Giáo án lớp 1 môn Đạo đức - Tuần 21 đến tuần 24

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.

Kĩ năng:

- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.

- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày.

+ HS khá, giỏi: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.

Thái độ:

- Có ý thức vận dụng nghiêm túc trong cuộc sống.

 

doc 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Đạo đức - Tuần 21 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 – 01 – 2010	Ngày dạy: 11 – 01 – 2010
TUẦN: 21	MÔN: ĐẠO ĐỨC 2
TIẾT: 21	BÀI: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
Kĩ năng:
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày.
+ HS khá, giỏi: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.
Thái độ:
- Có ý thức vận dụng nghiêm túc trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị.
- Phiếu thảo luận nhóm. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi. - GV nhận xét, đưa ra ý kiến đúng cần giải đáp.
- Khen những HS có hành vi trả lại của rơi. Khuyến khích HS noi gương, học tập theo các gương trả lại của rơi.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1 Quan sát mẫu hành vi
- Gọi 2 HS lên bảng đóng kịch theo tình huống sau. Yêu cầu cả lớp theo dõi.
 Giờ tan học đã đến. Trời mưa to. Ngọc quên không mang áo mưa. Ngọc đề nghị Hà:
+ Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với. Mình quên không mang. 
- Đặt câu hỏi cho HS khai thác mẫu hành vi:
+ Chuyện gì xảy ra sau giờ học?
+ Ngọc đã làm gì khi đó ?
+ Hãy nói lời đề nghị của Ngọc với Hà. 
+ Hà đã nói lời đề nghị với giọng, thái độ như thế nào?
- Kết luận: Để đi chung áo mưa với Hà. ngọc đã biết nói lời đề nghị rất nhẹ nhàng, lịch sự thể hiện sự tôn trọng Hà và tôn trọng bản thân. 
Hoạt động 2 Đánh giá hành vi
Phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu cầu nhận xét hành vi được đưa ra. Nội dung thảo luận của các nhóm như sau:
+ Nhóm 1 – Tình huống 1:
 Trong giờ vẽ, bút màu của Nam bị gãy. Nam thò tay sang chỗ Hoa lấy gọt bút chì mà không nói gì với Hoa. Việc làm của Nam là đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Nhóm 2 – Tình huống 2:
 Giờ tan học, quai cặp của Chi bị tuột nhưng em không biết cài lại khóa quai thế nào. Đúng lúc ấy cô giáo đi đến. Chi liền nói: "Thưa cô, quai cặp của em bị tuột, cô làm ơn cài lại giúp em với ạ! Em cảm ơn cô!"
+ Nhóm 3 – Tình huống 3:
 Sáng nay đến lớp, Tuấn thấy ba bạn Lan, Huệ, Hằng say sưa đọc chung quyển truyện tranh mới. Tuấn liền thò tay giật lấy quyển truyện từ tay Hằng và nói: "Đưa đây đọc trước đã". Tuấn làm thế là đúng hay sai? Vì sao?
+ Nhóm 4 – Tình huống 4:
 Đã đến giờ vào lớp nhưng Hùng muốn sang lớp 2C để gặp bạn Tuấn. Thấy Hà đang đứng ở cửa lớp, Hùng liền nhét chiếc cặp của mình vào tay Hà và nói: "Cầm vào lớp hộ với" rồi chạy biến đi. Hùng làm thế là đúng hay sai? Vì sao?
Hoạt động 3 Tập nói lời đề nghị, yêu cầu 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và viết lại lời đề nghị của em với bạn nếu em là Nam trong tình huống 1, là Tuấn trong tình huống 3, là Hùng trong tình huống 4 của hoạt động 2.
- Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau chọn 1 trong 3 tình huống trên và đóng vai. 
- Gọi một số cặp trình bày trước lớp.
- Kết luận: Khi muốn nhờ ai đó một việc gì các em cần nói lời đề nghị yêu cầu một cách chân thành, nhẹ nhàng, lịch sự. Không tự ý lấy đồ của người khác để sử dụng khi chưa được phép.
- 2 HS đóng vai theo tình huống có mẫu hành vi. Cả lớp theo dõi. 
- Nghe và trả lời câu hỏi.
+ Trời mưa to, Ngọc quên không mang áo mưa.
+ Ngọc đề nghị Hà cho đi chung áo mưa. 
+ 3 đến 5 HS nói lại.
+ Giọng nhẹ nhàng, thái độ lịch sự
- Cả lớp chia thành 4 nhóm, nhận phiếu và tổ chức thảo luận. Kết quả thảo luận có thể đạt được:
+ Việc làm của Nam là sai. Nam không được tự ý lấy gọt bút chì của Hoa mà phải nói lời đề nghị Hoa cho mượn. Khi Hoa đồng ý Nam mới được sử dụng gọt bút chì của Hoa. 
+ Việc làm của Chi là đúng vì Chi đã biết nói lời đề nghị cô giáo giúp một cách lễ phép. 
+ Tuấn làm thế là sai vì Tuấn đã giằng lấy truyện từ tay Hằng và nói rất mất lịch sự với ba bạn. . 
+ Hùng làm thế là sai vì Hùng đã nói lời đề nghị như ra lệnh cho Hà, rất mất lịch sự. 
- Viết lời yêu cầu đề nghị thích hợp vào giấy.
- Thực hành đóng vai và nói lời đề nghị, yêu cầu.
- Một số cặp trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
HS khá, giỏi: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà thực hiện những điều đã học
Chuẩn bị bài sau “Biết nói lời yêu cầu, đề nghị” (tiết 2)
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 17 – 01 – 2010	Ngày dạy: 18 – 01 – 2010
TUẦN: 22	MÔN: ĐẠO ĐỨC 2
TIẾT: 22	BÀI: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
Kĩ năng:
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày.
+ HS khá, giỏi: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.
Thái độ:
- Có ý thức vận dụng nghiêm túc trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị.
- Phiếu thảo luận nhóm. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1 Bày tỏ thái độ
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu 1 HS đọc ý kiến 1. 
- Yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
- Kết luận ý kiến 1: Sai 
- Tiến hành tương tự với các ý kiến còn lại.
 + Với bạn bè người thân chúng ta không cần nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách sáo.
+ Nói lời đề nghị, yêu cầu làm ta mất thời gian. 
+ Khi nào cần nhờ người khác một việc quan trọng thì mới cần nói lời đề nghị yêu cầu. 
+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác. 
Hoạt động 2 Liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS tự kể về một vài trường hợp em đã biết hoặc không biết nói lời đề nghị, yêu cầu.
- Khen ngợi những HS đã biết thực hiện bài học. 
Hoạt động 3 Trò chơi tập thể "Làm người lịch sự"
- Nội dung: Khi nghe quản trò nói đề nghị một hành động, việc làm gì đó có chứa từ thể hiện sự lịch sự như "Xin mời, làm ơn, giúp cho" thì người chơi làm theo. Khi câu nói không có những từ lịch sự thì không làm theo, ai làm theo là sai. Quản trò nói nhanh, chậm, sử dụng linh hoạt các từ, ngữ. 
- Hướng dẫn HS chơi, cho HS chơi thử và chơi thật. 
- Cho HS nhận xét trò chơi và tổng hợp kết quả chơi.
- Kết luận chung cho bài học: Cần phải biết nói lời yêu cầu, đề nghị giúp đỡ một cách lịch sự, phù hợp để tôn trọng mình và người khác. 
- Làm việc cá nhân trên phiếu HT. 
+ Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị với người lớn tuổi.
- Biểu lộ thái độ bằng cách giơ bìa vẽ khuôn mặt cười, hoặc khuôn mặt mếu. 
+ Sai.
+ Sai. 
+ Sai.
+ Sai.
+ Đúng. 
- Một số HS tự liên hệ. Các HS còn lại nghe và nhận xét về trường hợp mà bạn đưa ra. 
- Lắng nghe GV hướng dẫn và chơi theo hướng dẫn.
- Cử bạn làm quản trò thích hợp.
- Trọng tài sẽ tìm những người thực hiện sai, yêu cầu đọc bài học. 
HS khá, giỏi: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS thực hành kĩ năng vừa rèn luyện.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại”
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 24 – 01 – 2010	Ngày dạy: 25 – 01 – 2010
TUẦN: 23	MÔN: ĐẠO ĐỨC 2
TIẾT: 23	BÀI: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. Ví dụ: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
Kĩ năng:
- Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
+ HS khá, giỏi: Biết: lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
Thái độ:
- Có ý thức vận dụng nghiêm túc trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Kịch bản điện thoại cho HS chuẩn bị trước.
Kịch bản:
 Tại nhà Hùng, hai bố con đang ngồi nói chuyện với nhau thì chuông điện thoại reo. Bố Hùng nhấc ống nghe:
Bố Hùng: Alô ! Tôi nghe đây!
Minh: Alô ! Cháu chào bác ạ, cháu là Minh, bạn của Hùng, bác làm ơn cho cháu gặp Hùng với ạ !
Bố Hùng: Cháu chờ một chút nhé.
Hùng: Chào Minh, tớ Hùng đây, có chuyện gì vậy ?
Minh: Chào cậu, tớ muốn mượn cậu quyển sách Toán nâng cao. Nếu ngày mai cậu không cần dùng đến nó thì cho tớ mượn với.
Hùng: Ngày mai tớ không dùng đến nó đâu, cậu qua lấy hay để mai tớ mang đến lớp cho?
Minh: Cám ơn cậu nhiều. Ngày mai cậu mang cho tớ mượn nhé. Tớ cúp máy đây, chào cậu. 
Hùng: Chào cậu.
- Phiếu thảo luận nhóm. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị là như thế nào?
- Hãy nêu một việc thể hiện việc nói lời yêu cầu, đề nghị? Một việc không thể hiện việc nói lời yêu cầu, đề nghị?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi
- Yêu cầu HS đóng vai diễn lại kịch bản có mẫu hành vi đã chuẩn bị.
- Yêu cầu HS nhận xét về đoạn hội thoại qua điện thoại vừa xem:
+ Khi gặp bố Hùng, bạn Minh đã nói như thế nào? Có lễ phép không?
+ Hai bạn Hùng và Minh nói chuyện với nhau ra sao ?
+ Cách hai bạn đặt máy nghe khi kết thúc cuộc gọi thế nào, có nhẹ nhàng không ?
- Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ lịch sự, nói năng từ tốn, rõ ràng.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Phát phiếu thảo luận và yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung nếu cần.
Kết luận về các việc cần làm và không nên làm để thể hiện lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. 
Hoạt động 3: HS liên hệ thực tế
- Yêu cầu một số HS kể về một lần nghe hoặc nhận điện thoại của em. 
- Yêu cầu cả lớp nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
- Khen ngợi những HS đã biết nhận và gọi điện thoại lịch sự.
- Cả lớp theo dõi.
- Nhận xét theo sự hướng dẫn bằng câu hỏi của GV:
+ Khi gặp bố Hùng, Minh đã nói năng rất lễ phép, tự giới thiệu mình và xin phép được gặp Hùng.
+ Hai bạn nói chuyện với nhau rất thân mật và lịch sự. 
+ Khi kết thúc cuộc gọi hai bạn chào nhau và đặt máy nghe rất nhẹ nhàng. 
- Nghe và nhắc lại kết luận. 
- Các nhóm HS suy nghĩ, thảo luận và ghi lại các việc nên làm và không nên làm khi gọi và nhận điện thoại. Ví dụ: 
- Các việc nên làm khi gọi và nhận điện thoại là: 
+ Nhấc ống nghe nhẹ nhàng.
+ Tự giới thiệu mình.
+ Nói năng nhẹ nhàng, từ tốn rõ ràng.
+ Đặt ống nghe nhẹ nhàng. 
- Những việc không nên làm khi nhận và gọi điện thoại là:
+ Đặt mạnh ống nghe, phát ra tiếng động lớn.
+ Nói trống không.
+ Nói quá bé.
+ Nói quá to
+ Nói quá nhanh.
+ Nói không rõ ràng. 
- Một số HS kể lại.
- Nhận xét xem bạn làm như thế đã là lịch sự khi nhận và gọi điện thoại hay chưa. Nếu chưa thì cả lớp cùng nói cách sửa chữa cho bạn để rút kinh nghiệm và thực hiện đúng bài học. 
HS khá, giỏi: Biết: lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà thực hiện những điều đã học
Chuẩn bị bài sau “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại” (tiết 2)
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 31 – 01 – 2010	Ngày dạy: 01 – 02 – 2010
TUẦN: 24	MÔN: ĐẠO ĐỨC 2
TIẾT: 24	BÀI: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. Ví dụ: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
Kĩ năng:
- Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
+ HS khá, giỏi: Biết: lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
Thái độ:
- Có ý thức vận dụng nghiêm túc trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Kịch bản điện thoại cho HS chuẩn bị trước.
- Phiếu thảo luận nhóm. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Các việc nên làm và không nên làm khi gọi và nhận điện thoại?
- GV nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Trò chơi sắm vai
- Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm suy nghĩ, xây dựng kịch bản và đóng lại các tình huống sau:
+ Em gọi điện hỏi thăm sức khỏe của một bạn cùng lớp bị ốm.
+ Một người gọi điện thoại nhầm đến nhà em.
+ Em gọi điện nhầm đến nhà người khác.
- Kết luận: Trong tình huống nào các em cũng phải cư xử cho lịch sự.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Chia nhóm, yêu cầu thảo luận để xử lý các tình huống sau:
+ Có điện thoại của bố nhưng bố không có nhà.
+ Có điện thoại của mẹ nhưng mẹ đang bận. 
+ Em đến nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.
Kết luận: Trong bất kỳ tình huống nào các em cũng phải cư xử một cách lịch sự, nói năng rõ ràng, rành mạch. 
- Hỏi: Trong lớp đã có em nào từng gặp các tình huống như trên? Khi đó em đã làm gì? Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận xây dựng kịch bản cho tình huống và sắm vai diễn lại tình huống.
- Nhận xét đánh giá cách xử lý từng tình huống xem đã lịch sự chưa, nếu chưa thì xây dựng cách xử lý cho phù hợp. 
- Thảo luận và tìm cách xử lý tình huống . 
+ Lễ phép nói với người gọi điện đến là bố không có nhà và hẹn bác lúc khác gọi lại. Nếu biết, có thể thông báo giờ bố sẽ về.
+ Nói rõ với khách của mẹ là mẹ đang bận xin bác chờ cho một chút hoặc một lát nữa gọi lại. 
+ Nhận điện thoại, nói nhẹ nhàng và tự giới thiệu mình. Hẹn người gọi đến một lát nữa gọi lại hoặc chờ một chút để em gọi bạn về nghe điện.
- Một số HS tự liên hệ thực tế. 
HS khá, giỏi: Biết: lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau “Thực hành kĩ năng giữa học kì 2”
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Dao duc 21-24.doc