Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Sáu

I. Mục tiêu:

-Đọc được : iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm; từ và câu ứng dụng;

-Viết được: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm

-Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề :Điểm mười

-HSKG nói từ 4-5 câu theo chủ đề

 II. Đồ dùng dạy - học:

- Bộ đồ dùng học TV 1

III. Các hoạt động dạy - học:

Tiết 1

 A. Kiểm tra bài cũ

HS viết và đọc: im, um, chim câu.

HS đọc bài trong SGK.

B Bài mới

1. Giới thiệu bài:

 

doc 18 trang Người đăng honganh Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
-Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề :Điểm mười 
-HSKG nói từ 4-5 câu theo chủ đề
 II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bộ đồ dùng học TV 1 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
 A. Kiểm tra bài cũ 
HS viết và đọc: im, um, chim câu. 
HS đọc bài trong SGK. 
B Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
 2. Dạy vần
iêm
. Nhận diện vần: 
GV giới thiệu ghi bảng: iêm. HS nhắc lại: iêm. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
 + Vần iêm được tạo nên từ âm nào? ( iê và m)
 + Vần iêm và vần um giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Đều kết thúc bằng m
Khác nhau: Vần iêm bắt đầu bằng iê)
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: iêm. HS phát âm: iêm. 
. Đánh vần và đọc tiếng từ: 
HS phân tích vần iêm (iê đứng trước âm m đứng sau). HS đánh vần: iê - m - iêm (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: iêm (cá nhân; nhóm). 
 -GV ghi bảng xiêm và đọc :xiêm (HS đọc theo)
-HS phân tích tiếng: xiêm (âm x đứng trước vần iêm đứng sau). HS đánh vần: xờ - iêm - xiêm (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
HS đọc: xiêm (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
- HS ghép: xiêm
GV cho HS quan sát tranh
 + Bức tranh vẽ gì? (Vẽ dừa xiêm)
GVgiới thiệu và ghi từ: Dừa xiêm. HS đọc: Dừa xiêm (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
HS đọc: iêm - xiêm - Dừa xiêm. 
 + Vần mới vừa học là vần gì?
 + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược. 
 Yêm
Quy trình tương tự vần: iêm. 
Lưu ý: yêm được tạo nên từ yê và m. 
HS so sánh vần yêm với vần iêm: 
 Vần yêm và vần iêm giống nhau điểm gì? Khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Kết thúc bằng m
Khác nhau: yêm bắt đầu bằng yê)
. Đánh vần: yê - m - yêm, yêm - sắc - yếm;
 Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần 
Giải lao
. Luyện viết: 
GVviết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: iêm, yêm, dừa xiêm, yếm dãi. 
 HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. 
c. Đọc từ ứng dụng: 
GV ghi từ ứng lên bảng: thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi. 
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ: thanh kiếm, yếm dãi. 
 GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
Tiết 2
 3. Luyện tập 
a. Luyện đọc: 
. HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. 
. HS đọc SGK (cá nhân, nhóm, cả lớp). 
. Đọc câu ứng dụng: 
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? (Vẽ đàn sẻ)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Ban ngày, sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con. 
 HS đọc nhẩm, nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). 
Giải lao
b. Luyện viết: 
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm, chữa bài. 
 c. Luyện nói: 
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Điểm mười. 
HS đọc tên bài luyện nói. HS mở SGK quan sát tranh. 
GV gợi ý: 
 + Bức tranh vẽ gì?
 + Em nghĩ bạn học sinh vui hay buồn khi được cô giáo cho điểm mười?
+ Học thế nào thì được điểm mười? Em đã được mấy điểm mười?
HS thảo luận nhóm đôi. Gọi đại diện nhóm lên trình bày, HS nhận xét, bổ sung. GV tuyên dương HS nói tốt. 
4. Củng cố, dặn dò 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
Nhắc HS yếu về đọc, viết vần. HS khá, giỏi về ôn lại bài và xem trước bài 66. 
Toán
 LUYệN TậP
I.MụC TIÊU
-Thực hiện được tính cộng trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
-Làm bài1; 2; 3; 4; 5
 II. Đồ DùNG DạY HọC:
 - Bộ đồ dùng học Toán lớp1
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC CHủ YếU:
 A. Kiểm tra bài cũ: Bài cũ học bài gì? (Phép cộng trong phạm vi 10) - 1HS trả lời.
 Làm bài tập 1:(Tính) 
 4 HS làm bảng lớp - cả lớp làm bảng con : (Đội a: làm cột 1, 2 Đội b: làm cột 3, 4).
 GV Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
 B. Bài mới:
 HOạT ĐộNG CủA GV
 HOạT ĐộNG CủA HS 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập 
*Bài tập1: HS làm vở Toán..
 Hướng dẫn HS tính nhẩm rồi ghi kết quả phép tính, có thể cho HS nhận xét tính chất của phép cộng 
9 + 1 = 1 + 9 
KL:
GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2: Cả lớp làm vở Toán.
HD HS viết thẳng cột dọc, nhất là với kết quả là 10.
 GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS.
 * Bài 3:
 Hướng dẫn HS nêu cách làm :Cho HS nhẩm, 
 chẳng hạn: 3 cộng 7 bằng 10 nên viết được 7 vào chỗ chấm (3 + 7 =10)
KL : Gọi HS nêu cấu tạo số 10:(10 gồm 3 và 7, 4 và 6)
GV chấm điểm, nhận xét bài viết của HS.
Bài 4: Làm bảng con.
Yêu cầu HS nhẩm rồi ghi ngay kết quả.Chẳng hạn nêu: 5 cộng 3 bằng 8, 8 cộng 2 bằng 10, rồi viết 10 sau dấu =.
GV nhận xét bài làm của HS.
3. Trò chơi.
+Mục tiêu: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
+ Cách tiến hành:
 Làm bài tập 5: HS ghép bìa cài.
HD HS nêu cách làm bài: 
Đội nào nêu được bài toán và giải đúng phép tính ứng với bài toán, đội đó thắng.
GV nhận xét thi đua của hai đội.
4. Củng cố, dặn dò: NX giờ học và HD học ở nhà
Đọc yêu cầu bài1:” Tính”.
HS tính nhẩm, rồi ghi kết quả. Đổi vở để chữa bài: HS đọc kết quả của phép tính.
Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả vẫn không thay đổi.-
1HS đọc yêu cầu bài 2:”Tính”.
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở Toán , rồi đổi vở để chữa bài, đọc kết quả vừa làm được.
1 HS đọc yêu cầu bài 3:” Điền số”. 3HS làm bài ở bảng lớp, cả lớp làm phiếu, rồi đổi phiếu để chữa bài.
HS nêu cấu tạo số 10
HS nghỉ giải lao 5’
1HS nêu yêu càu bài 4:” Tính “.
2 HS lên bảng làm cả lớp làm bảng con. đọc kết quả vừa làm được:
5 + 3 + 2 = 10 4 + 4 + 1 = 9
6 + 3 – 5 = 4 5 + 2 – 6 = 2 
HS đọc yêu cầu bài 5:” Viết phép tính thích hợp”.
HS nhìn tranh vẽ nêu bài toán rồi ghép phép tính ứng với bài toán theo tình huống trong tranh.
HS làm bài, chữa bài.Đọc phép tính: 7 + 3 = 10 .
 ĐạO ĐứC
Bài 8: TRậT Tự TRONG TRƯờNG HọC(t1)
I.Mục tiêu:
-Nêu được các biểu hiệnvà giữ trật tự khi nghe giảng , khi ra vào lớp,
-Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp. 
-Thực hiện giữ trật tự, khi ra vào lớp , khi nghe giảng
-Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
II.Đồ dùng dạy - học:
- Tranh vẽ (sgk) vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 
- Hát bài hát “Vào lớp rồi”
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: 
2,Nội dung:
a) Nhận xét việc ra vào lớp của các bạn trong 2 tranh 
Kết luận: Chen lấn xô đẩy nhau khi ra vào lớp làm mất trật tự và có thể gây ra ngã
Nghỉ giải lao 
b) Thi xếp hàng ra, vào lớp 
3,Củng cố – dặn dò: 
HS+GV: Cùng hát
GV: Giới thiệu trực tiếp
GV: Chia nhóm (4N) giao nhiệm vụ cho từng nhóm
HS: Thảo luận tranh vẽ về việc ra vào lớp của các bạn trong 2 tranh
HS: Đại diện nhóm trình bày
GV: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh?
Nếu em có mặt ở đó em làm gì?
HS: Trả lời
HS+GV: Nhận xét
HS: Nhắc lại
GV: Chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ 
HS: Đại diện nhóm điều khiển các bạn
HS+GV: Nhận xét -> đánh giá khen thưởng
GV: Khen từng nhóm
GV: Tiểu kết
GV: Chốt nội dung bài
Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
 Thứ 3 ngày 8 tháng 12 năm 2009
Học vần:Luyện tập tổng hợp 
I. Mục tiêu: 
-Đọc được : uôm, ươm, iêm, ươm, im , um ; từ và câu ứng dụng có chứa các vần trên 
-Viết được: uôm, ươm, ao chuôm, nhuộm vải, vườn ươm, cháy đượm, vòng cườm
II.Các hoạt động dạy học: 
1.giới thiệu bài :
2.luyện đọc:
 GV ghi bảng: 
- uôm, ươm, iêm, ươm, im , um , ao chuôm, nhuộm vải, vườn ươm, cháy đượm, vòng cườm, luộm thuộm, kiếm mồi, liêm dao 
 - HS đọc cá nhân ,nhóm ,lớp 
3.Luyện viết : 
-HS viết ở vở ô ly: uôm, ươm, ao chuôm, nhuộm vải, vườn ươm, cháy đượm, vòng cườm, luộm thuộm, 
4.Làm bài tập ở VBT 
5.Củng cố dặn dò:nhận xét giờ học 
 Toán:Luyện tập
 I.Mục tiêu: 
-Thuộc bảng trừ ;biết làm tính trừ trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
II.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Luyện tập:
Bài 1:Tính
10-1= 10-0=
10-4= 10-2=
10-3= 10-5=
Bài 2:Tính
10-5-2= 10-2-4=
10-4-1= 10-2-2=
10-1-2= 10-3-1=
Bài 3:
 Làm bài 2 ở SGKtrang 83
 Bài 4:
Làm bài 4 ở VBT
Bài 5:
Làm bài 7 trang 27 sách toán hay và khó
3. Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ học và HD học ở nhà
 Thứ 4 ngày 9 tháng 12 năm 2009
 Học vần: Bài 67: Ôn tập
I. Mục tiêu:
-đọc được các vần có kết thúc bằng m; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 60 đến bài 67.
-viết được các vần, từ ngữ dụng từ bài 60 đến bài 67.
-nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể :Đi tìm bạn
- HSKG kể được2-3 đoạn truyện theo tranh 
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bảng ôn vần. 
 Bộ đồ dùng học TV 1 
III. Các hoạt động dạy - học
 A. Kiểm tra bài cũ 
HS viết và đọc các từ ứng dụng bài 66. 
HS đọc bài trong SGK. 
B. Bài mới : Tiết 1
1. Giới thiệu bài: 
2. Ôn tập: 
 + Ôn các vần: 
GV chỉ trên bảng ôn. HS đọc các vần ghép được từ dòng ngang với dòng kẻ dọc. 
HS tự chỉ và đọc trên bảng ôn. 
GV đọc vần, HS chỉ chữ. 
Giải lao
 + Đọc từ ngữ ứng dụng
GV ghi bảng từ mới, HS nhẩm đọc: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa. 
2 HS khá, giỏi đọc các từ. HS tìm tiếng có vần vừa ôn. GV gạch chân. 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ: Xâu kim, nhóm lửa. 
GV đọc mẫu, HS luyện đọc (cá nhân, lớp). 
 + Viết: GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết, HS viết bảng con: lưỡi liềm, xâu kim. 
GV sửa sai. 
Tiết 2
3. Luyện tập : 
 a. Luyện đọc. 
HS đọc lại bài ở Tiết 1. 
HS đọc SGK. 
Đọc câu ứng dụng: 
GVviết, HS nhẩm đọc. 
Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con, phần cháu bà chưa trẩy vào. 
 1 - 2 HS khá, giỏi đọc câu. HS tìm tiếng có vần vừa ôn, GV gạch chân. 
HS luyện đọc từng dòng. GV giải nghĩa từ: Trẩy vào. GV đọc mẫu câu. HS đọc. 
HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
+ Bức tranh vẽ gì?
GV giới thiệu nội dung. Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em. HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần. 
b. Luyện viết. 
HS đọc bài viết: 2 HS. GV hướng dẫn HS viết trên dòng kẻ ly. GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. HS viết bài vào vở Tập viết. GV chấm và nhận xét bài của HS. 
c. Kể chuyện: 
GV ghi tên truyện lên bảng: Đi tìm bạn. 
HS đọc tên truyện. GV kể chuyện 2 lần: Lần 2 có kèm tranh minh hoạ. 
Tranh 1: Sóc và nhím là đôi bạn thân. Chúng thường nô đùa, hái hoa, đào củ cùng nhau. 
 Tranh 2: Có một ngày gió lạnh từ đâu kéo đến, rừng cây thi nhau trút lá. Khắp nơi lạnh giá. Sóc chạy đi tìm Nhím. Nhím thì biệt tăm. Vắng bạn Sóc buồn lắm. 
 Tranh 3: Gặp bạn Thỏ, Sóc bèn hỏi Thỏ có thấy bạn Nhím ở đâu không? Nhưng Thỏ lắc đầu bảo không, khiến Sóc càng buồn thêm. Đôi lúc nó lại nghĩ dại: hay Nhím đã bị Sói bắt mất rồi. Rồi Sóc lại chạy đi tìm Nhím ở khắp nơi. 
Tranh 4: Mãi đến khi mùa xuân đưa ấm áp đến từng nhà. Cây cối thi đua nhau nảy lộc, chim chóc hót véo von, Sóc mới gặp lại được Nhím. Gặp lại nhau chúng vui lắm. Chúng lại chơi đùa như những ngày nào. Hỏi chuyện mãi rồi Sóc cũng biết: cứ mùa đông đến, họ nhà Nhím lại phải đi tìm chỗ tránh rét, nên cả mùa đông chúng bặt tin nhau
ý nghĩa: Câu truyện nói lên tình bạn thân thiết của Nhím và Sóc mặc dầu mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau. 
4. Củng cố, dặn dò : 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. Trò chơi: Thi tìm tiếng, từ có vần vừa ôn. 
Nhắc HS yếu về đọc lại các vần. HS khá, giỏi về ôn lại bài và xem trước bài sau. 
 Toán:LUYệN TậP
I.MụC TIÊU:
 -Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
-làm bài 1; bài 2(cột 1,2) ; bài 3
 II. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 A. Kiểm tra bài cũ: 
 Bài cũ học bài gì? (Phép trừ trong phạm vi 10) 1HS trả lời.
 Làm bài tập 1b:(Tính) (1 HS nêu yêu cầu).
 1 + 9 =  2 + 8 =  3 + 7 =  4 + 6 =  
 10 - 1 =  10 - 2 =  10 - 3 =  10 - 4 = 
 10 - 9 =  10 - 8 =  10 - 7 =  10 - 6 = 
 4 HS làm bảng lớp - cả lớp làm bảng con : (Đội a: làm cột 1, 2 Đội b: làm cột 3, 4).
 GV Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
 B. Bài mới:
 HOạT ĐộNG CủA GV
 HOạT ĐộNG CủA HS 
1. Giới thiệu bài 
2.Luyện tập
*Bài tập1: HS làm vở Toán..
 Hướng dẫn HS tính nhẩm rồi ghi kết quả phép tính:
10 - 2 = 8; 10 - 4 = 6; 10 - 3 = 7; 10 - 7 = 3 ; 10 - 5 = 5 
10 - 9 = 1; 10 - 6 = 4; 10 - 1 = 9; 10 - 0 = 10; 10 -10 = 0 
 HD HS viết thẳng cột dọc:
GV chấm điểm và nhận xét bài làm của HS.
 * Bài 2( cột 1,2): Cả lớp làm phiếu học tập
 Hướng dẫn HS nêu cách làm :Cho HS nhẩm, 
 chẳng hạn: 5 cộng mấy bằng 10 , 5 cộng 5 bằng 10, nên điền 5 vào chỗ chấm (5 + 5 = 10)
GV chấm điểm, nhận xét bài viết của HS
3 Trò chơi.
+Mục tiêu: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
+ Cách tiến hành:
 Làm bài tập 3: HS ghép bìa cài.
HD HS nêu cách làm bài: 
Đội nào nêu được nhiều bài toán và giải đúng phép tính ứng với bài toán, đội đó thắng.
GV nhận xét thi đua của hai đội.
4.Củng cố, dặn dò: 
 Đọc yêu cầu bài1:” Tính”.
HS tính nhẩm, rồi ghi kết quả. Đổi vở để chữa bài: HS đọc kết quả của phép tính.
1HS đọc yêu cầu bài 2:”Tính”.
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm phiếu học tập , rồi đổi phiếu để chữa bài, đọc kết quả vừa làm được:
HS nghỉ giải lao 5’
HS đọc yêu cầu bài 3:” Viết phép tính thích hợp”.
HS nhìn tranh vẽ nêu nhiều bài toán rồi ghép phép tính ứng với bài toán theo tình huống trong tranh.
HS làm bài, chữa bài.Đọc phép tính:
7+3=10 10-2=8 
 Toán:LUYệN Tập chung
I.MụC TIÊU:
 -Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 9, 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Luyện tập:
Bài 1:Tính
10-7= 10-6= 10-4=
10-0= 10-1= 10-3=
10-8= 10-5= 10-4=
Bài 2:Số ?
10--2= 7 10-2-=3
10--1= 8 10-2-=6
9-1-= 2 9-3-=4
Bài 3:> ;< ; = ?
10-45 78-2
10-55 89-1
 Bài 4:
Làm bài 4 ở VBT
Bài 5:
Làm bài 102 trang 25 sách toán hay và khó
3. Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ học và HD học ở nhà
 Thứ 5 ngày 10 tháng 12 năm 2009
Học vần :Bài 68: OT - AT
I. Mục tiêu:
--Đọc được : ot, at, tiếng hót, ca hát ; từ và câu ứng dụng 
-Viết được: ot, at, tiếng hót, ca hát 
-Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề :Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát
-HSKG nói từ 4-5 câu theo chủ đề
II. Đồ dùng dạy - học 
-Bộ đồ dùng học TV 1 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
 A. Kiểm tra bài cũ 2: 
HS viết và đọcH: Xâu kim, lưỡi liềm. 
HS đọc bài trong SGK. 
 B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: 
b. Dạy vần
ot
. Nhận diện vần: 
GV giới thiệu ghi bảng: ot. HS nhắc lại: ot. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
 + Vần ot được tạo nên từ âm nào? ( o và t)
 + Vần ot và vần on giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Đều bắt đầu bằng o
Khác nhau: Vần ot kết thúc bằng t)
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: ot. HS phát âm: ot. 
. Đánh vần và đọc tiếng từ: 
HS phân tích vần ot (o đứng troước âm t đứng sau). HS đánh vần: o - t - ot (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: ot (cá nhân; nhóm). 
 -GV viết bảng: hót (đọc mẫu)
-HS đọc và phân tích hót : hót (âm h đứng trước vần ot đứng sau, dấu sắc trên o). HS đánh vần: hờ - ot - hot - sắc - hót (cá nhân; nhóm; cả lớp).
 HS đọc: hót (cá nhân; nhóm; cả lớp).
 HS ghép: hót
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? (Vẽ chim hót)
GVgiới thiệu và ghi từ: Tiếng hót. HS đọc: Tiếng hót (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
HS đọc: ot - hót - tiếng hót. 
 + Vần mới vừa học là vần gì?
 + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược. 
 at
Quy trình tương tự vần: ot. 
Lưu ý: at được tạo nên từ a và t. 
HS so sánh vần at với vần ot: 
. Vần at và vần ot giống nhau điểm gì? Khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Kết thúc bằng t
Khác nhau: at bắt đầu bằng a)
. Đánh vần: a - t - at, hờ - at - hat - sắc - hát; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. 
Giải lao
. Luyện viết: 
GVviết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: ot, at, tiếng hót, ca hát. 
HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. 
c. Đọc từ ứng dụng: 
GV ghi từ ứng lên bảng: bánh ngọt, trái nhót, bãi cát, chẻ lạt. 
 HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ: chẻ lạt, bánh ngọt. 
GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
Tiết 2
3. Luyện tập : 
 a. Luyện đọc: 
. HS đọc trên bảng lớp đọc xuôi, đọc ngược. 
. Đọc bài SGK (cá nhân, lớp). 
. Đọc câu ứng dụng: 
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì?
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: 
 Ai trồng cây
	Người đó có tiếng hát
	Trên vòm cây
	Chim hót lời mê say. 
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). 
Đọc bài trong SGK: 7 - 8 em. HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần. 
Giải lao
b. Luyện viết. 
HS đọc bài viếtH: 2 HS. GV hướng dẫn HS viết trên dòng kẻ ly. HS viết bài vào vở Tập viết. GV thu chấm một số bài, nhận xét. 
c. Luyện nói. 
GVghi tên bài luyện nói lên bảng: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát. 
HS đọc tên bài luyện nói. GV cho HS quan sát tranh. 
GV gợi ý: 
 + Bức tranh vẽ gì?
 + Tiếng chim hót như thế nào? Tiếng gà gáy như thế nào?
 + Các em thường ca hát vào lúc nào? 
 + Em có thích ca hát không? Hãy hát cho cả lớp nghe 1 bài?
HS thảo luận nhóm đôi. Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp. HS nhận xétH, bổ sung. 
4. Củng cố, dặn dò : 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau. 
 Thứ 6 ngày 11 tháng 12 năm 2009
Học vần: Bài 69: ăt, ât
I. Mục tiêu:
- Đọc được : ăt, ât, rửa mặt, đấu vật ; từ và câu ứng dụng 
-Viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật
-Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề :Ngày chủ nhật
-HSKG nói từ 4-5 câu theo chủ đề
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bộ đồ dùng học TV 1. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
 A. Kiểm tra bài cũ : 
HS viết và đọc các từ: bánh ngọt, bãi cát, trái nhót, chẻ lạt. 
2 HS đọc bài 68 trong SGK. 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: 
2. Dạy vầnb
ăt
. Nhận diện vần: 
GV giới thiệu ghi bảng ăt. HS nhắc lại: ăt. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
 + Vần ăt được tạo nên từ âm nào? (ă và t)
 + Vần ăt và vần at giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Đều kết thúc bằng t
Khác nhau: Vần ăt bắt đầu bằng ă)
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: ăt. HS phát âm: ăt. 
. Đánh vần và đọc tiếng từ: 
 HS phân tích vần ăt (ă đứng trước âm t đứng sau). HS đánh vần: ă- t - ăt (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: ăt (cá nhân; nhóm). 
 - GV ghi bảng: mặt. HS đọc và phân tích tiếng: mặt (âm m đứng trước vần ăt đứng sau dấu nặng dưới ă). HS đánh vần: mờ - ăt - măt - nặng - mặt (cá nhân; nhóm; cả lớp). HS đọc: mặt (cá nhân; nhóm; cả lớp).
- HS ghép: mặt
 GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? 
GVgiới thiệu và ghi từ: rửa mặt. HS đọc: rửa mặt (cá nhân; nhóm; cả lớp). HS đọc: ăt - mặt - rửa mặt. 
 + Vần mới vừa học là vần gì?
 + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược. 
 ât
 Quy trình tương tự vần: ăt. 
 Lưu ý ât được tạo nên từ â và t. 
HS so sánh vần ât với vần ăt: 
. Vần ât và vần ăt giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Kết thúc bằng t
Khác nhau: ât bắt đầu bằng â)
Đánh vần: â - t - ât, vờ - ât - vất - nặng - vật; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. 
Giải lao
. Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: ăt, ât, rửa mặt đấu vật. 
 HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. 
c. Đọc từ ứng dụng. 
GV ghi từ ứng dụng lên bảng: đôi mắt, bắt tay, mật ong, thật thà. 
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ: 
 Bắt tay: Bắt tay nhau để thể hiện tình cảm. 
 Thật thà: Là không nói dối, không giả dối, giả tạo. 
GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
Tiết 2
 3. Luyện tập : 
 a. Luyện đọc: 
. HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. 
. HS đọc SGK (cá nhân, nhóm, cả lớp). 
. Đọc câu ứng dụng: 
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? (Vẽ chú gà con)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Cái mỏ tí hon
 Cái chân bé xíu
 Lông gà mát dịu 
 Mắt đen sáng ngời
 Ơi chú gà ơi
 Ta yêu chú lắm!
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. GVđọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). 
Giải lao
 b. Luyện viết: 
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm, chữa bài. 
c. Luyện nói: 
HS đọc tên bài luyện nói: Ngày chủ nhật. 
GV gợi ý: 
 + Ngày chủ nhật, bố mẹ cho em đi chơi ở đâu?
+ Em thấy những gì ở công viên?
 + Ngày chủ nhật em thường làm công việc gì?
HS thảo luận nhóm đôi, Gọi đại diện nhóm nói trước lớp. HS nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò : 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS yếu về đọc, viết vần. HS khá, giỏi về xem lại bài và chuẩn bị bài sau. 
 Toán:Luyện tập
 I.Mục tiêu: 
-Thuộc bảng trừ ;biết làm tính trừ trong phạm vi 10; Làm quen với tóm tắt và viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
II.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Luyện tập:
Bài 1:Tính
10-7= 10-8=
10-6= 10-4=
10-5= 10-3=
Bài 2:Tính
10-2-2= 10-3-4=
10-1-1= 10-5-2=
10-1-5= 10-7-1=
Bài 3:
 Làm bài 2 ở SGKtrang 87
 Bài 4:
Làm bài 4 ở VBT
Bài 5:
Làm bài 15 trang 137sách toán hay và khó
3. Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ học và HD học ở nhà
Thể dục
Tư thế đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và chếch chữ V. Tư thế đứng một chân sang ngang, hai tay chống hông. -trò chơi chạy tiếp sức
II. Chuẩn bị :
Sân trường dọn và vệ sinh nơi tập
III.Các hoạtđộng dạy học:
A.Phần mở đầu
GV nhận lớp và phổ biến nội dung , yêu cầu tiết học
Cho HS khởi động
B. PHần cơ bản
1.Cho HS tập tư thế đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và chếch chữ V
GV tập ,HS tập theo
2.Tư thế đứng một chân sang ngang, hai tay chống hông.
3. Trò chơi chạy tiếp
C 
Học vần
Luyện tập bài 69: ăt, ât
I.Mục tiêu:
-Đọc được : ăt, ât ; từ và các câu ứng dụng có chứa vần trên
-Viết được: ăt, ât, cái tất, lật đật, đăt hàng, kắt vải, mất mát, tắt lửa 
 II.Các hoạt động dạy học: 
1.giới thiệu bài :
2.luyện đọc:
 GV ghi bảng: ăt, ât, cái tất, lật đật, đăt hàng, kắt vải, mất mát, tắt lửa , giặt đồ, thắt nơ 
 - HS đọc cá nhân ,nhóm ,lớp 
3.Luyện viết : 
HS viết ở vở ô ly: ăt, ât, cái tất, lật đật, đặt hàng, kắt vải, mất mát, tắt lửa 
4.Làm bài tập ở VBT 
5.Củng cố dặn dò:nhận xét giờ học 
Thủ công
Gấp cái

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16 sau da sua.doc