Giáo án Lớp 1 - Tuần 20

A: Mục tiêu:

- Học sinh nhận diện các vần iếp, ướp, phân biệt được hai vần này đối với nhau và với các vần đã học ở bài trước.

- Đọc, viết được các vần, từ ứng dụng.

- HS đọc được các từ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nghề nghiệp của cha mẹ

B- Đồ dùng dạy – học:

- Tranh minh hoạ từ khoá, đoạn thơ ứng dụng.

C- Các hoạt động dạy – học:

 

doc 29 trang Người đăng honganh Lượt xem 1304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng dọc, dóng hàng, đứng nghiêng, nghỉ.
4- Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức 
4 – 5 lần
3 – 4 lần
1 – 2 lần 
 - HS tập đồng loạt sau khi giáo viên làm mẫu
- Lần 3, 4 , 5 cho từng tổ tập GV theo dõi chỉnh sửa
- Lần 1,2,3 từng tổ cùng điểm số.
- 4 lần cả lớp cùng đồng loạt điểm số.
 x x x x T1
 x x x x T2
 x x x x T3 -3 - 4m
- HS chơi tương tự bài 10
C- Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh đứng vỗ tay và hát.
- Nhận xét bài học ( Khen, nhắc nhở, giao việc)
- Xuống lớp.
5 phút
 x x x x 
 x x x x
3 – 5m (x) GV ĐHXL 
Bài 90:
Học vần:
ôn tập
A- Mục tiêu:
- Củng cố cấu tạo các vần đã học có âm p ở cuối vần
- Đọc viết 1 cách chắc chắn các vần có kết thúc là âm p.
- Đọc đúng các từ ứng dụng đầy ắp, ấp trứng và đoạn thơ ứng dụng.
B- Đồ dùng dạy – học: 
- Bảng ôn tập các vần kết thúc = âm p.
- Tranh minh hoạ đoạn thơ ứng dụng.
- Tranh minh hoạ cho truyện kể.
C- Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
Trò chơi tìm chữ bị mất.
- Mục đích về cấu tạo các vần đã học.
- Chuẩn bị bảng phụ ghi các từ, tiếng có các vần đã học.
+ Đóng gp ngàn n p xe đạp 
- Cho HS đọc các tiếng, từ đã tìm đúng chữ trong trò chơi.
II- Dạy – học bài mới:
1- Giới thiệu bài ( trực tiếp):
2- Ôn tập:
a- Ôn các vần có p ở cuối 
- Cho HS lên bảng ghi các vần đã học có âm p ở cuối.
- Y/c HS chỉ vần theo lời đọc của mình ( GV đọc không theo thứ tự).
- GV cho 1 HS lên bảng chỉ vần bất kì để HS khác đọc đồng thời phân tích cấu tạo vần.
- Cho HS ghép vần trong vở BTTV
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- 1,2 HS lên bảng ghi.
- 1 vài HS lên bảng chỉ.
- HS thực hiện theo Y/C.
- HS ghép vần theo HD.
b- Đọc từ ứng dụng:
 - Gọi HS đọc các từ ứng dụng trong bài.
- GV ghi bảng từ ứng dụng.
- Y/C HS lên bảng tìm tiếng có vần
- Y/C HS luyện đọc và giải nghĩa từ 
- GV nhận xét và đọc mẫu.
- 1 vài HS đọc.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- 1 vài HS đọc lại.
c- Tập viết:
- GVHDHS viết các từ ứng dụng vào bảng con.
+ Lưu ý HS nét nối giữa các chữ, vị trí các dấu thanh, khoảng cách giữa các từ.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS đọc lại bài.
- Nhận xét giờ học.
- HS luyện viết trên không sau đó viết trên bảng con.
- HS đọc ĐT (1 lần).
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc: 
+ Đọc lại bài ôn ở tiết 1.
- GV chỉ bảng theo thứ tự và không theo thứ tự cho HS đọc.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Cho HS cầm SGK, đọc bài.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Đọc đoạn thơ ứng dụng.
- Treo tranh minh hoạ và hỏi.
? Tranh vẽ gì?
+ Đoạn thơ ứng dụng hôm nay sẽ cho các con biết thêm về nơi sinh sống của một số loài cá.
- Hãy đọc cho cô đoạn thơ ứng dụng.
- GV theo dõi và chỉnh sửa phát âm cho HS 
b- Luyện viết:
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết các từ đón tiếp, ấp trứng.
- Y/C HS nhắc lại quy trình viết.
- GV theo dõi và uốn nắn thêm.
- Nhận xét bài viết.
- 1 vài em.
- Tranh vẽ cảnh các con vật dưới ao, có cá, có cua.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 vài HS nêu
- HS tập viết trong vở.
c- Kể chuyện: Ngỗng và tép.
+ GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu câu chuyện chúng ta nghe và kể hôm nay là Ngỗng Tép. Qua câu chuyện này chúng ta sẽ biết được tại sao Ngỗng không bao giờ ăn Tép.
+ GV kể chuỵện.
- GV giao cho mỗi nhóm 1 tranh và Y/C HS tập kể theo nội dung của tranh.
- GV theo dõi, và HD thêm
- HS chú ý nghe
- HS kể chuyện theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện kể.
- Kể nối tiếp theo từng tranh.
- Ca ngợi tính vợ chồng biết hy sinh vì nhau.
? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
4- Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em về nhà ôn lại bài và tìm các từ, tiếng có chứa các vần vừa ôn tập.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 78:
Toán
Luyện tập
A- Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng và kĩ năng tính cộng nhẩm phép tính có dạng 14+3.
B- Đồ dùng dạy – học:
- GV phiếu học tập phục vụ trò chơi.
- HS sách HS vở BT.
C- Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi bảng: 15 + 2 
- 3 HS lên bảng đặt tính và tính.
 10 + 3
 14 + 4
- Cho cả lớp làm vào bảng con: 11+7
- GV nhận xét và cho điểm.
 15 16 14
 + 2 + 3 + 4
 17 19 18
- HS làm bảng con: 11
 + 7
 18
II- Dạy – học bài mới.
1- Giới thiệu bài ( trực tiếp)
2- Luyện tập:
Bài 1:
- Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Đặt tính và tính.
- 1 vài HS nhắc lại.
- 3 HS làm trên bảng.
- Dưới lớp làm theo tổ ( mỗi tổ làm 1 phép tính).
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
HD để tính nhẩm được các phép tính trong BT2 chúng ta phải dựa vào đâu?
- Tính nhẩm.
- GV viết bảng 15 + 1 = ?
- Y/C HS đứng tại chỗ nói laị cách nhẩm.
( Khuyến khích HS nhẩm theo cách thuận tiện nhất).
- Dựa vào bảng cộng 10 
- 15 + 1 = 16
- 5 + 1 = 6
- 10 + 6 = 16
- 15 thêm 1 là 16
- GV nhận xét chỉnh sửa.
Bài 3:
- BTYC gì?
- HD hãy dựa vào cách nhẩm của BT2 để làm.
- BT3 chúng ta sẽ làm từ trái sang phải ( tính nhẩm) và ghi kết quả.
- HS làm bài đổi vở KT chéo sau đó nêu miệng kết quả.
- Tính 
10 + 1 + 3 =?
Nhẩm 10 + 1 = 11
10 + 3 = 14
- HS làm bài sau đó nêu kết quả và cách tính
- GV kiểm tra và nhận xét.
Bài tập 4:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- HD muốn làm được bài tập này ta phải làm gì trước?
- Nối ( theo mẫu)
- Phải nhẩm tìm kết quả của mỗi phép cộng rồi nối phép cộng với số là kết quả của phép cộng.
- GV gắn ND BT4 lên bảng gọi 1 HS lên bảng nói.
- HS làm trong SGK sau đó lên bảng
- GV nhận xét và chỉnh sửa.
- HS dưới lớp nhận xét.
4- củng cố dặn dò:
- Trò chơi tiếp sức.
+ Chuẩn bị các thanh thẻ ghi các phép tính dạng 14 + 3 và các thanh thẻ ghi kết quả của các phép tính này.
+ Cách chơi: Chọn 2 đội chơi mỗi đội 5 em chơi theo hình thức tiếp sức. Lần lượt từng em chạy lên gắn kết quả để được phép tính đúng ( chơi trong 3 phút, kết thúc trò chơi đội nào đúng nhanh là đội thắng.
- Các tổ cử đại diện lên chơi.
- GV nhận xét giời học và giao bài về nhà.
Thứ tư ngày 25 tháng 01 năm 200
Tiết 20:
Thủ công
gấp mũ ca nô (T2)
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Nắm được chắc chắn cách gấp mũ ca nô bằng giấy.
2- Kĩ năng: Biết gấp mũ ca nô bằng giấy đúng KT đẹp thành thạo.
3- Giáo dục: Yêu thích sản phẩm của mình làm ra.
B- Chuẩn bị:
1- GV mẫu gấp ca nô bằng giấy có kích thước lớn.
2- Học sinh 1 tờ giấy màu tự chọn.
- Vở thủ công.
C- Các hoạt động dạy – học.
Nội dung
Phương pháp
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3- Dạy – học bài mới.
a- Giới thiệu bài (trực tiếp)
b- Thực hành.
+ GV nhắc laị quy trình gấp mũ ca nô.
- Đặt giấy hình vuông phía mặt màu úp xuống gấp đôi hình vuông theo đường dấu gấp chéo từ góc giấy bên phải phía trên xuống góp giấy bên phải phía dưới cho 2 giấy khít nhau, mép giấy phải bằng nhau xoay cạnh vừa gấp nằm ngang theo hình tam giác phần cạnh bên phải vào điểm đầu cạnh đó chạm vào đường dấu giữa.
- Trực quan
- Giảng giải
- Luyện tập 
thực hành
- Lật H4 ra mặt sau gấp tương tự được H5.
- Gấp phần dưới H5 lên ta được H6
- Gấp lộn vào trong miết nhẹ tay ta được H7, H8
- Lật ngang hình 8 ra mặt sau gấp tương tự ta được H9, H10
+ HS thực hành gấp mũ ca nô trên giấy màu.
+ GV quan sát và hướng dẫn thêm HS còn lúng túng.
- Sau khi HS gấp xong HD các em trang trí.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nhắc HS dán sản phẩm vào vở thủ công.
4- Nhận xét dặn dò.
- Nhận xét thái độ học tập và kĩ năng gấp của HS.
- ôn các nội dung của bài 13, 14, 15 để chuẩn bị cho bài kiểm tra.
Bài 91:
Học vần
oa – oe
A- Mục tiêu:
- Nhận biết được cấu tạo vần oa vần oe và tìm được điểm giống, điểm khác nhau giữa hai vần.
- Đọc được, viết được các vần, từ khoá.
- Đọc đúng từ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề sức khoẻ là vốn quý nhất.
B- Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ cho từ khoá và đoạn thơ ứng dụng.
C- Các hoạt động dạy – học:
 Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết: Đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.
- Y/C HS đọc thuộc đoạn thơ ứng dụng.
- Gv nhận xét và cho điểm.
II- Dạy – học bài mới
- Mỗi tổ viết một từ vào bảng con.
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Dạy vần:
- 1 vài HS đọc.
oa 
a- Nhận diện vần:
- Ghi bảng vần oa và hỏi.
- Vần oa gồm những âm nào ghép lại?
- Vần oa do âm oa và âm o ghép lại.
- Vần oa có o đứngtrước, a đứng sau.
- Hãy phân tích vần oa?
- Giống bắt đầu = o
- Hãy so sánh oa với op?
- Khác âm kết thúc o – a – oa (HS đánh vần CN, nhóm, lớp).
- Vần oa đánh vần như thế nào?
- GV theo dõi nhận xét.
b- Từ và tiếng khoá:
- Yêu cầu HS viết vần oa sau đó viết tiếp tiếng hoạ.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- GV ghi bảng hoạ.
- Hãy phân tích tiếng hoạ?
- Hãy đánh vần tiếng hoạ?
- Tiếng hoạ có âm h đứng trước vần oa đứng sau, dấu nặng dưới nặng dưới a.
hờ – oa – hoa – nặng – hoạ
- GV theo dõi và chỉnh sửa.
- HS đánh vần đọc trơn CN, nhóm, lớp.
+ GV treo tranh quan sát và hỏi?
- HS quan sát tranh 
- Người trong tranh làm nghề gì?
- Hoạ sĩ đang vẽ tranh.
- GV ghi bảng họa sĩ (GT)
- HS đọc trơn CN, lớp.
- GV chỉ không theo thứ tự oa – họa – hoạ sĩ. Yêu cầu HS đọc.
- HS đọc CN, 1 vài em.
c- Viết:
- GV viết mẫu nêu quy trình. 
- HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
Oe : ( quy trình tương tự)
- Cấu tạo vần oe do o và e tạo nên
- Đánh vần o – e – oe xờ – oe – xoe – huyền – xoè, múa xoè.
- Viết lưu ý nét nối giữa o và e, giữa x vơí e và vị trí dấu thanh.
d- Đọc các từ ứng dụng:
- Yêu cầu HS đọc các từ ứng dụng.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần và kẻ chân.
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ.
- GV chỉ không theo thứ tự cho học sinh đọc lại
+ GV nhận xét giờ học.
- HS thực hiện theo HD.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- 1 HS lên bảng tìmvà kẻ chân bằng phấn màu.
- Cả lớp đọc ĐT.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
+ Đọc lại bài của tiết 1.
- GV chỉ không theo thứ tự yêu cầu HS đọc.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Đọc đoạn thơ ứng dụng.
- GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi.
- Tranh vẽ gì?ư
- Tranh vẽ hoa ban và hoa hồng.
- GV đọc đoạn thơ ứng dụng của bài hôm nay nói về vẻ đẹp của hai loài hoa này.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần.
- GV nhận xét chỉnh sửa.
- HS đọc CN, nhóm lớp.
- HS tìm và nêu.
b- Luyện viết:
- HDHS viết các vần oa, oe và các từ hoạ sĩ, múa xoè.
- Khi viết bài cácem cần chú ý gì?
- Nét nối giữa các chữ cái khoảng cách giữa các chữ và vị trí đặt dấu.
- HS tập viết trong vở theo HD.
- Giao việc cho HS.
- GV theo dõi và uốn nắn thêm cho HS yếu.
- Nhận xét bài viết.
c- Luyện nói:
- GV treo tranh và cho HS quan sát và hỏi.
- Tranh vẽ gì.
- Tranh vẽ các bạn đang tập thể dục.
- Tập thể dục mang lại cho chúng ta điều gì?
- tập thể dục giúp cho chúng ta khoẻ mạnh.
- GV đó chính là chủ đề luyện nói ngày hôm nay.
- GV giao việc cho HS.
Gợi ý:
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 theo chủ đề.
- Theo em người khoẻ mạnh và người ốm yếu thì ai hạnh phúc hơn? vì sao?
- Để có được sức khoẻ tốt chúng ta phải làm như thế nào?
- Vệ sinh như thế nào?
- Đại diện các nhóm nêu trước lớp.
- Có cần tập thể dục không?
- Học tập và vui chơi như thế nào?
4- Củng cố – dặn dò:
- Cho HS đọc lại bài vừa học.
+ Trò chơi ghép tiếng thành câu.
- Yêu cầu ghép các tiếng hoa, đào khoe sắc thành câu hoa đào khoe sắc.
- GV theo dõi và HD thêm.
- Nhận xét chung giờ học.
- Ôn laị bài
- Chuẩn bị trước bài 92
- 1 vài HS đọc trong SGK.
- HD chơi thi giữa các nhóm.
Tiết 79:
Toán
phép trừ dạng 17 – 3
A- Mục tiêu: 
- HS biết làm tính trừ không nhớ trong phạm vi 20.
- Tập trừ nhẩm ( dạng 17 – 3)
- ôn tập củng cố lại ghép trừ trong phạm vi 10.
B- Đồ dùng dạy – học:
- GV bảng gài que tính, bảng phụ đồ dùng phục vụ trò chơi.
- HS que tính.
C- Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tính nhẩm.
15 + 2 = 16 + 3 = 14 + 1 =
- Đọc cho HS đặt tính và làm bảng con.
13 + 5 11 + 6 15 + 4
- GV nhận xét cho điểm.
- 3 HS lên bảng
- Mỗi tổ làm một phép tính vào bảng con.
II- Dạy – học bài mới.
1- Giới thiệu bài ( linh hoạt)
2- Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 – 3.
a- Hoạt động 1: Thực hành trên que tính.
- Yêu cầu HS lấy 17 que tính (gồm 1 chục và 7 que tính rời) sau đó tách thành 2 phần để trên bàn phần bên phải có 7 que tính rời.
- GV đồng thời gài lên bảng.
- GVHDHS cách lấy ra 3 que tính cầm ở tay(GV lấy ra 3 que tính khỏi bảng gài).
- Số que tính còn lại trên bàn là bao nhiêu?
- Vì sao em biết?
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS thực hiện lấy ra 3 que tính.
- Còn 14 que tính .
- Như vậy từ 17 que tính ban đầu tách để lấy đi 3 que tính . Để thể hiện việc làm đó cô có một phép tính trừ đó là 17 – 3 ( viết bảng).
b- Hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Số que tính còn lại trên bàn gồm 1 chục và 4 que tính rời là 14 que tính.
+ Hướng dẫn: Chúng ta viết phép tính từ trên xuống dưới.
- Đầu tiên ta viết số 17 rồi viết số 3 sao cho 3 thẳng cột với 7.
- Viết dâú trừ ở bên trái sao cho ở giữa hai số.
- Kẻ vạch ngang dưới hai số đó.
+ Cách tính chúng ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị 
- 2 HS nhắc lại cách đặt tính.
 17 7 trừ 3 bằng 4 viết 4
 - 3 hạ 1, viết 1
 14 
Vậy 17 – 3 = 14.
- 1 HS nhắc lại cách tính.
3- Luyện tập:
bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài rồi lên bảng chữa.
- Tính 
- HS làm trong sách.
 13 17 14 16
 - 2 - 5 - 1 - 3
 11 12 13 13
- Yêu cầu một số HS khi làm lại trên bảng nêu lại cách làm.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 2:
- Bài yêu cầu gì?
- HDHS tính và ghi kết quả hàng ngang.
- Em có nhận xét gì về phép tính 14 – 0?
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
HD muốn điền được số thích hợp vào ô trống ta phải làm gì?
- Tính 
- HS làm bài. 3 HS lên bảng 
12 - = 11
17 – 5 = 12
14 – 0 = 14..
- 1 số trừ đi 0 thì = chính số đó.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Phải lấy số ở ô đầu trừ lần lượt cho các số ở hàng trên sau đó điền kết quả tương ứng vào ô dưới.
- GV gắn nội dung bài tập lên bảng.
- Cho HS nhận xét và chữa bài.
- HS làm trong sách 2 HS lên bảng.
4- Củng cố – dặn dò:
- Trò chơi tìm nhà cho thỏ 
- HDHS chơi tương tự tiết trước.
- Mỗi tổ cử đại diện lên chơi thi.
- Chúng ta vừa học bài gì?
- Phép trừ dạng 17 – 3
- Nhận xét chung giờ học.
- ôn lại bài.
- Chuẩn bị trước bài luyện tập
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 21:
Tự nhiên xã hội.
an toàn trên đường đi học.
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Nắm được một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
- Nắm được quy định về đi bộ trên đường.
2- Kĩ năng
- Biết tránh một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
- Biết đi bộ đúng quy định.
3- Giáo dục: ý thức chấp hành những quy định về trật tự giao thông.
B- Chuẩn bị: Các hình ở bài 20 trong SGK.
- Dự kiến trước những tình huống cụ thể có thể xảy ra ở địa phương mình.
- Các tấm bìa tròn màu đỏ, xanh và các tấm vẽ các phương tiện giao thông.
- Kịch bản trò chơi.
C- Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể về cuộc ở xung quanh em?
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 vài HS kể
II- Dạy học bài mới:
1- Giới thiệu bài ( linh hoạt)
2- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục đích biết được một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
+ Cách làm:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ 
- GV chia nhóm cử hai nhóm 1 tình huống, phân tình huống cho từng nhóm với yêu cầu.
- Điều gì có thể xảy ra?
- Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động.
- GV gọi các nhóm lên trình bày.
- Để tai nạn không xảy ra chúng ta phải chú ý gì khi đi đường?
- GV ghi bảng ý kiến của HS.
- HS trao đổi và thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô.
3- Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
+ Mục đích HS biết được quy định về đường bộ.
+ Cách làm.
- Cho HS quan sát hình ở trang 43 trong SGK và trả lời câu hỏi?
- Bức tranh 1 và 2 có gì khác nhau?
- Bức tranh 1 người đi bộ đi ở vị trí nào?
- Bức tranh 2 người đi bộ đi ở trí nào?
- Đi như vậy đã đảm bảo an toàn chưa?
+ Gọi một số HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát và suy nghĩ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét
- Khi đi bộ chúngta cần chú ý gì?
- Đi bộ trên đường không có vỉa hè cần phaỉ đi sát mép đường của mình 
- Cho nhiều HS nhắc lại để ghi nhớ.
4- Hoạt động 3:
- Trò chơi đi “đúng quy định”
+ Mục đích HS biết thực hiện những quy định về trật tự giao thông.
+ Cách làm:
B1: Hướng dẫn chơi.
- Đèn đỏ tất cả mọi người phương tiện giao thông phải dừng đúng vạch.
- Đèn xanh, xe cộ và người được phép qua lại.
- Cho HS đóng vai đèn giao thông ô tô, xe máy, người đi bộ.
- Đèn xanh thì một HS cầm biển xanh giơ lên.
- Ai vi phạm sẽ phải nhắc lại các quy định đi bộ trên đường.
- HS chơi theo HD.
- GV quan sát và HD thêm.
5- Củng cố – dặn dò:
- Khi đi bộ trên đường em cần chú ý gì?
- GV nhận xét bài và giao việc 
- Nhắc lại quy định đi bộ
Thứ năm ngày 26 tháng 1 năm 2007
Tiết 20:
Mĩ thuật
Vẽ hoặc nặn quả chuối
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
Tập nhận biết về đặc điểm về hình khối, màu sắc của quả chuối.
- Nắm được cách vẽ quả chuối.
2- Kĩ năng: Vẽ được quả chuối gần giống với mẫu thực 
- Biết tô màu phù hợp.
3- Giáo dục: Yêu thích cái đẹp.
B- Đồ dùng – dạy học: Một số quả chuối thật, quả ớt.
C- Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Kĩ thuật sự chuẩn bị của HS cho tiết học.
- GV nêu nhận xét sau kiểm tra.
- HS lấy đồ dùng đã chuẩn bị
để lên bàn cho GV kiểm tra.
II- Dạy – học bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- Cho HS xem mẫu (quả chuối, quả ớt) 
- HS quan sát và nhận xét sự khác nhau về hình dáng và màu sắc.
- Quả chuối gồm mấy phần?
- Phần thân của quả chuối như thế nào?
2- Hướng dẫn HS vẽ quả chuối:
- GV nêu và vẽ mẫu.
- Vẽ hình dáng quả.
- Tô màu ( xanh và vàng)
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ.
- Gồm phần thân núm và cuốn.
- Thân quả cong.
- HS theo dõi.
3- Thực hành:
- HS vẽ quả vừa với phần giấy trong vở tập vẽ.
- Vẽ quả trước tô màu sau.
- Khuyến khích các em vẽ thêm các hoạ tiết phụ cho bài thêm sinh động.
- GV theo dõi và HD thêm những HS còn lúng túng.
4- Củng cố – dặn dò:
- HDHS nhận xét 1 số bài vẽ về (đặc điểm hình
- HS thực hành vẽ quả theo HD.
Dáng màu sắc)
- Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
- Nhận xét chung giờ học.
+ Quan sát thêm một số quả để thấy được hình dáng và mầu sắc của chúng.
- HS nhận xét bài vẽ của bạn
- HS nghe và ghi nhớ.
Bài 92:
Học vần
Oai – oay
A- Mục tiêu: HS đọc và viết được: Oai, oay, điện thoại, gió xoáy.
- Đọc được từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Phát biểu lời nói tự nhiên theo chủ đề ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
B- Đồ dùng dạy – học:
- Vật thật ,điện thoại, củ khoai lang.
C- Dạy học bài mới:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết: hoà bình, chích choè, mạnh khỏe.
- Cho HS đọc từ và câu ứng dụng.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Mỗi tổ viết một từ vào bảng con.
- 1 vài HS đọc.
II- Dạy học bài mới:
1- Giới thiệu bài ( trực tiếp).
2- Dạy vần:
oai.
a- Nhận diện vần:
- Ghi bảng vần cấu tạo như thế nào?
- Vần oai do o, a, i ghép lại, âm o đứng đầu sau đó đến a và tiếp là i.
- Vần oai có cấu tạo như thế nào?
- Giống bắt đầu = o
- Hãy so sánh oai với oa?
- Khác oai được ghép = hai âm oai ghép = 3 âm
- Vần oai đánh vần như thế nào?
- GV theo dõi và chỉnh sửa.
- o – a – i – oai 
b- Tiếng và từ khoá:
- Yêu cầu HS viết vần oai.
- Muốn có tiếng thoại ta phải viết như thế nào?
( HS đánh vần CN, nhóm, lớp)
- HS viết bảng con.
- Viết thêm âm th vào trước vần oai và dấu nặng dưới âm a
- Hãy đánh vần tiếng thoại?
- HS viết bảng con
- HS đọc lại.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Tiếng thoại có âm th đứng trước, vần oai đứng sau dấu nặng dưới a.
- Cho HS xem chiếc điện thoại và hỏi.
- Đây là cái gì?
- GV ghi bảng: Điện thoại (gt)
- GV chỉ oai – thoại - điện thoại không theo thứ tự cho HS đọc.
 - Thờ – oai – thoai – nặng – thoại. HS đánh vần, đọc trơn (CN, nhóm, lớp).
- Cái điện thoại.
- HS đọc trơn CN, nhóm, lớp.
c- Viết:
- Đọc đồng thanh.
- Vần oai gồm những con chữ nào ghép lại với nhau?
- Vần oai gồm 3 con chữ 
- Khi viết ta viết theo thứ tự nào?
ghép lại với nhau khi viết ta bắt đầu từ chữ o rồi đến chữ a cuối cùng là chữ i.
- Khi viết tiếng thoại em cần chú ý gì?
- Nét nối và khoảng cách 
giữa các con chữ vị trí đặt dấu.
- GV viết mẫu và nêu quy trình.
- HS tô chữ trên không rồi viết bảng con.
- GV nhận xét và chỉnh sửa.
Oay: ( quy trình tương tự vần oai).
- Cấu tạo vần oay gồm 3 âm ghép lại là o, a, y, o đứng đầu, a đứng giữa, y đứng cuối.
- So sánh oay với oai.
+ Giống đều được viết bằng âm và đều bắt đầu = oa.
-+ Khác oai kết thúc = i.
Oay kết thúc = y 
- Đánh vần o – a – y – oay 
xờ - oay – xoay – sắc – xoáy
- Gió xoáy
- Viết lưu ý HS nét nối và khoảng cách giữa các con chữ vị trí đặt dấu.
d- Đọc từ ứng dụng:
- Hãy đọc các từ ứng dụng có trong bài.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần.
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ.
+ Cho HS đọc lại vần, từ, từ ứng dụng.
+ Nhận xét chung giờ học.
- HS thực hiện theo hướng dẫn .
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- 1 HS lên bảng tìm và kẻ chân 
- 1 vài em đọc lại.
- HS đọc ĐT cả lớp.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
+ Đọc bài tiết 1:
- GV chỉ không theo thứ tự cho HS đọc 
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- GV theo chỉnh sửa.
+ Đọc đoạn thơ ứng dụng.
- Treo tranh cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ các bác nông dân đang làm ruộng.
- GV bài thơ ứng dụng hôm nay là 1 bài ca dao, qua bài các em sẽ thêm hiểu về thời vụ gieo cây của các bác nông dân.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Cho HS đọc bài thơ ứng dụng.
- HS tìm và gạch chân khoai.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
b- Luyện viết:
- Hướng dẫn HS cách viết, viết mẫu.
- Lưu ý HS nét nối, khoảng cách giữa các con chữ và vị trí đặt dấu.
- HS tập viết trong vở theo hướng dẫn.
- GV theo dõi và uốn nắn thêm cho HS yếu.
- Nhận xét bài viết.
c- Luyện viết theo chủ đề: ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
- GV tteo tranh cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS chỉ đâu là ghế đẩu, đâu là ghế xoay, đâu là ghế tựa?
- HS quan sát.
- HS lên chỉ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc