Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Nhung - Trường Tiểu họ c Tiền Phong 2

I- Mục tiêu:

- Đọc và viết được: vần im, um các từ: chim câu, trùm khăn.

- Đọc được từ ứng dụng: con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm và câu ứngdụng:

 Khi đi em hỏi Miệng em chúm chín

 Khi về em chào Mẹ có yêu không nào?

- Mở rộng lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.

- Đọc, tìm được những tiếng, từ có vần mới học.

II- Tài liệu và phương tiện: Bộ ghép chữ Tiếng Việt, bảng phụ, tranh con nhím. .

III- Các hoạt động dạy - học:

Tiết 1:Dạy tiếng chứa vần mới.

A: Kiểm tra bài cũ:5’

*Viết 2 từ ứng dụng bài trước:trẻ em, mềm mại .

-Hai HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con, nhận xét.

* 3 HS đọc câu ứng dụng bài trước.

- GV nhận xét, đánh giá.

B: Dạy học bài mới.

 

doc 12 trang Người đăng honganh Lượt xem 1139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Nhung - Trường Tiểu họ c Tiền Phong 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dụng: con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm. *HS đọc từ ứng dụng GV ghi bảng. HS đọc (đồng thanh- nhóm- cá nhân).
- GV nhận xét, đánh giá.
*Dạy nắm nghĩa từ:cho HS xem tranh. HS tham gia giải nghĩa từ, quan sát tranh.
*Dạy phát triển kỹ năng đọc. HS đọc các tiếng, từ trên bảng phụ.
*Dạy phát triển vốn từ. HS tìm tiếng có vần mới.
Tiết 2:Dạy viết và luyện các kỹ năng
HĐ1: Luyện đọc:12’
*y/c HS luyện đọc lại bài trên bảng lớp - HS đọc bài SGK
(đồng thanh-nhóm-cá nhân) - GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi.
y/c quan sát tranh, nêu nội dung tranh - HS đọc câu ứng dụng: :
Khi đi em hỏi Miệng em chúm chín
Khi về em chào Mẹ có yêu không nào?
*Tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc. - HS đọc đánh vần, đọc trơn
(đồng thanh- nhóm-cá nhân).
GV nhận xét.
HĐ2: Luyện nói:6’
-Khai thác nội dung tranh
-Y/C HS quan sát tranh nêu chủ đề luyện nói.
Chủ đề:Xanh, đỏ, tím, vàng.
- GV gợi ý các câu hỏi HS trả lời, - HS nói trong nhóm
tập cho HS dùng ngôn ngữ nói:
-HS nói trước lớp
- GV nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Luyện viết:15
* Viết trên bảng con . HS quan sát chữ mẫu, viết vào bảng con.
Gv viết kết hợp hướng dẫn quy trình.
GV nhận xét, chỉnh sửa (nếu có).
* HS viết các chữ trong vở tập viết. Quan sát vở mẫu của GV và viết bài.
- GV chấm một số bài cho học sinh.
*HĐ nối tiếp: - HS đọc bài trong SGK. - Tìm những tiếng có chứa vần vừa học.
Toán : Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Phép trừ trong phạm vi 10 cũng như các bảng tính đã học.
- Viết phép tính tương ứng với tình huống.
II- Tài liệu và phương tiện: - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:3’
Gọi 2-3 HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 10.
HĐ2: Dạy học bài mớ:33’.
a. Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b. Hướng dẫn làm các bài tập trong SGK.
Bài 1: Tính:15’.
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 3 HS xung phong lên bảng làm, các HS khác làm vào SGK.
- GV cho cả lớp làm bài sau đó gọi lần lượt từng HS đọc kết quả.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Số:10’.
- GV cho HS quan sát bài rồi nêu cách làm.
- HS điền số thoả mãn với từng phép tính.
- GV cho cả lớp làm bài và chữa bài(4 HS làm trên bảng phụ).
Bài 3: Viết phép tính thích hợp:8’.
GV cho HS quan sát tranh sau đó đặt đề toán và viết phép tính tương ứng:
7+ 3 = 10; 3+ 7 = 10; 10 – 2 = 8; 10 – 8 = 2.
HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Củng cố - dặn dò.
Đạo đức: Trật tự trong trường học (T1)
I- Mục tiêu:
- Nêu được các biểu hiển của giữ trận tự khi nghe giảng, khi ro vào lớp.
- Nêu được ích lợi của việc giữ trận tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Thực hiện giữ trận tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng. 
- HS khá giỏi : biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II- Đồ dùng: Tranh bài tập 3.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: HS quan sát tranh bài tập1 và thảo luận:13’.
1- GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận về việc ra, vào lớp của các bạn trong tranh.
2- Các nhóm thảo luận.
3- Đại diện các nhóm trình bày.
4- Cả lớp trao đổi, tranh luận:
- Em có suy nghĩ vì về việc làm của bạn trong tranh 2?
- Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
5- GV kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã.
HĐ2: Thi xếp hàng ra, vào lớp giữa các tổ.
1- Thành lập Ban giám khảo gồm GV và các bạn cán bộ lớp.
2- GV nêu yêu cầu cuộc thi.
- Tổ trưởng biết điều khiển các bạn.
- Ra, vào lớp không chen lấn, xô đẩy.
- Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo cặp sách gọn gàng.
- Không kéo lê giày dép gây bụi, gây ồn.
3- Tiến hành cuộc thi.
4- Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ khá nhất.
HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Củng cố - dặn dò.
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Tiếng Việt: iêm, yêm
I- Mục tiêu:
- Đọc và viết được: vần iêm,yêm các tiếng:dừa xiêm, cái yếm.
- Đọc được từ ứng dụng: thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi và câu ứng dụng: Ban ngày, Sẻ mãi đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
- Mở rộng lời nói tự nhiên theo chủ đề: Điểm mười.
-HS tìm được những tiếng, từ có vần mới học.
II- Tài liệu và phương tiện: Bộ ghép chữ Tiếng Việt, bảng phụ .
III- Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1:Dạy tiếng chứa vần mới.
A: Kiểm tra bài cũ:5’
*Viết 2 từ ứng dụng bài trước: con nhím, tủm tỉm.
-Hai HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con, nhận xét.
* 3 HS đọc câu ứng dụng bài trước. - GV nhận xét, đánh giá.
B: Dạy học bài mới.
HĐ 1: Dạy vần mới
a. Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b. Dạy chữ ghi vần: iêm
* Phát âm:
- GV đọc mẫu - hướng dẫn cách đọc. - HS đọc (đồng thanh- nhóm- cá nhân).
-GV chỉnh sửa lỗi phát âm.
* Nhận diện vần:
-phân tích để HS hiểu cấu tạo vần. Vần iêm gồm 3 âm i, ê và m ghép lại.
HĐ2:Dạy tiếng khoá
*Đánh vần, đọc trơn
-GV đọc mẫu - HS đọc đánh vần, đọc trơn.
*Phân tích tiếng. - HS phân tích tiếng xiêm
*Ghép tiếng khoá.
- y/c HS ghép tiếng: xiêm hs ghép.
- GV chỉnh sửa lỗi.
HĐ3:Dạy từ khoá
*Đọc từ khoá:dừa xiêm HS đánh vần, đọc trơn.
*Dạy nắm nghĩa từ. HS xem tranh.
*Dạy vần yêm (tương tự)
HĐ4: Đọc từ ứng dụng:thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi.
*HS đọc từ ứng dụng GV ghi bảng. HS đọc (đồng thanh- nhóm- cá nhân).
- GV nhận xét, đánh giá.
*Dạy nắm nghĩa từ: HS tham gia giải nghĩa từ.
*Dạy phát triển kỹ năng đọc. HS đọc các tiếng, từ trên bảng phụ.
*Dạy phát triển vốn từ. HS tìm tiếng có vần mới.
Tiết 2:Dạy viết và luyện các kỹ năng
HĐ1: Luyện đọc:12’
*y/c HS luyện đọc lại bài trên bảng lớp - HS đọc bài SGK
(đồng thanh- nhóm- cá nhân)
- GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi.
y/c quan sát tranh, nêu nội dung tranh - HS đọc câu ứng dụng:
*Tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân. Ban ngày, Sẻ mãi đi kiếm ăn cho cả
nhà. Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc. HS đọc đánh vần, đọc trơn
(đồng thanh- nhóm- cá nhân).
GV nhận xét.
HĐ2: Luyện nói:6’
-Khai thác nội dung tranh
-Y/C HS quan sát tranh nêu chủ đề luyện nói.
Chủ đề:Điểm mười.
- GV gợi ý các câu hỏi HS trả lời, - HS nói trong nhóm
tập cho HS dùng ngôn ngữ nói: -HS nói trước lớp
- GV nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Luyện viết:15
* Viết trên bảng con . HS quan sát chữ mẫu, viết vào bảng con.
Gvviết kết hợp hướng dẫn quy trình.
GV nhận xét, chỉnh sửa (nếu có).
* HS viết các chữ trong vở tập viết. Quan sát vở mẫu của GV và viết bài.
- GV chấm một số bài cho học sinh.
*HĐ nối tiếp: - HS đọc bài trong SGK. - Tìm những tiếng có chứa vần vừa học.
Tự nhiên và Xã hội: Hoạt động ở lớp
I- Mục tiêu: - Kể được một số hoạt động học tập của lớp học
- HS khá giỏi : nêu được các hoạt động học tập khác ngoài hình vẽ SGK như : học đan, học vẽ.
II- Tài liệu và phương tiện: Các hình trong bài 16 SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Quan sát tranh:15’.
MT: Biết các hoạt động học tập ở lớp và mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
B1: - GV hướng dẫn HS quan sát và nói với bạn về các hoạt động được thể hiện ở từng hình trong bài 16 SGK.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
B2: GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
B3: GV và HS thảo luận các câu hỏi:
+ Trong các hoạt động vừa nêu, hoạt động nào được tổ chức ở trong lớp?
Kết luận: ở lớp học có nhiều hoạt động học tập khác nhau. Trong đó có những hoạt động được tổ chức trong lớp học và có những được tổ chức ở sân trường.
HĐ2: Thảo luận theo cặp:15’.
MT: Giới thiệu các hoạt động ở lớp học của mình.
B1: HS nói với bạn về:
+ Các hoạt động ở lớp học của mình.
+ Những hoạt động có trong từng hình trong bài 16 SGK mà không có ở lớp học của mình.
B2: GV gọi một số HS lên nói trước lớp.
Kết luận: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong các hoạt động học tập ở lớp.
Kết thúc bài học, GV cho HS hát bài "Lớp chúng mình".
HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.
Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2010.
Tiếng Việt: uôm, ươm
I- Mục tiêu:
- Đọc và viết được: vần uôm, ươm các từ:cánh buồm, đàn bướm.
- Đọc được từ ứng dụng: ao chuôm, nhuộm vải, vườn ươm, cháy đượm và câu ứng dụng: Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng. Trên trời, bướm bay lượn từng đàn.
- Mở rộng lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
- Đọc, tìm được những tiếng, từ có vần mới học.
II- Tài liệu và phương tiện:
Bộ ghép chữ Tiếng Việt, bảng phụ, tranh “ cánh buồm”, tranh Luyện nói.
III- Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1:Dạy tiếng chứa vần mới.
A: Kiểm tra bài cũ:5’
*Viết 2 từ ứng dụng bài trước: quý hiếm, âu yếm.
-Hai HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con, nhận xét.
* 3 HS đọc câu ứng dụng bài trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
B: Dạy học bài mới.
HĐ 1: Dạy vần mới
a. Giới thiệu bài: Thuyết trình. b. Dạy chữ ghi vần: uôm
* Phát âm:
- GV đọc mẫu - hướng dẫn cách đọc. - HS đọc (đồng thanh- nhóm- cá nhân).
-GV chỉnh sửa lỗi phát âm.
* Nhận diện vần:
-phân tích để HS hiểu cấu tạo vần. Vần uôm gồm 3 âm u,ô và m ghép lại.
HĐ2:Dạy tiếng khoá
*Đánh vần, đọc trơn
-GV đọc mẫu - HS đọc đánh vần, đọc trơn.
(đồng thanh- nhóm- cá nhân)
*Phân tích tiếng. - HS phân tích tiếng buồm.
*Ghép tiếng khoá.
- y/c HS ghép tiếng:buồm - hs ghép.
GV chỉnh sửa lỗi.
HĐ3:Dạy từ khoá
*Đọc từ khoá:cánh buồm. HS đánh vần, đọc trơn.
*Dạy nắm nghĩa từ. HS xem tranh.
*Dạy vần ươm(tương tự)
HĐ4: Đọc từ ứng dụng:ao chuôm, nhuộm vải, vườn ươm, cháy đượm.
*HS đọc từ ứng dụng GV ghi bảng. HS đọc (đồng thanh- nhóm- cá nhân).
- GV nhận xét, đánh giá.
*Dạy nắm nghĩa từ. HS tham gia giải nghĩa từ.
*Dạy phát triển kỹ năng đọc:
GV treo bảng phụ HS đọc các tiếng, từ mà gv đã chuẩn bị.
*Dạy phát triển vốn từ. HS tìm tiếng có vần mới.
Tiết 2:Dạy viết và luyện các kỹ năng
HĐ1: Luyện đọc:12’
*y/c HS luyện đọc lại bài trên bảng lớp - HS đọc bài SGK
(đồng thanh- nhóm- cá nhân)
- GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi.
y/c quan sát tranh, nêu nội dung tranh - HS đọc câu ứng dụng:
*Tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả
cánh đồng. Trên trời, bướm bay lượn từng đàn.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc. - HS đọc đánh vần, đọc trơn
(đồng thanh- nhóm- cá nhân). GV nhận xét.
HĐ2: Luyện nói:6’
-Khai thác nội dung tranh
-Y/C HS quan sát tranh nêu chủ đề luyện nói.
Chủ đề:Ong, bướm, chim, cá cảnh.
- GV gợi ý các câu hỏi HS trả lời, - HS nói trong nhóm
tập cho HS dùng ngôn ngữ nói: -HS nói trước lớp
- GV nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Luyện viết:15
* Viết trên bảng con . HS quan sát chữ mẫu, viết vào bảng con.
-GV hướng dẫn viết.
GV nhận xét, chỉnh sửa (nếu có).
* HS viết các chữ trong vở tập viết. Quan sát vở mẫu của GV và viết bài.
- GV chấm một số bài cho học sinh.
*HĐ nối tiếp: 
- HS đọc bài trong SGK. - Tìm những tiếng có chứa vần vừa học.
- Dặn dò HS học bài ở nhà.
Toán: Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10
I- Mục tiêu:
- Củng cố ghi sâu bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 và vận dụng 2 bảng tính này để làm tính.
- Khắc sâu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Nắm vững cấu tạo của các số (7, 8, 9, 10).
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng xem tranh vẽ, đọc đề bài và ghi phép tính tương ứng.
II- Tài liệu và phương tiện: Bảng phụ, các chấm tròn như SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:5’
Kiểm tra miệng 2-3 HS về một số phép tính cộng, trừ trong phạm vi10
HĐ2: Dạy học bài mớ:10’.
a. Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b. Dạy học bài mới. 
- GV các chấm tròn lên bảng.
- GV chia lớp ra thành 2 đội, sau đó tổ chức cho 2 đội thi tiếp sức để lập lại bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 tương ứng hình đã gắn.
HĐ3: Thực hành:20’.
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập sau đó cho cả lớp làm bài, gọi lần lượt từng HS đứng lên đọc kết quả.
Bài 2: Số.
GV cho HS quan sát đề toán và hỏi HS có biết cách làm không. Nếu HS chữa rõ GV hướng dẫn cách làm.
*Củng cố cấu tạo của số 7, 8, 9 ,10.
Bài 3: GV cho HS quan sát tranh sau đó nêu miệng bài toán theo tranh và viết phép tính tương ứng vào bảng con.
- GV cho HS đọc bài toán và nêu bài toán sau đó cho cả lớp viết phép tính tương ứng.
- GV gọi HS xung phong đứng lên đọc phép tính, cả lớp nhận xét. GV nhận xét, cho điểm.
HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Củng cố - dặn dò.
Mĩ thuật : XÉ DÁN LỌ HOA 
I - Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp về hình dáng của một số lọ hoa.
- biết cách vẽ lọ hoa. - Vẽ được lọ hoa đơn giản.
- HS khá giỏi : vẽ được lọ hoa có hình dạng cân đối, màu sắc phù hợp.
II - Đồ dùng dạy học: + GV: - Một vài lọ hoa có hình dáng khác nhau.
 - Bài vẽ lọ hoa của học sinh các năm trước.
+ HS: - Giấy vẽ, vở vẽ, giấy màu. - Bút chì, tẩy, màu vẽ, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Nội dung bài:
 HOẠT ĐÔNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
a.HĐ1: Quan sát nhận xét : 
Giới thiệu các kiểu dáng của lọ hoa
- Giáo viên bày mẫu và gợi ý câu hỏi giúp học sinh nhận biết:
+ Có lọ hoa thấp, tròn.
+ Có lọ dáng cao, thon.
+ Có lọ cổ cao, thân phình to ở dưới...
b) HĐ 2:Hướng dẫn HS cách vẽ, xé dán lọ hoa:
* Cách vẽ: 
+ Vẽ miệng lọ. Vẽ nét cong của thân lọ. Vẽ màu.
* Cách xé dán: 
+ Gấp đôi tờ giấy màu. + Xé hình thân lọ
c) HĐ 3. Thực hành:
- Giáo viên theo dõi để giúp học sinh: 
+ Vẽ lọ hoa sao cho phù hợp với phần giấy trong vở tập vẽ. 
+ Vẽ màu vào lọ. + Chọn giấy gấp giấy.
+ Xé theo hình miệng thân lọ.
d.HĐ4. Nhận xét - đánh giá:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét những bài vẽ đẹp về hình và màu.
- Giáo viên nhận xét bổ sung thêm.
- Chấm điểm.
- Học sinh chuẩn đồ dùng học vẽ.
- Học sinh chú ý nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nhận xét theo gợi ý của giáo viên về hình dáng và màu sắc một số lọ hoa.
- Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn cách vẽ, cách xé dán.
 - Học sinh làm bài.
- Vẽ lọ hoa hoặc xé dán lọ hoa theo ý thích.
- Học sinh quan sát bài vẽ của bạn.
- Tìm chọn bài vẽ đẹp theo ý thích. 
4- Dặn dò: - Quan sát ngôi nhà của em. - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.
Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2010
Tiếng Việt: Ôn tập
I- Mục tiêu:
- Được củng cố cấu tạo các vần kết thúc bằng m đã học.
- Đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng m.
- Đọc đúng từ ứng dụng: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa và câu ứng dụng:
Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.
- Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên theo tranh truyện kể “Đi tìm bạn”.
II- Đồ dùng: Tranh minh hoạ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- KT bài cũ: Đọc, viết: ao chuôm, nhuộm vải, vườn ươm, cháy đượm
- 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết bảng con.
- HS đọc lại từ vừa viết. GV nhận xét, đánh giá.
2- Bài mới.
Tiết 1 1- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
	2- Ôn tập: 
a- Các vần đã học:
- GV: Các em cho cô biết những vần nào đã học? (HS lên bảng chỉ vần đã học).
+ Hãy chỉ các vần cô đọc sau đây. (GV đọc các vần không theo thứ tự trong bảng, HS chỉ chữ ghi âm vần GV đọc).
Em hãy đọc theo bạn chỉ nhé. (1 HS chỉ chữ trên bảng, 1 HS khác đọc tên vần tương ứng).
- GV nhận xét.
b- Ghép âm thành vần:
- GV: Các em hãy ghép các chữ ghi âm ở cột dọc với dòng ngang sao cho thích hợp để tạo thành vần tương ứng đã học. HS ghép các vần: om, am, ăm, âm.., uôm, ươm rồi đọc lên. GV ghi bảng.
- Các em hãy đọc vần vừa ghép. HS đọc: am, âm, ăm, uôm, ươm....
c- Đọc từ ứng dụng:
- GV: Đọc cho cô các từ ứng dụng có trong bài: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa. GV ghi bảng.
+ Đọc lại các từ trên bảng. HS nhìn bảng đọc: cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- GV giải thích từ ứng dụng bằng tranh, vật thật, lời nói hoặc cho HS tự giải thích.
d- Tập viết từ ứng dụng:
- GV hướng dẫn HS viết từ xâu kim, lưỡi liềm vào bảng con.
+ HS viết bảng con: xâu kim, lưỡi liềm, 2 HS viết bảng lớp. GV chỉnh sửa, uốn nắn chữ viết cho HS.
Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
- GV: Các em vừa được ôn về các vần có đặc điểm gì? (HS: Những vần kết thúc bằng m).
+ Em hãy đọc lại các vần đó (HS nhìn bảng ôn đọc các vần theo cá nhân, nhóm, lớp).
- GV chỉnh sửa phát âm.
+ Hãy đọc tiếp các từ ứng dụng (cá nhân, nhóm, đồng thanh).
+ Hãy đọc cho cô đoạn thơ này. (HS đọc: cá nhân, nhóm, đồng thanh).
Trong vòm lá mới chồi non Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
Quả ngon dành tận cuối mùa Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, GV đọc lại đoạn thơ, 2 - 3 HS đọc lại.
b- Luyện viết:
- Hướng dẫn HS viết từ ứng dụng: xâu kim, lưỡi liềm vào vở tập viết .
+ Cho HS nhắc lại cách viết. + Cho HS viết lại trên bảng lớp.
- HS viết: xâu kim, lưỡi liềm vào vở. GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
c- Kể chuyện: Đi tìm bạn.
- GV kể lại chuyện thật hay, diễn cảm.
- GV treo tranh và HS kể chuyện theo nội dung từng bức tranh.
4- HĐ nối tiếp: - HS đọc bài trong SGK. - Tìm những tiếng có chứa vần vừa học.
- Dặn dò HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
Toán : Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Củng cố phép cộng, trừ trong phạm vi 10. - So sánh số và biết làm các phép tính liên tiếp.
-Viết phép tính thích hợp với tình huống.
- II- Tài liệu và phương tiện: - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:5’.
- Kiểm tra học thuộc lòng bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
HĐ2: Dạy học bài mới:30’.
a. Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b. Hướng dẫn làm các bài tập.
Bài 1: Tính.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp nêu yêu cầu của bài tập.- GV cho cả lớp làm bài, sau đó gọi lần lượt từng HS đứng lên đọc lại kết quả, cả lớp nhận xét.
- GV yêu cầu HS quan sát các phép tính ở từng cột để nhận ra mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2: Số? - GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV cho 4 nhóm làm vào bảng phụ sau đó gắn lên bảng, nhóm nào nhanh và đúng thì nhóm đó thắng.
Bài 3: - GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV gọi 3 HS xung phong lên bảng làm, các HS dưới lớp làm vào SGK.
- GV gọi HS nhận xét bài của bạn.
* Củng cố cách so sánh.
Bài 4: GV cho HS đọc tóm tắt và viết phép tính tương ứng 6+4=10.
HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học. - Củng cố - dặn dò.
Thủ công : Gấp cái quạt(t2)
I.Mục tiêu
- HS biết cách gấp và gấp được cái quạt.
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
- Hs khá giỏi : Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy. Đường dán nối quạt tương đối chắc chắn. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng.
II.Chuẩn bị
GV : mẫu gấp cái quạt,giấy thủ công, chỉ, hồ dán. HS : Giấy thủ công, chỉ, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:Ôn lại các bước gấp:5’
GV cho HS quan sát mẫu:Cái quạt được gấp từ những nếp gấp như thế nào?
- Để gấp cái quạt ta thực hiện qua mấy bước?
Hoạt động2:HS thực hành:20’
Y/C hs thực hiện gấp trên giấy thủ công và dán .
GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
IV.Nhận xét, dặn dò:5’
Nhận xét tinh thần học tập và cùng HS đánh giá sản phẩm.
Dặn tuần sau gấp cái ví.
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tiếng Việt: ot, at
I- Mục tiêu:
- Đọc và viết được: vần ot, at các tiếng:tiếng hót, ca hát.
- Đọc được từ ứng dụng: bánh ngọt, tráI nhót, bãI cát, chẻ lạtvà câu thơ ứng dụng: 
Ai trồng cây Người đó có tiếng hát
Trên vòm cây Chim hót lời mê say.
Mở rộng lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
-HS tìm được những tiếng, từ có vần mới học.
II- Tài liệu và phương tiện:
Bộ ghép chữ Tiếng Việt, bảng phụ, tranh trái nhót, tranh bãi cát..
III- Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1:Dạy tiếng chứa vần mới.
A: Kiểm tra bài cũ:5’
*Viết 2 từ ứng dụng bài trước:xâu kim, nhóm lửa.
-Hai HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con, nhận xét.
* 3 HS đọc câu ứng dụng bài trước. - GV nhận xét, đánh giá.
B: Dạy học bài mới.
HĐ 1: Dạy vần mới
a. Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b. Dạy chữ ghi vần: ot
* Phát âm:
- GV đọc mẫu - hướng dẫn cách đọc. - HS đọc (đồng thanh- nhóm- cá nhân).
-GV chỉnh sửa lỗi phát âm.
* Nhận diện vần:
-phân tích để HS hiểu cấu tạo vần. Vần ot gồm 2 âm ovà t ghép lại.
HĐ2:Dạy tiếng khoá
*Đánh vần, đọc trơn
-GV đọc mẫu - HS đọc đánh vần, đọc trơn.
*Phân tích tiếng. - HS phân tích tiếng hót
*Ghép tiếng khoá.
- y/c HS ghép tiếng: hót hs ghép.
- GV chỉnh sửa lỗi.
HĐ3:Dạy từ khoá
*Đọc từ khoá: tiếng hót HS đánh vần, đọc trơn.
*Dạy nắm nghĩa từ. HS xem tranh.
*Dạy vần at(tương tự)
HĐ4: Đọc từ ứng dụng:bánh ngọt, trái nhót,bãi cát, chẻ lạt.
*HS đọc từ ứng dụng GV ghi bảng. HS đọc (đồng thanh- nhóm- cá nhân).
- GV nhận xét, đánh giá.
*Dạy nắm nghĩa từ:cho HS xem tranh. HS tham gia giải nghĩa từ.
*Dạy phát triển kỹ năng đọc. HS đọc các tiếng, từ trên bảng phụ.
*Dạy phát triển vốn từ. HS tìm tiếng có vần mới.
Tiết 2:Dạy viết và luyện các kỹ năng
HĐ1: Luyện đọc:12’
*y/c HS luyện đọc lại bài trên bảng lớp - HS đọc bài SGK
(đồng thanh- nhóm- cá nhân) - GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi.
y/c quan sát tranh, nêu nội dung tranh - HS đọc câu ứng dụng:
*Tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân. ( Ở trên mục tiêu)
- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc.
HS đọc đánh vần, đọc trơn (đồng thanh- nhóm- cá nhân). GV nhận xét.
HĐ2: Luyện nói:6’-Khai thác nội dung tranh
-Y/C HS quan sát tranh nêu chủ đề luyện nói.
Chủ đề:Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
- GV gợi ý các câu hỏi HS trả lời, - HS nói trong nhóm
tập cho HS dùng ngôn ngữ nói:
-HS nói trước lớp
- GV nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Luyện viết:15
* Viết trên bảng con . HS quan sát chữ mẫu, viết vào bảng con.
GV viết kết hợp hướng dẫn quy trình. GV nhận xét, chỉnh sửa (nếu có).
* HS viết các chữ trong vở tập viết. Quan sát vở mẫu của GV và viết bài.
- GV chấm một số bài cho học sinh.
*HĐ nối tiếp: - HS đọc bài trong SGK. - Tìm những tiếng có chứa vần vừa học.
Toán: Luyện tập chung
I- Mục tiêu: - Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
- Cách viết, đếm các số trong phạm vi 10.
- Kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Các kỹ năng ban đầu của việc chuẩn bị giải toán có lời văn.
II- Đồ dùng:các thẻ chấm tròn.
III- Các hoạt động dạy - học
1- Kiểm tra bài cũ:5’
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính:
5 + 3 = 	10 + 0 = 9 - 6 = 	 8 + 2 = 10 - 1 = 	0 + 10 =
- 2 HS lên bảng điền. GV nhận xét và cho điểm.
2- Bài mới:30’ 
a- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
b- Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập trong SGK.
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS đọc: "Viết số thích hợp (theo mẫu)"
- HS làm bài vào SGK sau đó 1 em lên bảng chữa bài.
C

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 16 10110.doc