Giáo án Lớp 1 - Tuần 26

I. Mục tiêu.

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK).

* HS khá giỏi tìm được tiếng có vần an, at;

II. Đồ dùng day học.

1. Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói

- Bảng nam châm, bộ chữ

2. SGK

III. Các hoạt động dạy và học.

 

doc 26 trang Người đăng honganh Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng:
Múa hát tập thể
1. Giới thiệu bài ôn:
Lắng nghe
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu:
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn học sinh đọc:
- Đọc tiếng , từ, câu, đoạn, bài.
- Nhận xét – tuyên dương
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
Đọc: Viết thư.
- Đọc cá nhân – bàn- nhóm - lớp.
- Đọc thi đua giữa các nhóm, cá nhân.
- Lớp đồng thanh. 
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu :
Cho hs đọc thầm câu hỏi và câu trả lời
Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng.
Đọc thầm và thảo luận theo nhóm đôi để chọn câu trả lời đúng.
Đại diện nhóm trình bày.
a / Tôm viết thư cho Bi.
b/ Vì Tôm không biết chữ.
c/ Bi cũng không biết đọc.
Nhận xét - chữa bài.
Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu .
* Chấm bài - nhận xét tiết học:
Tìm trong bài đọc và viết lại tiếng có vần an, at.
Học sinh tìm – nêu và viết lại vào vở.
An: bạn.
At: lát.
Toán*:
Ôn luyện: Bài 97 (trang 32)
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc và viết được số có hai chữ số.
- Biết thứ tự các số từ 20 đến 50.
II/ Đồ dung dạy học:
 VBTT/ 32
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động:
Múa hát tập thể
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
a/ Viết (theo mẫu)
Hai mươi: 20
b/ Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số:
Nêu yêu cầu
Làm bài - nhận xét - chữa bài.
Hai mươi mốt 
Hai mươi hai 
29 31 36
Bài 2: Viết số:
Nêu yêu cầu
Làm bài - nhận xét - chữa bài.
Bài 3: Viết số:
Nêu yêu cầu
Làm bài - nhận xét - chữa bài.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống:
Nêu yêu cầu.
Làm bài - nhận xét - chữa bài.
* Chấm bài - nhận xét tiết học:
Thứ ba, ngày  tháng  năm 20
Tập viết
Tô chữ hoa C, D, Đ
I. Mục tiêu. 
- Tô được các chữ hoa C, D, Đ
- Viết đúng các vần: an, at, anh, ach; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ kiểu chữ viết thường( mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
* Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết
II. Đồ dùng day học. 
- Bảng phụ viết sẵn chữ hoa, các vần và từ.
III. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Kiểm tra vở ở nhà của hS, gọi HS lên bảng viết các từ ngữ: sao sáng, mai sau
- Nhận xét, ghi điểm
II. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa: ( 5 phút)
- GV treo bảng có viết chữ hoa C, D, Đ. 
+ Chữ C được viết bởi mấy nét?
- Qui trình viết chữ C như sau: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong; dừng bút trên đường kẻ 2
- Nhắc lại một lần nữa
- Cho HS viết bảng con
- Qui trình viết chữ D, Đ
- GV nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng ( 10 phút)
- GV treo bảng phụ các vần và từ ngữ: an, at, anh, ach, bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ
- GV nhắc lại cách nối nét.
- Cho HS viết bảng con
- GV nhận xét, sửa chữa.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở ( 20 phút)
- Cho HS viết vào vở tập viết
* Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết
- GV theo dõi, nhắc nhở tư thế ngồi.
- Chấm một số vở, khen những HS viết đẹp.
II. Củng cố, dặn dò. ( 5 phút) 
- Viết vào bảng
- Quan sát
- Viết bằng 1 nét liền
- HS chú ý.
- HS viết bảng con chữ C
- HS viết bảng con chữ D, Đ
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS viết bảng con.
- HS viết vào vở.
* Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết
Chính tả: (Tập chép)
Bàn tay mẹ
I. Mục tiêu. 
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn :” Hằng ngày, chậu tã lót đầy” trong khoảng 15 - 17 phút.
- Điền đúng vần vần an, at, chữ g, gh vào chỗ trống.
- Làm được bài tập 2, 3 SGK.
II. Đồ dùng day học. 
- Bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn và bài tập.
- Bộ chữ.
III. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động của GV
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
II. Dạy bài mới: ( 25 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép:” Hằng ngày, chậu tã lót đầy”
- Viết bảng đoạn văn cần chép 
+ Tìm tiếng dễ viết sai: hằng ngày, bàn tay, bao nhiêu, việc, nấu cơm, giặt, tã lót.
- Cho HS đọc
+ Phân tích các tiếng khó.
+ Cho HS viết bảng lớp, bảng con.
- Cho HS chép bài.
+ GV theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở. Chữ đầu lùi vào một ô, sau dấu chấm phải viết hoa.
- GV đọc lại đoạn văn cho HS kiểm tra bài.
- GV thu vở chấm.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động của HS
- HS đọc đoạn văn. 
- Lắng nghe
- Đọc
- HS trả lời.
- HS viết bảng con, bảng lớp.
- HS chép bài vào vở.
- Kiểm tra bài
Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu, quan sát tranh.
- Cho HS làm bài vào sách
- Gọi HS lên bảng làm.
- Cho HS đọc
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu, quan sát tranh.
- Cho HS làm bài vào sách
- Gọi HS lên bảng làm.
- Cho HS đọc
III. Củng cố, dặn dò. ( 5 phút)
- Điền vần: an hay at?
- HS làm bài.
- kéo đàn tát nước
- Đọc
- Điền chữ: g hay gh?
- HS làm bài.
- nhà ga cái ghế 
- Đọc
Đạo đức
Cảm ơn và xin lỗi (Tiết 1)
I.Mục tiêu: 
- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp
* Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
II. Đồ dùng day học. Vở bài tập đạo đức.
- Đồ dùng để hoá trang khi chơi sắm vai.
- Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi “ghép hoa”.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.KTBC: ( 5 phút)
- HS nêu đi bộ như thế nào là đúng quy định.
- GV nhận xét 
2.Bài mới : ( 25phút)
Hoạt động 1 : Quan sát tranh bài tập 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 1, thảo luận nhóm đôi và cho biết:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Vì sao các bạn lại làm như vậy?
- Gọi các nhóm trả lời
Giáo viên kết luận:
Tranh 1: Cảm ơn khi được bạn tặng quà.
Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 2:
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm, mỗi nhóm một bức tranh: nhóm 1 tranh 1, nhóm 2 tranh 2, nhóm 3 tranh 3, nhóm 4 tranh 4.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
GV kết luận: 
Hoạt động 3: Đóng vai (bài tập 4)
- Giáo viên giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm. 
- Cho học sinh lên đóng vai.
- Yêu cầu hS thảo luận với các câu hỏi sau:
+ Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn.
+ Em cảm thấy thế nào khi được bạn xin lỗi.
Giáo viên kết luận: 
- Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Cần nói xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
4.Củng cố dặn dò: ( 5 phút)
- Nhận xét, tuyên dương. 
- Trả lời
Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm
Tranh 1: Hai bạn học sinh đang cho bạn quà. Bạn đó nói “ Cảm ơn bạn”
Tranh 2: Bạn HS đi học muộn và bạn nói “ Em xin lỗi cô, em đi học muộn”
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm
Tranh 1, 3: Cần nói lời cảm ơn
Tranh 2, 4: Cần nói lời xin lỗi
- Lắng nghe
- Học sinh thực hành đóng vai 
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
- Trả lời
* Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
- Lắng nghe
- Thực hiện nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc
Tự nhiên và Xã hội
 Bài 26: Con gà
I. Mục tiêu. 
- Nêu ích lợi của con gà.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật.
* Phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu.
 - HS có ý thức chăm sóc gà (nếu nhà có nuôi gà).
II. Đồ dùng day học. 
 - Tranh vẽ con gà phóng to
 - Các hình vẽ trong sách
III. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Nêu các bộ phận bên ngoài của con cá? 
- Nêu ích lợi của việc ăn cá?
- Nhận xét.
II. Dạy bài mới: ( 25 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Quan sát con gà
Mục tiêu: HS biết các bộ phận của con gà
- Yêu cầu HS quan sát con gà và trả lời các câu hỏi: Chỉ các bộ phận bên ngoài của con gà.
- Gọi HS lên chỉ và trả lời
+ Lớp nhận xét, bổ sung
Kết luận: Gà có đầu, mình, đuôi, 2chân, 2 cánh. 
Hoạt động 3: Làm việc với SGK
- Yêu cầu quan sát các bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nêu ích lợi của việc nuôi gà?
+ Khi gà có bệnh ta phải làm gì?
+ Gọi HS trả lời
+ Lớp nhận xét, bổ sung
Kết luận: Gà có rất nhiều ích lợi như để bán, lấy trứng, làm thịt. Thịt gà và trứng cung cấp nhiều chất đạm và tốt cho sức khỏe.
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 4: Phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu.
- Khuyến khích HS nêu sự khác nhau của gà trống và gà mái về tiếng kêu, hình dáng.
- Nhận xét, bổ sung
III.Củng cố, dặn dò ( 5phút)
- 2 HS trả lời
- HS trả lời, lắng nghe
- Quan sát con gà
-Gà có đầu, mình
- Đuôi, chân, cánh
- Lắng nghe
- Nuôi gà để bán , để lấy thịt ăn, để lấy trứng. Ăn thịt gà và trứng gà rất tốt cho sức khỏe.
- HS lắng nghe
* Hình dáng: Gà trống mình to, chân cao, có lông sặc sỡ, lông đuôi dài Gà mái mình nhỏ, chân thấp, lông đuôi ngắn, biết đẻ trứng
* Tiếng kêu: Gà trống gáy ò ó o. Gà mài kêu cục tác cục tác
Thứ tư, ngày tháng  năm 20
Toán
 Các số có hai chữ số (tt)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69
- Nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy học toán 1, bảng gài, que tính, bộ số
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
II. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2phút)
Hoạt động 2: Giới thiệu các số từ 50 đến 60.( 5 phút)
- Hướng dẫn hS xem hình vẽ trong sách để nhận ra có 5 bó que tính, mà mỗi bó là 1 chục nên viết số mấy vào cột chục. Có mấy que tính rời?
- Nhận xét: Có 5 chục và 4 đơn vị tức là năm mươi tư, viết là 54.
- Cho HS đọc
- Thực hiện tương tự với các số: 51, 52, 53, 55, 56, 57, 58, 59, 60.
Hoạt động 3: Giới thiệu các số từ 61 đến 69.( 5 phút)
- Thực hiện tương tự 
Hoạt động 4: Luyện tập ( 15 phút)
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS đọc và viết vào vở
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS đọc và viết vào vở
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS viết các số còn thiếu vào ô trống
- Cho HS đọc
III. Củng cố dặn dò: ( 3phút)
- Viết số 5 vào cột chục.
- Có 4 que tính nên viết 4 vào cột đơn vị.
- Lắng nghe
- Năm mươi tư
- HS làm tương tự
- HS làm tương tự
- Viết số:
50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59.
- Viết số:
60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70.
- Viết số thích hợp vào ô trống:
30, 31, 32, 33, 34, 35, 36,  69
- Đọc
Tập đọc
Cái Bống
I. Mục tiêu. 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ.Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK).
- Học thuộc lòng bài đồng dao.
* HS khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần anh, ach. 
II. Đồ dùng day học. 
- Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói.
- Bộ chữ.
III. Các hoạt động dạy và học. 
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Bàn tay mẹ
- GV nhận xét, ghi điểm
II. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc ( 30 phút)
1. GV đọc mẫu: 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
-Viết lên bảng từ ngữ khó và cho HS đọc : bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng.
- Cho HS phân tích tiếng các tiếng khó và đánh vần
- GV giải nghĩa các từ: mưa ròng là mưa nhiều và kéo dài.
- Cho HS đọc lại các từ khó.
b. Luyện đọc câu:
- GV chỉ từng tiếng trong câu cho HS đọc
- Gọi HS đọc trơn từng câu
- Gọi HS đọc trơn tiếp nối nhau từng câu
c. Luyện đọc cả bài:
- Gọi 4 HS, mỗi HS đọc 1 câu
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo nhóm.
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- Cho lớp đọc đồng thanh.
- Cho các nhóm cử đại diện HS lên thi đọc
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
Nghỉ giữa tiết
3. Ôn các vần anh, ach:
* a. Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần anh ?
- Yêu cầu hS phân tích tiếng: gánh
- Cho HS đọc
* b. Nói câu có tiếng chứa vần anh, ach?
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong sách và đọc câu có chứa vần anh, ach
- Cho HS xung phong nói câu có tiếng chứa vần ai, ay
- Nhận xét
- HS đọc và trả lời
- HS quan sát tranh, lắng nghe
- Đọc
- Phân tích và đánh vần.
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
- Đọc nối tiếp từng câu
- HS đọc, 1 em đọc 1 câu
- Đọc nối tiếp nhau theo nhóm.
- Đọc toàn bài.
- Lớp đọc đồng thanh
- Các nhóm thi đọc
- Vỗ tay
- gánh
- Quan sát tranh và đọc:
Nước chanh mát và bổ
Quyển sách này rất hay.
* Bạn Minh chạy rất nhanh.
* Nhà em có rất nhiều sách
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói. ( 30 phút)
1. Tìm hiểu bài đọc:
- GV đọc mẫu lần 2.
- Cho HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi:
+ Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
+ Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
Cho nhiều HS trả lời, bổ sung cho nhau để hoàn chỉnh.
- Đọc diễn cảm lại bài thơ
- Nhận xét 
2. Học thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS tự nhẩm từng câu thơ. Sau đó xóa dần từng câu để HS đọc thuộc.
- Gọi HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ
- Nhận xét, tuyên dương hS
Nghỉ giữa tiết
3. Luyện nói: - Giới thiệu tranh, yêu cầu HS quan sát và nêu câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Ở nhà, em làm gì giúp bố mẹ?
- Gọi HS trả lời, lớp bổ sung
- Nhận xét, kết luận:
III. Củng cố, dặn dò: ( 5phút)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn đọc bài ,chuẩn bị bài :Vẽ ngựa 
- Nghe.
- HS đọc lại bài
- Bống đã khéo sảy, khéo sàng để giúp mẹ nấu cơm.
- Bống ra gánh đỡ khi mẹ đi chợ về.
- 3 HS đọc lại toàn bài.
- Nhẩm các câu thơ
- Đọc thuộc bài thơ
- Vỗ tay
- Quan sát tranh.
- Tranh vẽ cảnh bạn nhỏ đang chơi với em, bạn nhỏ quét nhà, bạn nhỏ cho gà ăn , bạn nhỏ tưới cây
- Em nhặt rau, rửa chén, chơi với em
- Lắng nghe.
Tiếng Việt*:
Ôn luyện: Tập đọc (Trang 26)
I/ Mục tiêu:
- Hs đọc bài “Cái Bống” và làm các bài tập ở VBT/ 23.
II/ Đồ dung dạy học:
VBTTV/ T2
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động:
Hát tập thể
1/ Luyện đọc:
Gọi hs đọc bài “Cái Bống”.
- Hs đọc nối tiếp từng câu.
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc cá nhân.
2/ Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: Viết tiếng trong bài có vần anh:
Nêu yêu cầu.
Tìm - viết - đọc
Anh: gánh.
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu.
- Viết tiếng ngoài bài có vần anh, ach.
Anh: cành chanh, thanh kiếm, 
Ach: quyển sách, sạch sẽ, 
- Đọc tiếng vừa tìm được.
- Nhận xét - chữa bài.
Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu.
Nêu yêu cầu
- Điền từ ngữ - Đọc câu vừa tìm được.
- Nhận xét - chữa bài.
+ Bống khéo sảy, khéo sang cho mẹ nấu cơm.
+ Bống ra gánh đỡ khi mẹ đi chợ về.
Bài 4: Gọi hs nêu yêu cầu.
Nối các ô chữ thành câu và viết lại câu vào chỗ trống.
- Đọc các ô chữ rồi nối các ô chữ để tạo thành câu cho phù hợp - Viết lại câu vào chỗ trống:
Bống rất chăm làm.
- Đọc câu đã viết.
- Nhận xét - chữa bài.
* Chấm bài - nhận xét tiết học.
* Củng cố - dặn dò:
Thứ năm , ngày  tháng  năm 20
Chính tả: (Nghe viết)
Cái Bống
I. Mục tiêu. 
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài đồng dao Cái Bống trong khoảng 15 phút.
- Điền đúng vần anh, ach, chữ ng, ngh vào chỗ trống.
- Làm được bài tập 2, 3 SGK.
II. Đồ dùng day học. 
- Bảng phụ đã chép sẵn bài Cái Bống và bài tập.
- Bộ chữ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Gọi HS lên bảng viết từ: nhà ga, cái ghế, con gà, ghê sợ 
- Nhận xét, ghi điểm
II. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài( 2 phút)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép ( 15 phút)
- GV treo bảng phụ
- Gọi 2 HS đọc bài trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS quan sát bài đồng dao và:
+ Tìm tiếng khó viết.
+ Phân tích các tiếng khó.
+ Cho HS viết bảng lớp, bảng con.
- GV đọc, HS chép bài
+ Đọc mỗi dòng thơ 3 lần. Lưu ý cho HS cách viết các dòng thơ cách lề vở 3 ô. Những chữ đầu dòng và tên riêng phải viết hoa
- GV đọc lại bài để HS kiểm tra
- GV thu vở chấm.
Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả.( 10 phút)
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu, quan sát tranh.
- Cho HS điền vào sách
- Gọi HS lên bảng làm
- Cho HS đọc
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu, quan sát tranh.
- HS điền vào sách
- Gọi HS lên bảng làm
- Cho HS đọc
III. Củng cố, dặn dò. ( 3 phút)
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
- HS đọc bài thơ 
- Quan sát bài đồng dao
- khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng.
- Phân tích
- HS viết bảng con, bảng lớp.
- HS chép bài vào vở.
- HS kiểm tra bài
- Điền vần: anh hay ach?
- Làm bài vào sách
hộp bánh túi xách tay
- Đọc
- Điền chữ: ng hay ngh?
- HS làm bài
ngà voi chú nghé
- Đọc
Tiếng Việt
Ôn tập
I. Mục tiêu. 
- Đọc trơn cả bài tập đọc Vẽ ngựa. Đọc đúng các từ ngữ: bao giờ, sao em biết, bức tranh
- Hiểu nội dung bài: Tính hài hước của câu chuyện: bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ.Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK).
* HS khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ua, ưa
II. Đồ dùng day học. 
- Tranh minh họa các từ, câu ứng dụng.
- Bảng ôn.
- Bảng con, SGK, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy và học. 
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài : Cái Bống
- GV nhận xét, ghi điểm
II. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc ( 30 phút)
1. GV đọc mẫu: giọng vui. Lời bé đọc giọng hồn nhiên, ngộ nghĩnh.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
-Viết lên bảng từ ngữ khó và cho HS đọc : bao giờ, sao, hỏi, bức tranh
- Cho HS phân tích tiếng các tiếng khó và đánh vần
- Cho HS đọc lại các từ khó.
b. Luyện đọc câu:
- GV chỉ từng tiếng trong câu cho HS đọc
- Gọi HS đọc trơn từng câu
- Gọi HS đọc trơn tiếp nối nhau từng câu
c. Luyện đọc đoạn, bài:
- Hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn: đoạn 1 từ Bé vẽ ngựa đến với chị; đoạn 2 từ chị ơi đến đâu; đoạn 3 từ sao em biết đến chị hỏi; đoạn 4 là còn lại.
- Gọi 4 HS, mỗi HS đọc 1 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo nhóm.
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- Cho lớp đọc đồng thanh.
- Cho các nhóm cử đại diện HS lên thi đọc
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
Nghỉ giữa tiết
3. Ôn các vần ua, ưa:
* a. Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần ưa?
- Yêu cầu hS phân tích tiếng: ngựa, chưa, đưa
- Cho HS đọc
* b. Tìm tiếng ngoài bài có vần ua, ưa?
- Cho HS suy nghĩ và tìm các tiếng ngoài bài có vần ua, ưa
- Yêu cầu HS phân tích một số từ.
- Cho HS đọc các từ vừa tìm được
* c. Nói câu có tiếng chứa vần ua, ưa?
- Cho HS đọc câu mẫu trong sách
- Cho HS xung phong nói câu có tiếng chứa vần ai, ay
- Nhận xét
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Đọc
- Phân tích và đánh vần.
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
- Đọc nối tiếp từng câu
- Lắng nghe
- HS đọc, 1 em đọc 1 đoạn
- Đọc nối tiếp nhau theo nhóm.
- Đọc toàn bài.
- Lớp đọc đồng thanh
- Các nhóm thi đọc
- Vỗ tay
- ngựa, chưa, đưa
- Phân tích
- Đọc
* ua: sữa chua, con cua, con rùa, vua
* ưa: cưa, bữa cơm, dừa, mưa, cửa...
- Phân tích.
- Đọc
Trận mưa rất to
Mẹ mua bó hoa rất đẹp
* Em rất thích ăn sữa chua.
* Trời mưa rất to.
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói. ( 30 phút)
1. Tìm hiểu bài đọc:
- GV đọc mẫu lần 2.
- Cho HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?
+ Vì sao nhìn tranh, bà không nhận ra con vật ấy?
- Yêu cầu lớp đọc câu hỏi 3
+ Cho HS quan sát tranh và làm bài vào sách
+ Gọi hS trả lời
+ Cho HS đọc
- Đọc lại bài theo cách phân vai: người dẫn chuyện, giọng bé, giọng chị
- Nhận xét 
Nghỉ giữa tiết
2. Luyện nói: Hỏi nhau 
- Giới thiệu tranh, yêu cầu HS quan sát và đọc câu mẫu:
- Hướng dẫn HS nêu câu hỏi và trả lời theo suy nghĩ của các em theo chủ đề vẽ
- Gọi HS thực hành hỏi đáp theo cặp
- Nhận xét
III. Củng cố, dặn dò: ( 5phút)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn đọc bài, chuẩn bị bài :Hoa ngọc lan 
- Nghe.
- HS đọc lại bài.
- Bạn nhỏ vẽ hình con ngựa
- Vì bạn nhỏ vẽ ngựa chẳng ra hình con ngựa.
- Điền từ: trông hoặc trông thấy.
+ Làm bài
+ Bà trông cháu 
bà trông thấy con ngựa
+ Đọc
- Đọc lại bài theo cách phân vai.
- Quan sát tranh.
H1: Bạn có thích vẽ không?
H2: Tôi rất thích vẽ.
H1: Bạn thích vẽ gì?
H2: Mình thích vẽ con vật.
H1:Theo bạn, ở lớp ai vẽ đẹp nhất?
H2: Bạn Quỳnh vẽ đẹp nhất.
H1: Bạn có muốn trở thành họ sĩ không?
H2: Mình rất thích trở thành họa sĩ.
- Lắng nghe.
Toán
Các số có hai chữ số (tt)
I. Mục tiêu
- Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 70 đến 99.
- Nhận biết được thứ tự các số từ 70 đến 99.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy học toán 1
- Bảng phụ, bảng cài, que tính, thanh thẻ, bộ số.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5phút)
II. Dạy bài mới: ( 25 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: 1. Giới thiệu các số từ 70 đến 80.
- Hướng dẫn HS xem hình vẽ trong sách để nhận ra có 7 bó que tính, mà mỗi bó là 1 chục nên viết số mấy vào cột chục. Có mấy que tính rời?
- Nhận xét: Có 7 chục và 2 đơn vị tức là bảy mươi hai, viết là 72.
- Cho HS đọc
- Thực hiện tương tự với các số: 70, 71, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80
2. Giới thiệu các số từ 80 đến 90
- GV hướng dẫn tiến hành tương tự .
3. Giới thiệu các số từ 90 đến 99
- GV hướng dẫn tiến hành tương tự .
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Nêu yêu cầu bài
- Cho HS viết vào vở và đọc
Bài 2: Nêu yêu cầu bài
- Điền các số còn thiếu vào ô trống và đọc
Bài 3: Nêu yêu cầu của bài
- Cho HS điền rồi đọc
Bài 4: Cho HS quan sát và TLCH.
Củng cố dặn dò: ( 5phút)
- Viết số 7 vào cột chục, số 2 vào cột đơn vị
- Lắng nghe
- Đọc
- Thực hiện tương tự
- Viết số:
 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80.
- Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số:80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90
- Viết ( theo mẫu)
- Làm bài - nhận xét - chữa bài
- Có 33 cái bát. Số 33 gồm 3 chục và 3 đơn vị
Toán*:
Ôn luyện: Bài 99 (trang 34)
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc và viết được số có hai chữ số.
- Biết thứ tự các số từ 70 đến 99.
- Biết được cấu tạo của số có hai chữ số.
II/ Đồ dung dạy học:
 VBTT/ 32
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động:
Múa hát tập thể
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Bảy mươi: 70
Nê

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 1 TUAN 26.doc