Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thu Phương

Tự nhiên và Xã hội

CƠ THỂ CHÚNG TA

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết kể tên một số bộ phận chính của cơ thể.

2. Kĩ năng: Biết được một số cử động của đầu, cổ, mình, tay và chân.

3. Thái độ: Giáo dục HS có thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: Hát

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

Hoạt động dạy Hoạt động học

3.1. Giới thiệu bài : Trực tiếp

3.2. Hoạt động 1 : Quan sát tranh

- GV treo tranh, nêu yêu cầu và hướng dẫn HS quan sát, thảo luận

- Cho HS mở SGK thảo luận cặp

- Cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

- GV kết luận: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể : mắt, mũi, mồm, tai,

3.3. Hoạt động 2 : Quan sát tranh

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS quan sát, thảo luận

- Cho HS trình bày kết quả thảo luận và diễn lại các hoạt động của hình vẽ.

- GV kết luận : Cơ thể chúng ta gồm 3 phần : đầu, mình, tay và chân. Chúng ta nên tích cực vận động sẽ khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.

3.4. Hoạt động 3: Tập thể dục

 - GV hướng dẫn HS học bài hát tập thể dục

- GV làm mẫu từng động tác

- Cho 1 HS lên làm mẫu, cả lớp làm theo

- Cho cả lớp vừa tập vừa hát

- GV sửa sai

- GV kết luận : Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt chúng ta cần tập thể dục hằng ngày Cơ thể chúng ta

 - HS nghe, quan sát

- HS làm việc theo cặp,

- HS trình bày: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể : mắt, mũi, mồm, tai, rốn,

- HS quan sát, thảo luận với nhau

- HS trình bày: chạy, nhảy, đi, .

- HS nghe

- HS hát theo cô

- HS chú ý theo dõi

- HS tập theo

- HS hát kết hợp tập

- HS lắng nghe

 

doc 15 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017
Tiếng Việt
 BÀI 1: TIẾNG
Tiết 1+ 2: TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG 
( Theo thiết kế )
Giáo dục lối sống
EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
( Theo thiết kế)
Mĩ thuật
GV bộ môn dạy
Buổi sáng
Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2017
Tiếng Việt
Tiết 3 + 4: TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG
( Theo thiết kế )
Toán
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết những việc thường làm trong các tiết học Toán và những yêu cầu cần đạt trong học tập Toán 1
2. Kĩ năng: Vận dụng những việc thường làm để học tốt môn Toán lớp 1.
3. Thái độ: Giáo dục HS giữ gìn đồ dùng, sách vở để học môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ đồ dùng học toán của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn dịnh tổ chức: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK, bộ đồ dùng của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3.1 Giới thiệu bài: Trực tiếp
3.2. Hướng dẫn sử dụng SGK Toán 1.
 - Giới thiệu quyển SGK Toán 1.
 - Hướng dẫn HS lấy SGK và mở SGK quan sát từ bìa 1 đến trang 5.
 - Cho HS thực hành gấp, mở SGK.
 - Hướng dẫn HS giữ gìn SGK.
3.3. Hướng dẫn làm quen với một số hoạt động học toán.
 - Yêu cầu HS quan sát, thảo luận những hình ảnh trong sách xem ở lớp 1 có những hoạt động nào? Sử dụng những dụng cụ nào để học toán?
 - Cho 2, 3 cặp nêu kết quả thảo luận
- GV tổng kết lại nội dung từng tranh
- GV nêu những yêu cầu cần đạt khi học Toán 1.
3.4. Giới thiệu bộ đồ dùng học Toán 1.
 - GV lần lượt giơ từng chi tiết để giới thiệu tên và tác dụng của từng chi tiết trong bộ đồ dùng.
 - Yêu cầu HS lấy 1 số chi tiết bất kỳ.
Tiết học đầu tiên
- HS quan sát, nghe
- HS lấy SGK
- HS thực hành gấp, mở SGK
- HS lắng nghe
- HS quan sát, làm việc theo cặp
- Đại diện cặp trình bày trước lớp
+ Tranh 1: GV giới thiệu, giải thích bài học.
+ Tranh 2: HS đang làm việc với các que tính, các hình bằng gỗ, bìa để học số.
+ Tranh 3: Đo độ dài bằng thước kẻ.
+ Tranh 4: Học nhóm để trao đổi ý kiến.
- HS lắng nghe
- HS quan sát, nghe
- HS thực hành lấy các chi tiết
4. Củng cố : Hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò : Về ôn lại bài.
Tự nhiên và Xã hội
CƠ THỂ CHÚNG TA
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết kể tên một số bộ phận chính của cơ thể.
2. Kĩ năng: Biết được một số cử động của đầu, cổ, mình, tay và chân.
3. Thái độ: Giáo dục HS có thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh minh hoạ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3.1. Giới thiệu bài : Trực tiếp
3.2. Hoạt động 1 : Quan sát tranh
- GV treo tranh, nêu yêu cầu và hướng dẫn HS quan sát, thảo luận
- Cho HS mở SGK thảo luận cặp
- Cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- GV kết luận: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể : mắt, mũi, mồm, tai,
3.3. Hoạt động 2 : Quan sát tranh
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS quan sát, thảo luận
- Cho HS trình bày kết quả thảo luận và diễn lại các hoạt động của hình vẽ.
- GV kết luận : Cơ thể chúng ta gồm 3 phần : đầu, mình, tay và chân. Chúng ta nên tích cực vận động sẽ khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. 
3.4. Hoạt động 3: Tập thể dục
 - GV hướng dẫn HS học bài hát tập thể dục
- GV làm mẫu từng động tác
- Cho 1 HS lên làm mẫu, cả lớp làm theo
- Cho cả lớp vừa tập vừa hát
- GV sửa sai
- GV kết luận : Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt chúng ta cần tập thể dục hằng ngày
Cơ thể chúng ta
 - HS nghe, quan sát
- HS làm việc theo cặp,
- HS trình bày: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể : mắt, mũi, mồm, tai, rốn, 
- HS quan sát, thảo luận với nhau
- HS trình bày: chạy, nhảy, đi,..
- HS nghe
- HS hát theo cô 
- HS chú ý theo dõi
- HS tập theo
- HS hát kết hợp tập
- HS lắng nghe
4. Củng cố : Hệ thống nội dung bài. Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn HS về ôn lại bài. 
Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
	 - Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp và đều giọng
	 - Biết bài Quê hương tươi đẹp là bài dân ca của dân tộc Nùng.
2. Kĩ năng: 
	 - Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp phách của bài hát.
3. Thái độ:
	 - Giáo dục HS yêu thích những làn điệu dân ca.
II. CHUẨN BỊ:
	 - Bảng phụ lời ca, thanh phách.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Yêu cầu cả lớp hát một bài.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra SGK và giới thiệu nội dung chương trình âm nhạc lớp 1.
3. Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 * Giới thiệu bài: Trực tiếp
* Hoạt động 1: Học hát: Quê hương tươi đẹp
- Giới thiệu tên bài, tên tác giả và nội dung bài hát
* Hát mẫu:
- GV hát mẫu cho HS nghe toàn bộ tác phẩm. 
- Đặt câu hỏi về tính chất của bài hát.
- Củng cố.
* Đọc lời ca:
- Treo bảng phụ, chia câu, đoạn, đánh dấu chỗ lấy hơi, hướng dẫn đọc lời ca.
* Khởi động giọng :
 - Luyện âm La.
* Dạy hát từng câu :
- Đàn giai điệu và dạy hát từng câu theo lối móc xích, song hành. (chú ý hướng dẫn HS lấy hơi đúng chỗ).
- Hát cả bài : GV bắt nhịp
( Dạy cách phát âm, cách lấy hơi, và sửa câu hát sai nếu có).
- Yêu cầu HS hát hoàn chỉnh bài hát
* Luyện tập bài hát :
- Chia lớp thành các tổ, nhóm, cá nhân lần lượt luyện tập.
- Nhận xét chung.
b.Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
* Hát kết hợp gõ đệm theo phách:
 - Hướng dẫn cách gõ đệm theo phách.
 - Yêu cầu HS thực hiện.
* Hát kết hợp nhún chân theo nhịp :
 - Làm mẫu.
 - Yêu cầu HS hát kết hợp nhún chân theo nhịp
 - HS lắng nghe
- Lắng nghe.
- Nghe, cảm nhận giai điệu, lời ca.
- Trả lời theo cảm nhận.
- Nghe và ghi nhớ.
- Nghe và thực hiện đọc lời ca theo tiết tấu.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Tập hát từng câu theo sự hướng dẫn.
- Hát không có nhạc đệm
- Thực hiện.
-Tổ, nhóm, cá nhân lần lượt hát.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- Theo dõi
- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện
- Quan sát.
- Thực hiện.
4. Củng cố :Yêu cầu HS hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
5. Dặn dò :Dặn HS về ôn bài hát vừa học.
Buổi chiều
 Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017
Tiếng Việt
Tiết 1 + 2: TIẾNG GIỐNG NHAU 
( Theo thiết kế )
Toán
NHIỀU HƠN , ÍT HƠN
II. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức: Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng các từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh về số lượng.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- 5 cái cốc, 4 cái thìa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những dụng cụ, đồ dùng để học toán?
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
3.2. Hướng dẫn HS so sánh 
 - GV đặt 5 cái cốc lên bàn, nói : Có một số cốc.
 - GV đặt 4 cái thìa lên bàn, nói : Có một số thìa
 - Cho 1 HS lên cầm số thìa đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa.
 - Cho 1 HS lên chỉ vào cốc chưa có thìa.
 - GV nêu: Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói: Số cốc nhiều hơn số thìa.
 - Cho 1 số HS nhắc lại.
 - GV nêu tiếp: Khi ta đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc. Ta nói: Số thìa ít hơn số cốc.
 - Cho HS nhắc lại.
 * Hướng dẫn so sánh các tranh SGK.
 - Cho HS mở SGK thảo luận với nhau.
 - Cho HS trình bày kết quả thảo luận.
 + So sánh số nút chai với số chai.
+ So sánh số con thỏ với số củ cà rốt.
+ So sánh số vung với số nồi.
3.3. Hướng dẫn luyện tập 
 - Cho HS mở vở BT (Trang 4) quan sát và so sánh các tranh vẽ.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Số cây to với số cây nhỏ.
+ Số hoa với số quả.
- Cho HS so sánh số bàn của 2 tổ, số bạn gái của 2 bàn cạnh nhau.
- GV nhận xét, đánh giá
Nhiều hơn, ít hơn
- HS quan sát, nghe.
- HS quan sát, nghe.
- 1 HS lên bảng
- HS lên bảng
- HS nghe
- Số cốc nhiều hơn số thìa.
- HS nghe
- Số thìa ít hơn số cốc.
- HS mở SGK quan sát thảo luận
- HS trình bày trước lớp
 + Số nút chai nhiều hơn số chai.
 Số chai ít hơn số nút chai.
 + Số con thỏ nhiều hơn số củ cà rốt.
 Số củ cà rốt ít hơn số con thỏ.
 + Số vung nhiều hơn số nồi.
 Số nồi ít hơn số vung.
- HS quan sát và so sánh
- Đại diện trình bày trước lớp
+ Số cây to nhiều hơn số cây nhỏ.
 Số cây nhỏ ít hơn số cây to.
+ Số hoa nhiều hơn số quả.
 Số quả ít hơn số hoa.
- HS so sánh.
4. Củng cố : Hệ thống bài - Nhận xét giờ.
5. Dặn dò: Dặn HS về ôn lại bài.
Thể dục
TỔ CHỨC LỚP. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 - Phổ biến nội dung tập luyện, biên chế lớp tổ chức tập luyện, chọn cán sự bộ môn.
 - Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
2. Kỹ năng
 - HS thực hiện được những quy định cơ bản trong học tập.
 - Bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
3. Thái độ
 - Nghiêm túc trong tập luyện và tham gia trò chơi tích cực, nhiệt tình. 
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
 - Địa điểm: Sân trường ( Vệ sinh sạch sẽ ) 
 - Phương tiện: 1 còi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
I. MỞ ĐẦU
1. Nhận lớp.
2. Khởi động.
- GV hướng dẫn xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, gối
 - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
3. Kiểm tra bài cũ
 II. CƠ BẢN:
a. Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ chuyên môn:
b. Phổ biến nội quy học tập:
c. Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
III. KẾT THÚC:
1. Hồi tĩnh: 
- Hướng dẫn tập các động tác hồi tĩnh
2. Hệ thống bài học
3. Nhận xét.
4. Giao bài về nhà
- Yêu cầu HS về lớp.
- Về nhà luyện tập các động tác khởi động và hồi tĩnh
- Đội hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. Hướng dẫn HS xếp hàng
- HS tập theo
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Đội hình
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
GV
- Chọn cán sự bộ môn:
- Nêu nhiệm vụ của cán sự và tổ trưởng
- Lớp trưởng là cán sự bộ môn TD, có nhiệm vụ quản lý chung 
- Tổ trưởng có nhiệm vụ tổ chức tổ mình tập luyện.
- Phổ biến nội quy trong giờ học 
- Cán sự bộ môn tổ chức tập trung lớp ngoài sân
- Trang phục trong giờ học phải đảm bảo
- Bắt đầu giờ học và kết thúc giờ học ai muốn ra vào lớp phải xin phép. Được ra vào lớp khi nào giáo viên cho phép.	
Đội hình trò chơi
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
GV
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn và tổ chức chơi.
- HS chơi thử.
- HS chơi chính thức
- Nhận xét
- Đội hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV
Buổi sáng
Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2017
Tiếng Việt
Tiết 7 + 8: TIẾNG KHÁC NHAU – THANH 
( Theo thiết kế )
Toán
HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết tên của hình vuông, hình tròn.
2. Kĩ năng: Nhận biết được đúng hình vuông, hình tròn từ các vật khác nhau. Gấp được hình vuông theo yêu cầu.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số hình vuông, hình tròn có kích thước, màu sắc khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 3, 4 HS so sánh số bút chì với số thước kẻ.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3.1. Giới thiệu bài : Trực tiếp
3.2. Giới thiệu hình vuông 
 - GV gắn bảng 1 số hình vuông có kích thước, màu sắc khác nhau. Hướng dẫn HS quan sát và nhận ra đó là hình vuông.
 - Cho HS tìm hình vuông trong bộ đồ dùng
 - Cho HS tìm những đồ vật có hình dạng là hình vuông.
3.3. Giới thiệu hình tròn 
 ( Tương tự như giới thiệu hình vuông)
 - Cho HS tìm hình tròn trong bộ số
 - Cho HS tìm những đồ vật có hình dạng là hình tròn
3.4. Hướng dẫn luyện tập 
- GV nêu yêu cầu bài 1 
- GV hướng dẫn cách tô màu 
- Cho HS tô SGK
- GV quan sát, giúp đỡ 
- GV nhận xét, đánh giá
- GV nêu yêu cầu bài 2 
- GV hướng dẫn tô màu như bài tập 1
- GV nhận xét, đánh giá
- GV nêu yêu cầu bài 3 
- GV hướng dẫn tô màu - Lưu ý tô màu hình vuông khác màu với hình tròn.
- GV nhận xét, đánh giá
- GV nêu yêu cầu bài 4 
- GV hướng dẫn cách gấp để được hình vuông
 - Cho HS dùng bìa để gấp 
- GV nhận xét, đánh giá
Hình vuông, hình tròn
- HS quan sát, nhận xét
- HS lấy hình vuông trong Bộ toán
 VD: Khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền nhà,
- HS lấy hình tròn
- HS nêu: Cái mâm, bánh xe đạp,
Bài 1(8):Tô màu:
- HS nghe
- HS tô màu vào các hình vuông
Bài 2(8): Tô màu
- HS tô màu vào các hình tròn
Bài 3(8): Tô màu: 
- HS tô màu
Bài 4(8): Gấp hình vuông: 
- HS chú ý theo dõi
- HS thực hành gấp hình vuông
4. Củng cố : Hệ thống bài. Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn HS về ôn lại bài. 
Thủ công
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA VÀ DỤNG 
CỤ HỌC THỦ CÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết một số loại giấy bìa và dụng cụ thủ công.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng thành thạo các dụng cụ học thủ công.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy thủ công, kéo, thước kẻ, keo dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Hát .
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3.1. Giới thiệu bài : Trực tiếp
3.2. Hoạt động 1 : Giới thiệu giấy, bìa
- GV dùng quyển vở giới thiệu và hướng dẫn HS cách phân biệt giấy, bìa.
- GV giới thiệu giấy thủ công và cho HS quan sát giấy thủ công.
3.3. Hoạt động 2 : Giới thiệu dụng cụ học thủ công.
- GV giới thiệu các dụng cụ để học môn thủ công: thước kẻ, bút chì, kéo,
- GV nêu tác dụng của từng dụng cụ
- Cho HS lên nhận biết các dụng cụ và nhắc lại tác dụng của chúng.
- Cho HS lấy các dụng cụ của mình ra để nhận biết
Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công
- HS nghe, quan sát
- 2, 3 HS nêu: Giấy mỏng hơn bìa
- HS quan sát
- HS quan sát, nhắc lại: : thước kẻ, bút chì, kéo,
- HS nghe, nhắc lại: Thước dùng để kẻ; kéo dùng để cắt;
- 2, 3 HS lên nhận biết, nêu tác dụng của các dụng cụ
- HS lấy từng dụng cụ
4. Củng cố : Hệ thống bài. Nhận xét giờ học. Nhớ tên và tác dụng của các dụng cụ.
5. Dặn dò: Về ôn lại bài .
Buổi chiều
Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017
Tiếng Việt
Tiết 1+ 2: TÁCH TIẾNG THANH NGANG RA HAI PHẦN – ĐÁNH VẦN
( Theo thiết kế )
Toán
HÌNH TAM GIÁC
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết tên và nêu đúng tên của hình tam giác.
2. Kĩ năng: Nhận biết được đúng hình tam giác từ các vật khác nhau.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC
- Một số hình tam giác có màu sắc, kích thước khác nhau
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ : 3, 4 HS kể tên một số đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
3.2. Giới thiệu hình tam giác 
 - GV gắn bảng một số hình tam giác .
 - Hướng dẫn HS nhận biết các hình tam giác .
 - Cho HS tìm hình tam giác trong bộ số.
 - Cho HS tìm những đồ vật có dạng hình tam giác.
3.3. Hướng dẫn luyện tập 
 - GV hướng dẫn HS dùng các hình tam giác, hình vuông để xếp thành các hình: như SGK
- GV quan sát, giúp các em xếp đúng.
 - Cho HS tô màu vào các hình tam giác trong SGK(9).
Hình tam giác
- HS quan sát 
- HS nhận biết: hình tam giác có 3 cạnh
- HS lấy hình tam giác xếp ra bàn
+ Chiếc khăn quàng, cái ê-ke, biển báo giao thông,
- HS chú ý theo dõi
- HS xếp các hình: núi, ngôi nhà, cái thuyền, chong chóng, cây, con cá,.
- HS tô màu
4. Củng cố : Hệ thống bài - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn HS về ôn lại bài.
Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Tổng kết những ưu nhược điểm trong tuần. 
 	- Kế hoạch hoạt động tuần sau.
 	- Học sinh có ý thức tu dưỡng và rèn luyện đạo đức.
II. NỘI DUNG
 1. Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
 2. GV nhận xét chung.
 	* Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người trên. Đoàn kết hoà nhã với bạn.
 	* Học tập: Đi học đều, đúng giờ. Bước đầu đã làm quen với nền nếp học tập ở trên lớp. Có đủ sách, vở và đồ dùng học tập. Biểu dương: Đạt, Vũ Duy, Quân.
 	* Thể dục - Vệ sinh: 
 - Thể dục tương đối đều.
 - Vệ sinh cá nhân + Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, gọn gàng.
 	3. Kế hoạch tuần 2:
 - Thực hiện tốt mọi nền nếp của trường, của lớp quy định. Phát huy tính chủ động của đội ngũ cán bộ lớp.
 - Tăng thời gian rèn chữ và đọc cho HS vào đầu giờ , cuối buổi học.
 - Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp và học tốt các môn học.
 - Nhắc HS mặc đồng phục đúng quy định.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
I. Thời gian: Hồi 7 giờ 30 phút ngày 16 tháng 9 năm 2017
II. Địa điểm: Tại lớp 1A Trường Tiểu học Tiến Bộ.
III. Thành phần: 
Tổng số giáo viên 6/6 Đ/C, có mặt đủ. Vắng 0.
1. Đ/C Nguyễn Thị Như Hoa - Tổ trưởng - Chủ toạ
2. Đ/C Nguyễn Thị Thu Phương - Tổ phó - Thư ký 
3. Đ/C Đặng Thị Bích Vân - Phó hiệu trưởng
IV. Nội dung:
- Thảo luận chuyên đề phương pháp dạy môn Tiếng Việt 1-CGD (Phần âm)
- Nhận xét các hoạt động chuyên môn
- Kế hoạch hoạt động tuần 3, 4
- Ý kiến thảo luận
Cụ thể từng nội dung như sau:
1. Đ/C Nguyễn Thị Như Hoa triển khai thảo luận chuyên đề
- Dự giờ: môn Tiếng Việt 1-CGD
- GV dạy: Nguyễn Thị Như Hoa
- Bài dạy: Âm /c/ - Lớp 1A
* Thảo luận thống nhất phương pháp dạy môn Tiếng Việt 1-CGD (Phần âm)
+ Việc 0: 
- Ý kiến Đ/C Yến: HS vẽ được mô hình tiếng /ba/, đọc trơn, phân tích được tiếng /ba/.
+ Việc 1:
- Ý kiến Đ/C Thu Phương: Nhờ phát âm HS nhận biết âm /c/ là nphụ âm vì luồng hơi đi ra bị cản lại. Vẽ được mô hình hai phần tiếng /ca/. Tiếng /ca/ có phần vần là̀ âm /a/ đã biết, đưa vào mô hình.
+ Việc 2:
- Ý kiến Đ/C Lương: HS phân biệt được chữ “c” in hoa, chữ“c” in thường và chữ “c” viết thường, viết́ được chữ “c” viết thường vào bảng con qua các điểm toạ độ. Một số em viết chưa đúng quy trình.
- Ý kiến Đ/C Đỗ Thảo: HS vẽ mô hình, đưa tiếng /ca/ vào mô hình tương đối tốt. Một số em thao tác còn chậm GV đã giúp đỡ kịp thời.
- Ý kiến Đ/C Nguyễn Yến: HS thay phụ âm đầu /b/, thêm các thanh tạo thành tiếng mới tương đối tốt nhưng khi đọc lại các tiếng một số em còn chậm, chưa biết cách đọc GV đã giúp đỡ kịp thời.
- Ý kiến Đ/C Thu Phương: HS viết vở Em tập viết tương đối tốt, một số em viết còn chậm, chữ viết chưa đúng mẫu GV cần chỉnh sửa kịp thời.
+ Việc 3:
- Ý kiến Đ/C Lương HS đọc bài tương đối tốt như em Lan Anh, Hiếu,..
- Ý kiến Đ/C Đỗ Thảọ: Một số em chưa chú ý trong khi đọc bài như em: Hùng, Bách,..... GV đã kịp thời nhắc nhở. 
+ Việc 4: 
- Ý kiến Đ/C Thu Phương: HS viết bảng con và Vở chính tả các tiếng: bà ạ, cả cá, cả cà! thực hiện theo đúng quy trình mẫu.
* Sau khi các Đ/C đã thảo luận Đ/C Chủ toạ thống nhất quy trình và phương pháp Tiếng Việt 1-CGD cụ thể như sau:
VIỆC 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
- Giới thiệu vật liệu mẫu
- Phân tích ngữ âm
- Vẽ mô hình
VIỆC 2: Viết
- Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường
- Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ viết thường
- Viết tiếng có âm (vần) vừa học
- Viết vở Em tập viết
VIỆC 3: Đọc
	- Đọc trên bảng lớp
	- Đọc trong sách
VIỆC 4: Viết chính tả
	- Viết bảng con/Viết nháp
	- Viết vào vở chính tả
2. Đ/C Nguyễn Thị Như Hoa nhận xét, đánh giá các hoạt động chuyên môn tuần 1, tuần 2
	 - Tham gia thực hiện tốt Lễ khai giảng năm học mới 2017 - 2018
- 100% GV soạn giảng đúng chương trình học 
- Duy trì tốt nền nếp ra vào lớp
- Duy trì tốt công tác rèn đọc và viết cho HS 
- Thực hiện dạy học hiệu quả Công văn 362/PGDĐT ngày 14/9/2011 về điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học
- Thực hiện đánh giá HS theo đúng Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014
- Tham gia Sinh hoạt chuyên đề đúng kế hoạch.
- 100% HS đi học chuyên cần, mặc đồng phục đúng quy định. Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
2. Đ/C Nguyễn Thị Như Hoa triển khai kế hoạch hoạt động tuần 3, tuần 4.
- Thực hiện và hoàn thành chương trình học tuần 4, 5
- GV các lớp tăng thời gian rèn đọc và viết cho HS
- GV hoàn thành đăng ký các danh hiệu thi đua trong năm học 2015 - 2016
- Thực hiện dạy và học hiệu quả theo chương trình Tiếng Việt 1-CGD
- Tham gia tốt HĐNGLL chủ điểm: “ An toàn giao thông” ngày 18/9
- GV tích cực dự giờ nâng cao tay nghề. Chú trọng soạn giáo án có chất lượng
- Thực hiện dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng và Công văn 362/PGDĐT ngày 14/9/2011 về điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học
- GV tự dự giờ học hỏi kinh nghiẹm giảng dạy
- Xếp loại Vở sạch, chữ đẹp tháng 9 
- Kiểm tra, xếp loại hồ sơ - chuyên môn giáo viên tháng 9
4. Ý kiến thảo luận:
	- Đ/C Nguyễn Yến: Nhất trí quy trình dạy Tiếng Việt 1-CGD
	- Đ/C Thu Phương: Nhất trí với nhận xét, đánh giá hoạt động chuyên môn của tuần 1, tuần 2 và Kế hoạch hoạt động tuần 4, tuần 5
	- Đ/C Lương, Đ/C Đỗ Thảo nhất trí với ý kiến của các Đ/C
V. Kết luận
	Đ/C Chủ toạ kết luận nội dung chính cuộc họp.
- Yêu cầu các Đ/C GV thực hiện tốt kế hoạch đề ra
- Thực hiện dạy và học hiệu quả theo đúng quy trình sách Thiết kế chương trình Tiếng Việt 1-CGD.
- Hoàn thành đăng ký các danh hiệu thi đua trong năm học 2017 -2018
	Thư ký thông qua biên bản. Biểu quyết, nhất trí 100%
	Biên bản kết thúc vào hồi 10 giờ 45 phút cùng ngày.
Chủ toạ
Nguyễn Thị Như Hoa
Thư ký
Nguyễn Thị Thu Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_hoc_dau_tien.doc