Giáo Án Lớp 1 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trường Tiểu Học Đức Yên

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 - HS đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng từ và các câu ứng dụng trong bài.

 - HS viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng

 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ thực hành

- Tranh minh hoạ SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ1. Kiểm tra bài cũ

- Học sinh cả lớp viết bảng con: trung thu, củ gừng

 - 3 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa

- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.

 

doc 21 trang Người đăng honganh Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trường Tiểu Học Đức Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh đọc tên bài luyện nói: 
	Ao, hồ, giếng
- Giáo viên gợi các câu hỏi như:
	Bức tranh vẽ những gì? 
Học sinh chỉ ao, hồ, giếng?
	Ao, hồ, giếng có gì giống nhau?
	Nhà em lấy nước ăn ở đâu?
	Để giữ gìn vệ sinh nguồn nước em phải làm gì?
3. Củng cố, dặn dò 
	- Giáo viên cho học sinh cả lớp đọc lại toàn bài.
	- Học sinh tìm tiếng có vần vừa học
	- Yêu cầu học sinh về nhà đọc bài toàn bài.
Toán
Tiết 53: Phép trừ trong phạm vi 8
I. yêu cầu cần đạt
	Giúp học sinh:
- Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 8.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 Học sinh cả lớp làm bài 1; 2; 3 (cột 1); 4(viết 1 phép tính)
- HS khá giỏi làm thêm các bài tập còn lại.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ DDDH Toán 1
 - Que tính, hình vuông, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
	- Bốn học sinh đọc lại bảng cộng phạm vi 8
	- Cả lớp đọc, học sinh khác nhận xét
	- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Dạy – học bài mới
a, Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8 
* Hướng dẫn học sinh học phép trừ 8 – 1 = 7 và 8 – 7 = 1
Bước 1: Học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài toán:
	“Có tám bông hoa, có bảy bông hoa ở bên phải. Hỏi bên trái có mấy bông hoa ?”
Bước 2: Học sinh trả lời : có một bông hoa ở bên phải
	- Giáo viên hỏi: Tám bông hoa bớt đi bảy bông hoa , hỏi còn lại mấy bông hoa ?
	- Học sinh trả lời: tám bông hoa bớt bảy bông hoa còn một bông hoa 
	- 3 học sinh nhắc lại
Bước 3: Giáo viên: ta viết bảy bớt một còn sáu như sau:
	- Giáo viên viết bảng: 8 – 1 = 7
	- Học sinh đọc: tám trừ một bằng bảy
	- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm kết quả của phép tính 8 – 1 = 7
* Hướng dẫn học sinh học phép trừ 8 – 2 = 6; 8 – 6 = 2; 8 – 5 = 3; 8 – 3 = 5
( thực hiện tương tự các bước như trên)
*Ghi nhớ bảng trừ
	Học sinh đọc và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8
	- Giáo viên xoá dần các kết quả để học sinh đọc
b, Thực hành 
Bài 1: Tính – Học sinh nêu yêu cầu của bài 
	 - Học sinh làm bài
 - Học sinh nối tiếp đọc kết quả, học sinh khác nhận xét
	- Giáo viên nhận xét
Bài 2: HĐ nhóm
	- Gọi các nhóm nối tiếp đọc kết quả bài làm, học sinh khác nhận xét, chữa bài trên bảng.
	7 + 1 = 8	5 + 3 = 8	4 + 4 = 8
	8 – 7 = 1	8 – 3 = 5	8 – 4 = 4
	8 – 1 = 7	8 – 5 = 3	8 – 8 = 0
Bài 3: Tính – Học sinh nêu yêu bài tập
	- Học sinh làm bài vào vở
	- Học sinh và giáo viên nhận xét, chữa bài.
	8 – 3 = 5	8 – 5 = 3	8 – 6 = 2	8 – 8 = 0
	8 – 1 – 2 = 5	8 – 2 – 3 = 3	8 – 5 – 1 = 2	8 – 0 = 8
	8 – 2 – 1 = 5	8 – 3 – 2 = 3	8 – 1 – 5 = 2	8 + 0 = 8
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
	- Học sinh nêu bài toán 
	- Gọi học sinh các tổ thi đua: một tổ nêu bài toán, tổ khác nêu phép tính, một tổ khác nhận xét.
	8 – 4 = 4	8 – 3 = 5	8 – 6 = 2
Bài 5: Học sinh quan sát tranh nêu bài toán
	- Viết phép tính 8 – 2 = 6
	- Học sinh khác, giáo viên nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	- Dặn học sinh về nhà học bài và làm BT .Đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 8.
Thứ 4 ngày 8 tháng 12 năm 2010
Học vần
	Tiết 135 - 136: ang – anh
I. yêu cầu cần đạt
 - HS đọc được :ang, anh, cây bàng, cành chanh từ và các câu ứng dụng trong bài.
 - HS viết được : ang, anh, cây bàng, cành chanh 
 - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Buổi sáng
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ SGK
III. Hoạt động dạy - học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ 
- Học sinh viết bảng con: luống cày, nhà trường
 - 2 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy – học bài mới 
Tiết 1
a, Giới thiệu bài
	Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: ang – anh
b, Dạy vần 
ang
* Nhận diện vần
	- Yêu cầu học sinh phân tích vần ang gồm a và ng
- Học sinh so sánh ang và ong
	- Học sinh trả lời và ghép vần ang vào bảng cài
* Đánh vần
	- Giáo viên phát âm mẫu: ang
	- Học sinh đánh vần: a-ngờ-ang; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh
* Tiếng và từ khoá
	- Học sinh tìm âm b để ghép thành tiếng bàng
- Học sinh phân tích tiếng bàng
- Học sinh đánh vần: bờ-ang-bang-huyền-bàng. Giáo viên chỉnh sửa
	- Giáo viên giới thiệu từ khoá cây bàng – qua tranh minh hoạ
	- Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)	
	a-ngờ-ang
bờ-ang-bang-huyền-bàng 
cây bàng
	- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
anh
Quy trình tương tự 
	- Vần anh gồm: âm a và âm nh
- So sánh ang và anh
- Đánh vần và đọc trơn
	a-nhờ-anh
	chờ-anh-chanh
	cành chanh
* Đọc từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
	buôn làng	bánh chưng
	hải cảng	hiền lành
	- Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc.
	- Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học
	- Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên đọc mẫu
	- Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng.
* Hướng dẫn viết
- Giáo viên viết mẫu ang, cây bàng vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. 
 - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết
	- Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp.
Tiết 2
c, Luyện đọc 
* Luyện đọc 
	- Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1
	- Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Đọc câu ứng dụng
- Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu thơ ứng dụng
	Không có chân có cánh
	Sao gọi là con sông?
	Không có lá có cành?
	Sao gọi là ngọn gió?	
	- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học.
	- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét
* Luyện viết 
	- Học sinh đọc các vần, từ cần viết: ang, cây bàng, anh, cành chanh
	- Học sinh viết vào vở tập viết
	- Học sinh làm bài tập vào vở BT.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viếtvà làm bài tập..
* Luyện nói 
	- Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: 
	Buổi sáng
- Giáo viên gợi các câu hỏi như:
	 Bức tranh vẽ gì? Đay là cảnh ở nông thôn hay thành phố?
	Trong bức tranh mọi người đang đi đâu làm gì?
	Buổi sáng cảnh vật có gì đặc biệt?
Buổi sáng mọi người trong nhà em thường làm gì?
	Ngoài những việc đó bác nông dân còn làm gì nữa?
	Buổi sáng em thường làm gì?
	Em thích buổi sáng mùa đông, mùa thu, mùa xuân hay mùa hè? Vì sao?
3. Củng cố, dặn dò 
	- Cho học sinh cả lớp đọc lại bài.
	- Học sinh tìm tiếng có vần vừa học
	- Dặn học sinh về nhà đọc bài. 
Toán
Tiết 54: Luyện tập 
I. yêu cầu cần đạt
Thực hiện được phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8.
Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 Học sinh cả lớp làm bài 1 (cột 1, 2); 2; 3 (cột 1, 2); 4
HS khá giỏi làm thêm các bài còn lại.
II. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng dạy học toán 1
bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 	 - 2 học sinh lên bảng đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8
 bảng trừ trong phạm vi 8
	 - Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Dạy – học bài mới 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Tính: Học sinh làm bài 
	- Nhắc học sinh viết thẳng cột
	- Học sinh làm vào vở bài tập, 4 học sinh làm trên bảng lớp
	- Học sinh và giáo viên nhận xét, chữa bài
Bài 2: HS nối
	- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
	- Học sinh làm vào vở bài tập 
	- Gọi học sinh đọc kết quả, học sinh khác nhận xét
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Tính
	- Học sinh nêu cách làm – Giáo viên hướng dẫn thêm
	- 3 học sinh làm vào bảng phụ. Còn lại làm vào vở bài tập
	- Học sinh nhận xét, giáo viên chữa bài
	8 – 4 – 2 = 2	4 + 3 + 1 = 8	2 + 6 – 5 = 3
	8 – 6 + 3 = 5	5 + 1 + 2 = 8	7 – 3 + 4 = 5
Bài 4: Nối HS chơi trò chơi: Nối nhanh, nối đúng.
	- Giáo viên hướng dẫn cách làm
	- Học sinh làm vào vở bài tập, 2 học sinh làm bảng lớp
	- Giáo viên nhận xét, kết luận
Bài 5: HS làm bài:
	- Gọi học sinh nêu bài toán, học sinh khác nhận xét
	- Học sinh làm vào vở bài tập
	- Gọi học sinh đọc kết quả
	- Giáo viên nhận xét: 	 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà học bài, làm bài.
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 14: An toàn khi ở nhà
I. yêu cầu cần đạt
- Kể tên một số vật trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu gây nóng, bỏng và cháy.
- Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
- HS khá giỏi: Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay.
GDKNS: Đảm nhận trách nhiệm việc nhà vừa sức mình
 - KN giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học
	- Các câu chuyện về tai nạn xảy ra đối với em nhỏ ở nhà.
	- Tranh trong sách Tự nhiên và xã hội
III. Hoạt động dạy – học
	Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ : KTVBT của HS.
Hoạt động 2 : Quan sát 
Mục tiêu: Học sinh biết cách phòng tránh đứt tay
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 2 với các nội dung:
	- Quan sát các hình trang 20 sgk
	- Chỉ và nói các bạn trong mỗi hình đang làm gì?
	- Dự kiến xem điều gì sẽ xảy ra với các bạn trong hình?
	- Khi dùng dao hoặc đồ dùng sắc, nhọn bạn cần chú ý điều gì?
Bước 2: Học sinh trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên kết luận: Khi dùng dao hoặc những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn, cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay.
Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm với của các em nhỏ.
Hoạt động 3: Đóng vai 
Mục tiêu: Học sinh hiểu được không nên chơi gần lửa và những chất gây cháy
Cách tiến hành
Bước 1: Giáo viên phân nhóm 4 và nêu nhiệm vụ:
	- Quan sát các hình ở trang 31 sgk, đóng vai thể hiện tình huống trong mỗi tranh và xử lý tình huống đó
	- Các nhóm thảo luận, dự kiến các tình huống xảy ra, nhận vai và thể hiện vai diễn
Bước 2: Các nhóm lên thể hiện tình huống
	- Nhóm khác nhận xét: cách xử lý và cách đóng vai
	- Giáo viên phỏng vấn thêm:
	Em có suy nghĩ gì về vai diễn của mình?
	Em có cách xử lý nào khác không?
	Em rút ra bài học gì qua phần đóng vai của các bạn?
	- Giáo viên hỏi: Trường hợp có lửa cháy ở đồ vật trong nhà em phải làm gì? ở thị trấn, thành phố có số điện thoại gọi cứu hoả các em có biết không?
Giáo viên kết luận: 
	- Không để đèn dầu, vật gây cháy ở gần đống rơm rạ, trong màn.
	- Nên tránh những vật và nơi có thể gây bỏng, cháy
Thứ 5 ngày 9 tháng 12 năm 2010
Toán
Tiết 55: Phép cộng trong phạm vi 9
I. yêu cầu cần đạt
- Thuộc bảng cộng. Biết làm tính cộng trong phạm vi 9.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- HS cả lớp làm bài 1; 2 (cột 1, 2, 4); 3 (cột 1); 4
 - HS khá giỏi làm thêm tất cả các bài tập còn lại.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bộ ĐDH Toán 1
	- Mẫu vật: que tính, hình vuông .
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
	 - Kiểm tra VBT của HS.
Hoạt động 2: Dạy – học bài mới 
a, Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9 
* Hướng dẫn học sinh học phép cộng 8 + 1 = 9 và 1 + 8 = 9
Bước 1: Học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài toán:
	“Có tám cái mũ ở bên phải và một cái mũ ở bên trái. Hỏi có tất cả mấy cái mũ?
	- Học sinh trả lời: Có tất cả chín cái mũ
Bước 2: Giáo viên chỉ vào mô hình: tám cộng một bằng mấy? (chín)
	- Giáo viên viết bảng: 8 + 1 = 9
	- Học sinh đọc
Bước 3: Giáo viên hỏi: Một cộng tám bằng mấy?
	- Học sinh: Một cộng tám bằng tám
	- Giáo viên viết bảng: 1 + 8 = 9
	- Học sinh đọc
	- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét: 8 + 1 cũng như 1 + 8
* Hướng dẫn học sinh học phép cộng: 7 + 2 = 9; 2 + 7 = 9; 6 + 3 = 9
	3 + 6 = 9 ; 5 = 4 = 9; 4 + 5 = 9
*Ghi nhớ bảng cộng
	Học sinh đọc và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9
	- Giáo viên xoá dần các kết quả để học sinh đọc
b, Thực hành 
Bài 1: Tính 
	- Học sinh làm bài vào vở bài tập – 2học sinh lên bảng làm bài
	- Học sinh cùng giáo viên chữa bài tập
Bài 2: - Học sinh làm vào vở bài tập – 3 học sinh làm trên bảng lớp
	- Học sinh, giáo viên nhận xét
	4 + 5 = 9	2 + 7 = 9	8 + 1 = 9
	4 + 4 = 8	0 + 9 = 9	5 + 2 = 7
	7 – 4 = 3	8 – 5 = 3	6 – 1 = 5
	- Học sinh đọc kết quả đúng
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập – Tính
	- Học sinh nêu cách làm, giáo viên bổ sung
	- Học sinh làm bài
	- Gọi học sinh nối tiếp đọc kết quả bài làm, học sinh khác nhận xét
5 + 4 = 9	6 + 3 = 9	7 + 2 = 9	1 + 8 = 9
5 + 3 + 1 = 9	6 + 2 + 1 = 9	7 + 1 + 1= 9	1 + 2 + 6 = 9
5 + 2 + 2 = 9	6 + 3 + 0 = 9	7 + 0 + 2= 9	1 + 5 + 3 = 9
Bài 4: Nối
	 - Học sinh làm vào vở bài tập
	- Gọi 4 học sinh lên bảng thi nối
	- Giáo viên và học sinh nhận xét
Bài 5: Học sinh quan sát tranh và nêu bài toán
	- Học sinh viết phép tính - đọc phép tính
	7 + 2 = 9	6 + 3 = 9
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
	- GV cho học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9
	- Yêu cầu đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 9
Học vần
Tiết 137 - 138: inh – ênh
I. yêu cầu cần đạt
 - HS đọc được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh; từ và các câu ứng dụng trong bài.
 - HS viết được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh 
 - Luyện nói tự nhiên theo chủ đề: máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ SGK
III. Hoạt động dạy - học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ 
- Học sinh viết bảng con: buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành
 - 1 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
HĐ2. Dạy – học bài mới 
Tiết 1
a, Giới thiệu bài
	Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: inh – ênh
b, Dạy vần 
inh
* Nhận diện vần
	- Yêu cầu học sinh phân tích vần inh gồm i và nh
- Học sinh so sánh inh và anh
	- Học sinh trả lời và ghép vần inh vào bảng cài
* Đánh vần
	- Giáo viên phát âm mẫu: inh
	- Học sinh đánh vần: i-nhờ-ing; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh
* Tiếng và từ khoá
	- Học sinh tìm âm t để ghép thành tiếng tính
- Học sinh phân tích tiếng tính
- Học sinh đánh vần: tờ-inh-tinh-sắc-tính. Giáo viên chỉnh sửa
	- Giáo viên giới thiệu từ khoá máy vi tính – qua tranh minh hoạ
	- Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)	
	i-nhờ-inh
tờ-inh-tinh-sắc-tính 
máy vi tính
	- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
ênh
Quy trình tương tự
	- Vần ênh gồm: âm ê và âm nh
- So sánh inh và ênh
- Đánh vần và đọc trơn
	ê-nhờ-ênh
	ca-ênh-kênh
	dòng kênh
* Đọc từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
	đình làng	bệnh viện
	thông minh	ễnh ương
	- Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc.
	- Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học
	- Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên đọc mẫu
	- Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng.
Tiết 2
c, Luyện đọc 
	- Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1
	- Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Đọc câu ứng dụng
- Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu đố ứng dụng
	Cái gì cao lớn lênh khênh	
	Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra?
	- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học.
	- Học sinh thảo luận, nêu đáp án câu đố
	- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét
* Luyện viết 
	- Học sinh đọc các vần, từ cần viết: inh, máy vi tính, ênh, dòng kênh
	- Học sinh viết vào vở tập viết
	- HS làm BT vào vở BT.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết.
* Luyện nói 
	- Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: 
	Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính
- Giáo viên gợi các câu hỏi như:
	 Bức tranh vẽ những loại máy nào?
	Máy cày dùng để làm gì?
	Máy nổ có tác dụng gì?
	Em biết gì về máy khâu?
	Máy tính dùng để làm gì?
	Ngoài các loại máy đó em còn biết loại máy nào?
3. Củng cố, dặn dò
	- Cả lớp đọc lại bài.
	- Học sinh tìm tiếng có vần vừa học
	- Yêu cầu học sinh về nhà đọc bài lại bài.
 Đạo đức
Đi học đều và đúng giờ
 I. yêu cầu cần đạt
 - Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
 - Biết lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của HS là đi học đều và đúng giờ.
 - Thực hiện hằng ngày đi học đều đúng giờ.
 - HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè hằng ngày đi học đều đúng giờ. 
GDKNS: Kỉ năng giải quyết vấn đề, KN quản lí thời gian.
II. Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Quan sát tranh và thảo luận nhóm
1. GV giới thiệu tranh bài tập 1.
2. HS làm việc theo nhóm 2 ngời.
3. HS trình bày ( kết hợp chỉ tranh)
+ Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ?
+ Qua câu chuyện con thấy bạn nào đáng khen? Vì sao?
4. GV kết luận:
 - Thỏ la cà nên đi học muộn.
 - Rùa tuy chậm chạp nhng rất cố gắng đi học đúng giờ.
 Bạn Rùa thật đáng khen.
HĐ2: HS đóng vai theo tình huống" Trớc giờ đi học"( bài tập 2)
1. GV phân hai HS ngồi cạnh nhau làm thành một nhóm đóng vai hai nhân vật trong tình huống.
2. Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
3. HS đóng vai trớc lớp.
4. HS nhận xét và thảo luận:
Nếu em có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn? Vì sao?
HĐ3: HS liên hệ
 - Bạn nào lớp mình luôn đi học đúng giờ?
 - Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
GV kết luận:
 - Đợc đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền đợc đi học của mình.
 - để đi học đúng giờ cần phải:
	+ Chuẩn bị sách vở đầy đủ, quần áo từ tối hôm trớc.
	+ để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi để dậy đúng giờ.
 - Nhận xét giờ học.
Thứ 6 ngày 3 tháng 12 năm 2010
Học vần
Tiết 139 – 140 : Ôn tập
I. yêu cầu cần đạt
- HS đọc, viết các vần, các từ ngữ ứng dụng có kết thúc bằng ng, nh từ bài 52-59.
 - Nghe hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh trong truyện kể: Quạ và Công.
- HS khá giỏi: Kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
II. Đồ dùng dạy học
	-Bìa kẻ bảng ôn
- Tranh minh hoạ SGK
III. Hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Học sinh viết vào bảng con: thông minh, ễnh ương
- 3 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Dạy – học bài mới 
Tiết 1
a, Giới thiệu bài
	- Giáo viên giới thiệu khung đầu bài
	- Học sinh kể tên các vần đã học. Giáo viên ghi lên góc bảng
	- Giáo viên giới thiệu bài, gắn bảng ôn
b, Ôn tập
* Các vần đã học
	Học sinh lên bảng chỉ các vần vừa học
	- Giáo viên đọc âm học sinh chỉ chữ
	- Học sinh chỉ chữ và đọc âm
* Ghép âm thành vần
	- Học sinh ghép âm ở cột dọc với âm ở các dòng ngang
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm – giải nghĩa từ
* Đọc từ ngữ ứng dụng: 
	bình minh	nhà rông 	nắng chang chang
	- Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp
	- Giáo viên chỉnh sửa phát âm và giải thích một số từ ngữ
* Viết
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh qui trình viết: bình minh, nhà rông
- Học sinh trên không, viết bảng con
- Giáo viên giúp đỡ học sinh viết, lưu ý cỡ chữ, vị trí dấu thanh, chỗ nối và khoảng cách giữa các chữ.
- Giáo viên nhận xét
Tiết 2
c, Luyện tập
* Luyện đọc
- Học sinh nhắc lại bài ôn ở tiết 1
- Học sinh nối tiếp lần lượt đọc bảng ôn, từ ứng dụng
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm
 Đọc câu ứng dụng
	- Giáo viên giới thiệu tranh – học sinh nhận xét
	- Giáo viên giới thiệu câu thơ ứng dụng
	- Học sinh đọc câu ứng dụng. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
* Luyện viết 
	- Học sinh viết vào vở tập viết 
 -HS làm BT VBT.
	- GV quan sát, giúp đỡ thêm
* Kể chuyện: Quạ và Công
Giáo viên giới thiệu câu chuyện: Quạ và Công
- Học sinh đọc tên câu chuyện
- Giáo viên kể chuyện lần 1
- Giáo viên kể chuyện lần 2 kết hợp tranh minh hoạ
Tranh 1: Quạ vẽ cho Công trước. Quạ vẽ rất khéo
Tranh 2: Vẽ xong, Công còn phải xoè đuôi phơi cho thật khô
Tranh 3: Công vẽ công khuyên mãi chẳng được nó đành làm theo lời bạn
Tranh 4: Cả bộ lông Quạ màu đen xám xịt, nhem nhuốc
- Học sinh thảo luận nhóm 3, kể chuyện trong nhóm.
- Thi kể chuyện giữa đại diện các nhóm.
- Giáo viên theo dõi, nhận xét
Giáo viên nêu ý nghĩa câu chuyện: 
	 Không nên vội vàng, hấp tấp, tham lam thì chẳng bao giừo làm được việc gì.
3. Củng cố 
- Cả lớp đọc lại bảng ôn.
- Học sinh tìm tiếng chứa các vần đã học
- Giáo viên nhận xét giờ học yêu cầu HS về nhà tập kể chuyện.
Toán
Tiết 56: Phép trừ trong phạm vi 9
I. yêu cầu cần đạt
- Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 9.
- Viết đựoc phép tính thích hợp với hình vẽ.
- HS cả lớp làm bài tập: 1, 2(cột 1, 2, 3), 3 (bảng 1), 4.
- HS khá, giỏi làm thêm được những bài còn lại.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bộ DDDH Toán 1
	- Que tính, hình vuông , bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
	- Học sinh lên bảng làm bài tập 4tiết trước
	- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Dạy – học bài mới 
a, Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9 
* Hướng dẫn học sinh học phép trừ 9 – 1 = 8 và 9 – 8 = 1
Bước 1: Học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài toán:
	“Có chín quả cam, có tám quả ở bên phải. Hỏi bên trái có mấy quả táo?”
Bước 2: Học sinh trả lời : có một quả ở bên phải
	- Giáo viên hỏi: Chín quả cam bớt đi một cái áo, hỏi còn lại mấy quả cam 
	- Học sinh trả lời: chín quả cam bớt một quả cam còn lại tám quả cam 
	- 3 học sinh nhắc lại
Bước 3: Giáo viên: ta viết bảy bớt một còn sáu như sau:
	- Giáo viên viết bảng: 9 – 1 = 8
	- Học sinh đọc: chín trừ một bằng tám
	- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm kết quả của phép tính 9 – 8 = 1
* Hướng dẫn học sinh học phép trừ	 
*Ghi nhớ bảng trừ
	Học sinh đọc và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9
	- Giáo viên xoá dần các kết quả để học sinh đọc
b, Bài tập
Bài 1: Tính – Học sinh nêu yêu cầu bài tập
	- Lưu ý học sinh viết thẳng cột dọc
	- Học sinh làm bài
	- Học sinh nối tiếp đọc kết quả, học sinh khác nhận xét
	- Giáo viên nhận xét
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập – Tính
	- Học sinh nêu cách làm, giáo viên bổ sung
	- Học sinh làm bài, 3 học sinh làm bảng lớp
	- Gọi học sinh nối tiếp đọc kết quả bài làm, học sinh khác nhận xét, chữa bài trên bảng.
Bài 3: Tính – Học sinh nêu yêu bài tập
	- Học sinh làm bài vào vở, 3 học sinh làm trên bảng lớp
	- Học sinh và giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
	- Học sinh nêu bài toán – ghi phép tính
	- Gọi học sinh các tổ đối đáp: một tổ nêu bài toán, tổ khác nêu phép tính, một tổ khác nhận xét.
Bài 5: Số?
	- Giáo viên hướng dẫn mẫu
	- Học sinh làm vào vở bài tập, 4 học sinh làm vào bảng lớp
	- Học sinh khác và giáo viên nhận xét
Hoạt động 3: Củng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an1 tuan 14.doc