Giáo án Lớp 1 - Tuần 2

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.

- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.

- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình,những điều mình thích trước lớp.

**Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và được học tập tốt.

- Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

Vở Bài tập đạo đức lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1. Ổn định tổ chức(1- 2)Lớp hát.

 2. Kiểm tra bài cũ(5)

H:Giờ trước chúng ta học bài gì?

H:Em đã làm gì để xứng đáng là HS lớp 1?

HS trả lời, GV nhận xét chung.

 3. Bài mới(30)

a, Giới thiệu bài: ghi đầu bài.HS nhắc lại.

b, Hoạt động 1( 10-15): Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh - BT4

GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm. - HS tự giới thiệu tên mình và tên bạn.

HS kể chuyện trong nhóm.

GV mời một số HS kể chuyện trước lớp.

HS nhận xét, GV khen HS phát biểu đúng.

GV kể chuyện, vừa kể vừa chỉ từng tranh để HS quan sát.

c, Hoạt động 2 ( 10 - 12):

HS múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh về chủ đề trường em.

GV cùng HS nhận xét, khen.

+KL: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Chúng ta thật là vui và tự hào đã trở thành HS lớp 1.

 4. Củng cố, dặn dò (2 - 3)

 

doc 15 trang Người đăng honganh Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh lớp Một
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình,những điều mình thích trước lớp.
**Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và được học tập tốt.
- Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.
II. Tài liệu, phương tiện:
Vở Bài tập đạo đức lớp 1.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức(1- 2’)Lớp hát.
 2. Kiểm tra bài cũ(5’)
H:Giờ trước chúng ta học bài gì? 
H:Em đã làm gì để xứng đáng là hs lớp 1?
HS trả lời, GV nhận xét chung.
 3. Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: ghi đầu bài.HS nhắc lại.
b, Hoạt động 1( 10-15’): 	Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh - BT4 
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm. - HS tự giới thiệu tên mình và tên bạn.
HS kể chuyện trong nhóm.
GV mời một số hs kể chuyện trước lớp. 
HS nhận xét, GV khen hs phát biểu đúng. 
GV kể chuyện, vừa kể vừa chỉ từng tranh để hs quan sát. 
c, Hoạt động 2 ( 10 - 12’): 
HS múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh về chủ đề trường em.
GV cùng hs nhận xét, khen. 
+KL: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Chúng ta thật là vui và tự hào đã trở thành hs lớp 1. 
 4. Củng cố, dặn dò (2 - 3’) 
GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau: Gọn gàng sạch sẽ ( bỏ câu hỏi 3 BT1 - T1) 
Học vần( Tiết số: 11+12)
bài 4: dấu hỏi , dấu nặng
I. Mục Đích, yêu cầu:
- Nhận biết được dấu hỏi, dấu nặng và thanh nặng
- Đọc được bẻ, bẹ
- Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu... 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức( 2’) HS hát.
 2. Kiểm tra bài cũ(5’)
Gv cho 2,3hs đọc: - Bảng lớp: /, bé. SGK
GV đọc cho hs viết bảng con chữ bé. 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
 3. Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài: Gv ghi đầu bài.
b, Dấu thanh hỏi
GV cho hs quan sát tranh trả lời câu hỏi:
H:Tranh vẽ gì? vẽ ai?
H:Các tiếng: mỏ, khỉ, thỏ, hổ giống nhau ở điểm nào? ( dấu thanh hỏi )
GV chỉ cho hs nhắc lại: dấu thanh hỏi.
H:Dấu thanh hỏi là nét gì?
H:Dấu hỏi giống vật gì?
GV đọc mẫu, HS đọc.
+Ghép chữ và phát âm
GV: Giờ trước chúng ta đã học: b, e, be vậy thêm hỏi được tiếng gì mới?
HS ghép thanh dắt.
H:Em ghép như thế nào?
HS phân tích , đánh vần, đọc trơn.
GV viết tiếng bẻ, hs đọc.
Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con.
GV viết mẫu, nêu quy trình: ’, bẻ.
HS viết ngón trỏ trên mặt bàn.
HS viết bảng con 2,3 lần,GV nhận xét, chữa lỗi cho hs.
c, Dấu thanh nặng ( dạy các bước tương tự như trên)
H:Chúng ta vừa học dấu thanh gì? tiếng gì? , HS trả lời, GV tô mầu.
HS đọc lại bài trên bảng(cá nhân, nhóm)
GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 ( 35’)
c, Luyện tập:
+Luyện đọc ( 10-12’)
HS lần lượt đọc ( trên bảng, sgk)
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa cho hs.
+Luyện viết ( 10’)
GV hướng dẫn, viết mẫu. 
GV hướng dẫn hs viết bảng con: bẻ, bẹ.
Gvyêu cầu hs mở vở tập viết, ngồi đúng tư thế.
HS tô bài ở vở tập viết lần lượt từng dòng.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+Luyện nói (9-10’): 
GV nêu chủ đề luyện nói: Bẻ.
Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H:Quan sát tranh em thấy gì?
H:Các bức tranh có điểm gì giống nhau, khác nhau? (GV: Khác các hoạt động bẻ.)
H:Trước khi đi học em có sửa lại quần áo không? Ai giúp em làm việc đó?
H:Em có thường chia quà cho mọi người không?
H:Nhà em có trồng ngô không? Ai hái thu về nhà?
H:Tiếng bẻ còn được dùng trong những từ nào nữa? ( bẻ gãy, bẻ gập, bẻ tay trái...)
HS trả lời, nhận xét bổ sung. 
 4. Củng cố - dặn dò( 5’)
HS đọc bài ở sgk.Gv tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 5: dấu huyền, dấu ngã.
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Học vần ( Tiết số: 13 + 14)
bài 5: Dấu huyền, dấu ngã.
I. Mục Đích, yêu cầu:
- HS nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã
- Đọc được bè, bẽởcTả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu... 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức(2’)HS hát.
 2. Kiểm tra bài cũ(5’)
Gv cho 2,3 hs đọc: - Bảng lớp: bẻ, bẹ. SGK
GV đọc cho hs viết bảng con chữ bẻ, bẹ. 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
 3. Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài: Gv ghi đầu bài.
b, Dấu thanh huyền \
GV cho hs quan sát tranh trả lời câu hỏi:
H:Tranh vẽ gì? vẽ ai?
H:Các tiếng: mèo, gà, dừa giống nhau ở điểm nào? ( dấu thanh huyền)
GV chỉ cho hs nhắc lại: dấu thanh huyền.
H:Dấu thanh huyền là nét gì?
H:Dấu huyền giống vật gì?
GV đọc mẫu, HS đọc.
+Ghép chữ và phát âm
GV: Giờ trước chúng ta đã học: b, e, be vậy thêm huyền được tiếng gì mới?
+HS ghép thanh dắt.
H:Em ghép như thế nào?
HS phân tích , đánh vần, đọc trơn.
GV viết tiếng bè, hs đọc.
+Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con.
GV viết mẫu, nêu quy trình: \, bè.
HS viết ngón trỏ trên mặt bàn.
HS viết bảng con 2,3 lần,GVnhận xét, chữa lỗi cho hs.
c, Dấu thanh ngã ( dạy các bước tương tự như trên)
H:Chúng ta vừa học dấu thanh gì? tiếng gì? , HS trả lời, GV tô mầu.
HS đọc lại bài tiết1(cá nhân, nhóm)
GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 ( 35’)
c, Luyện tập:
+Luyện đọc ( 10-12’)
HS lần lượt đọc ( trên bảng, sgk)
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa cho hs.
+Luyện viết ( 10’)
GV hướng dẫn, viết mẫu. 
GV hướng dẫn hs viết bảng tay: bè, bẽ.
Gv yêu cầu hs mở vở tập viết, ngồi đúng tư thế.
HS tô bài ở vở tập viết viết lần lượt từng dòng.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+Luyện nói (9-10’): 
GV nêu chủ đề luyện nói: Bè.
Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H:Em có nhìn thấy bè bao giờ không?
H:Bè đi trên cạn hay dưới nước?
H:Bè khác thuyền như thế nào? 
H:Bè dùng để làm gì? 
H:Những người trong bức tranh đang làm gì? 
H: Tại sao phải dùng bè mà không dùng thuyền?
H:Quê em có thường đi bè không? 
HS trả lời, nhận xét, bổ sung. 
 4. Củng cố - dặn dò( 5’)
HS đọc bài ở sgk.Gv tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài. Đọc trước bài 6. 
Toán ( Tiết số: 5)
luyện tập
I. Mục tiêu:
Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác. Ghép các hình đã biết thành hình mới. 
Bài tập cần làm 1, 2
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK.
HS: SGK, bộ thực hành môn toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức( 1’)Lớp hát.
 2. Kiểm tra bài cũ(2’)
Giờ trước chúng ta học bài gì? 1,2 hs tìm hình tam giác. 
GV nhận xét, ghi điểm.
 3.Bài mới( 30’)
a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1 ( 10-12’):
Bài tập cần làm 1, 2
Bài tập 1 trang 10 
GV nêu yêu cầu bài tập
HS dùng sáp màu làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ hs. 
HS đổi vở kiểm tra, nhận xét.
c, Hoạt động 2 ( 12- 15’): Bài 2 trang 10 
HS nêu yêu cầu bài tập
Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ.
Các nhóm thực hành, GV quan sát, giúp đỡ hs.
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Gv nhận xét chung.
d, Hoạt động 3 ( 4-5’): Thực hành xếp hình 
GV cho hs dùng que tính xếp thành hình vuông, hìng tam giác.
HS cùng GV nhận xét, GV khen. 
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn HS ôn lại bài. Chuẩn bị bài: Các số 1, 2, 3.
Mĩ thuật ( Tiết số: 2)
vẽ nét thẳng
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được một số loại nét thẳng.
- Biết cách vẽ nét thẳng.
- Biết phối hợp các nét thẳng để vẽ,tạo hình đơn giản.
- Học sinh khá, giỏi biết phối hợp các nét thẳng để tạo thành hình vẽ có nội dung.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: tranh, ảnh...
HS: Vở, bút chì, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức(1’)Lớp hát.
2.Kiểm tra bài cũ( 1’)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
GV nhận xét.
3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Giới thiệu nét thẳng. 
GV treo tranh và giới thiệu: Các loại nét thẳng bao gồm nét ngang, nét dọc, nét nghiêng, nét gấp khúc.
HS quan sát tranh, HS nhắc lại tên các nét.
GV cho HS quan sát cái bảng và nói: cái bảng được hình thành từ nét thẳng gồm nét dọc và nét ngang.
H:Em hãy tìm trong thực tế các đồ vật được hình thành từ nét thẳng?
HS nêu - HS nhận xét.
c, Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ
GV vẽ nét dọc 
H:nét dọc được vẽ như thế nào?
GV vẽ nét ngang, nét nghiêng, nét gấp khúc cho HS nêu cách vẽ.
GV: Từ các nét thẳng ta có thể vẽ được nhiều hình, bức tranh đẹp.
GV vẽ núi, vẽ nước, vẽ cây
H:Cô vẽ gì?
H:Núi, nước, cây được hình thành từ những nét nào?
Cho HS quan sát tranh của HS năm trước.
d, Hoạt động 3: Thực hành
HS vẽ bài vào vở - GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
HS trưng bầy sản phẩm, bình chọn bài vẽ đẹp.
GV nhận xét, khen.
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học
Dặn hs chuẩn bị bài giờ sau. Màu và vẽ màu vào hình đơn giản.
Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2011
Học vần ( Tiết số: 15 + 16)
bài 6: be, bè, bé, bẻ, bẹ
I. Mục Đích, yêu cầu:
Nhận biết được các âm và chữ e, b và dấu thanh : dấu sắc/ dấu hỏi/ dấu nặng/ dấu huyền/ dấu ngã. 
Đọc được tiếng be kết hợp với dấu thanh:be, bè, bé, bẻ, bẹ.
Tô được e, b, bé và các dấu thanh.
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu, bảng ôn,... 
HS: Bảng, phấn, sgk, vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(1’)HS hát.
2.Kiểm trabài cũ: 5’
Đọc: + Đọc bảng: bè, bẽ.Đọc sgk
Viết: bè, bẽ. HS nhận xét, GV nhận xét.
Tìm tiếng, từ chứa dấu huyền, dấu ngã? 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
3.Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài: Gv ghi đầu bài.
H:Chúng ta đã học những âm gì? Những dấu thanh gì?
HS trả lời, gv ghi bảng động. 
GV đưa bảng ôn, HS đối chiếu bổ sung. 
b, Ôn tập ( 20-30’) 
Âm chữ e, b và ghép e, b thành tiếng. 
GV viết b, e.
Yêu cầu hs dắt thanh dắt.
HS ghép tạo tiếng be: phân tích, đánh vần, đọc trơn. GV chỉnh sửa.
Dấu thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng.
GV viết be và các dấu thanh lên bảng, HS ghép tạo thành tiếng mới. HS đọc , GV chỉnh sửa phát âm.
+Các từ tạo nên từ e và b và các dấu thanh 
Cho hs ôn bảng chữ cái và dấu thanh.
HS đọc các từ dưới bảng ôn ( cá nhân, nhóm).
GV đọc mẫu, giới thiệu từ khó.
1, 2 hs đọc lại.
Hướng dẫn viết bảng con.
GV hướng dẫn, viết mẫu các tiếng đẫ học.
HS viết bảng con, nhận xét.
HS tô chữ trong vở tập viết.
GV cho hs đọc lại bài tiết 1.
Tiết 2 ( 35’)
c, Luyện tập:
+Luyện đọc ( 10 -12’)
HS đọc bảng lớp. 
Đọc sgk.
GV chỉnh sửa phát âm cho hs.
Đọc từ ứng dụng: GV cho hs quan sát tranh
H:Tranh vẽ ai, vẽ gì?
Gv đưa từ: be bé
HS đọc ( cá nhân, cả lớp)
Luyện viết ( 8-10’)
GV hướng dẫn, viết mẫu. 
HS tập tô trong vở tập viết 1.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+Luyện nói (7 -9’)
GV nêu chủ đề luyện nói: Các dấu thanh và sự phân biệt các từ theo các dấu thanh.
H:Tranh vẽ gì?
GV hướng dẫn hs nhìn và nhận xét các cặp tranh theo chiều dọc theo các từ đối lập nhau bởi dấu thanh.
H:Em đã trông thấy các con vật, các loại quả, đồ vật này chưa, ở đâu?
H:Em thích nhất tranh nào? Tại sao?
H:Trong các bức tranh, bức nào vẽ người? Người này đang làm gì?
H:Em hãy lên bảng và viết các dấu thanh phù hợp vào dưới các bức tranh trên?
HS nhận xét, khen.
 4. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
1 HS đọc bài trên bảng.Gv tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 7.
Thủ công ( Tiết số: 2)
xé, dán hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
- Biết cách xé, dán hình chữ nhật.
- Xé,dán được hình chữ nhật,đường xé có thể chưa thẳng,bị răng cưa.hình dán có thể chưa phẳng.
**Xé,dán được hình chữ nhật. Đường xé ít răng cưa.Hình dán tương đối phẳng.
- Có thể xé thêm được hình chữ nhật có kích thước khác.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV và HS: giấy thủ công, hồ dán, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức(2’)Lớp hát.
 2. Kiểm tra bài cũ( 5’)
H:Giờ trước chúng ta học bài gì?
Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của hs.
GV nhận xét.
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - Ghi đầu bài - HS nhắc lại.
b, Hoạt động 1 ( 6 -8’): Quan sát , nhận xét
HS quan sát bài mẫu
H:Đây là hình gì?
H:Các em quan sát và phát hiện xem đồ vật nào có dạng hình chữ nhật, hình tam giác? 
HS nêu các vật có dạng hình chữ nhật, hình tam giác. 
c, Hoạt động 2 ( 10 - 12’): GVlàm mẫu 
+Vẽ và xé hình chữ nhật.
GV lấy giấy mầu, lật mặt sau đánh dấu, vẽ hình chữ nhật.
Xé từng cạnh của hình chữ nhật. 
Lật mặt mầu cho hs quan sát.
HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ hs.
+Vẽ và xé hình tam giác
GV lấy giấy mầu, lật mặt sau đánh dấu, vẽ hình tam giác. 
Xé từng cạnh của hình tam giác.
Lật mặt mầu cho hs quan sát.
HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ hs.
d, Hoạt động 3: HS thực hành ( 12 - 15’) 
HS thực hành xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác. 
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
HS trưng bầy sản phẩm.
GV cùng hs tìm ra bài đúng, đẹp, khen hs.
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
GV nhận xét giờ học.Cho hs dọn vệ sinh lớp học.
Dặn hs chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán để giờ sau học xé, dán hình vuông, hình tròn. 
Toán ( Tiết số: 7)
các số 1, 2, 3
I. Mục tiêu:
Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật; đọc , viết được các chữ số1, 2, 3; biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2,1; biết thứ tự của các số 1, 2, 3.
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, bộ thực hành toán 1...
HS: SGK, bộ thực hành toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn địnhtổ chức( 1’)Lớp hát.
 2. Kiểm tra bài ( 2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
GVnhận xét.
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Giới thiệu từng số 1, 2, 3.
GV treo tranh, chỉ vào từng tranh và giới thiệu: Có một bạn gái, một con chim, một chấm tròn.
HS nhắc lại.
GV: Một bạn gái, một con chim, một chấm tròn, đều có số lượng là một; ta dùng số 1để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật, số một viết bằng chữ số 1.
GV viết bảng: 1 GV giới thiệu chữ số 1 in; số 1 viết thường.
Gọi HS đọc(cá nhân, cả lớp).
Số 2, 3 GV giới thiệu tương tự.GV treo 3 tờ tranh, yêu cầu HS đếm.
Cho HS đếm số que tính - HS đếm xuôi 13 và từ 3 1.
c, Hoạt động 2: HS thực hành
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,2,3.
Bài 1(trang 12): GV nêu yêu cầu của bài(viết số 1, 2, 3)
HS làm bài - HS đổi vở, kiểm tra - HS nhận xét.GV nhận xét,tuyên dương
Bài 2(trang 12): HS nêu yêu cầu của bài - HS làm bài.
Gọi HS chữa bài - HS nhận xét, GV ghi điểm.
Bài 3(trang 12): HS nêu yêu cầucủa bài - HS làm bài.
HS chữa bài, nhận xét - GV ghi điểm, khen. 
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
GV tóm tắt nội dung bài. Nhận xét giờ học.
Dặn HS ôn bài. chuẩn bị bài: Các số 1, 2, 3, 4, 5.
Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2011
Học vần ( Tiết số: 17+18)
Bài 7: ê, v
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết và đọc được ê, v, bê, ve; từ và câu ứng dụng.
- Viết được ê, v, bê, ve
- Bước đầu nhận biết được một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu... 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức(1’)HS hát.
 2.Kiểm tra bài cũ: 3 - 5’
GV cho 2,3hs đọc: Bảng lớp: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ. Đọc SGK
GV đọc cho hs viết bảng con chữ be,bẻ, bẹ. 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
 3.Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài: Gv ghi đầu bài.
b. Dạy chữ ghi âm
ê
+ nhận diện chữ: 
GV viết bảng ê - HS nhắc lại
GV giới thiệu ê in, ê viết thường.
H. Chữ ê và chữ e giống nhau và khác nhau điểm gì?
( Giống nhau: đều có e
Khác nhau: ê có thêm dấu mũ)
+ Phát âm và đánh vần tiếng: GV phát âm mẫu và hướng dẫn cách phát âm
(Miệng mở hẹp hơn e)
HS phát âm - GV chỉnh sửa.
Hs tìm chữ ê dắt trên bảng cài.
H:Em ghép tiếng bê như thế nào?
HS ghép tiếng bê - HS đánh vần: bờ - ê - bê( cá nhân, nhóm).
HS đọc: bê(cá nhân, lớp)
HS đọc: ê, bê
GV cho HS quan sát tranh
H. Tranh vẽ gì?
H. Con bê là con của con vật nào?
GV giới thiệu và ghi bảng: bê - HS đọc: bê(cá nhân, cả lớp)
HS đọc: bê, bê.
HS đọc: ê, bê, bê
HS nêu âm mới, tiếng mới - GV tô màu - HS đọc xuôi, đọc ngược.
v
(Quy trình tương tự như đối với âm ê)
HS đọc lại cả 2 âm
+ Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết các chữ ê, v, bê, ve.
HS viết bảng con - GV uốn nắn sửa sai
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
GV ghi từ ứng dụng lên bảng : bê, bề, bế
 Ve, vè, vé
HS nhẩm đọc
HS đọc tiếng có âm mới học 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ khó
GV đọc mẫu HS đọc lại( cá nhân, cả lớp)
 4.Củng cố,dặn dò(2’)
GV nhận xét tiết học,về học bài,chuấn bị bài sau.
Tiết 2(35’)
d.Luyện tập(30’):
+Luyện đọc
HS đọc lại bài tiết 1
HS đọc SGK(cá nhân, nhóm)
+Đọc câu ứng dụng:
GV cho HS quan sát tranh.
H. Tranh vẽ những gì?
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Bé vẽ bê
HS đọc nhẩm - HS đọc tiếng có âm mới học GV gạch chân
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc.
HS luyện đọc(cá nhân, cả lớp)
HS cầm SGK đọc bài(6-7 em)
+Luyện viết:
GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vào vở, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế
HS viết vào vở Tập viết: ê, v, bê, ve
+Luyện nói:
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: bế bé
HS đọc tên bài 
GV cho HS quan sát tranh
GV gợi ý:
H:Ai đang bế bé?
H:Em bé vui hay buồn?
H:Mẹ thường làm gì khi bế bé?
H: Mẹ vất vả chăm sóc chúng ta,em sẽ làm gì để cho mẹ vui lòng?
HS thảo luận nhóm đôi - Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
HS nhận xét, GV khen.
 4. Củng cố - dặn dò: 5’
HS đọc bài ở sgk.Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 8: l - h 
Toán ( Tiết số: 7)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Nhận biết số lượng 1, 2, 3.
Đọc, viết, đếm các số 1,2, 3.
Làm bài tập cần làm 1,2.
Giáo dục HS ham học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, bộ thực hành toán 1...
HS: SGK, bộ thực hành toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức(1-2’)Lớp hát.
2.Kiểm tra(4-5’)
Giờ trước chúng ta học bài gì?
Kiểm tra việc làm bài tập của hs. 
GVnhận xét.
3.Bài mới: 30’
a, Giới thiệu bài:GV giới thiệu bài - GV ghi đầu bài.
b, Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS mở SGK làm bài tập cần làm1,2.
Bài tập có thể làm tiếp. 3,4. 
Bài 1 ( trang 13): 
GV nêu yêu cầu của bài tập.
HS đếm và điền số vào ô trống.
HS đổi vở, kiểm tra, báo cáo kết qủa.GV nhận xét tuyên dương
Bài 2( trang 13): 
GV nêu yêu cầu của bài tập.
HS thực hành làm bài, GV quan sát, giúp đỡ hs yếu.
Gọi HS lên bảng chữa bài, HS nhận xét, bổ xung.GV nhận xét.
Bài 3( trang 13): 
HS nêu yêu cầu của bài tập.
HS làm bài.
HS đổi vởkiểm tra, HS chữa bài, nhận xét.
Bài 4(trang 13)
HS nêu yêu cầu của bài tập.
HS viết số, GV chấm, chữa bài.
 4. Củng cố- dặn dò(2-3’)
GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét giờ học.
Dặn HS chuẩn bị bài: Các số 1, 2, 3, 4, 5.
	Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tập viết ( tiết số: 2)
Tập tô: e, b, bé
I. Mục tiêu:
Tô và viết được các chữ e, b,bé theo vở tập viết 1, tập một.
Giáo dục HS có thói quen rèn chữ giữ vở.
II.Đồ dùng dạy - học:
GV: Chữ mẫu.
HS: vở tập viết, bảng.
 III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức(1’)Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(1’)
Kiểm tra vở, bảng..
 3. Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại.
b, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết bảng con
GV cho HS quan sát chữ mẫu.
H:Chữ e cao mấy li?
H:Chữ e gồm mấy nét? Là nét gì?
H:Điểm đặt bút bắt đầu từ đâu?
GV viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết.
HS nhắc lại cách viết - HS viết bảng con - GV sửa sai.
Các chữ b, bé GV hướng dẫn tương tự.
c, Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vở
HS mở vở - Gọi 1HS đọc bài viết.
GV nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế; cách để vở, cầm bút.
HS viết bài vào vở - GV giúp đỡ HS yếu.
GV chấm, chữa một số bài, nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò(2’)
GV nhận xét giờ học, khen HS có tiến bộ.
 Toán ( Tiết số: 8)
Các số 1, 2, 3, 4, 5
I. Mục tiêu:
Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật từ 1 đến 5.
Biết đọc,viết các số 4,số 5; đếm được các số từ 1 đến 5 và đọc theo thứ tự ngược lại từ 5 đến 1.
Biết thứ tự của mỗi số tròn dãy số 1, 2, 3 ,4,5 .
HS làm bài tập cần làm 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, bộ thực hành toán 1...
HS: SGK, bộ thực hành toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức( 1’)Lớp hát.
 2.Kiểm tra(4-5’)
Giờ trước chúng ta học bài gì?
HS lên bảng viết các số 1, 2, 3.
GVnhận xét, ghi điểm.
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.HS nhắc lại
b, Hoạt động 1: Giới thiệu số 4, 5 
GV treo tranh - Gọi 1 HS viết các số tương ứng.
HS nhận xét, gọi HS đọc lại các số vừa viết.
GV treo tranh vẽ 4 bạn trai chỉ và nói: “Có 4 bạn trai”
HS nhắc lại, tương tự GV chỉ tranh và nói: có 4 cái kèn, 4 chấm tròn, 4 con tính.
HS nhắc lại.
GV: 4 bạn trai, 4 cái kèn, 4 chấm tròn, 4 con tính đều có số lượng là 4. ta dùng số 4 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật.
GV viết bảng số 4.
GV chỉ bảng - HS nhắc lại.
+Số 5 hướng dẫn tương tự. 
Cho HS đếm số que tính.
HS đếm từ 1 và từ 5 1( cá nhân, lớp).
c, Hoạt động 2: HS làm bài tập cần làm 1,2,3.
Bài tập có thể làm tiếp bài 4
Bài 1(trang 15)
GV hướng dẫn cách viết số 4, số 5.
HS viết vở.GV nhận xét
Bài 2(trang 15)
HS nêu yêu cầu bài(số).
HS đếm viết số, gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
HS nhận xét.GV nhận xét,tuyên dương
Bài 3(trang 15)
HS nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài, Gọi HS chữa bài.GV nhận xét
H:Điền số nào vào ô trống thứ nhất? Tại sao?
Bài 4(trang 15)
GV nêu yêu cầu của bài
GV hướng dẫn HS quan sát mẫu.
HS làm bài tập - HS đổi vở kiểm tra.
HS lên bảng chữa bài, GV nhận xét, ghi điểm.
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
GV tóm tắt nôị dung bài.
Nhận xét giờ học.
Nhắc HS chuẩn bị bài: Luyện tập.
 Nhận xét kí duyệt của ban giám hiệu
 Ngày.thángnăm 2010
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc