Giáo án lớp 1 môn Thủ công - Tuần 25 đến tuần 28

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Biết cách làm dây xúc xích trang trí.

Kĩ năng:

- Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt, dán được ít nhất 3 vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau.

Thái độ:

- Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị

Dây xúc xích mẫu bằng giấy thủ công hoặc giấy màu.

Quy trình là dây xúc xích trang trí cò hình vẽ minh hoạ cho từng bước.

Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước.

Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.

 

docx 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 840Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Thủ công - Tuần 25 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 25	MÔN: THỦ CÔNG
TIẾT: 25	BÀI: LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách làm dây xúc xích trang trí.
Kĩ năng:
- Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt, dán được ít nhất 3 vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
Dây xúc xích mẫu bằng giấy thủ công hoặc giấy màu.
Quy trình là dây xúc xích trang trí cò hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
-GV giới thiệu dây xúc xích mẫu và đặt câu hỏi định hướng cho HS quan sát nhận xét: các vòng của dây xúc xích làm bằng gì? Có hình dáng màu sắc như thế nào? Để có được dây xúc xích ta phải làm thế nào?
-GV nhận xét và kết luận: để có được dây xúc xích trang trí trang trí, ta phải cắt bao nhiêu nan giấy màu dài bằng nhau. Sau đó dán lồng các nan giấy thành những vòng nối tiếp nhau.
GV hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
-Lấy 3 – 4 tờ giấy thủ công khác màu cắt thành các nan giấy rộng 1 ô dài 12 ô (H1a). Mỗi tờ giấy cắt lấy 4 – 6 nan.
-nếu là tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô rộng 16 ô thì nên làm như sau.
Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng để lấy dấu gấp. Sau đó mở tờ sau. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài sẽ được hai tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 16 ô rộng 12 ô. Cắt các nan giấy theo chiều rộng tờ giấy, mỗi nan dài 12 ô rộng 1 ô (H16).
Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích.
-Bôi hồ vào 1 đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng tròn.
-Chú ý: Dán chồng khít hai đầu nan vào khoảng 1 ô, mặt màu quay ra ngoài (H2).
-Luồn nan thứ hai khác màu vào vòng nan thứ nhất (H3). Sau đó bôi hồ vào dán tiếp thành vòng tròn thứ hai.
-Luồn tiếp nan thứ ba khác màu vào vòng nan thứ hai, bôi hồ vào một đầu nan và dán thành vòng tròn thứ ba (H4).
-Làm giống như vậy đối với vòng nan thứ 4, thứ 5, cho đến khi được dây xúc xích và thực hiện thao tác cắt, dán hai vòng xúc xích. Chú ý uốn nắn thao tác cắt giấy để các em cắt giấy để các em cắt được nan giấy thẳng theo đường kẻ.
-GV tổ chức cho HS tập cắt các nan giấy.
-HS quan sát và nhận xét.
-HS theo dõi.
-HS tập cắt các nan giấy.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và sản phẩm của HS. Tuyên dương những cá nhân và nhóm cắt các nan giấy đẹp, thẳng.
- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy nháp, giấy thủ công để học bài “Làm dây xúc xích trang trí” (tiết 2)
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 26	MÔN: THỦ CÔNG
TIẾT: 26	BÀI: LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách làm dây xúc xích trang trí.
Kĩ năng:
- Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt, dán được ít nhất 3 vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau.
+ Với HS khéo tay: Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Kích thước các vòng dây xúc xích đều nhau. Màu sắc đẹp.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
Dây xúc xích mẫu bằng giấy thủ công hoặc giấy màu.
Quy trình là dây xúc xích trang trí cò hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
GV hướng dẫn HS thực hành làm dây xúc xích trang trí.
- GV treo bảng quy trình cắt, dán các nan làm dây xúc xích lên bảng và nhắc lại các bước của quy trình làm dây xúc xích.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình cắt, dán làm dây xúc xích.
-GV nhắc HS cắt, dán các nan giấy cho thẳng theo đường kẻ và có độ dài bằng nhau.
-Trong khi thực hành. GV quan sát và giúp những em còn lúng túng.
-Động viên các em làm dây xúc xích dài với nhiều vòng và nhiều màu sắc khác nhau để có thể sử dụng trang trí góc học tập hoặc trang trí trong gia đình.
-Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
-GV đánh giá sản phẩm của HS.
-HS thực hành theo nhóm.
-HS nhắc lại quy trình làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích.
-HS thực hành làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
-HS làm xong trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-Cả lớp nhận xét.
Với HS khéo tay: Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Kích thước các vòng dây xúc xích đều nhau. Màu sắc đẹp.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực hành và sản phẩm của HS. Tuyên dương những cá nhân cắt, dán dây xúc xích đẹp.
Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, bút chì, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài “Làm đồng hồ đeo tay”.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 27	MÔN: THỦ CÔNG
TIẾT: 27	BÀI: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách làm đồng hồ đeo tay.
Kĩ năng:
- Làm được đồng hồ đeo tay.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy.
Quy trình làm đồng hồ đeo tay.
3 băng giấy 24ôx 3ô; 30ô x 3ô; 8ôx 1ô, kéo, hồ dán, bút chì, bút màu,thước kẻ. Giấy nháp. Kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Tiết này các em sẽ làm đồng hồ đeo tay.
a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu vật.
- Trong cuộc sống, đồng hồ đeo tay có những màu sắc nào? Mặt đồng hồ có dạng gì?
- Chiếc đồng hồ đeo tay này làm bằng vật liệu gì? (GV đưa mẫu đồng hồ)
àVậy để làm đồng hồ đeo tay chúng ta cần những bộ phận nào?
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình và cách làm đồng hồ đeo tay.
- Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
+ Nhìn vào quy trình, để làm đồng hồ đeo tay, ta cần mấy nan giấy? Có kích thước như thế nào?
+ 2 đầu của nan giấy dài nhất có điểm gì khác với 2 nan giấy còn lại?
Lưu ý: Nan giấy dài 30 ô, các em cắt thành 2 nan giấy ngắn: 22 ô và 10 ô rồi dán lại. Mép dán chồng lên nhau 2 ô.
- Bước 2: Làm mặt đồng hồ.
+ Nhìn vào quy trình, chúng ta làm mặt đồng hồ bằng nan giấy nào?
+ Ở hình 1 của bước 2 có kí hiệu gì?
àCách mép giấy trái 3 ô, gấp vào.
+ Nhìn hình 2, tiếp theo ta làm gì?
à Để tiện cho việc gấp tiếp đến hết nan giấy, nên xoay nan giấy sao cho phần đang gấp nằm phía dưới. Và cứ thế gấp cho đến hết nan giấy. Ta đã thao tác đến hình mấy?
à Có mặt đồng hồ, tiếp theo chúng ta làm gì?
- Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ.
+ Dùng nan giấy nào để làm dây đeo đồng hồ?
+ Dùng nan giấy dài 30 ô, luồn 1 đầu nan giấy vào khe giữa của các nếp gấp mặt đồng hồ.
+ Để giữ chặt nếp gấp cuối ở mặt ĐH, chúng ta làm sao? Gấp nan dây đè lên nếp gấp ở cuối mặt ĐH rồi luồn nan qua 1 khe khác ở phía trên khe vừa gài. Kéo đầu nan cho nếp gấp khít chặt, và sẽ giữ mặt ĐH với dây đeo.
- Dùng nan giấy ngắn nhất, dán nối 2 đầu để làm đai cài. Mép dán chồng lên nhau hơn 1 ô một chút.
à Chiếc đồng hồ này còn thiếu một chi tiết nào?
-Bước 4: Vẽ số và kim, gắn đai cài.
+Trước tiên, lấy dấu 4 điểm chính: trên, dưới, trái, phải để ghi các số 12, 3, 6, 9 và chấm các điểm chỉ giờ khác. Tiếp theo, ta cần làm gì? à vẽ 1 kim ngắn và 1 kim dài. Các em có thể vẽ 3 giờ đúng hay 9 giờ đúng 
+Luồn đai cài và dây đeo.
+Gài dây đeo vào mặt đồng hồ, gài đầu dây thừa qua đai, ta được chiếc đồng hồ hoàn chỉnh.
Tập luyện kỹ năng làm đồng hồ đeo tay.
* Hoạt động 3: Yêu cầu HS lấy giấy nháp tập làm đồng hồ đeo tay.
Quan sát và trả lời.
- Màu đen, màu hồng.
- Có hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật 
- Làm bằng giấy.
- Làm mặt đồng hồ, dây đeo và đai của dây đeo.
Quan sát và góp ý.
- 3 nan giấy:
+ 24 ô x 3 ô.
+ 30 ô x gần 3 ô.
+ 8 ô x 1 ô.
- Cắt vát 2 đầu.
- Nan giấy dài 24 ô.
- Đường dấu gấp vào.
- Ta tiếp tục gấp vào.
- Hình 3.
- Gắn dây đeo vào.
- Nan giấy dài nhất.
-Đè nan giấy dài lên trên.
-Thiếu số và kim đồng hồ.
 -Vẽ 2 kim đồng hồ.
Luyện tập thao tác trên nháp.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, bút chì, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài “Làm đồng hồ đeo tay” tiết 2.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 28	MÔN: THỦ CÔNG
TIẾT: 28	BÀI: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách làm đồng hồ đeo tay.
Kĩ năng:
- Làm được đồng hồ đeo tay.
+ Với HS khéo tay: Làm được đồng hồ đeo tay. Đồng hồ cân đối.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Quy trình làm đồng hồ đeo tay.
Một số mẫu đã làm của HS năm trước.
Giấy bìa, giấy khổ lớn để tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
2.Học sinh:
Giấy thủ công. Kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài mới: Tiết này các em sẽ làm được chiếc đồng hồ đeo tay bằng chính đôi bàn tay của mình.
* Hoạt động 1: GV đưa vật mẫu cho HS quan sát và hỏi:
+ Đồng hồ gồm những bộ phận nào?
+Các bộ phận này do những vật liệu dạng nào làm ra?
+Ta cần thao tác mấy bước để làm được.
+Đó là những bước nào?
à Cắt vật mẫu. Cho HS nhận xét và nhắc lại.
 Ôn lại quy trình:
*Hoạt động 2: GV treo quy trình và hỏi:
+Muốn làm đồng hồ đeo tay ta cần có mấy nan giấy?
+Các nan giấy có kích thước ra sao?
+Ở bước 2, khi gấp mặt đồng hồ, cần chú ý điều gì?
+Ở bước 3: muốn gài dây đeo đồng hồ, ta cần lưu ý điều gì?
à GV nhận xét và lưu ý (thao tác lại).
+Gài 1 đầu nan giấy làm dây đeo vào 1 khe trên nếp gấp cuối cùng của mặt đồng hồ. Không để đầu dây ló ra khỏi mặt đồng hồ.
+Gấp nan này đè lên nếp gấp cuối cùng của mặt đồng hồ.
+Rồi luồn đầu nan quan 1 khe khác ờ phía trên khe vừa gài. Tay bóp nhẹ 1 bên mặt đồng cho hở các khe để cho dễ gài.
+Kéo đầu nan cho nếp gấp khít chặt để giữ mặt đồng hồ và giây đeo.
Sau khi gài dây xong, ta làm gì?
Sau khi vẽ xong đồng hồ, ta làm gì?
+ Cuối cùng, ta luồn dây vào mặt đồng hồ thì được đồng hồ đeo tay hoàn chỉnh.
*Hoạt động 3: GV giới thiệu.một số mẫu đồng hồ đeo tay của HS lớp trước
*Hoạt động 4: HS thực hành.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- Trình bày sản phẩm: Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Cho HS tham gia nhận xét, đánh giá.
- GV đánh giá chung. 
HS quan sát và nêu nhận xét.
-Mặt đồng hồ, dây đồng hồ và đai cài dây.
-Những nan giấy hình chữ nhật.
-4 bước.
-B1: Cắt các nan giấy.
-B2: Làm mặt đồng hồ.
-B3: Gài dây đeo đồng hồ.
-B4: Vẽ số và kim, gắn đai cài.
HS quan sát và nhận xét.
-3 nan.
-1 nan dài 30 ô, rộng gần 3 ô làm dây đeo đồng hồ.
-1 nan dài 8 ô, rộng 1 ô để làm đồ cài dây đhồ.
-Lần lượt gấp liên tiếp những Hình vuông có cạnh 3 ô và miết cho phẳng cạnh gấp.
-Bóp nhẹ một bên mặt đồng hồ cho hở các khe để gài dây cho dễ.
+HS lắng nghe và quan sát.
-Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ.
- Làm đai và gắn đai cài vào dây đeo.
- HS quan sát.
- HS thực hành cá nhân.
-HS trưng bày sản phẩm.
-Nhận xét, góp ý.
Với HS khéo tay: Làm được đồng hồ đeo tay. Đồng hồ cân đối.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Quý trọng thời giờ. Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Mang giấy nháp, dụng cụ chuẩn bị bài “Làm vòng đeo tay”.
Nhận xét tiết thực hành.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docx2 Thu cong 25-28.docx