Giáo án lớp 1 môn Đạo đức - Tuần 5 đến tuần 8

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức – Kĩ năng:

- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.

- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

+ HS khá, giỏi: Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

Thái độ:

GDBVMT (liên hệ): Sông gọn gàng ngăn nắp làm cho khuôn viên nhà cửa thêm khang trang, sạch sẽ, góp phần làm sạch, đẹp môi trường, bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị

- Bộ tranh thảo luận nhóm ở HĐ 2.

- Dụng cụ diễn kịch ở hoạt động 1.

 

doc 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 886Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Đạo đức - Tuần 5 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06 – 09 - 2009	Ngày dạy: 07 – 09 - 2009
TUẦN: 05	MÔN: ĐẠO ĐÚC 2
TIẾT: 5	BÀI: GỌN GÀNG NGĂN NẮP (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
+ HS khá, giỏi: Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
Thái độ:
GDBVMT (liên hệ): Sông gọn gàng ngăn nắp làm cho khuôn viên nhà cửa thêm khang trang, sạch sẽ, góp phần làm sạch, đẹp môi trường, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Bộ tranh thảo luận nhóm ở HĐ 2.
- Dụng cụ diễn kịch ở hoạt động 1.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Khi có lỗi các em cần làm gì? Biết nhận và sửa lỗi có ích lợi gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu và ghi tựa bài
a. Ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp. 
- Giáo viên chia nhóm và giao kịch bản để các nhóm chuẩn bịï. 
- Câu hỏi thảo luận:
Vì sao bạn Dương không tìm thấy cặp và sách vở?
Qua họat cảnh trên, rút ra điều gì?
- Giáo viên kết luận: Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn, làm bạn mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở, đồ dùng khi cần đến.
GV liên hệ: Sông gọn gàng ngăn nắp làm cho khuôn viên nhà cửa thêm khang trang, sạch sẽ, góp phần làm sạch, đẹp môi trường, bảo vệ môi trường.
c. Nhận xét nội dung tranh vẽ: Giúp HS nhận biết gọn gàng, ngăn nắp với chưa gọn gàng, ngăn nắp.
- Giáo viên chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm: Nhận xét xem nơi học tập và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn nắp chưa? Vì sao?
- GV treo 4 tranh lên bảng.
Tranh 1: Đến giờ ngủ trưa, trong lớp học bán trú, các bạn HS đang xếp dép thành đôi trước khi lên giường. Tiến đang treo mũ lên giá.
Tranh 2: Nga đang ngồi trước bàn học. Cạnh Nga xung quanh bàn và sàn nhà có nhiều sách vở, đồ dùng, đồ chơi, giày dép vứt lung tung.
Tranh 3: Quân đang ngồi học trong góc học tập. Em xếp sách vở vào cặp theo TKB, xếp gọn đồ dùng sách vở trên mặt bàn. 
Tranh 4: Trong lớp 2A, bàn ghế để lệch lạc, nhiều giấy vụn rơi trên sàn nhà. Hộp phấn để trên ghế ngồi của GV.
- GV kết luận: Nơi học và sinh họat của các bạn trong tranh 1,3 là gọn gàng, ngăn nắp. Nơi học và sinh họat của các bạn trong tranh 2,4 là chưa gọn gàng, ngăn nắp, vì đồ dùng sách vở để không đúng nơi qui định. 
- GV có thể hỏi thêm HS: nên sắp xếp lại đồ dùng sách vở như thế nào cho gọn gàng, ngăn nắp?
- GV treo tranh đã chuẩn bị và yêu cầu HS sắp xếp lại đồ dùng (bằng lời hoặc chỉ trên tranh).
- Cả lớp nhận xét.
b. Bày tỏ ý kiến
- Giáo viên nêu tình huống
Bố mẹ xếp cho Nga 1 góc học tập riêng, nhưng người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.
Theo em Nga cần làm gì để giữ cho góc học tập luôn gọn gàng, ngăn nắp?
- GV kết luận: Nga nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi đã qui định.
- Một nhóm HS trình bày họat cảnh.
- HS thảo luận sau khi xem họat cảnh.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm.
- HS thảo luận.
- HS lên bảng trình bày ý kiến. HS khác bổ sung ý kiến.
- Nga nên nhắc mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định.
HS khá giỏi.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Chuẩn bị kể lại những việc mà em đã làm để nhà cửa và góc HT gọn gàng, ngăn nắp. cho tiết Đạo đức tiếp sau: “Gọn gàng, ngăn nắp” tiết 2.
- Nhận xét tiết học:
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 13 – 09 - 2009	Ngày dạy: 14 – 09 - 2009
TUẦN: 06	MÔN: ĐẠO ĐÚC 2
TIẾT: 6	BÀI: GỌN GÀNG NGĂN NẮP (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
+ HS khá, giỏi: Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
Thái độ:
GDBVMT (liên hệ): Sông gọn gàng ngăn nắp làm cho khuôn viên nhà cửa thêm khang trang, sạch sẽ, góp phần làm sạch, đẹp môi trường, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Nên sắp xếp đồ dùng HT của mình như thế nào cho gọn gàng, ngăn nắp?
- Trình bày cách sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình. - GV nhận xét chung.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu và ghi tựa bài
a. Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống
Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.
- GV chia nhóm HS, mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm cách ứng xử cho hợp lí trong trong một tình huống và thể hiện qua trò chơi đóng vai.
Tình huống 1: Em vừa ăn cơm xong, chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ em đi chơi. Em sẽ.
Tình huống 2: Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem họat hình. Em sẽ.
Tình huống 3: Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy, nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ..
- Giáo viên kết luận 
- Kết luận: Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng ngăn nắp nơi ở của mình.
b. Hoạt động 2: Tự liên hệ
Mục tiêu: GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a,b,c.
Mức độ a: Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học, chỗ chơi.
Mức độ b: Chỉ làm khi được nhắc nhở.
Mức độ c: Thường nhờ người khác làm hộ.
- GV đếm số HS theo mỗi mức độ
- GV ghi lên bảng số liệu vừa thu được.
- GV yêu cầu HS so sánh số liệu giữa các nhóm.
- GV khen ngợi các HS ở nhóm a và nhắc nhở động viên các bạn ở các nhóm khác học tập theo các bạn HS ở nhóm a.
- Giáo viên đánh giá tình hình giữ gọn gàng, ngăn nắp của HS ở nhà và ở trường.
Kết luận chung
Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
- HS làm việc theo 3 nhóm. Đại diện cho các nhóm lên đóng vai.
cần dọn mâm bát trước khi đi chơi.
.quét nhà xong rồi mới xem phim.
..nhắc nhở bạn.
- Các nhóm khác nhận xét.
HS khá giỏi.
4. Củng cố: GV liên hệ: Sông gọn gàng ngăn nắp làm cho khuôn viên nhà cửa thêm khang trang, sạch sẽ, góp phần làm sạch, đẹp môi trường, bảo vệ môi trường.
5. Dặn dò: Chuẩn bị kể lại những việc mà em đã làm để nhà cửa và góc HT gọn gàng, ngăn nắp. cho tiết Đạo đức tiếp sau: “Gọn gàng, ngăn nắp” tiết 2.- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 20 – 09 - 2009	Ngày dạy: 21 – 09 - 2009
TUẦN: 07	MÔN: ĐẠO ĐÚC 2
TIẾT: 7	BÀI: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết: trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
+ HS khá, giỏi: Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà.
	Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
Thái độ:
GDBVMT (bộ phận): Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là làm môi trường thêm sạch, đẹp, góp phần BVMT.
II. Chuẩn bị
- Bộ tranh nhỏ dùng để thảo luận trong nhóm ở HĐ 2 – Tiết 1.
- Các thẻ bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại những việc mà em đã làm để nhà cửa và góc HT gọn gàng, ngăn nắp
3. Bài mới: GV giới thiệu và ghi tựa bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài thơ “Khi mẹ vắng nhà”
Mục tiêu: Giúp HS biết một số biểu hiện về chăm làm việc nhà. HS biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu ông, bà, cha, mẹ.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ “Khi mẹ vắng nhà” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
- GV đặt câu hỏi:
Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?
Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm như thế nào đối với mẹ?
Em hãy đoán xem mẹ bạn nhỏ nghĩ gì khi thấy những việc bạn đã làm?c nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập.
Hoạt động 2: Bạn đang làm gì?
Mục tiêu Giúp HS biết được một số việc nhà phù hợp với khả năng của các em.
Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là làm môi trường thêm sạch, đẹp, góp phần BVMT.
- Giáo viên chia lớp 
Phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh, y/c các nhóm nêu tên việc nhà mà bạn nhỏ trong mỗi bức tranh đang làm.
Tranh 1: Cảnh 1 em gái đang làm gì? Ở đâu?
Tranh 2: Cảnh 1 bạn trai đang làm gì? Trong tranh có những gì?
Tranh 3: Trong tranh có những gì? Bạn trai đang làm gì?
Tranh 4: Cảnh người mẹ đang làm gì? Bạn gái làm gì?
Tranh 5: Bạn gái đang làm gì?
Tranh 6: Bạn trai đang làm gì? 
- GV tóm tắt: Chúng ta nên làm những công việc phù hợp với khả năng.
Hoạt động 3: Điều này đúng hay sai? 
Mục tiêu: Giúp HS có nhận thức, thái độ đúng đối với công việc gia đình.
- Giáo viên lần lượt nêu ý kiến.
a. Làm việc là trách nhiệm của người lớn trong gia đình.
b. Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp vời khả năng.
c. Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở.
d. Cần làm tốt việc nhà khi có mặt cũng như khi vắng mặt người lớn.
đ. Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng.
- GV kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải làm việc nhà kể cả trẻ em Þ Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em, là thể hiện tình yêu thương đối với ông, bà, cha, mẹ. 
- HS đọc lại bài thơ lần thơ 2.
- Thảo luận lớp.
.cùng chị giã gạo, luộc khoai, thổi cơm, nhổ cỏ, quét sân.
- Thương mẹ vất vả.
- Mẹ khen bạn ngoan đã biết thương mẹ.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm.
- Cất quần áo.
- Đang tưới cây, tưới hoa.
- Một đàn gà. Bạn trai đang cho gà ăn.
- Một bạn gái đang nhặt rau, giúp mẹ nấu cơm.
- Rửa cốc chén.
- Đang lau bàn ghế cho sạch sẽ.
- Sai.
- Đúng.
- Sai.
- Đúng.
- Đúng.
HS khá giỏi.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, tự ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học.
- Chuẩn bị kể lại những việc mà em đã làm để nhà cửa và góc HT gọn gàng, ngăn nắp. cho tiết sau. - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 27 – 09 - 2009	Ngày dạy: 28 – 09 - 2009
TUẦN: 08	MÔN: ĐẠO ĐÚC 2
TIẾT: 8	BÀI: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biết: trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
+ HS khá, giỏi: Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà. Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
Thái độ:
GDBVMT (bộ phận): Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là làm môi trường thêm sạch, đẹp, góp phần BVMT.
II. Chuẩn bị
- Các tấm thẻ nhỏ để chơi trò chơi “nếu..thì”.
- Đồ dùng chơi đóng vai.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể một vài việc nhà phù hợp với khả năng mà em đã làm để giúp đỡ cha mẹ. - Cần làm tốt việc nhà khi nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu và ghi tựa bài 
Hoạt động 2: Tự liên hệ
Mục tiêu Giúp HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc của bản thân.
- GV nêu câu hỏi
(Ở nhà em đã tham gia làm những việc gì? Kết quả các công việc đó? Những việc đó do cha mẹ phân công hay do em tự giác làm? Bố mẹ em tỏ thái độ như thế nào về những việc làm của em? Sắp tới em mong muốn được tham gia làm những công việc gì? Vì sao? Em sẽ nêu nguyện vọng đó với bố mẹ em như thế nào? 
- GV khen ngợi những HS chăm chỉ làm việc nhà.
- Giáo viên kết luận Em hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình với cha mẹ.
C. Hoạt động 3: Đóng vaiä
Mục tiêu: Giúp HS biết ứng xử đúng trong các tình huống cụ thể.
- GV chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai 1 tình huống.
Tình huống 1: 1Hòa đang quét nhà thì bạn đến rủ đi chơi. Hòa sẽ..
Tình huống 2: Anh (hoặc chị) của Hòa nhờ Hòa gánh nước, cuốc đất. Hòa sẽ..
Câu hỏi: Em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn lên đóng vai không? Vì sao? Nếu ở vào tình huống đó em sẽ làm gì?
- GV kết luận
TH 1: Cần làm xong việc nhà rồi mới đi chơi.
TH 2: Cần từ chối và giải thích rõ em còn quá nhỏ chưa thể làm được những việc như vậy.
D. Hoạt động 4: Trò chơi “Nếu.thì”
Mục tiêu: Giúp HS biết cần phải làm gì trong các tình huống để thể hiện trách nhiệm của mình với công việc gia đình.
- GV chia lớp thành 2 nhóm “chăm” và “ngoan”.
- GV phát phiếu cho 2 nhóm với các nội dung sau:
a. Nếu mẹ đi làm về, tay xách túi nặng.
b. Nếu em bé muốn uống nước.
c. Nếu nhà cửa bề bộn sau khi liên hoan
d. Nếu mẹ đang chuẩn bị nấu cơm
e. Nếu quần áo phơi ngòai sân đã khô
g. Nếu bạn được phân công làm 1 công việc phù hợp sức mình.
- GV cử mấy HS làm trọng tài.
- GV đánh giá tổng kết trò chơi và khen ngợi các HS đã biết xử lí đúng các tình huống đã cho.
Kết luận chung: Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em.
- HS suy nghĩ trao đổi nhau.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên bảng đóng vai.
- Mỗi dãy HS một nhóm. Dãy tổ 1,2 là nhóm “chăm”, dãy tổ 3,4 là nhóm “ngoan.”
- Mỗi nhóm có 4 phiếu. Nhóm “chăm” đọc tình huống, nhóm “ngoan” trả lời và ngược lại.
- Thì.
- Thì.
- Thì.
- Thì.
- Thì.
- Thì.
- Nhóm nào có câu trả lời đúng nhiều thì nhóm đó thắng.
HS khá giỏi.
4. Củng cố: Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi còn có thêm ích lợi gì nữa?
Cần làm những việc nhà phù hợp với khả năng để thể hiện tình thương yêu ông bà, cha mẹ.
5. Dặn dò: Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài. - Chuẩn bị kể lại những việc mà em đã làm để biểu hiện việc chăm chỉ học tập. cho tiết sau. - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Dao duc 5-8.doc