Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Ngọc Lan - Trường Tiểu Học Nguyễn Viết Xuân

I) Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được : ăm, âm, nuôi tằm,hái nấm

- Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng

- Nắm được cấu tạo ăm - âm

2. Kỹ năng:

- Nhận biết sự khác nhau giữa ăm và âm để viết đúng vần, từ

- Viết đúng mẫu, đều nét đẹp

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng việt

II) Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa, sách giáo khoa, tăm tre và nội dung ứng dụng

2. Học sinh:

- Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt

III) Hoạt động dạy và học:

 

doc 38 trang Người đăng honganh Lượt xem 1186Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Ngọc Lan - Trường Tiểu Học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐDDH: Tranh vẽ trong sách giáo khoa, sách giáo khoa 
Đọc lại vần, tiếng, từ khoá, từ ứng dụng ở tiết 1
Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa 
Tranh vẽ gì ?
Để xem các bạn ấy thấy gì trên đường tới trường, chúng ta cùng đọc những câu thơ bên dưới tranh:
Vàng mơ như trái chín
Chùm giẻ treo nơi nào
Gió đưa hương thơm lạ 
Đường tới trường xôn xao 
Đọc thầm và tìm tiếng có vần mới học
Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh
Hoạt động 2: Luyện viết
Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ, liền mạch
Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , thực hành 
Hình thức học : Lớp , cá nhân 
ĐDDH: Chữ mẫu , vở viết in
Nhắc lại tư thế ngồi viết
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết 
Viết vần ôm
Con tôm
Viết vần ơm
Đống rơm
Hoạt động 3: Luyên nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Bữa cơm
Phương pháp: Trực quan, luyện tập, thực hành 
Hình thức học: cá nhân , lớp
ĐDDH: Tranh minh họa ở sách giáo khoa 
Em hãy đọc chủ đề luyện nói
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
Tranh vẽ gì?
Một ngày con ăn mấy bữa cơm ? Mỗi bữa có những gì ?
Bữa sáng con thường ăn gì ?
Ở nhà con ai là người đi chợ, nấu cơm ? Ai là người thu dọn bát, dĩa ?
Con thích ăn những món gì nhất ?
Trước khi vào bàn ăn, con phải làm gì ?
Trước khi ăn cơm, con phải làm gì ?
Củng cố:
Thi đua tìm tiếng, từ có vần ôm , ơm
Đọc lại toàn bài
Nhận xét
Dặn dò:
Học kĩ lại bài, làm bài tập, tự tìm các tiếng có vần vừa học
Chuẩn bị bài vần em - êm
Học sinh đọc 
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu 
Học sinh đọc câu thơ
Thơm
Học sinh nêu
Học sinh viết vở
Bữa cơm
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu
Rữa tay sạch sẽ
Mời mọi người ăn
Học sinh thi đua
Học sinh đọc toàn bài
Toán
Tiết 54 : LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Kiến thức: 
Giúp học sinh củng cố về phép tính cộng , trừ trong phạm vi 8
Cách tính các kiểu toán số có đến 2 dấu phép tính
Cách đặt đề toán và phép tính theo tranh
So sánh số trong phạm vi 8
Kỹ năng:
Rèn tính nhanh, chính xác, trình bày rõ ràng
Thái độ:
Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, tích cực tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Nội dung luyện tập, bảng phụ, các tấm bìa ghi số
Học sinh :
Vở bài tập, đồ dùng học toán, que tính
Các hoạt dộng dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Oån định :
Bài cũ : Phép trừ trong phạm vi 8
Đọc bảng cộng trừ trong phạm vi 8
Nêu kết quả các phép tính
8 – 7 =
8 – 4 =
8 – 2 =
8 – 3 = 
8 – 5 =
Dạy và học bài mới:
Giới thiệu: Luyện tập 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ
Mục tiêu: Khắc sâu lại cho học sinh phép cộng trừ trong phạm vi 8
Phương pháp : Luyện tập, đàm thoại 
Hình thức học : Lớp, cá nhân 
ĐDDH : que tính
Cho học sinh lấy 8 que tính tách thành 2 phần
Nêu các phép tính trừ và cộng có được từ việc tách đó
Giáo viên ghi bảng:
2 + 6 8 – 1
6 + 2 8 – 2 
1 + 7 8 – 6
7 + 1 8 – 7
Hoạt động 2: Làm vở bài tập
Mục tiêu : Nắm được dạng bài toán, biết cách giải và tính đúng
Phương pháp : Giảng giải , thực hành 
Hình thức học : Cá nhân, lớp
ĐDDH : Vở bài tập
Bài 1 : Tính
Lưu ý điều gì khi làm ?
Bài 2 : Nối 
Bài 3 : 
Tính kết quả, thực hiện biểu thức có 2 dấu phép tính
Bài 4: Nêu yêu cầu
Bài 5: Viết phép tính thích hợp
Giáo viên thu vở chấm và nhận xét 
Củng cố :
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
Sắp xếp các số và dấu thành phép tính phù hợp
Giáo viên nhận xét 
Dặn dò:
Oân lại bảng phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8
Chuẩn bị bài phép cộng trong phạm vi 9
Hát
Học sinh đọc 
Học sinh thực hiện 
Học sinh thực hiện theo yêu cầu
Học sinh nêu 
3 + 5 = 8
5 + 3 = 8
8 – 3 = 5
8 – 5 = 3
Ghi kết quả thẳng cột
Học sinh làm sửa bài miệng
Học sinh làm bài sửa bảng lớp
Học sinh làm bài, sửa bảng miệng
Học sinh nêu đề toán rồi viết phép tính
Học sinh sửa bài miệng
Học sinh làm bài , sửa ở bảng lớp
6 – 1 + 3 = 8
2 + 6 – 8 = 0
2 + 6 – 0 = 8
Học sinh nộp vở
Đạo Đức
Bài 14 : ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học của mình
Kỹ năng:
Học sinh thực hiện tốt việc đi học đều, đầy đủ và đúng giờ
Thái độ:
Giáo dục học sinh có ý thức đi học đều và đúng giờ
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ ở bài tập 4 và 5, vở bài tập 
Học sinh: 
Vở bài tập đạo đức
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Oån định:
Bài cũ: Đi học đều và đúng giờ (Tiết 1)
Kể tên những việc cần làm để đi học đều và đúng giờ
Nhận xét 
Bài mới:
Hoạt động 1: Sắm vai bài tập 4
Mục tiêu: Hiểu ích lợi của việc đi học đều
Phương pháp: Thảo luận , đóng vai
Hình thức học: Lớp, nhóm
ĐDDH : Vở bài tập
Giáo viên chia nhóm và phân công mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống trong bài tập
Đi học đều có lợi gì ?
à Kết luận: Đi học đều đúng giờ giúp em nghe giảng bài đầy đủ
Hoạt động 2: Thảo luận bài tập 5 
Mục tiêu: Nêu được nội dung tranh
Phương pháp: Thảo luận 
Hình thức học: Nhóm
ĐDDH : Vở bài tập
Cách tiến hành
Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận nội dung bài tập 5
à Kết luận: Trời mưa các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa, vượt khó khăn đi học
Hoạt động 3: Thảo luận lớp
Mục tiêu: Học sinh biết đi học đều, đầy đủ là có lợi, phân biệt được hành động đúng sai
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức học: Lớp, cá nhân
Cách tiến hành
Đi học đều có lợi ích gì ?
Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ
Chúng ta nghĩ học khi nào ? Nếu nghĩ học cần làm gì ?
Cho học sinh đọc 2 câu thơ cuối bài
à Kết luận chung: Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình
Dặn dò : 
Thực hiện tốt điều đã được học để đi học đúng giờ
Chuẩn bị : Trật tự trong trường học
Hát
Học sinh nêu
Học sinh phân vai
Học sinh trao đổi nhận xét và trả lời 
Học sinh thảo luận 
Các nhóm lên trình bày
Lớp nhận xét 
Dậy sớm, chuẩn bị sách vở trước
Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Giáo viên chủ nhiệm
Thứ tư ngày 10 tháng 12 năm 2003
Tiếng Việt
Bài 63 : Vần em – êm (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức: 
Học sinh nhận biết cấu tạo vần em, êm, tiếng tem, đêm
Phân biệt sự khác nhau giữa em và êm để đọc đúng, viết đúng: em, êm, con tem, sao đêm
Kỹ năng:
Biết ghép âm đứng trước với các vần em, êm để tạo thành tiếng mới
Viết đúng vần, đều nét đẹp
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của tiếng việt 
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh trong sách giáo khoa, tranh minh họa từ khóa, từ ứng dụng
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Oån định:
Bài cũ: vần ôm – ơm 
Học sinh đọc bài sách giáo khoa 
Trang trái
Trang phải
Cho học sinh viết bảng con: chó đốm, sáng sớm, mùi thơm, chôm chôm
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu :
Hôm nay chúng ta học bài vần em- êm ® giáo viên ghi tựa
Hoạt động1: Dạy vần em
Mục tiêu: Nhận diện được chữ em, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần em
Phương pháp: Trực quan , đàm thoại 
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: Bộ đồ dùng tiếng việt 
Nhận diện vần:
Giáo viên viết chữ em
Phân tích cho cô vần em
So sánh em và om
Lấy vần em ở bộ đồ dùng
Phát âm và đánh vần
Giáo viên đánh vần: e – mờ – em
Giáo viên đọc trơn em
Hãy thêm âm t vào vần em
Con vừa ghép được tiếng gì ?
Giáo viên viết bảng. Phân tích cho cô tiếng tem
Đánh vần: tờ – em –tem
Giáo viên đưa con tem: đây là cái gì ?	
Giáo viên ghi bảng: con tem
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Hướng dẫn viết:
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết . 
Viết vần em: viết chữ e rê bút viết chữ m
Tem: viết chữ t rê bút viết vần em
Con tem: viết tiếng con cách 1 con chữ o viết tiếng tem
Hoạt động 2: Dạy vần êm
Mục tiêu: Nhận diện được chữ êm, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần êm
Quy trình tương tự như vần em
Vần êm tạo nên từ ê và m
So sánh êm và em
Đánh vần: ê–mờ–êm; đờ–êm–đêm; sao đêm
Viết êm, đêm, sao đêm
d) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
Mục Tiêu : Biết ghép tiếng có em – êm và đọc trơn nhanh và thành thạo tiếng vừa ghép 
Phương pháp: Trực quan , luyện tập , đàm thoại 
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: bộ đồ dùng tiếng việt, tranh vẽ minh họa
Giáo viên giới thiệu, giảng giải, hỏi đáp để học sinh nêu từng từ
Trẻ em: những em bé nói chung, trong đó có cả các bạn trong lớp chúng ta
Que kem: con đã ăn kem bao giờ chưa? Nó như thế nào ?
Ghế đệm: ghế có lót đệm ngồi cho êm.
Mềm mại: mềm, gợi cảm giác khi rờ , ví dụ như da trẻ con
Giáo viên chỉ học sinh đọc
Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2	
Hát
Học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc lại tựa bài
Học sinh quan sát 
Vần em được tạo nên bởi âm e và m, âm e đứng trước , m đứng sau
Giống nhau: âm kết thúc là âm m
Khác nhau: em có âm đầu là e, om có âm đầu là o
Học sinh thực hiện 
Học sinh đánh vần
Học sinh đọc
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Học sinh : tiếng tem
Aâm t đứng trước vần em
Học sinh đọc 
Học sinh nêu 
Học sinh đọc 
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con
Học sinh viết bảng con 
Học sinh nêu
Học sinh đọc 
Tiếng Việt
Bài 63 : Vần em – êm (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:	
Đọc được câu ứng dụng : 
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Luyện nói được thành câu theo chủ đề: Anh chị em trong nhà
Kỹ năng:
Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Anh chị em trong nhà
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp, biết ước lượng khoảng cách tiếng với tiếng
Thái độ:
Rèn chữ để rèn nết người
Tự tin trong giao tiếp 
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh vẽ trong sách giáo khoa, sách giáo khoa 
Học sinh: 
Vở viết em , sách giáo khoa 
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2
Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, phát âm chính xác rõ ràng bài ở sách giáo khoa 
Phương pháp: Luyện tập , trực quan 
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: Tranh vẽ ở sách giáo khoa, sách giáo khoa 
Đọc lại vần mới học ở tiết 1
Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa
Tranh vẽ gì ?
Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng : 
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
à Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh
Hoạt động 2: Luyện viết
Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ 
Phương pháp : Trực quan , giảng giải , thực hành 
Hình thức học : Lớp , cá nhân 
ĐDDH: Chữ mẫu , vở viết in
Nhắc lại tư thế ngồi viết
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết
Viết vần em
Con tem
Viết vần êm
Sao đêm
Hoạt động 3: Luyên nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Anh chị em trong nhà
Phương pháp: Trực quan, luyện tập, thực hành 
Hình thức học: cá nhân 
ĐDDH: Tranh minh họa ở sách giáo khoa 
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa 
Tranh vẽ gì?
Họ đang làm gì ?
Con đoán họ có phải là anh chị em không ?
Anh chị em trong nhà còn gọi anh em gì?
Nếu là anh hoặc chị trong nhà con phải đối xử với các em như thế nào?
Nếu là em trong nhà, con phải đối với anh chị như thế nào ?
Oâng bà, cha mẹ mong anh em trong nhà đối xử với nhau như thế nào ?
Con có anh , chị, em không ? Hãy kể tên anh chị em trong nhà con cho các bạn nghe
Củng cố:
Trò chơi: tập làm anh, chị, em
Vd: anh:ban đêm, trước khi đi ngủ, em nhớ phải làm gì không ?
Em: em nhớ ạ, phải đánh răng, trước khi đi ngủ.
Nhận xét
Dặn dò:
Về đọc và viết bảng từ có mang vần em - êm
Chuẩn bị bài im – um
Học sinh luyện đọc 
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu
Học sinh đọc câu ứng dụng
Học sinh nêu
Học sinh quan sát 
Học sinh viết vở từng dòng theo hướng dẫn
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu 
Anh em ruột
Nhường nhịn nhau
Quý mến, nghe lời
Phải thương yêu nhau
Mỗi nhóm cử bạn đóng vai anh( chị) và em
Nhóm nói hay đúng và có nhiều tiếng của vần em , êm hơn thì thắng
Tự nhiên xã hội
Bài 14 : AN TOÀN KHI Ở NHÀ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh biết kể tên 1 số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu 
Xác định 1 số vật trong nhà có thể gây nóng bỏng và chảy máu
Số điện thoại để báo cứu hoả 114
Kỹ năng:
Biết cách sử dụng các đồ vật sắc nhọn, vật gây nóng, bỏng và cháy
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ ở sách giáo khoa
Học sinh: 
Sách giáo khoa, vở bài tập
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Oån định:
Bài cũ : Công việc ở nhà
Nêu những công việc trong gia đình 
Kể tên 1 số công việc của 1 số người trong gia đình
Em làm những việc gì để giúp đỡ những người trong gia đình
Nhận xét 
Bài mới:
Hoạt động1: Quan sát 
Mục tiêu: Biết cách phòng tránh đứt tay
Phương pháp: Thảo luận , quan sát 
Hình thức học: Lớp, Nhóm
ĐDDH : sách giáo khoa 
Bườc 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh 
Cho học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 30
Nêu tranh vẽ gì 
Đoán xem điều gì sẽ xảy ra với các bạn ở mỗi hình 
Bườc 2:
Học sinh trình bày
à Kết luận: Khi dùng dao hoặc những đồ dùng dể vở và sắc, nhọn cần phải cẩn thận để tránh bị đứt tay
Hoạt động 2: Đóng vai
Mục tiêu: Học sinh biết tránh chơi gần lửa và chất gây cháy
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
Hình thức học: Lớp, nhóm
Bước 1:
Chi nhóm 4 em. Quan sát hình sách giáo khoa trang 31 và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với tình huống xảy ra trong hình
Bước 2: Cho các em lên trình bày
Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai diễn của mình
Nếu là em , em có cách ứng sử khác không 
Em có biết số điện thoại cứu hỏa ở địa phương mình không 
à Kết luận: 
Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những vật bắt lửa
Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy
Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận
Củng cố : 
Giáo viên cho học sinh làm vở bài tập 
Giáo viên nhận xét 
Dăn dò: 
Thực hiện như những điều đã học
Hát
Học sinh nêu 
Học sinh quan sát và thảo luận theo cặp
Đại diện các nhóm lên trình bày
Học sinh phân vai
Mỗi nhóm trình bày 1 cảnh
Số 114
Học sinh làm vở bài tập và sửa bài ở bảng lớp
Tiếng việt
Tập viết : NHÀ TRƯỜNG – BUÔN LÀNG – HIỀN LÀNH 
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết cách viết đúng nét, cỡ chữ, liền mạch các nét: nhà trường – buôn làng – hiền lành ...
Đọc đúng từ, câu ứng dụng
Kỹ năng:
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng quy trình, đúng nét
Thái độ:
Rèn chữ để rèn nết người 
Cẩn thận khi viết bài
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Chữ mẫu, bảng kẻ ô li 
Học sinh: 
Vở viết in, bảng con 
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Oån định:
Bài mới:
Giới thiệu :
Hôm nay chúng ta luyện viết: nhà trường – buôn làng – hiền lành 
Hoạt động 1: Viết bảng con
Mục tiêu: Nắm được quy trình viết các từ: nhà trường – buôn làng – hiền lành 
ĐDDH : Chữ mẫu, phấn màu
Hình thức học : Cá nhân , lớp
Phương pháp : Thực hành, giảng giải, luyện tập 
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết 
Nêu cách viết từ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đỉnh làng, bệnh viện, đom đóm
Giáo viên theo dõi sửa sai
Hoạt động 2: Viết vở
Mục tiêu: Học sinh nắm được quy trình viết , viết đúng cỡ chữ, khoảng cách
ĐDDH : Chữ mẫu phấn màu
Hình thức học : Cá nhân, lớp
Phương pháp : Thực hành, trực quan
Nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài viết
Giáo viên yêu cầu viết mỗi từ 1 dòng và viết mẫu từng dòng: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đỉnh làng, bệnh viện, đom đóm
Giáo viên thu bài chấm 
Củng cố:
Thi đua viết nhanh đẹp:
Nghiêng ngã
Bánh tráng
 nhận xét
Dặn dò:
Về nhà tập viết lại vào vở nhà các từ vừa viết
Hát
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con
Học sinh nêu 
Học sinh nhắc lại
Học sinh viết ở vở viết in
Học sinh nộp vở
Các tổ cử đại diện lên thi đua
Học sinh nhận xét 
Học sinh tuyên dương
Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Giáo viên chủ nhiệm
Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2003
Tiếng Việt
Bài 54 : Vần im - um (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức: 
Học sinh đọc và viết được : im, um, tiếng chim, trùm
Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng
Kỹ năng:
Biết ghép âm đứng trước với các vần im, um để tạo thành tiếng mới
Viết đúng vần, đều nét đẹp, đọc trôi chảy tiếng từ có vần im - um
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của tiếng việt 
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Oån định:
Bài cũ: vần em – êm 
Học sinh đọc bài sách giáo khoa 
Trang trái
Trang phải
Cho học sinh viết bảng con: trẻ em, que kem , ghế đệm, mềm mại
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu :
Hôm nay chúng ta học bài vần im – um ® giáo viên ghi tựa
Hoạt động1: Dạy vần im
Mục tiêu: Nhận diện được chữ im , biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần im
Phương pháp: Trực quan , đàm thoại 
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: Bộ đồ dùng tiếng việt, tranh vẽ minh họa
Nhận diện vần:
Giáo viên viết chữ im 
Vần im gồm âm nào tạo nên ?
So sánh vần im và am
Lấy và ghép vần im ở bộ đồ dùng tiếng việt 
Phát âm và đánh vần
Giáo viên đánh vần: i – mờ – im
Giáo viên đọc trơn im
Thêm âm ch vào trước vần im được tiếng gì ? hãy ghép tiếng 
Giáo viên viết bảng:chim
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh 
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
Tranh vẽ gì ?
Giáo viên ghi bảng: chim câu
Giáo viên chỉnh sửa nhịp cho học sinh 
Hướng dẫn viết:
Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết. 
Viết vần im
Chim 
Chim câu
Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh 
Hoạt động 2: Dạy vần um
Mục tiêu: Nhận diện được chữ um, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần um
Quy trình tương tự như vần im
Viết vần, tiếng, từ khoá: um, trùm, trùm khăn
d) Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng
Mục Tiêu : Biết ghép tiếng có im – um và đọc trơn nhanh và thành thạo tiếng vừa ghép 
Phương pháp: Trực quan , luyện tập 
Hình thức học: Cá nhân, lớp
ĐDDH: bộ đồ dùng tiếng việt , sách giáo khoa 
Cho học sinh đọc các từ trong sách
Giáo viên ghi bảng 
Con nhím 	tủm tỉm
Trốn tìm 	 mũm mĩm
Giải thích các từ :
Con nhím: con vật nhỏ, có bộ lông là những gai nhọn, có thể xù
Trốn tìm: một trò chơi dân gian
Tủm tỉm: cười nhỏ nhẹ, không nhe răng và không hở môi
Mũm mĩm: em bé rất mập mạp, trắng trẻo, xinh xắn
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2	
Hát
Học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc lại tựa bài
Học s

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 14 (Lan).doc