Giáo án Lớp 1 - Tuần 14

A.Mục tiêu:

 - Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng;từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.

 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con,

- HS: Bộ ĐDHT, bảng con

C. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài 54: ung-ưng

- 4 HS đọc và viềt: ung, ưng, bông súng, sừng hươu, củ gừng, cây sung, vui mừng, trung thu.

-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/111.

2.Bài mới:

a.Dạy vần mới:

*Vần eng:

- Vần“eng”: GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN - ĐT

- HS phân tích vần “eng”

- HS ghép “eng” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.

- HS ghép “xẻng”- GV nhận xét, sửa sa i- GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn

- G V giới thiệu tranh - giảng từ- GV đính từ “lưỡi xẻng”- Hs đọc trơn từ mới

- HS đọc tổng hợp

*Vần “iêng” (tương tự)

*So sánh 2 vần: eng-iêng.

 

doc 11 trang Người đăng honganh Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tiết 131+132: Môn: Học vần	
 Bài 55:	eng – iêng (SGK/112,113)	 TGDK: 70 phút
A.Mục tiêu:
 - Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng;từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con,
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 54: ung-ưng
- 4 HS đọc và viềt: ung, ưng, bông súng, sừng hươu, củ gừng, cây sung, vui mừng, trung thu.
-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/111.
2.Bài mới: 
a.Dạy vần mới:
*Vần eng:
- Vần“eng”: GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN - ĐT
- HS phân tích vần “eng”
- HS ghép “eng” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “xẻng”- GV nhận xét, sửa sa i- GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- G V giới thiệu tranh - giảng từ- GV đính từ “lưỡi xẻng”- Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
*Vần “iêng” (tương tự)
*So sánh 2 vần: eng-iêng.
	b.Thư giãn.
c.Đọc từ ứng dụng:	
- Giáo viên đính từ: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần: eng, iêng.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ. Giảng từ: củ riềng
d.Luyện viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: eng, iêng, xẻng, chiêng .
 TIẾT 2
đ.Luyện đọc: Học sinh đọc lại tiết 1.
e.Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 2 câu.
g.Đọc SGK:HS nhìn SGK đọc trơn.
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết.
k. Luyện nói: Chủ đề: ao, hồ, giếng
(?) Hãy kể những nơi có trong tranh ?
(?)Tranh vẽ cảnh vật thường thấy ở đâu ?
(?)Ao, hồ, giếng đem đến cho con người những lợi ích gì ?
(?) Quê em có ao, hồ hay giếng ?
(?)Em cần giữ gìn ao ,hồ,giếng ntn để có nguồn nước sạch sẽ hợp vệ sinh ?
=> Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp vần,tiếng,từ
- Trò chơi: Tìm tiếng mới
D. Bổ sung:..
Tiết 14: Môn: Đạo đức	
 Bài 7: Đi học đều và đúng giờ	 TGDK : 35/
A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ.
+ Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh trong vở bài tập đạo đức
- HS: Vở bài tập đạo đức	
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
(?) Mô tả lá cờ Việt Nam ?
(?) Tại sao phải nghiêm trang khi chào cờ. Thực hành tư thế đứng nghiêm trang khi chào cờ.
* Hoạt động 2: Quan sát + Thảo luận nhóm đôi.
a. Mục tiêu: Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
b.Cách tiến hành :
- Giáo viên đặt câu hỏi theo tranh cho học sinh thảo luận nhóm đôi 
(?) Các con vật trong tranh đang làm gì ?
(?) Con vật nào không đến lớp kịp mà còn đuổi bướm hái hoa.
(?) Những bạn nào đáng khen, đáng chê.
Kết luận: Không được nhỡn nhơ khi đến lớp, cần phải đến lớp đúng giờ.
 *Thư giãn:
* Hoạt động 3: Sắm vai theo tình huống.
a.Mục tiêu: Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
b.Cách tiến hành : 
- Cho bản thân học sinh sắm vai và nêu cảm nghĩ về vai diễn của mình.
* Giáo dục cần phải đi học đúng giờ để đảm bảo kiến thức, không làm ảnh hưởng đến lớp học và các bạn.
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: 
D. Bổ sung:
 Thứ ba, ngày 16 tháng 11 năm 2010
Tiết 133+134: Môn: Học vần	
 Bài 56:	uông – ương (SGK/114,115)	 TGDK: 70 phút
A.Mục tiêu:
 - Đọc được: uông, ương, quả chuông, con đường; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: uông, ương, quả chuông, con đường.
 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Đồng ruộng.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 55: eng - iêng.
- 4 HS đọc và viềt: eng, iêng, củ riềng, trống chiêng, cái kẻng, xà beng, bay liệng.
-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/113.
2.Bài mới: 
a.Dạy vần mới:
*Vần uông:
- Vần“uông”: GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS phân tích vần “uông”
- HS ghép “uông”- GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “chuông”- GV nhận xét, sửa sa i- GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “cái chuông” - Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
*Vần “ương” (tương tự)
*So sánh 2 vần: uông - ương.
	b.Thư giãn.
c.Đọc từ ứng dụng:	
- Giáo viên đính từ: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần: uông, ương.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ. Giảng từ: rau muống
d.Luyện viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: uông, ương, chuông, đường.
 TIẾT 2
đ.Luyện đọc: Học sinh đọc lại tiết 1.
e.Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? Cảnh vật xung quanh như thế nào, mọi người trong tranh đang làm gì ?
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 3 câu.
g.Đọc SGK:HS nhìn SGK đọc trơn.
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết.
k.Luyện nói: Chủ đề: Đồng ruộng.
(?) Lúa, ngô thường trồng ở đâu ?
(?) Trong tranh ai đang cày đất ?
(?) Bố mẹ em nào là nông dân ?
=> Giáo dục học sinh tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày để biết ơn người lao động.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp vần,tiếng,từ
- Trò chơi: Tìm tiếng mới
D. Bổ sung:..
Tiết 53: Môn: Toán	
	 Bài 53: Phép trừ trong phạm vi 8 SGK/73
	 TGDK : 35/
A Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt: Thuộc bảng trừ, biết làm tính cộng trong phạm vi 8; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3(cột 1), bài 4(Viết một phép tính)
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nhóm mẫu vật có số lượng là 8, bảng phụ
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS làm bài tập:
3 + 3 + 2 = 	1 + 4 + 2 = 	2 + 1+ 5 = 
4 + 3 + 1 = 	4 + 2 + 2 = 	2 + 3 + 1 = 
-- 3 học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8
* Hoạt động2: Hình thành bảng trừ trong phạm vi 8.
+ Cho học sinh lấy mẫu vật theo số lượng.
- 8 viên sỏi bớt 1 viên sỏi (bằng 7) .
- 8 viên bi bớt 2 viên bi (bằng 6).
- 8 hình tròn bớt 3 hình tròn (bằng 5).
- 8 ngòn tay bớt 4 ngón tay (bằng 4).
=> Từ 1 phép trừ vừa nêu cho học sinh tìm ra phép trừ thứ 2
+ Thành lập bảng trừ trong phạm vi 8.
8 – 1 = 7	8 – 2 = 6	8 – 3 = 5	8 – 4 = 4 
8 – 5 = 3	8 – 6 = 2	8 – 7 = 1	8 – 8 = 0
+ Tổ chức cho học sinh nhớ bảng trừ bằng nhiều hình thức (đọc thi đua nhóm, lấy bớt các thành phần trong bảng trừ).
- Cho vài học sinh ôn lại bảng trừ.
 * Thư giãn:
* Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Thực hiện tính theo hàng dọc
- Học sinh làm bảng con -> Nhận xét kết quả
Bài 2: Thực hiện tính theo hàng ngang
- Cho cả lớp thi đua làm bài theo dãy.
Bài 3 (cột 1): Thực hiện dãy tính 
- Học sinh làm và sửa bài bảng con. Đổi vở kiểm tra
Bài 4: Dựa vào tranh viết phép tính thích hợp 
- Hs nhìn mô hình, viết phép tính
* Hoạt động 4: Củng cố:
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép phép tính.
- Chia lớp thành 5 đội chơi.
- Giáo viên nêu cách chơi - học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
* NX-DD: 
D. Bổ sung:
..
 Thứ tư, ngày 17 tháng 11 năm 2010
Tiết 135+136: Môn: Học vần	
 Bài 57:	ang - anh (SGK/116, 117)	 TGDK: 70 phút
A.Mục tiêu:
- Đọc được: ang, anh, cây bàng, cành chanh; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ang, anh, cây bàng, cành chanh.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Buổi sáng..
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con,
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 56: uông-ương.
- 4 HS đọc và viềt:. uông, ương, con đường, quả chuông, rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy.
-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/115.
2.Bài mới: 
a.Dạy vần mới:
*Vần ang:
- Vần“ang”: GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS phân tích vần “ang”
- HS ghép “ang”- GV nhận xét, sửa sai- GV đính bảng-HS đánh vần,đọc trơn.
- HS ghép “bàng” - GV nhận xét,s ửa sai- GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “cây bàng”- Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
*Vần “anh” (tương tự)
*So sánh 2 vần: ang - anh.
	b.Thư giãn.
c.Đọc từ ứng dụng:	
- Giáo viên đính từ: buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành.
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần: ang - anh. 
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ. Giảng từ: bánh chưng.
d.Luyện viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: ang, anh, bàng, chanh.
 TIẾT 2
đ.Luyện đọc: Học sinh đọc lại tiết 1.
e.Đọc câu ứng dụng: 
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- Giáo viên giải thích con : con sông, ngọn gió
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng .
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 4 câu.
g.Đọc SGK:HS nhìn SGK đọc trơn.
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết. 
k. Luyện nói: Chủ đề: Buổi sáng.
(?) Tranh vẽ gì ? Mọi người đang làm gì ?
(?) Vào buổi sáng những người trong nhà em làm gì ?
(?) Buổi sáng em làm những việc gì ?
	=> Giáo dục học sinh tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày để biết ơn người lao động
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp vần, tiếng, từ
- Trò chơi: Tìm tiếng mới
D. Bổ sung:..
Tiết 54: Môn: Toán	
	 Bài 54 :Luyện tập SGK/ 75	
	 TGDK: 35 phút	
A. Mục tiêu:.
- Yêu cầu cần đạt: Thực hiện được phép cộng và phép trừ trong phạm vi 8,viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm : Bài 1(Cột 1,2), bài 2, bài 3(Cột 1,2), bài 4.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ:
- HS: Bảng con.
C. Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS làm bài tập:
 8 - 3 + 2 = 	6 + 2 + 0 = 	8 – 7 + 1 = 
5 + 3 - 4 = 	3 + 3 - 6 = 	4 + 4 - 8 = 
-GV nhận xét,ghi điểm.
* Hoạt động 2 Luyện tập
Bài 1(cột 1,2): Tính. Học sinh làm bài- 2 HS sửa bài trên bảng phụ.
Bài 2:Tính. Học sinh làm bài, 3 HS đại diện 3 dãy lên đính số vào ô trống, đổi vở kiểm tra.
*Thư giãn
Bài 3 (cột 1,2):Tính. Học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng con - sửa bài.
- Giáo viên phát vài tờ rơi cho một số học sinh làm, các em khác làm vở.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
- Học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ - sửa bài.
*Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi điền nhanh, điền đúng.
- Chia lớp thành 3 đội chơi.
- Giáo viên nêu cách chơi - học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
*Nhận xét - dặn dò: 
- Về nhà làm bài.
D. Bổ sung:..
.
 Thứ năm, ngày 18 tháng 11 năm 2010
Tiết 14: Môn: Tự nhiên – Xã hội	
Bài 14: An toàn khi ở nhà SGK/28,29	 TGDK	: 35/
A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt:
- Kể tên một số vật trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu,gây bỏng,cháy.
- Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
- Yêu cầu phát triển : Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay.
+ Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật.
+ Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống khi ở nhà.
+ Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh,một số vật sắc nhọn
- HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động1: Quan sát hình/30 (SGK).
a. MT: Kể tên một số vật trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng,cháy.Nêu được cáh phòng tránh đứt tay.
b. Cách tiến hành:
- GV YC HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi với các câu hỏi gợi ý.
- Cho biết các bạn ở mỗi tranh đang làm gì ?
- Điều gì có thể xảy ra cho các bạn trong mỗi tranh ?
- HS các nhóm quan sát, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GVNX, kết luận: Khi phải dùng dao hoặc những đồ dùng dễ vở và sắc nhọn cần phải rất cẩn thận để tránh đứt tay. Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm với của trẻ em.
 *Thư giãn:
*Hoạt động 2: Đóng vai.
a.MT: HS biết nên tránh gần lửa và những chất gây cháy. 
- Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
+ Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng,bị đứt tay.
b. Cách tiến hành:
-Chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 4 em.
-Quan sát hình /31: Đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống xảy ra trong từng hình.
(?) Em có suy nghĩ gì về vai diễn của mình?
(?) Nếu là em, em có cách ứng xử nào khác?
(?) Trường hợp có lửa cháy trong nhà, em phải làm gì?
- GV chốt ý:
*Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:.
- HS thực hiện tình huống gọi cứu hoả.
D. Bổ sung:
..
Tiết 137+138: Môn: Học vần	
 Bài 58:	inh– ênh (SGK/118,119)	 TGDK: 70 phút
A.Mục tiêu:
 - Đọc được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh;từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.
 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV:Các bìa ghi từ, Bộ ĐDDH, bảng con
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 57: inh– ênh 
- 4 HS đọc và viềt: ang, anh, cây bàng, cành chanh, buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành.
-1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/117.
2.Bài mới: 
a.Dạy vần mới:
*Vần inh:
- Vần“inh”:GVHDHS phát âm-GV đọc mẫu-HS đọc :CN-ĐT
- HS phân tích vần “inh”
- HS ghép “inh”- GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “tính”- GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “máy vi tính - Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
*Vần “ênh” (tương tự)
*So sánh 2 vần: inh– ênh 
	b.Thư giãn.
c.Đọc từ ứng dụng:	
- Giáo viên đính từ: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương. 
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần: inh– ênh . 
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ. Giảng từ: thông minh.
d.Luyện viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: inh, ênh, tính, kênh.
 TIẾT 2
đ.Luyện đọc: Học sinh đọc lại tiết 1.
e.Đọc câu ứng dụng: 
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng .
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 2 câu.
g.Đọc SGK:HS nhìn SGK đọc trơn.
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết.
k. Luyện nói: Chủ đề: máy cày, máy tính, máy nổ, máy khâu.
- Nhìn vào tranh em thích những thứ nào ?
- Máy tính dùng để làm gì ?
- Máy khâu dùng để làm gì ?
- Em có biết những máy nào nữa ?
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp vần, tiếng, từ
- Trò chơi: Tìm tiếng mới
D. Bổ sung:..
Tiết 55 Môn: Toán	
 Bài: Phép cộng trong phạm vi 9	SGK/76	
 TGDK : 35/
A Mục tiêu:
 - Yêu cầu cần đạt: Thuộc bảng trừ, biết làm tính cộng trong phạm vi 9;viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm: Bài 1,bài 2 (dòng 1),bài 3(dòng 1),bài 4.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nhóm mẫu vật có số lượng là 9, bảng phụ
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài:
- Gọi học sinh đọc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 8.
- 3 HS làm bài :
5 + 3 = 	6+ 2 = 	8 – 7 = 
8 – 5 + 2 =  	2 + 5 + 1 =  	8 – 6 – 2 = 
* Hoạt động 2: Hình thành bảng cộng trong phạm vi 9.
- Cho học sinh nhìn hình vẽ trong SGK tự ghép thành phép tính.
- Giáo viên ghi bảng.
8 + 1 = 9	1 + 8 = 9	7 + 2 = 9
2 + 7 = 9 	7 + 2 = 9 	6 + 3 = 9 	3 +	4 + 5 = 9	 5 + 4 = 9
- Rèn học sinh đọc thuộc, Giáo viên xóa dần kết quả.
- Học sinh đọc cá nhân – giáo viên xóa dần kết quả
5 + 4 = 	6 + 3 = 	7 + 2 = 
9 = 4 + 	9 = 3 + 	9 = 2 + 
 * Thư giãn:
* Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Thực hiện phép tính theo hàng dọc
- Học sinh làm bảng con.
Bài 2(dòng 1),: Thực hiện phép tính theo hàng ngang
- Học sinh làm bài - Đọc bài làm.
Bài 3((dòng 1): Thực hiện dãy tính 
- Học sinh làm bài - 1 học sinh làm bảng phụ - Sửa bài
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- Học sinh viết, đọc phép tính.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: 
- Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 9. 
D. Bổ sung:
 Thứ sáu, ngày 19 tháng 11 năm 2010
Tiết 139+140: Môn: Học vần	
 Bài 59 : Ôn tập (SGK/120,121)
 TGDK: 70 phút
A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc được các vần có kết thúc bằng ng/nh, các từ ngữ,câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59
- Viết được các âm, vần, các từ ứng dụng từ bài 52 đến bài 59.
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Quạ và công.
+ Yêu cầu phát triển: HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh truyện kể, các bìa ghi từ, bảng con
- HS: bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 58: inh-ênh.
- 4 HS ,đọc + viết: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh, đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương.
-1HS đọc câu ứng dụng: SGK/119.
2.Bài mới:
a. Ôn tập các vần đã học:
- GV gọi học sinh nêu lại cấu tạo của từng vần đã học trong tuần. Giáo viên kẻ bảng.
- GV yêu cầu HS ghép các âm ở hàng dọc và các âm ở hàng ngang để tạo vần.
- Phân tích cấu tạo của từng vần.
- HS đánh vần,đọc trơn các vần được ghép 
b. Thư giãn:
c. Đọc từ ứng dụng:
- Giáo viên đính từ: bình minh, nhà rông, nắng chang chang.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ--GV giảng từ “nhà rông” - HS phân tích “rông”
d.Luyện viết bảng con: 
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: bình minh, nhà rông.
 TIẾT 2
đ.Luyện đọc: Học sinh đọc lại tiết 1.
e. Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? Bầu trời như thế nào ? Mọi người đang làm gì ? 
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa ôn.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, 2 câu.
g.Đọc SGK: HS nhìn SGK đọc trơn
 h.Thư giãn:
i.Luyện viết vào vở tập viết: HS viết từng dòng vào vở tập viết
k.Kể chuyện: Quạ và công
Lần 1: Giáo viên kể toàn câu chuyện.
Lần 2: Giáo viên kể theo tranh.
Gọi học sinh kể lại câu chuyện qua tranh.
-> Ý nghĩa câu chuyện: Ý nghĩa câu chuyện: vội vàng, hấp dẫn lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì.
-> Học sinh kể lại câu chuyện theo nội dung từng tranh.
3.Củng cố - dặn dò: Trò chơi : Nối từ
D.Bổ sung: 
Tiết 56: Môn: Toán	
	 Bài: Phép trừ trong phạm vi 9 SGK/78,79	
 TGDK:35/
A. Mục tiêu: 
 - Yêu cầu cần đạt: Thuộc bảng trừ, biết làm tính cộng trong phạm vi 9;viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm: Bài 1,bài 2(cột 1,2,3) ,bài 3(bảng 1),bài 4.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nhóm mẫu vật có số lượng là 9, bảng phụ.
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS làm bài tập:
3 + 3 + 2 = 	3 + 4 + 2 = 	2 + 2 + 5 = 
4 + 5 = 	6 + 3 = 	7 + 2 = 
- Gọi 3 học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9.
* Hoạt động 2: Hình thành bảng trừ trong phạm vi 9.
- Học sinh tự nhìn tranh trong SGK và viết phép tính vào bảng con.
9 – 1 = 8	9 – 8 = 1	9 – 2 = 7 	9 – 7 = 2
9 – 3 = 6	9 – 6 = 3	9 – 5 = 4 	9 – 4 = 5
- Giáo viên ghi bảng học sinh đọc, giáo viên xóa dần kết quả để giúp học sinh đọc thuộc và ghi nhớ.
9 – 1 = ?	9 – 2 = ?	9 – 3 = ?	9 – 4 = ?
9 – 6 = ? 	9 – 7 = ?	9 – 8 = ?	9 – 9 = ?	9 - 0 = ?
 * Thư giãn:
*Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Thực hiện tính theo hàng dọc
- Học sinh làm bảng con -> Nhận xét kết quả
Bài 2: Thực hiện tính theo hàng ngang
- Cho cả lớp thi đua làm bài theo dãy.
Bài 3 (cột 1): Thực hiện dãy tính 
- Học sinh làm và sửa bài bảng con. Đổi vở kiểm tra
Bài 4: Dựa vào tranh viết phép tính thích hợp 
- Hs nhìn mô hình, viết phép tính
*Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép phép tính.
- Chia lớp thành 5 đội chơi.
- Giáo viên nêu cách chơi - học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
* Củng cố - dặn dò: 
D. Bổ sung:.
Tiết 14: Sinh hoạt tập thể: 	 Tổng kết tuần
- Giáo viên nhận xét lại tất cả các hoạt động mà học sinh thực hiện được trong tuần qua.
- Giáo viên chỉ cho học sinh biết được những việc mà mình đã thực trong tuần và nhắc nhở các em phát huy những điều đã làm tốt.
- Nêu ra những mặc mà các em chưa thực hiện được (vệ sinh thân thể, nề nếp nhặt giấy rác cuối giờ và yêu cầu các em cố gắng ở tuần sau).
- Hướng dẫn bầu học sinh xuất sắc.
* GV GD quyền và bổn phận trẻ em.
-> Giáo viên nhận xét hoạt động của học sinh.
- Tổ chức cho HS hái hoa học tập về chủ đề thầy cô

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1Tuan 14.doc