
- GV hướng dẫn đọc:hai lớn hơn một.(HS đọc)
* Giới thiệu 3 > 2
- GV treo tranh 3 con thỏ và 2 con thỏ. 
- HS làm việc theo cặp hai em ngồi cạnh nhau, thảo luận và trao đổi ý kiến với nhau.
- Các em thấy dấu > khác dấu bé thế nào?( ngược so với dáu bé: đầu lớn quay về trước).
- G V dùng cái nón để minh hoạ cho HS hiểu.(đầu nhọn của dấu luôn luôn hướng về số có giá trị bé hơn)
HĐ3: Luyện tập, thực hành:15’.
Bài 1: Hướng dẫn HS viết dấu lớn hơn ">" như trong Toán 1.
Bài 2: GV hướng dẫn HS nêu cách làm bài "Bài tập này chúng ta làm như thế nào?"
- HS so sánh số đồ vật bên trái và bên phải trong một hình với nhau rồi viết kết quả vào ô trống phía dưới như bài mẫu.
- GV yêu cầu HS làm bài rồi chữa miệng.
Bài 3: Làm tương tự như bài 2.
Bài 4: Hướng dẫn HS nêu cách làm. 
Cho HS làm bài rồi yêu cầu một vài em đọc kết quả.
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
MÔN: THỦ CÔNG BÀI: XÉ DÁN HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu
- Biết cách xé, dán hình tam giác.
- Xé, dán được hình tam giác. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.(hs khéo tay có thể y/cầu cao hơn).
II. Chuẩn bị
GV: B	ài mẫu, giấy màu, giấy trắng làm nền(a4), hồ dán.
HS: Giấy thủ công màu, giấy nháp có kẻ ô, hồ dán, chì, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:7’
Cho HS xem bài mẫu và hỏi:
- Các em quan sát và phát hiện xung quanh mình xem đồ vật nào có dạng hình tam giác?
- GV nhấn mạnh cho HS nhớ đặc điểm của hình tam giác.
HĐ2: GV hướng dẫn mẫu:6’
Bước1: Vẽ hình chữ nhật và xé hình tam giác.
Để có hình tam giác, đầu tiên cô vẽ hình gì?(hình chữ nhật).
GV lấy một tờ giấy thủ công màu tím, lật mặt sau đếm ô, đánh dấu và vẽ một hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 6ô.
Đếm từ trái sang phải 4 ô, đánh dấu để làm đỉnh tam giác.
Từ điểm đánh dấu dùng bút chì vẽ nối 2 điểm dưới của hình chư nhật ta có hình tam giác.
Thao tác xé từng cạnh hình hình tam giác.(lưu ý cách cầm giấy để xé).
Sau khi xé xong, lật mặt sau để HS quan sát hình.
Bước2: Dán hình
Bôi một lớp hồ mỏng, ướm hình cân đối và dán.
HĐ3: HS thực hành:15’
GV yêu cầu HS lấy giấy, đếm ô vẽ hình và xé theo hình.
GV nhắc nhở kĩ thuật dán.
IV. Nhận xét, dặn dò Nhận xét tinh thần học tập.
. Đánh giá sản phẩm.
Dặn tiết sau xé hình vuông.
 Thứ sáu ngày 03 tháng 9 năm 2010.
Tiếng Việt: i, a
I- Mục tiêu: 
- Đọc và viết được: i, a, bi, cá.
- Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng: bé Hà có vở ô li.
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: lá cờ.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- Bộ ghép chữ Tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ phần câu ứng dụng và phần luyện nói.
III- Các hoạt động dạy - học:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ:5’
- Đọc, viết các dấu thanh, các tiếng: lò cò, vơ cỏ.
- 3 HS đọc bài. HS dưới lớp viết vào bảng con tiếng lò cò, vơ cỏ. 
- GV nhận xét, đánh giá.
Tiết 1 HĐ2: Dạy học bài mới.
a. Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b. Dạy chữ ghi âm: i.
* Nhận diện chữ: i. - HS cài chữ i.
 GV nhận xét.
*Phát âm và đánh vần tiếng: i, bi.
- GV đọc mẫu - hướng dẫn cách đọc. - HS đọc (cá nhân- nhóm- cả lớp).
 GV chỉnh sửa lỗi phát âm. - So sánh chữ i và chữ a.
- Ghép tiếng: bi. GV nhận xét. HS phân tích tiếng: bi.
 - HS đọc (cá nhân- nhóm- cả lớp).
 GV chỉnh sửa lỗi.
c. Dạy chữ ghi âm: a.
* Dạy âm a tương tự như dạy âm i .
d. Viết trên bảng con: i, a, bi, cá. - HS quan sát chữ mẫu.
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn quy trình. HS viết lên không trung, sau đó viết vào 
 GV nhận xét, chỉnh sửa (nếu có). bảng con
e. Đọc tiếng ứng dụng: bi, vi, li, ba, va, la,
 bi ve, ba lô.
-y/c HS đọc từ ứng dụng GV ghi bảng. - HS đọc (cá nhân- nhóm- cả lớp).
- GV nhận xét, đánh giá.
Tiết 2 HĐ3: Luyện tập.
a. Luyện đọc:14’
 HS luyện đọc lại bài trên bảng lớp.
- HS đọc bài SGK (cá nhân- nhóm- cả lớp ) 
- GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi.
- Quan sát tranh, nêu nội dung tranh - HS đọc câu ứng dụng: bé Hà có vở ô li.
- Tìm tiếng có âm i, a vừa học gạch chân.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc. - HS đọc (cá nhân- nhóm- cả lớp ). 
GV nhận xét.
b. Luyện viết:10’ - HS viết các chữ trong vở tập viết.
- GV chấm một số bài cho học sinh.
c. Luyện nói:10’
-y/c HS quan sát tranh nêu chủ đề luyện nói. Chủ đề: bế bé.
- GV gợi ý các câu hỏi HS trả lời, tập cho HS dùng ngôn ngữ nói.
- GV nhận xét, bổ sung.
*HĐ nối tiếp: - HS đọc bài trong SGK.
MÔN:TOÁN BÀI:LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: 
- Biết sử dụng các dấu và các từ bé hơn, lớn hơn khi so sánh hai số. 
- Bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo hai quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn(có 22).
II- Tài liệu và phương tiện: - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:5’.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài4 trang20, gọi 3 lên bảng làm bài. Khi HS làm bài GV kiểm tra và chấm trực tiếp với HS.
- Mời một em nhận xét bài của bạn. GV nhận xét, cho điểm.
HĐ2: Dạy học bài mới.
Bài 1: GV: Một bài nêu cho cô yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở nháp, 1 em lên bảng làm. HS khác nhận xét.
- GV kết luận đúng, sai rồi cho điểm.
Bài 2: Xem mẫu và nêu cho cô cách làm của bài thứ 2.
- Ta so sánh số lượng ở hàng rên với số lượng hàng dưới rồi viết kết quả vào ô trống ở dưới.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS chữa miệng. HS trong lớp đổi vở kiểm tra cho nhau.
Bài 3: Có thể tổ chức thành trò chơi như ở tiết 10.
HĐ nối tiếp:	- Nhận xét tiết học.
- Củng cố - dặn dò.
 Tiết 3 :	 HỌC HÁT: MỜI BẠN VUI MÚA CA
 Nhạc và lời : Phạm tuyên 
 I. Mục tiêu :
- Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng sắc thái bài hát 
- Biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách, theo nhịp, tiết tấu lời ca 
- Biết bài hát là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên 
 II. Chuẩn bị : 
- Nhạc cụ gõ đệm : song loan, thanh phách, mõ 
 III. Các hoạt động Dạy và Học : 
 1. KT bài : hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca bài hát Quê hương tươi đẹp (3’)
 2. Bài mới : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
a.Hoạt động 1: ( 20’) Dạy lời hát 
 Mời bạn vui múa ca 
- GV giới thiệu : Bài hát này được trích từ nhạc cảnh (Mèo đi câu cá) của nhạc sĩ Phạm Tuyên
- GV cho HS nghe băng đĩa 
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu của từng câu, bài hát được chia làm 5 câu 
- Chú ý những chỗ lấy hơi (hoa, nước, la...)
những tiếng ngân dài đủ phách (lo, chào xanh, lanh, la, la, ca) ngân 2 phách 
- GV cho HS hát lại và sửa sai 
- GV đệm đàn cho HS hát 
- Cho HS hát nối tiếp 
Tổ 1 : hát câu 1 Tổ 2 : hát câu 2 
Tổ 3 : hát câu 3 Tổ 4 : hát câu 4 
Cả lớp hát câu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 Tuan 3.doc