Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 17 đến tuần 20

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức – Kĩ năng:

- Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

+ HS khá, giỏi: Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.

Thái độ:

- Có ý thức tự giữ gìn và bảo vệ thân thể khi chơi đùa.

II. Chuẩn bị

- Tranh ảnh trong SGK trang 36, 37.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về đồ dùng trong gia đình. Nhận xét

3. Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 17 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07 – 12 – 2009	Ngày dạy: 08 – 12 – 2009
TUẦN: 17	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 17	BÀI: PHÒNG TRÁNH TÉ NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
+ HS khá, giỏi: Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
Thái độ:
- Có ý thức tự giữ gìn và bảo vệ thân thể khi chơi đùa.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh trong SGK trang 36, 37. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về đồ dùng trong gia đình. Nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
KHỞI ĐỘNG Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
Nếu có sân trường rộng nên cho HS ra ngoài chơi. Sau khi chơi. GV nêu câu hỏi cho HS trả lời:
- Các em có vui không?
- Trong khi chơi có em nào bị ngã không?
+ GV phân tích cho HS: Đây là hoạt động vui chơi, thư giản nhưng trong quá trình chơi cần chú ý: Chạy từ từ, không xô đẩy nhau để tránh té ngã.
+ Liên hệ vào bài mới: đó cũng chính là nội dung của bài mới mà chúng ta học ngày hôm nay: Phòng tránh té ngã khi ở trường.
GV dùng phấn màu ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1: Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh.
Bước 1: Động não.
- GV nêu câu hỏi, mỗi HS nói 1 câu:
- Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?
- GV ghi lại các ý kiến trên bảng.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
+ Treo tranh hình 1, 2, 3, 4 trang 36, 37, gợi ý HS quan sát.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gọi 1 số HS trình bày:
- Những hoạt động ở bức tranh thứ nhất.
- Những hoạt động ở bức tranh thứ hai.
- Bức tranh thứ 3 vẽ gì?
- Bức ảnh thứ tư minh hoạ gì?
- Trong những hoạt động trên, những hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
- Hậu quả xấu nào có thể xảy ra? Lấy ví dụ cụ thể cho từng hoạt động.
- Nên học tập những hoạt động nào?
- Kết luận: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành qua cửa sổ là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà có khi nguy hiểm cho người khác.
Hoạt động 2: Lựa chọn trò chơi bổ ích.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Mỗi nhóm tự chọn 1 trò chơi và tổ chức chơi theo nhóm (GV có thể cho HS ra sân chơi 10 phút).
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Nhóm em chơi trò gì?
+ Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này?
+ Theo em, trò chơi này có gây tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không?
+ Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi trò này để khỏi gây ra tai nạn?
Hoạt động 3: Làm phiếu bài tập.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 phiếu bài tập như dưới đây. Yêu cầu các nhóm thi đua xem trong cùng 1 thời gian, nhóm nào viết được nhiều ý trong phiếu bài tập là nhóm đó thắng.
- Đuổi bắt; Chạy nhảy; Đu quay. v. . v.
- HS quan sát tranh theo gợi ý. Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình. Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm.
- Nhảy dây, đuổi bắt, trèo cây, chơi bi 
- Nhoài người ra khỏi cửa sổ tầng 2 vịn cành để hái hoa.
- 1 bạn trai đang đẩy bạn khác trên cầu thang.
- Các bạn đi lên, xuống cầu thang theo hàng lối ngay ngắn.
- Đuổi bắt, trèo cây, nhoài người ra cửa sổ, xô đẩy nhau ở cầu thang 
- Đuổi bắt dẫn đến bị ngã làm bạn có thể bị thương.
- Nhoài người vịn cành, hái hoa có thể bị ngã xuống tầng dưới (làm gãy chân, gãy tay  thậm chí gây chết người) 
- Hoạt động vẽ ở bức tranh thứ 4.
HS khá, giỏi: Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường
5. Dặn dò: Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp - Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 14 – 12 – 2009	Ngày dạy: 15 – 12 – 2009
TUẦN: 18	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 18	BÀI: THỰC HÀNH
	GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch đẹp.
+ HS khá, giỏi: Nêu được cách tỏ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường, lớp một cách an toàn.
Thái độ:
GDBVMT (toàn phần): Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch đẹp đối với sức khoẻ và học tập.
- Có ý thức giữ trường, lớp sạch, đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường, lớp học sạch, đẹp.
- Làm một số công việc giữ gìn trường, lớp học sạch, đẹp: quét lớp, sân trường, tưới cây, chăm sóc cây của lớp, của trường, 
II. Chuẩn bị
Tranh ảnh trong SGK 38, 39.
1 số dụng cụ như: Khẩu trang, chổi có cán, xẻng hốt rác, gáo múc nước hoặc bình tưới.
Quan sát sân trường và các khu vực xung quanh lớp học, nhận xét về tình trạng vệ sinh ở nơi đó trước khi có tiết học. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về phòng tránh té ngã khi ở trường. Nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Nhận biết trường học sạch đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp. 
Bước 1:
- Treo tranh ảnh trang 38, 39. 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi:
- Tranh 1: 
+ Bức tranh thứ 1 minh hoạ gì?
+ Việc làm đó có tác dụng gì?
- Tranh 2:
+ Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
+ Tác dụng?
+ Trường học sạch đẹp có tác dụng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn.
- Xung quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không? Cây có tốt không?
- Khu vệ sinh đặt ở đâu? có sạch không, có mùi hôi không?
- Trường học của em đã sạch chưa?
- Em đã làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp.
- Kết luận: Nhấn mạnh tác dụng của trường học sạch đẹp.
- Nhắc lại và bổ sung những việc nên làm và nên tránh để giữ trường học sạch đẹp.
b. Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học.
Bước 1: Phân công công việc cho mỗi nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm 1 số dụng cụ phù hợp với từng công việc.
- Hướng dẫn HS biết cách sử dụng dụng cụ hợp lí để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể.
Bước 2: Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá.
- Đánh giá kết quả làm việc.
- Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt. 
- HS quan sát theo cặp các hình ở trang 38, 39 SGK và trả lời các câu hỏi.
- Cảnh các bạn đang lao động vệ sinh sân trường 
- Sân trường sạch sẽ Trường học sạch đẹp.
- Vẽ cảnh các bạn đang chăm sóc cây hoa.
- Cây mọc tốt hơn, làm đẹp môi trường.
- Bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, GV – HS học tập giảng dạy được tốt hơn.
- Nhớ lại kết quả, quan sát và trả lời.
- Không viết vẽ bẩn lên bàn, lên tường. Không vứt rác; không khạc nhổ bừa bãi. Không trèo cây, bẻ cành, hái vứt hoa, dẫm lên cây. Đại tiểu tiện đúng nơi qui định.
- Tham gia vào các hoạt động làm vệ sinh trường lớp, tưới và chăm sóc cây cối.
- Làm vệ sinh theo nhóm.
- Phân công nhóm trưởng.
- Các nhóm tiến hành công việc:
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
- Các nhóm nhận xét và đánh giá. 
HS khá, giỏi: Nêu được cách tỏ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường, lớp một cách an toàn.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Sau bài học ngày hôm nay con rút ra được điều gì? (Biết được thế nào là trường lớp sạch đẹp và các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. v.. v.)
- Kết luận: Trường lớp sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn.
5. Dặn dò: Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Đường giao thông - Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 28 – 12 – 2009	Ngày dạy: 29 – 12 – 2009
TUẦN: 19	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 19	BÀI: ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông.
- Nhận biết một số biển báo giao thông.
+ HS khá, giỏi: Biết được sự cần thiét phải có một số biển báo giao thông trên đường.
Thái độ:
- Có ý thức tự giữ gìn và bảo vệ thân thể khi chơi đùa.
ATGT: Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông:
+ Không đi bộ dưới lòng đường.
+ Không chạy theo hoặc bám theo xe ôtô, xe máy đang đi.
II. Chuẩn bị
- Tranh, ảnh SGK trang 40, 41. Sách ATGT bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ.
- 5 bức tranh A3 vẽ cảnh: Bầu trời trong xanh, sông, biển, đường sắt, một ngã tư đường phố, trong 5 bức này chư vẽ các phương tiện giao thông.
- Năm tấm bìa: 1 tấm ghi chữ đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thuỷ, 1 tấm ghi đường hàng không.
- Sưu tầm tranh ảnh các phương tiện giao thông. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về giữ trường học sạch đẹp. Nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài: “Đường giao thông”. Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường GT.
Bước 1: Quan sát
Dán 5 bức tranh lên bảng. Yêu cầu HS quan sát.
Bước 2: Nhận diện
- Gọi 5 HS lên bảng, phát cho mỗi HS 1 tấm bìa ghi chữ đường bộ (đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không). Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Bước 3: Kết luận
Trên đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Trong đường thuỷ có đường sông và đường biển.
Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện GT.
Bước 1: Quan sát tranh H1,H2.
- Hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Bức ảnh 1 chụp phương tiện gì? Ô tô là phương tiện dùng cho loại đường nào? Bức ảnh 2: Hình gì? Phương tiện nào đi trên đường sắt?
- Ngoài các phương tiện giao thông đã được nói con còn biết phương tiện giao thông nào khác? Nó dành cho loại đường gì?
- Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương.
- Kết luận: Đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô  Đường sắt dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thuỷ  Đường hàng không dành cho máy bay.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS ghi tên các phương tiện giao thông thành 2 cột: thô sơ và cơ giới.
+ Có được chơi dưới lòng đường không? Tại sao?
- GV nhận xét đánh giá ý kiến trình bày của các nhóm.
Kết luận: Lòng đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp,  đi lại. Các em không được đi lại hay đùa nghịch dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn.
Hoạt động 3: Nhận biết 1 số biển báo.
Bước 1: Quan sát
- Hướng dẫn HS quan sát 5 loại biển báo. Yêu cầu HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em phân biệt các loại biển báo và cách ứng xử khi gặp loại biển báo này
Bước 2: Liên hệ thực tế:
- Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy. Theo em tại sao chúng ta cần phải nhận biết 1 số biển báo trên đường giao thông?
Kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông.
Hoạt động 4: Trò chơi: Đối đáp nhanh.
- GV gọi 2 tổ lên bảng, xếp thành hàng quay mặt vào nhau (số HS phải bằng nhau).
- HS chơi như vậy lần lượt đến hết hàng.
- Tổ nào có nhiều câu trả lời đúng thì tổ đó thắng.
Củng cố: Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Đường bộ. Đường sắt. Đường hàng không. Đường thuỷ.
Làm việc theo cặp.
-Quan sát kĩ 5 bức tranh và trả lời câu hỏi:
-Gắn 1 tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
-Nhận xét kết quả làm việc của bạn.
-Quan sát ảnh.
-Ô tô. Đường bộ. Hình đường sắt. Tàu hoả.
-HS nêu.
-HS nêu.
- Các nhóm thảo luận và ghi vào phiếu học tập.
- Cá nhân trả lời.
- Đại diện các nhóm gắn phiếu lên bảng và trình bày ý kiến của nhóm mình. HS nhóm khác nhận xét.
-Làm việc theo cặp.
-Trả lời câu hỏi.
-Nhận xét câu trả lời.
- HS thứ nhất ở tổ 1 nói tên phương tiện giao thông. HS thứ nhất của tổ 2 nói tên đường giao thông và ngược lại.
HS khá, giỏi: Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông.
5. Dặn dò: Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: An toàn khi đi các phương tiện giao thông - Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 04 – 01 – 2010	Ngày dạy: 05 – 01 – 2010
TUẦN: 20	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 20	BÀI: AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông.
+ HS khá, giỏi: Biết dưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hoả, 
Thái độ:
- Có ý thức tự giữ gìn và bảo vệ thân thể khi chơi đùa.
- ATGT: Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông:
+ Không đi bộ dưới lòng đường.
+ Không chạy theo hoặc bám theo xe ôtô, xe máy đang đi.
II. Chuẩn bị
- Tranh, ảnh trong SGK trang 42,43. Sách ATGT bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ.
- Chuẩn bị 1 số tình huống cụ thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương mình. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại: kiểm tra hiểu biết của HS về đường giao thông. Nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Khởi động
Giới thiệu bài.
- Bài trước chúng ta được học về nội dung gì?
- Nêu 1 số phương tiện giao thông và các loại đường giao thông tương ứng.
- Khi đi các phương tiện giao thông chúng ta cần lưu ý điểm gì?
- Đó cũng chính là nội dung của bài học ngày hôm nay: “An toàn khi đi các phương tiện giao thông”.
Dùng phấn màu ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1: Nhận biết 1 số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Treo tranh trang 42. Chia nhóm (ứng với số tranh).
Gợi ý thảo luận: Tranh vẽ gì? Điều gì có thể xảy ra? Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không? Em sẽ khuyên các bạn như trong tình huống đó như thế nào?
- Kết luận: để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hoả, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu thò tay ra ngoài khi tàu xe đang chạy.
+Các em thấy trong tranh có các loại xe nào đang đi lại trên đường?
+ Khi giao thông, các em cần chú ý đến các loại phương tiện nào? Vì sao?
+ Khi tránh ô tô, xe máy ta dợi xe đến gần mới tránh hay phải tránh từ xa? Vì sao?
Kết luận: Khi qua đường phải quan sát các loại ô tô, xe máy đi trên đường và tránh từ xa để bảo đảm an toàn.
Hoạt động 2: Biết 1 số quy định khi đi các phương tiện giao thông.
- Treo ảnh trang 43.
- Hướng dẫn HS quan sát ảnh và đặt câu hỏi.
- Bức ảnh 1: Hành khách đang làm gì, ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường?
- Bức ảnh thứ 2: Hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào?
- Bức ảnh thứ 3: Hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khách phải như thế nào khi ở trên xe ô tô.
- Bức ảnh thứ 4: Hành khách đang làm gì? Họ xuống xe ở cửa bên phải hay bên trái của xe?
Kết luận: Khi đi xe buýt, chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường. Đợi xe dừng hẳn mới lên xe. Không đi lại, thò đầu thò tay ra ngoài khi xe đang chạy. Khi xe dừng hẳn mới xuống và xuống ở phía cửa phải của xe. 
-Về đường giao thông.
-HS nêu.
-Đi cẩn thận để tránh xảy ra tai nạn.
-Quan sát tranh.
-Thảo luận nhóm về tình huống được vẽ trong tranh.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS quan sát tranh 3, 4. Nhận xét, trả lời.
- HS học nhóm và ghi lại các thông tìn về con đường em đi học.
+ Em đi đến trường trên con đường nào?
+ Em đi như thế nào để được an toàn?
-Làm việc theo cặp.
-Quan sát ảnh.
-Trả lời câu hỏi với bạn:
-Đứng ở điểm đợïi xe buýt. xa mép đường.
-Hành khách lên xe ô tô khi ô tô dừng hẳn.
-Hành khách đang ngồi ngay ngắn trên xe. Khi ở trên xe ô tô không nên đi lại, nô đùa, không thò đầu, tay ra cửa sổ.
-Đang xuống xe. Xuống ở cửa bên phải.
HS khá, giỏi: Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hoả, 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. HS nói 1 phương tiện giao thông: Tên phương tiện giao thông mà mình vẽ. Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào? Những điều lưu ý khi cần đi phương tiện giao thông mà bạn biết. - GV đánh giá.
5. Dặn dò: Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Cuộc sống xung quanh - Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 TNXH 17-20.doc