Giáo án Lớp 1 - Tuần 15

A. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh có thể:

- Nhận biết được cấu tạo vần uôm, ươm, tiếng buồm, bướm.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa vần uôm, ươm để học và viết đúng các vần, tiếng, từ khoá: Cánh buồm, đàn bướm.

- Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng.

Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ong, bướm, chim, cá cảnh.

B. Đồ dùng dạy - học

- Sách tiếng việt 1, tập 1

- Bộ ghép chữ tiếng việt

- Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói

 

doc 33 trang Người đăng honganh Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vần em vừa ghép.
- Học sinh đọc CN, nhóm lớp.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
c. Đọc từ ứng dụng.
- Hãy đọc cho cô các từ ứng dụng có trong bài.
- 2 học sinh lần lượt đọc.
- Giáo viên ghi bảng.
- Học sinh đọc CN, nhóm lớp.
- Giáo viên theo dõi,nhận xét.
- Giải nghĩa từ ứng dụng.
 Lưỡi liềm: Dụng cụ thường làm bằng sắt, thép có răng để cắt cỏ.
Xâu kim: Lờy chỉ sâu qua lỗ kim.
Nhóm lửa: Làm cho cháy lên thành ngọn lửa.
- Học sinh theo dõi.
- Các em nghe cô đọc nhé?
- 2 học sinh đọc lại.
d. Tập viết từ ứng dụng:
- Hướng dẫn học sinh viết từ sâu kim, lưỡi liềm vào bảng con.
- Giáo viên viết mẫu nêu quy trình viết.
- Học sinh luyện viết trên bảng con.
{
- HS viết luyện vào bảng con.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
đ. Củng cố:
+ Trò chơi: Thi viết tiếng có vần vừa ôn.
- HS chơi thi giữa các tổ.
- Cho học sinh đọc lại bài.
- 1 vài em.
- Nhận xét chung giờ học.
Tiết 2:
Giáo viên
Học sinh
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1.
- Học sinh đọc CN, nhóm lớp.
- Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh.
+ Đọc câu ứng dụng
- Treo tranh cho học sinh quan sát tranh và hỏi.
- Tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ nhà bà có cây cam rất sai quả.
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
- 1 vài em đọc.
- Giáo viên ghi bảng đọc mẫu.
- Học sinh đọc CN, nhóm lớp.
- Giáo viên theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh.
b. Luyện viết:
- Hướng dẫn viết các từ ứng dụng vào vở tạp viết.
- Khi viết em cần lưu ý gì?
- Nét nối giữa các con chữ và vị trí các dấu.
- Giao việc.
- HS tập viết trong vở theo mẫu.
- Giáo viên theo dõi uốn nắn thêm HS yếu.
- Nhận xét bài viết của học sinh.
c. Kể chuyện: "Đi tìm bạn".
- Cho học sinh đọc tên truyện
- HS đọc ĐT.
- Giới thiệu truyện.
- Giáo viên kể chuỵên (1 lần).
Lần 2: Kể bằng tranh.
- Cho học sinh tập kể theo tranh.
- HS chú ý lắng nghe.
Tranh 1: Sóc và Nhím là đôi bạn thân chúng thường.cùng nhau.
- HS kể cá nhân.
Tranh 2: Nhưng có 1 ngày.vắng bạn sóc buồn lắm.
Tranh 3: Gặp bạn thỏrồi Sóc lại đi tìm Nhím ở khắp nơi.
Tranh 4: Mãi đến khi mùa xuân
Chúng bặt tin nhau.
Cho môi em kể 1 tranh nối tiếp.
- HS kể lần lượt theo nhóm 4, lần lượt mổi em kể 1 tranh.
- Câu truyện nói lên điều gì?
- Tình bạn thắm thiết giữa sóc và nhím.
- Sóc là người như thế nào?
- Biết lo lắng và quan tâm tới bạn.
- Vì sao nhím lại mất tích?
- Vì Nhím không chịu được rét nên cứ mùa đông đến là Nhím lại đi tìm chỗ tránh rét.
4. Củng cố dặn dò:
- Cho học sinh đọc lại bài ôn.
- HS đọc trong SGK (3HS).
- Nhận xét giờ học và giao bài về nhà.
- HS nghe và ghi nhớ.
Bài 14:
Tập viết:
Đỏ thắm, Mầm non, chôm chôm.
A. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và cách viết các từ: Đỏ thắm, Mầm non, Chôm chôm
- Biết viết đúng và đẹp các từ trên.
- Rèn kỹ năng viết nắn nót, chia khoảng cách và BT nối nét.
- Có ý thức viết chữ đẹp.
B. Đồ dùng:
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh viết: Buôn làng, Bệnh viện, hiền lành.
- Cho học sinh nhận xét bổ xung.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài mới
2. Quan sát và nhận xét.
- Giáo viên treo mẫu chữ lên bảng.
- 1 vài em đọc.
- Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về cấu tạo, nét nối và khoảng cách từng từ.
- HS nhận xét theo yêu cầu.
- Những học sinh khác theo dõi bổ xung.
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa.
3. Hướng dẫn và viết mẫu:
- Giáo viên viết mẫu và nêu quy trình viết.
HS tô chữ trên không sau đó viết vào vở tập viết.
- HS nhận xét bổ xung.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
4. HD HS tập viết trong vở.
- Khi tập viết trong vở các em cần lưu ý những gì?
- Ngồi viết và cầm bút đúng quy định, chú ý nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu.
- HD và giao việc.
- HS tập viết trong vở.
- GV theo dõi và uốn nắn thêm cho HS yếu.
- Thu vở chấm một số bài.
- Nhận xét và sửa sai.
- Thu vở còn lại về nhà chấm.
5. củng cố dặn dò.
- Trò chơi: Thi viết chữ nhanh đẹp.
- Mỗi tổ cử một đại diện lên thi.
- Nhận xét chung giờ học.
- Luyện viết các từ trên vào vở tập viết.
- HS nghe ghi nhớ.
Tiết 58:
Toán
Phép cộng trong phạm vi 10
A. Mục tiêu:
	Sau bài học HS có thể.
	- Nắm vững khái niệm phép cộng,
	- Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
	- Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 10.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh phong to hình vẽ sgk.
	- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán 1.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Giáo viên
Học sinh
I. KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
9 - 3 + 2 7 - 3 + 1
9 - 3 + 2 = 3 7 - 3 + 1 = 3
5 + 4 - 6 8 - 4 + 2
5 + 4 - 6 = 3 8 - 4 + 2 = 2
- Cho HS đọc thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 9.
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS đọc.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
- Gắn các mô hình như sgk.
- HS lên bảng cộng như HD.
- Yêu cầu HS nhìn mô hình đặt đề toàn và lập bảng cộng.
9 + 1 = 10 1 + 9 = 10
8 + 2 = 10 2 + 8 = 10
7 + 3 = 10 3 + 7 = 10 
6 + 4 = 10 4 + 6 = 10
5 + 5 = 10 5 + 5 = 10
- Cho HS đọc thuộc bảng cộng bằng cách xoá dần từng phần rồi thiết lập lại.
- HS đọc thuộc bảng cộng.
3. Thực hành.
Bài 1: (81)
- Cho HS nêu lên yêu cầu của từng phần rồi làm bài vào sách.
- HS làm bài theo HD.
- Cho 2 HS lên bảng chữa bài.
+
+
1 2
9 8
10 10
b) 9 + 1 = 10
 1 + 9 = 10
 9 - 1 = 8
- GV nhận xét và chỉnh sửa.
- Cho HS nhận xét cột tính ở phần b để rút ra được tính chất giao hoán của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- HS khác theo dõi nhận xét và bổ xung.
Bài 2: (81)
- Bài yêu cầu gì?
- Điền số thích hợp vào ô trống .
- HS nêu cách làm BT.
- Tính và viết kết quả vào hình tròn, hình vuông, hình tam giác.
7
6
2
7
4
- Cho Cả lớp làm bài sau đó gọi HS lên bảng chữa.
- GV nhận xét chỉnh sửa.
Bài 3:
- Cho SH xem tranh, đặt đề toán và rồi viết phép tính thích hợp.
- HS làm bài theo hướng dẫn.
- Có 4 con cá thêm 6 con cá nữa. Hỏi tất cả có mấy con cá?
-Giáo viên nhận xét cho điểm những học sinh làm đúng.
 6 + 4 = 10.
4. Củng cố Dặn dò.
- Cho HS học thuộc bảng cộng vừa học.
- 2 HS đọc.
- Nhận xét chung giờ học.
- Làm BT về nhà.
- HS nghe ghi nhớ.
IThứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2006
Thủ công:
Tiết 15: Gấp các đoạn thẳng cách đều
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Nắm được cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
2- Kỹ năng: - Biết gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều.
 - Rèn đôi bàn tay khéo léo cho HS
3- Giáo dục: Yêu thích sản phẩm của mình làm.
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Mẫu gấp các nếp gấp cách đều.
 - Quy trình các nếp gấp
2- Học sinh: - Giấy màu có kẻ ô và giấy ôli
 - Vở thủ công.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I. ổn định tổ chức:
- Báo cáo sĩ số
- Hát đầu giờ.
II. Kiểm tra bài cũ:
1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Hoạt động 2: Quan sát mẫu .
- Cho HS quan sát mẫu và nhận xét.
- Trực quan
- Em có nhận xét gì về các nếp gấp trong hình mẫu ?
(Các nếp gấp cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại)
- Trực quan, đàm thoại
3- Hoạt động 3: Hướng dẫn cách gấp
(+) Gấp nếp thứ nhất:
- Ghim tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát vào mặt bảng.
- Gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu
(+) Gấp nếp thứ 2: 
- Ghim lại tờ giấy, mặt màu ở phía ngoài.
Cách gấp giống như nếp gấp thứ 2
Làm mẫu
Giảng giải
(+) Gấp nếp thứ 3:
- Lật tờ giấy và ghim lại, gấp 1 ô như 2 a nếp gấp trước
(+) Gấp các nếp gấp tiếp theo
- Các nếp gấp tiếp theo thực hiện như các nếp gấp trước.
Chú ý: Mỗi lần gấp đều lật mặt giấy và gấp vào 1 ô
4. Học sinh thực hành.
- Cho học sinh gấp các nếp gấp có khoảng cách 2 ô.
- Cho học sinh thực hiện gấp từng nếp.
+ Giáo viên theo dõi và giúp đỡ những em còn lúng túng
- Thực hành luyện tập
Lưu ý:
- Gấp thành thạo trên giấy nháp trước, rồi mới gấp trên giấy màu.
- Sản phẩm được dán vào vở thủ công
II. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét về tinh thần học tập và sự chuẩn bị đồ dùng học tập, KN và đánh giá sản phẩm của học sinh
ờ: Chuẩn bị giấy nháp, giấy màu, hồ dán và 1 sợi len (hoặc chỉ)
Học vần
Bài 68: Ot - at
A. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Nhận biết được cấu tạo vần ot, át, tiếng hót, hát
- Phân biệt được sự khác nhau giữa vần ot, at để học và viết đúng các vần, tiếng, từ khoá: ot, at, tiếng hót, tiếng hát.
- Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát
B. Đồ dùng dạy - học
- Sách tiếng việt 1, tập 1
- Bộ ghép chữ tiếng việt
- Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
- Cái bánh ngọt, quả nhót
C. Các hoạt động dạy - học
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: Lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa
- Đọc đoạn thơ ứng dụng
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
II- Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Dạy vần:
Ot:
a- Nhận biết vần:
- Ghi bảng vần ót và hỏi: 
- Vần ot do mấy âm tạo nên là những âm 
nào? 
- Vần ot do 2 âm tạo nên là âm o và t
- Hãy so sánh vần ot với oi ?
- Giống: đều bắt đầu = o
Khác: ot kết thúc = t
Oi kết thúc = i
- Hãy phân tích vần ot ?
- Vần ot có âm o đứng trước, âm t đứng sau.
b- Đánh vần:
(+) Vần: Vần ót đánh vần như thế nào ?
- o - tờ - ot
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS đánh vần CN, nhóm , lớp
(+) Tiếng khoá:
- Yêu cầu học sinh tìm và gài vần ot ?
- Tìm thêm chữ ghi âm h và dấu sắc gài với vần ot ?
- HS sử dụng bộ đồ dùng học tập để gài ot, hót
 - Hãy đọc tiếng vừa gài ?
- 1 em đọc: hót
- GV ghi bảng: hót
- Hãy phân tích tiếng hót ?
- Tiếng hót có âm h đứng trước, vần ot đứng sau, dấu sắc trên o
- Hãy đánh vần tiếng hót ?
- hờ - ot - hot - sắc - hót
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS đánh vần, đọc (CN, nhóm , lớp)
(+) Từ khoá:
- Treo tranh cho học sinh quan sát và hỏi
- Tranh vẽ gì ?
- Ghi bảng: tiếng hót (gt)
- Tranh vẽ con chim đang hót
- GV chỉ vần, tiếng, từ không theo thứ tự cho học sinh đọc
- HS đọc trơn: CN, nhóm, lớp
c- Viết
- HS đọc ĐT
- GV viết mẫu: ot, tiếng hót lên bảng và nêu quy trình viết
- GV theo dõi, nhận xét và chỉnh sửa
- HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con
Nghỉ giải lao giữa tiết
Lớp trưởng điều khiển
At: (quy trình tương tự)
+ Chú ý:
- Cấu tạo: Vần at được tạo nên bởi a & t
- So sánh vần ot và at:
giống: kết thúc = t
Khác: Vần ot bắt đầu = o, vần at bắt đầu = a
- Đánh vần: a - tờ - at
 hờ - at - hat - sắc - hát
 ca hát
- Viết: Lưu ý nét nối giữa a và t
giữa h và at, dấu ( / ) trên a.
- HS thực hiện theo HD
d- Đọc từ ứng dụng:
- Hãy đọc cho cô các từ ứng dụng có trong bài.
- 1 vài em đọc
- GV ghi bảng
- 1 HS lên tìm tiếng có vần và gạch chân
- Cho HS phân tích tiếng có vần và đọc
+ GV đọc mẫu và giải nghĩa từ:
- 1 vài em.
Bánh ngọt: Bánh làm = bột mì và các loại chất khác, ăn có vị ngọt
Trái nhót: Quả khi chín có màu đỏ, ăn rất chua.
Bãi cát: (Đưa tranh bãi cát)
Chẻ lạt: (chẻ tre, nứa ra thành những sợi nhỏ để buộc
- HS nghe sau đó luyện đọc CN, nhóm, lớp.
đ- Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Tìm tiếng, từ có vần vừa học
- Cho HS đọc lại bài
 (GV chỉ không theo thứ tự)
- NX chung giờ học
- HS chơi thi giữa các tổ
- Lớp đọc ĐT
Tiết 2:
3- Luyện đọc:
a- Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1
- GV chỉ không theo TT cho HS đọc
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Đọc đoạn thơ ứng dụng:
- Treo tranh cho HS qs và hỏi 
- Tranh vẽ gì ?
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS qs tranh
- Hai bạn nhỏ đang trồng cây và chăm sóc cây. Trên cành cây chim đang hót.
+ Chim hót để chào mừng và cảm ơn các bạn nhỏ đã chăm sóc cho cây. Đó cũng là một nội dung đoạn thơ ứng dụng 
- Hãy đọc cho cô đoạn thơ này ?
- Hãy tìm tiếng có vần trong đoạn thơ em vừa học.
- Lớp mình nghe cô đọc và đọc lại cho đúng.
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- 1 HS lên bảng tìm và gạch chân
- 1 vài em đọc lại 
b- Luyện viết:
- HD HS viết ot, at, tiếng hót, ca hát vào vở tập viết.
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết, lưu ý viết nối giữa các con chữ.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- NX bài viết của HS.
- HS tập viết theo HD vào vở tập viết.
c- Luyện nói:
- Hãy đọc cho cô tên bài luyện nói
- GV hướng dẫn và giao việc
- Tranh vẽ những gì ?
- Các con vật nhỏ trong tranh đang làm gì ?
- 2 HS đọc: gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 và nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
- Chim hót NTN ?
- Gà gáy làm sao ?
- Em hãy vào vai chú gà để cất tiếng gáy ?
- Em có hay ca hát không ? thường vào lúc nào ?
- ở lớp các em thường hay ca hát vào lúc nào?
- ở lớp các em thường hay ca hát vào dịp nào?
- Em thích ca hát không ? em biết những bài hát nào ? 
+ Trò chơi: Thi hát
HD: 2 đội chơi thi lần lượt từng đội sẽ hát hoặc đọc câu thơ có tiếng chứa vần ot, at đến lượt đội mình mà các bạn trong đội không hát, đọc được thì lớp đếm đến 10 sẽ mất lượt hát đó. Đội nào hát được nhiều và đúng là thắng.
- HS chơi thi
4- Củng cố - Dặn dò:
- Hôm nay học bài gì ?
- Hãy đọc lại toàn bài
- Nhận xét giờ học và giao bài về nhà
- HS: vần ot, at
- 1 vài em đọc trong SGK
- HS nghe và ghi nhớ
Tiết 59:
Toán:
Luyện tập
A- Mục tiêu:
Sau bài học học sinh được củng cố khắc sâu về:
- Phép cộng trong phạm vi 10
- Viết phép tính thích hợp với tình huống 
- Cấu tạo số 10
B- Đồ dùng:
- Phấn màu, bảng phụ
C- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Giáo viên
HS
I- Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng 
10 + 0 = 10 7 + 3 = 10
	 6 + 4 = 10 5 + 5 = 10
- 1 vài em
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT
10 + 0 = 7 + 3 =
6 + 4 = 5 + 5 =
- Gọi HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10
- GV nhận xét, cho điểm.
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Hướng dẫn HS làm các BT trong SGK
Bài 1:
- Bài Y/c gì ?
- Tính và ghi kq' của phép tính
- Cho cả lớp làm bài sau đó lần lượt đứng lên đọc kq'
 9 + 1 = 10
 1 + 9 = 10
- Cho HS qs các phép tính ở từng cột để khắc 
sâu hơn tính chất của phép cộng.
Bài 2: 
- Cho HS nêu Y/c của BT.
- Thực hiện phép tính theo cột 
- Với Y/c đó chúng ta cần chú ý gì khi làm 
dọc
bài ?
- Khi viết các số phải thật thẳng cột:
- GV cho cả lớp làm bài và lần lượt từng HS 
+
+
 4 5
đứng lên đọc phép tính và kq'
 5 5
(Mỗi em một phép tính)
 9 10
Bài 3: 
- Bài y/c gì ?
- Điền số thích hợp vào chỗ trống
- Y/c HS nêu cách làm
- Cho HS làm trong SGK
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, cho điểm
- GV đặt câu hỏi để củng cố
- Vậy số 10 được tạo nên bởi những số nào ?
Bài 4:
- Bài y/c gì ?
- Y/c HS nêu cách làm ?
- Cho HS làm rồi lần lượt HS đọc kết quả và nêu cách tính.
- GV nhận xét và cho điểm
Bài 5:
- Cho HS quan sát tranh, đặt đề toán và viết phép tính tương ứng.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Ta điền số vào chỗ chấm sao cho số đó cộng với số trong HCN được tổng = 10
- 1 HS lên bảng dùng phấn màu để điền
- Số 10 được tạo nên từ 1&9; 3&7; 6&4; 0&10; 5&5; 8&2
- Tính nhẩm và ghi kết quả.
- Thực hiện phép tính lần lượt từ trái sang phải.
5 + 3 + 2 = 10
4 + 4 + 1 = 9 
- HS làm BT rồi lên bảng chữa "Có 3 con gà thêm 7 con gà đang chạy đến. Hỏi tất cả có mấy con gà ? 
3 + 7 = 10
3. Củng cố - Dặn dò:
+ Trò chơi: Lập các phép tính đúng.
- Nhận xét chung giờ học
ờ: - Học thuộc các bảng +, - đã học 
 - Làm BT trong SGK (VBT)
- Các tổ cử đại diện lên chơi thi
- HS nghe và ghi nhớ
Tiết 15: 
Tự nhiên xã hội:
Lớp học
A. Mục tiêu:
1- Kiến thức: HS hiểu được lớp học là nơi em đến học hàng ngày.
 - Nắm được các thành viên và các đồ dùng có trong lớp học hàng ngày.
2- Kỹ năng: - Biết nhận dạng và phân loại đồ dùng trong tiết học.
 - Nói được tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm và bạn cùng lớp.
3- Thái độ:
 - Kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn và yêu quý lớp học của mình .
B. Chuẩn bị:
- Các hình ở bài 15 SGK
- Một số tấm bìa lớn, tấm bìa nhỏ ghi các tên đồ dùng có trong lớp.
- Bài hát: "Lớp chúng ta kết đoàn"
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên 
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Giờ trước chúng mình học bài gì ?
- Kể tên một số vật nhọn, sắc dễ gây đứt tay và chảy máu ?
- GV nhận xét, cho điểm.
- Giờ trước học bài: an toàn khi ở nhà
- 1, 2 em trả lời.
II- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận nhóm.
+ Mục đích: Biết được lớp học có các thành viên có cô giáo và các đồ dùng cần thiết.
+ Cách làm:
- HD HS qs các hình ở trang 32, 33 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Trong lớp học có những ai và có những đồ vật gì ?
- Lớp học của bạn giống với lớp học nào trong các hình đó ?
- HS làm việc nhóm 4, qs và thảo luận trong nhớm các câu hỏi GV yêu cầu
- Bạn thích lớp học nào ? tại sao ?
- Từng HS nói cho nhau nghe mình thích lớp học nào trong số những lớp học đó và tạo sao mình lại thích lớp học đó ?
- GV bao quát và đến từng nhóm giúp đỡ các em trả lời những câu hỏi khó.
- GV chỉ định bất kỳ một thành viên nào trong nhóm lên trình bày.
- 1 số em lần lượt lên trả lời
- Những HS khác nghe và sửa
+ GVKL: Trong lớp học nào cũng có thầy cô giáo và HS. Trong lớp có các đồ dùng phục vụ học tập như : lọ hoa, tranh ảnh...việc có nhiều đồ dùng hay ít đồ dùng cũ hay mới, đẹp hay xấu đều tuỳ vào đk của từng trường.
sai.
3- Hoạt động 2: Kể về lớp học của mình
+ Mục đích: HS giới thiệu về lớp học của mình 
+ Cá 
ch làm:
- Y/c HS quan sát lớp học của mình và kể cho bạn.
- HS làm việc cá nhân, các em 
- Gọi một số em đứng dậy kể về lớp học của mình.
- Lưu ý: HS phải kể được tên lớp, tên GV chủ nhiệm, các thành viên trong lớp và đồ đạc của lớp mình.
- GV theo dõi và gợi ý thêm cho các em kể 
+ GVKL: Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình và yêu quý giữ gìn các đồ đạc trong lớp học của mình. Vì đó là nơi các em đến học hàng ngày với các thầy cô và các bạn.
quan sát lớp học của mình và định hướng trong đầu những điều mình định giới thiệu về lớp học của mình.
- 1 số em đứng dậy kể, một số em khác nghe, NX và bổ sung.
- HS nghe và ghi nhớ.
4- Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
+ Mục đích: HS nhận dạng một số đồ dùng có trong lớp học của mình, gây không khí phấn khởi cho HS.
+ Cách làm:
- Giao cho mỗi tổ một tấm bìa to và 1 tấm bìa nhỏ ghi tên các đồ dùng có và không có trong lớp học. Y/c gắn nhanh tên những đồ vật có trong lớp học vào tấm bìa to.
- Đội nào gắn nhanh sẽ thắng.
- NX chung giờ học.
ờ: Chuẩn bị trước bài 16
- HS chơi thi giữa các tổ.
Tiết 15: Gấp cái quạt (T2)
A - Mục tiêu 
1 . Kiến thức: Nắm được cách nằm cái quạt bằng giấy 
2 - Kỹ năng : - Biết cách gấp cái quạt 
 - Gấp được cái quạt theo mẫu 
- Rèn kỹ năng gấp ra các đoạn thẳng đều 
3 - Giáo dục: GD HS yêu thích sản phẩm của mình làm 
B - chuẩn bị : 
1 - Giáo viên : - Quạt giấy mẫu 
 - 1tờ giấy HCN và một tờ giấy vở HS có kẻ ô. 
2 - HS: - 1màu hình chữ nhật và một ờ giấy vở có kẻ ô 
- 1 sợi chỉ, bút chì, hồ dán vở thu công. 
C. Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
I - Kiểm tra bài cũ
Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2004
Mỹ thuật: 
Tiết 15: Vẽ cây
A- Mục tiêu: 
1- Kiến thức:
- Nhận biết được các loại cây và hình dáng của chúng
- Nắm được các bước vẽ cây và cách chọn màu phù hợp.
2- Kỹ năng: - Biết cách vẽ 1 loại cây quen thuộc.
	- Vẽ được hình cây và tô được màu theo ý thích 
3- Thái độ: Yêu thích cái đẹp.
B- Đồ dùng dạy - học:
1- Giáo viên: - Một số tranh ảnh về các loại cây
- Hình vẽ các loại cây
- Hình HD cách vẽ.
2- Học sinh: Vở tập vẽ 1
	- Bút chì, bút màu.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên 
Học sinh 
I- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học
- GV nêu NX sau KT
- HS làm theo Y/c
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (linh hoạt)
2- Quan sát và nhận xét:
- Cho HS xem một số tranh, ảnh về các loại cây
- Y/c HS quan sát và NX về các bộ phận của cây, tên cây
- HS qs và nhận biết về hình dáng, màu sắc của từng loại cây.
- Hãy kể một số loại cây khác mà em biết ?
+ GVKL: Có rất nhiều các loại cây; mỗi cây đều có lá, thân, cành, quả.
- HS kể: Cây chuối, mít, dừa
3- Hướng dẫn HS cách vẽ cây.
- GV HD và làm mẫu lên bảng
Bước 1: Vẽ thân, cành
Bước 2: Vẽ vòm lá (tán lá)
Bước 3: Vẽ thêm chi tiết
Bước 4: Vẽ màu theo ý thích
- Cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước
- HS theo dõi
- HS quan sát để vận dụng vào bài vẽ của mình.
4- Thực hành:
- Y/c HS nêu lại các bước vẽ
- 2 HS nêu
+ HD HS thực hành:
- Có thể vẽ một cây.
- Có thể vẽ nhiều cây thành hàng cây, vườn cây ăn quả.
- Vẽ hình cây vừa với phần giấy 
- Vẽ mầu theo ý thích
+ Lưu ý:
- Vẽ hình tán lá, thân cây theo sự quan sát, nhận biết ở thiên nhiên.
- Vẽ mầu theo ý thích: xanh non (lá cây mùa xuân): xanh đậm (lá cây mùa hè)
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HS thực hành theo HD.
5- Củng cố - dặn dò:
- Cho HS xem một số bài vẽ đẹp và chưa để NX.
- Em thích bài vẽ nào ? vì sao ?
- NX chung giờ học:
ờ: Quan sát cây ở nơi mình ở về hình dáng và mầu sắc.
- HS qs và NX về hình vẽ, tô màu.
- Một vài em trả lời
Bài 69:
Học vần:
ăt - ât
A- Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
	- Nhận biết được cấu tạo vần ăt, ât, tiếng mặt, vật
	- Phân biệt sự khác nhau giữa ăt và ât để đọc và viết đúng được ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.
	- Đọc đúng các từ ứng dụng và vâu ứng dụng.
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ngày chủ nhật.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Sách tiếng việt 1, tập 1.
- Bộ ghép chữ tiếng việt
- Tranh minh hoạt cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên 
Học sinh 
I- Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: Bánh ngọt, bãi cát, chẻ lạt
- Đọc đoạn thơ ứng dụng
- GV nhận xét và cho điểm
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 2 HS đọc
II- Dạy học bài mới
1- Giới thiệu bài (Trực tiếp)
2- Dạy vần:
ắt:
a- Nhận diện vần:
- Ghi bảng vần ăt và hỏi:
- Vần ắt do mấy âm tạo nên là những âm 
nào ?
- Vần ăt do 2 âm tạo nên là ă và t
- Giống: kết thúc = t
- Khác: ắt bắt đầu = ă
- Hãy so sánh vần ăt và ất
 at bắt đầu = a
- Hãy phân tích vần ắt ?
b- Đánh vần:
+ Vần:
- Vần ăt đánh vần như thế nào ?
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa
+ Tiếng khoá:
- Hãy tìm và gài vần ăt ?
- Vần ăt có âm ă đứng trước và t đứng sau
- á - tờ - ăt
- HS đánh vần, CN, nhóm, lớp
- Tìm tiếp chữ ghi âm m và dấu nặng gài với vần ắt ?
- HS sử dụng bộ đồ dùng để gài: ăt, mặt
- Ghi bảng: mặt
-

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc