Giáo Án Lớp 1 - Tuần 28 - Hồ Trần Thị Loan - Trường Tiểu Học Trần Quốc Toản

I.Mục tiêu:

- Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ.

-Bước đầu biết nghỉ hơi sau mỗi các vần yêu, iêu; tiếng, nói dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà .

- Trả lời được các câu hỏi 1 (SGK).

- Giáo dục học biết yêu quý ngôi nhà của mình.

 II.Chuẩn bị

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng nam châm

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng honganh Lượt xem 1317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 28 - Hồ Trần Thị Loan - Trường Tiểu Học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một màu.
Màu nền khác màu các hình vẽ.
3.Học sinh thực hành
Học sinh vẽ tiếp và vẽ màu theo ý thích vào hình 2 vở tập vẽ.
Theo dõi, giúp đỡ uốn nắn những học sinh yếu giúp các em hoàn thành bài vẽ của mình tại lớp.
3.Nhận xét đánh giá:
Chấm bài, hướng dẫn các em nhận xét bài vẽ về:
Hình vẽ có đều hay không?
Cách vẽ màu, đậm nhạt  .
4.Dặn dò: Quan sát thêm các tranh vẽ và trang trí đường diềm để vẽ ở nhà đẹp hơn.
Chuẩn bị tiết sau.
Vở tập vẽ, tẩy, chì,  .
Học sinh nhắc tên bài
Học sinh quan sát theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh lắng nghe và liên hệ một số đồ dùng thường được trang trí đường diềm.
Học sinh theo dõi, lắng nghe và định hướng cho bài vẽ của mình.
Học sinh thực hành bài vẽ của mình theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tham gia cùng giáo viên nhận xét bài vẽ màu của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên về hình dáng và cách trang trí.
Nhắc lại cách vẽ và trang trí đường diềm
Quan sát và thực hiện ở nhà.
 Tiết 3: Luyện âm nhạc 
 Ôn tập bài hát : Vì sao con chim hay hót
 I.Mục tiêu
Củng cố cho học sinh :
- Hát thuộc lời ca , đúng bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
- Tập biểu diễn bài hát.
- Giáo dục HS kĩ năng sống : Kĩ năng quyết định , sáng tạo .......
II. Chuẩn bị :
-Nhạc cụ gõ.
-Tập bài hát, nhạc cụ gõ
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra học sinh hát bài : Vì sao con chim hay hót 
- GV đánh giá, nhận xét.
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Ôn bài hát Vì sao chim hay hót
- Đàn cao độ hướng dẫn học sinh khởi động giọng theo mẫu Lala
- Hát cho học sinh nghe bài hát và yêu cầu học sinh hát theo .
- Tổ chức hướng dẫn học sinh hát thuộc lời ca.
- Tổ chức cho học sinh hát và kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Cho học sinh thực hiện theo dãy, theo nhóm.
- Nhận xét, sửa sai cho học sinh
- Tổ chức hướng dẫn học sinh trình bày bài hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo nhịp.
- Tổ chức cho HS tập biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cả nhóm.
- Nhận xét đánh giá.
4. Củng cố:
- Cho học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Gõ cho học sinh trình bày lại bài hát “Vì sao chim hay hót” kết hợp vận động phụ hoạ.
5. Dặn dò:
- Nhắc học sinh về nhà ôn tập, tập biểu diễn 2 bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS lắng nghe và trả lời.
- HS luyện giọng
- Hát hoà giọng theo giai điệu đàn.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Hỏt kết hợp gõ đệm.
- Thực hiện.
- Theo dõi nhận xét lẫn nhau.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Tập biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ.
- Lớp theo dõi nhận xét lẫn nhau
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS trình bày bài hát.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
 **************************************
 Ngày soạn: 11 / 3 /2012
 Ngày giảng : Thứ ba ngày 13tháng 3 năm 2012
Dạy chiều :(Lớp 1A )
 Tiết 1: Luyện đọc
 Ngôi nhà
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS nắm chắc cách đọc và đọc thành thạo bài : Hoa ngọc lan
 - Rèn cho HS có thói quen tìm hiểu nội dung bài.
- Giáo dục học sinh biết yêu quý chăm và bảo vệ cây hoa
-Giáo dục HS kĩ năng quan sát , ra quyết định , kĩ năng sáng tạo
 II.Chuẩn bị :
- SáchTiếng Việt
- Tranh minh hoạ
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
Đọc bài :Hoa ngọc lan 
Tìm tiếng trong bài có vần an ?
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc
Luyện đọc bài : Hoa ngọc lan 
-Chia nhóm luyện đọc
Những em trung bình đọc 1-2 câu
Những em khá giỏi đọc cả bài
*Chú ý: Những em đọc chậm, sai đọc nhiều lần
Tổ chức thi đọc 
Cùng học sinh bình chọn bạn đọc đúng, đọc nhanh
c.Làm bài tập
Bài 1: Viết tiếng ngoài bài có vần ăm , ăp ? nhận xét, chữa bài
Bài 2 : khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ trả lời đúng 
Nụ hoa ngọc lan màu gì ? 
A, bạc trắng
B, xanh thẫm 
C, trắng ngần 	
Bài 3:
Đọc tên các loài hoa mà em biết 
3.Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học. 
Về nhà, các em cần luyện đọc thêm Tiết sau: Luỹ tre 
 Đọc tiếp nối và trả lời câu hỏi trong bài
Luyện đọc theo nhóm
Các nhóm lần lượt thể hiện
Mỗi tổ cử 1 bạn thi đọc
Đọc yêu cầu của bài
Làm bài vào vở : chăm học , ngắm trăng 
Đọc yêu cầu của bài
Một em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở : nụ hoa trắng ngần 
Một em lên bảng làm , cả lớp làm vào vở 
Học sinh nêu miệng tiếp nối : lan , huệ . hồng , trà , hải đường , thọ , cúc , lay ơn , thược dược , sen , súng , mười giờ .....
Lắng nghe
 **************************************
Tiết 2: Hoạt động ngoài giờ:
 Tìm hiểu về Trần Quốc Toản
IMục tiêu:
- Học sinh nắm được tiểu sử sơ lược của Trần Quốc Toản 
-Giáo dục kĩ năng sống :Ra quyết định , giải quyết vấn đề , tự hào về truyền thống quê hương của mình
-Giáo dục kĩ năng sống :Ra quyết định , giải quyết vấn đề ........
II.Chuẩn bị :
- Tranh về Trần Quốc Toản
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ :
Yêu cầu học sinh nhắc lại di tích lịch sử ở địa phương Thành Cổ Quảng Trị 
- Nhận xét bổ sung .
2.Bài mới :
- Giới thiệu bài mới .
- Nêu tiểu sử Trần Quốc Toản .
Hội nghị Bình Than (1282) bàn kế hoạch chống giặc Nguyên của vương triều Trần, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (1267-1285) không được tham dự do tuổi còn nhỏ, đã bực mình bóp nát trái cam trên tay. Sau đó, ông tự lập một đạo quân hơn nghìn người, lấy lá cờ thêu 6 chữ "phá cường địch, báo hoàng ân" làm cờ hiệu. Đội quân của người anh hùng trẻ tuổi đã đánh cho quân Nguyên nhiều phen khốn đốn. Sau khi Trần Quốc Toản hy sinh, vua đã tự tay làm văn tế và truy tước vương cho ông .
Hầu lại cho thêu một lá cờ lớn đề sáu chữ "Phá cường địch, báo hoàng ân!" (Phá giặc mạnh, báo ơn vua) làm cờ hiệu riêng cho đội quân của mình.
- Trần Quốc Toản thêu lá cờ có đề 6 chữ gì ?
- Em có biết tên trường em mang tên của vị anh hùng nào ?
- Kể lại những gì em biết về Trần Quốc Toản ?
- Nhận xét bổ sung thêm
3.Củng cố :
- Nêu nội dung của tiết học .Em đang tìm hiểu về ai ?
- Đọc 6 chữ vàng trên lá cờ của Trần Quốc Toản .
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- Thành Cổ Quảng Trị ở trung tâm thị xã Quảng Trị .
Học sinh lắng nghe 
"Phá cường địch, báo hoàng ân!" (Phá giặc mạnh, báo ơn vua) 
Trần Quốc Toản 
Học sinh nêu theo hiểu biết của mình .
Trần Quốc Toản 
"Phá cường địch, báo hoàng ân!" (Phá giặc mạnh, báo ơn vua) 
 **************************************
Tiết 3: Luyện toán:
 Luyện tập chung 
 ( Đã soạn ở tiết 4 lớp 1B)
**************************************
 Ngày soạn : 18 / 3 /2012
 Ngày giảng : Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012
(Lớp 1B )
Tiết 1 +2: Tập đọc:
 Quà của bố
I.Mục tiêu :
- Học sinh đọc trơn cả bài thơ. Chú ý:
-Phát âm đúng các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng.
-Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
- Hiểu được nội dung bài: Bố là bộ đội ở ngoài đảo xa. Bố rất nhớ và yêu em.
- H khá giỏi HTL bài thơ.
- Có ý thức chăm học chăm làm để giúp đỡ bố mẹ.
- Giáo dục học sinh kĩ năng sống : Ra quyết định , suy nghĩ .......
 II.Chuẩn bị
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1Bài cũ : Hỏi bài trước.
Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài: “Ngôi nhà” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
Gọi 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: xao xuyến,lảnh lót, thơm phức, trước ngỏ.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
- GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút đề bài ghi bảng.
	Hôm nay chúng ta học bài thơ về bố. Bố của bạn nhỏ trong bài này đi bộ đội bảo vệ đất nước. Bố ở đảo xa, nhớ con gủi cho con rất nhiều quà. Chúng ta cùng xem bố gửi về những quà gì nhé.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng chậm rãi tình cảm nhấn giọng ở khổ thơ thứ hai khi đọc các từ ngữ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn). Tóm tắt nội dung bài.
Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Lần nào: (l¹ n), về phép: (về ¹ dề), luôn luôn: (uôn ¹ uông), vững vàng: (âm v và dấu ngã)
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là vững vàng ? thế nào là đảo xa ?
Luyện đọc câu:
Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất (dòng thứ nhất). Các em sau tự đứng dậy đọc câu nối tiếp.
Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
Đọc nối tiếp từng khổ thơ.
Thi đọc cả bài thơ.
Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
Đọc đồng thanh cả bài.
Luyện tập:
Ôn vần oan, oat.
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần oan ?
Bài tập 2:
Nói câu chứa tiếng có mang vần oan, oat ?
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu ?
Bố gửi cho bạn những quà gì ?
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc lại bài thơ và gọi 2 học sinh đọc lại.
HTL cả bài thơ: Tổ chức cho các em thi đọc HTL theo bàn, nhóm  .
 Thực hành luyện nói:
Chủ đề: Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nóivề nghề nghiệp của bố mình.
Gọi 2 học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu SGK. 
Tổ chức cho các em đóng vai theo cặp để hỏi đáp về nghề nghiệp của bố mình..
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Học sinh viết bảng con và bảng lớp.
HS nhắc lại
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Vài em đọc các từ trên bảng.
Vững vàng: có nghĩa là chắc chắn.
Đảo xa: Vùng đất ở giữa biển, xa đất liền.
Học sinh nhắc lại.
Đọc nối tiếp theo yêu cầu giáo viên.
Đọc nối tiếp 3 em, đọc cả bài thơ.
2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ.
2 em, lớp đồng thanh.
ngoan. 
Đọc câu mẫu trong bài (Chúng em vui liên hoan. Chúng em thích hoạt động.)
Học sinh thi nói câu có chứa tiếng mang vần oan oat.
Bạn Hiền học giỏi môn toán.
Bạn Hoa đoạt giải nhất viết chữ đẹp cấp huyện., 
2 em.
Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đảo xa.
Nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn. Bố gửi cho con những nổi nhớ thương, những lời chúc con khoẻ, ngoan, học giỏi và rất nhiều cái hôn.
Học sinh lắng nghe và đọc lại bài thơ.
Học sinh tự nhẩm và đọc thi giữa các nhóm.
Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên:
Hỏi: Bố bạn làm nghề gì?
Đáp: Bố mình là bác sĩ.
Bố bạn cớ phải là thợ xây không? Lớn lên bạn có thích theo nghề của bố không?
Bố bạn là phi công à? Bố bạn thường có ở nhà không? Bạn có muốn trở thành phi công như bố mình không?
Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài 2 em.
Thực hành ở nhà.
 **************************************
Tiết 3: Toán: 
 Luyện tập (T1)
I.Mục tiêu :
: Giúp học sinh:
- Biết g iải bài toán có phép trừ .
-Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.
 - Rèn luyện khả năng tư duy cho H khi học toán.
- Giáo dục học sinh kĩ năng sống : ra quyết định , suy nghĩ , sáng tạo .....
 I.Chuẩn bị :
-Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Hỏi tên bài cũ.
Nêu các bước giải bài toán có văn.
Gọi học sinh giải bài 3 trên bảng lớp.
Nhận xét bài cũ 
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi đề bài.
Hướng dẫn học sinh giải các bài tập.
Bài 1, 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Học sinh tự TT bài toán hoặc dựa vào phần TT để viết số thích hợp vào chỗ chấm để có TT bài toán và giải vào VBT rồi nêu kết quả bài giải.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Tổ chức cho học sinh thi đua tính nhẩm:
Hướng dẫn học sinh tính nhẩm và ghi kết quả vào ô vuông.
17
15
12
	- 2 	 - 3
Đọc: Mười bảy trừ hai bằng mười lăm, mười lăm trừ ba bằng mười hai.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Cho học sinh dựa vào TT và giải bài toán rồi nêu kết quả.
4.Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS nêu lại các bước giải bài toán.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
2 học sinh nêu: Tìm câu lời giải, ghi phép tính, ghi đáp số.
1 học sinh ghi TT, 1 học sinh giải.
Học sinh nhắc lại.
Giải:
Số búp bê còn lại trong cửa hàng là:
15 – 2 = 13 (búp bê)
	Đáp số : 13 búp bê
Giải:
Số máy bay còn lại trên sân là:
15 – 2 = 10 (máy bay)
	Đáp số : 12 máy bay
Các em tự tính nhẩm và xung phong nêu kết quả, thi đua theo nhóm bằng hình thức tiếp sức.
Mười tám trừ bốn bằng mười bốn, mười bốn cộng một bằng mười lăm.
18 – 4 + 1 = 15
Mười bốn cộng hai bằng mười sáu, mười sáu trừ năm bằng mười một.
14 + 2 – 5 = 11
Giải:
Số hình tam giác không tô màu là:
8 – 4 = 4 (tam giác)
	Đáp số : 4 tam giác
Nêu lại các bước giải bài toán có văn.
Thực hành ở nhà.
 Tiết 4: Luyện viết:
 Mưu chú Sẻ
I.Mục tiêu :
Giúp học sinh :
- Chép lại chính xác , không mắc lỗi bài : Mưu chú Sẻ
- Trình bày đúng bài viết .Viết đúng tốc độ tối thiểu 2 chữ / phút . 
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở .
- Giáo dục học sinh kĩ năng sống : ra quyết định , suy nghĩ , sáng tạo .....
 II.Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết sẵn bài viết , nam châm 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Luyện viết : Hoa ngọc lan
1. Hướng dẫn học sinh tập chép :
- Treo bảng phụ ( có bài viết )
- Cho 1 vài học sinh nhìn bảng đọc 
- Cho học sinh tìm 1 số tiếng dễ viết sai 
- Cho học sinh viết ra bảng con.Hướng dẫn và sửa sai cho HS .
- Cho học sinh viết bài vào vở .
- Hướng dẫn các em ngồi đúng tư thế , cách cầm bút , để vở và cách trình bày .
- Đọc thong thả , chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát lại .GV dừng lại ở chỗ khó viết , đánh vần lại tiếng để cho các em viết đúng .Nhắc các em gạch chân chữ viết sai , ghi số lỗi ra lề vở.
 2. Hướng dẫn làm bài tập (VBTTV) 
- Cho học sinh lần lượt nêu yêu cầu bài tập VBTTV .Viết tiếng có vần : ăm ,
Viết tiếng có vần : ăp ,.
- Hướng dẫn làm bài tập .
- Viết tên các loại hoa mà em biết 
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học , dặn dò bài về nhà.
- Hỏt 1 bài .
- Quan sát trên bảng phụ.
- Vài em nhìn bảng đọc .
- Chọn 1 số tiếng dễ viết sai 
- Viết ra bảng con các từ khó viết: 
- Tự nhận xét bài cho bạn.
- Chép bài vào vở.
(chú ý cách cầm bút và tư thế ngồi)
Rèn kĩ năng viết đúng và đẹp cho các đối tượng học sinh 
- Cầm bút chì chữa lỗi 
- Ghi lỗi ra lề vở.
Viết vào vở bài tập
Viết vào bảng con 
- Quan sát đánh giá bài của bạn .
 **************************************
Tiết 5: Thủ công:
 Cắt , dán hình tam giác ( T1)
I.Mục tiêu :
- Có thói quen vệ sinh sạch sẽ sau tiết học.
 I.Chuẩn bị :
-Chuẩn bị 1 hình tam giác dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô.
-1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn.
-Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán  .
-Sách thủ công,giấy trắng
-Bót ch×, th­íc kÎ, kÐo
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tên bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Ghim hình vẽ mẫu lên bảng.
Định hướng cho học sinh quan sát hình tam giác về: Hình dạng và kích thước mẫu (H1). Hình tam giác có 3 cạnh trong đó 1 cạnh của hình tam giác là 1 cạnh hình CN có độ dài 8 ô, còn 2 cạnh kia nối với 1 điểm của cạnh đối diện
Giáo viên nêu: Như vậy trong hình mẫu (H1), hình tam giác có 3 cạnh trong đó 1 cạnh có số đo là 8 ô theo yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Hướng dẫn học sinh cách kẻ hình tam giác:
Giáo viên thao tác từng bước yêu cầu học sinh quan sát:
Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng và gội ý cách kẻ
Từ những nhận xét trên hình tam giác (H1) là 1 phần của hình CN có đôï dài 1 cạnh 8 ô muốn. Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 đỉnh, trong đó 2 đỉnh là 2 điểm đầu của cạnh hình CN có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3. Nối 3 đỉnh với nhau ta được hình tam giác như H2.
Ta có thể dựa vào các cạnh hình CN để kẻ hình tam giác đơn giản (H3)
Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt rời hình tam giác và dán. Cắt theo cạnh AB, AC.
Bôi 1 lớp hồ mỏng và dán cân đối, phẳng.
Thao tác từng bước để học sinh theo dõi cắt và dán hình tam giác.
Cho học sinh cắt dán hình tam giác trên giấy có kẻ ô ly. 
4.Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp, phẳng..
Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán
Hát.
Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kểm tra.
Vài HS nêu lại
Học sinh quan sát hình tam giác mẫu (H1)
A
B
C
Hình 1
A
B
C
Hình 2
A
Hình 3
Học sinh cắt rời hình tam giác và dán trên giấy có kẻ ô li.
Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán tam giác
 **************************************
 Ngày soạn : 19/ 3 /2012
 Ngày giảng : Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2012
Dạy chiều :(Lớp 1A )
 Tiết 1: Luyện đọc 
 Quà của bố
I.Mục tiêu :
Củng cố cho HS :
- HS đọc trơn toàn bài : Ai dậy sớm .Phát âm đúng các tiếng từ ngữ khó : Quà , nhiều , súng , tay , đảo xa , về phép , nghìn cái nhớ , giúp bố , vững vàng .
- Ôn vần : oan , oat 
- Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : oan , oat .
- Biết cách đọc đoạn thơ hay.
- Rèn đọc hay , diễn cảm cho các bạn khá giỏi .
- Nhắc lại nội dung bài: Bố là bộ đội ở ngoài đảo xa. Bố rất nhớ và yêu bạn nhỏ.
- Giáo dục học sinh kĩ năng sống : ra quyết định , suy nghĩ , sáng tạo .....
 I.Chuẩn bị :
- Sách tập đọc 
- Vở BTTV
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức 
2..Luyện đọc bài: Quà của bố 
- Gọi 3 em đọc lại toàn bộ bài : Ai dậy sớm 
- GV sửa cho học sinh .
+Luyện đọc tiếng , từ
- Luyện đọc tiếng , từ khó:Quà , nhiều , súng , tay , đảo xa , về phép , nghìn cái nhớ , giúp bố , vững vàng .
 - Nhận xét .
 + Luyện đọc dòng thơ :
- Cho học sinh đọc từng dòng thơ .
- Nhận xét 
+ Luyện đọc các đoạn thơ tiếp nối .
+ Ôn lại các vần : 
- Cho HS nêu tiếng , từ có vần : oan , oat
- Nhận xét .
 +Luyện đọc toàn bài .
- Gọi HS thi đọc diễn cảm toàn bài 
*Luyện tập : 
- Cho HS thi tìm tiếng , nói câu chứa tiếng có vần :ươn , ương 
Cho học sinh nêu lại nội dung bài .
* Làm bài tập 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở vở BTTV
3.Củng cố dặn dò :
- Thi đọc tiếp nối toàn bài .
- Nhận xét tiết học .
- Hướng dẫn bài tập về nhà : Đọc bài trả lời câu hỏi , đọc trước bài sau.
- Hát 1 bài 
- 3 em khá đọc toàn bài trong SGK 
- Lắng nghe – nhận xét 
- Tìm tiếng khó đọc – nhận xét .
- Đọc : tặng cháu , nước non, lòng yêu
( Chú ý các em đọc chậm ..)
- Nối tiếp nhau đọc từng câu ( các em khá..)
- Nhận xét 
- Nêu : loan , ngoan ,xoan , ngoan ngoãn , máy khoan , hoạt , khoát , hoạt hình , khoát tay , loạt xoạt
- Nhận xét
- Đọc diễn cảm cả bài .( Các em khá giỏi )
- Nhận xét.
- Thi tìm tiếng , nói câu chứa tiếng có vần oan , oat 
* Chúng em học tập rất ngoan ngoan.
* Chúng em sinh hoạt sao rất vui.
- Vài em nhắc lại nội dung bài: 
- Lần lượt nêu yêu cầu của bài – thực hiện vào vở bài tập Tiếng Việt 
- Đọc tiếp nối toàn bài .
- Đọc trước bài sau 
 **************************************
Tiết 2: Luyện tự nhiên xã hội:
 Con muỗi
I.Mục tiêu :
Củng cố cho học sinh biết :
- Nêu một số tác hại của muỗi .
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
- H khá giỏi biết phòng trừ muỗi.
-Có ý thức bảo vệ môi trường
- Kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
-Giáo dục HS kĩ năng ra quyết định , giải quyết vấn đề....
 II.Chuẩn bị
- Tranh con muỗi
- Vở BTTN
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định :
2.Bài luyện
Kể tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi ?
Giáo viên giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 1 : Quan sát con muỗi.Thảo luận nhóm đôi
 Học sinh Viết vào ô trống tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
.Giáo viên nêu yêu cầu : quan sát tranh con muỗi, viết vào ô trống các bộ phận bên ngoài của con muỗi
Giáo viên kết luận:
	Muỗi là loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Nó có đầu, mình, chân và cách. Nó bay bằng cánh, đậu bằng chân. Muỗi dùng vòi để hút máu của người và động vật để sống. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu.
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
Viết chữ đ vào ô trống ứng với ý bạn cho là đúng .
Muỗi đốt sẽ :
 Ngứa .
 Không sao
 Có thể bị sốt rét .
 Có thể bị sốt xuất huyết .
 Bị mất một ít máu .
Nhận xét bổ sung thêm .
Chốt kiến thức .
Hoạt động 3: Hỏi đáp cách phòng chống muỗi khi ngủ.
Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt ?
Giáo viên kết luận:
Khi đi ngủ chúng ta cần mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Gọi học sinh nêu những tác hại của con muỗi.
Nêu các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
Nhận xét. Tuyên dương.
Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Luôn luôn giữ gìn môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để ngăn ngừa muỗi sinh sản, nằm màn để tránh muỗi.
Học sinh nêu tên bài học.
2 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh lắng nghe.
Thảo luận nhóm đôi
Học sinh quan sát tranh vẽ con muỗi và thảo luận theo cặp.
Đại diện các nhóm trình bày 
Học sinh nhắc lại.
Cả lớp nhận xét 
Đại diện các nhóm nêu ý kiến, tại sao nhóm mình chọn các câu như vậy và giải thích thêm một số nhiểu biết về con muỗi.
Các nhóm khác tranh luận và bổ sung, đi đến kết luận chung.
Hoạt động lớp: mỗi học sinh tự suy nghĩ câu trả lời và trình bày trước lớp cho các bạn và cô cùng nghe.
Khi ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt.
Khi ngủ cần dùng hương diệt muỗi để tránh muỗi đốt.
Học sinh tự liên hệ và nêu như bài đã học ở trên.
Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh.
Thực hành nằm màn để tránh muỗi đốt.
Láng nghe thực hành ở nhà 
 ***************************************
Tiết 3: Luyện toán:
 Luyện tập ( T1)
IMục tiêu:
Giúp học sinh củng cố các kĩ năng:
-Giúp học sinh củng cố
- Luyện kĩ năng giải toán có lời văn .
- Học sinh có ý thức học toán tốt và rèn ý thức rèn chũ giữ vở.
-Giáo dục học sinh kĩ năng ra quyết định , sáng tạo ....
- Giáo dục HS say mê học toán
II.Chuẩn bị :
Bản

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 CKTKN lop 1 ca ngay.doc