Giáo án Lớp 1 - học kỳ II

A. MỤC TIÊU

- HS đọc và viết được một cách chắc chắn 12 vần vừa học từ bài 84 đến bài 89

- Đọc đúng các từ ngữ, câu và đoạn thơ ứng dụng

- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Ngỗng và Tép

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng ôn, tranh minh hoạ cho truyện kể “ Ngỗng và Tép ”

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Bài cũ

- HS đọc và viết : Tấm liếp, giàn mướp

- HS đọc câu ứng dụng- GV nhận xét

II. Dạy học bài mới

 

doc 214 trang Người đăng honganh Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiều
Luyện TV
Luyện viết
Luyện toán
Tiết 38
Tiết 26
Tiết 38 
Chữ mẫu
Nhóm đồ vật
5
 18/11
Chiều
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Âm nhạc
Toán
127
128
13
51
Bài 54: ung, ưng
Học hát: Sắp đến tết rồi
Luyện tập
Bộ đồ dùng
Tranh minh hoạ
6
19/11
Sáng
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Toán
Thủ công
129
130
52
13
Tập viết tuần 11: nền nhà, nhà in, cá biển...
Tập viết tuần 12: con ong, cây thông, vầng trăng...
Phép cộng trong phạm vi 8
Các quy ước cơ bản...hình
Bộ đồ dùng
Bộ đồ dùng, các mô hình
Dụng cụ học tập
Chiều
Luyện TV
Thể dục
Luyện toán
13
Tiết 39
Tư thế đứng đưa một chân ra sau...tiếp sức
Tiết 39
Bộ đồ dùng
 	 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tiếng Việt- T121, 122 	 	Ôn tập
I. Mục tiêu
- HS đọc, viết chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng n .Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng 
- Nghe hiểu và kể theo tranh truyện kể: Chia phần
II. Chuẩn bị 
- Bảng ôn, tranh minh họa bài học
III. Hoạt động chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc và viết : Cuộn dây, ý muốn, con lươn vào bảng con – Nhận xét 
2. Dạy học bài mới 
	Tiết 1
1.Giới thiệu bài
2. Ôn tập
a. Hoạt động 1: Các vần vừa học
- HS lên bảng chỉ các vần vừa học trong tuần - Nhận xét
- HS đọc và chỉ, nhận xét 
b. Hoạt động 2: Ghép chữ và vần thành tiếng 
- HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với vần ở dòng ngang
- Nhận xét
* HS nghỉ giải lao 3 phút
c. Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng 
- GV đưa từ ứng dụng, HS tìm vần vừa học- HS đọc từ ứng dụng: nhóm, cá nhân
d. Hoạt động 4: Đọc câu ứng dụng 
- HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng – Nhận xét
- HS đọc GV chỉnh sửa và đọc mẫu 4- 5 HS đọc 
đ. Hoạt động 5: Trò chơi “ Ghép chữ ”
- HS đọc lại toàn bài
	Tiết 2
3. Luyện đọc
a Hoạt động 1: Nhắc lại bài ôn của tiết trước
- HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo nhóm, bàn, cá nhân
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập viết 
- GV viết mẫu và nêu qui trình viết .HS viết vào bảng con, nhận xét 
* HS nghỉ giải lao 3 phút
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập viết
- HS viết vào vở tập viết - GV theo dõi và uốn nắn, chấm bài một số em 
d. Hoạt động 4: Kể chuyện: “Chia phần”
- GV kể chuyện kèm theo tranh minh họa 
- HS lắng nghe- Thảo luận nhóm- thi tài
- GV chỉ tên từng tranh, đại diện nhóm chỉ vào tranh và kể tên đúng tình tiết mà tranh đã thể hiện. Nhóm nào có tất cả 4 lần kể đúng nhóm đó thắng cuộc 
- Đại diện nhóm kể lại câu chuyện 
* ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống biết nhường nhịn nhau thì hơn
III. Củng cố dặn dò: - GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo
- Dặn HS học lại bài - Chuẩn bị bài sau
Đạo đức – T13 Nghiêm trang khi chào cờ (tiết 2)
I. Mục tiêu 
HS hiểu: Trẻ em có qyuyền có quốc tịch 
- Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh 
- Quốc kì tượng trưng cho đất nước cần phải tôn trọng và giữ gìn 
- HS biết tự hào mình là người Việt Nam. Biết tôn kính Quốc kì và yêu tổ Quốc Việt Nam 
II. Chuẩn bị 
- Lá cờ Việt nam, sáp màu, bút vẽ
III. Hoạt động chủ yếu
1. Bài cũ: - Vì sao khi chào cờ em phải đứng nghiêm trang?
2. Bài mới
a. Hoạt động1: Chào cờ	
- GV làm mẫu, từng nhóm HS lên chào cờ- Nhận xét
- Cả lớp đứng chào cờ theo lệnh của GV
b. Hoạt động 2: Thi chào cờ giữa các tổ
- GV phổ biến nội dung yêu cầu của cuộc thi 
- Từng nhóm chào cờ theo lệnh của nhóm trưởng – Nhận xét
c. Hoạt động 3: Vẽ và tô màu vào lá quốc kì
- HS giới thiệu tranh vẽ của mình 
- GV khen những HS vẽ đúng đẹp
- HS đọc đồng thanh câu cuối bài
IV. Củng cố dặn dò
- GV nêu kết luận trong SGK
- Chuẩn bị bài sau
 Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Tiếng Việt- T 123, 124 	ong - ông
I. Mục tiêu
- HS đọc và viết được: ong, ông, cái võng, dòng sông
- Đọc được câu ứng dụng: Sóng nối sóng... đến chân trời
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đá bóng
II. Chuẩn bị
- Bộ chữ dạy học vần lớp 1, tranh minh họa 
III. Hoạt động chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 tổ viết 3 từ đã học: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản- Nhận xét
- 1 HS đọc câu ứng dụng – Nhận xét, GV ghi điểm
2. Dạy học bài mới
Tiết 1
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu vần mới, viết lên bảng
2. Bài mới
a. Hoạt động 1: Nhận diện vần
- Em nào giỏi đọc được cho cô? HS đọc ong. Đúng rồi đây chính là vần ong,gv đọc cho HS đọc theo
- Vần ong có mấy âm ghép lại? - Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
GV hướng dẫn cho HS đánh vần, HS đọc sau đó ghép vần ong , nhận xét 
b. Hoạt động 2: Đánh vần 
- HS phát âm nối tiếp nhau, gv sửa chữa, nhận xét 
GV: Có vần in rồi, muốn có tiếng pin ta thêm âm gì? (âm p) 
+ HS ghép – đọc, phân tích tiếng - GV nhận xét
* HS quan sát tranh: tranh vẽ gì? sau đó GV rút ra từ khóa ghi bảng: cái võng
- Một vài HS đọc 
- Cho HS đọc lạivần, từ khóa nối tiếp nhau theo cá nhân, nhóm ,lớp
* GV dạy vần ông tương tự
+ HS so sánh vần ong, ông giống và khác nhau như thế nào? 
* HS nghỉ giải lao 3 phút
c. Hoạt động 3: Dạy từ ứng dụng 
- GV viết từ ứng dụng,HS đọc thầm tìm tiếng có chứa vần ong, ông vừa học- HS tìm, GV gạch chân, sau đó đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp - Nhận xét 
- GV giải thích một số từ ngữ: 
d. Hoạt động 4: Đọc câu ứng dụng 
- GV đưa tranh minh họa câu ứng dụng cho HS quan sát tranh, sau đó GV gắn câu ứng dụng lên bảng, cho HS luyện đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng 
+ HS đọc 2- 3 em
Tiết 2
3. Luyện tập: 
a Hoạt động 1: Luyện đọc
- HS lần lượt đọc bài theo nhóm, cá nhân – Nhận xét 
b. Hoạt động 2: Hớng dẫn HS viết chữ
* GV cho HS quan sát vần ong, ông thường và hướng dẫn HS cách viết 
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con, nhận xét
* HS nghỉ giải lao 3 phút
c. Hoạt động 3: Luyện viết
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết – HS viết vào vở – GV quan sát giúp đỡ HS, chấm bài một số em – Nhận xét 
d. Hoạt động 4: Luyện nói
- HS đọc tên bài luyện nói
- GV đưa ra một số câu hỏi để HS phát triển khả năng. Chẳng hạn: Trong tranh vẽ gì? Em thường xem bóng đá ở đâu? Em thích cầu thủ nào nhất? Nơi em ở, trường em học có đội bóng đá không? Em có thích đá bóng không?
e. Hoạt động 5: Trò chơi “Ghép vần thành tiếng”
IV. Củng cố dặn dò
- Dặn HS học lại bài - Chuẩn bị bài sau
Toán- T49 Phép cộng trong phạm vi 7
I.Mục tiêu 
- HS tiếp tục hình thành khái niệm về phép cộngtrong phạm vi 7.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
- Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 7.
II- Chuẩn bị
 GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, tranh vẽ SGK, vở bài tập toán 1.
 HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút. 
III- Hoạt động dạy học
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
-2 em lên bảng – Lớp làm bảng con.
 GV nhận xét củng cố cách ghi kết quả thẳng cột – ghi điểm,
 HĐ2 : Giới thiệu phép cộng – bảng cộng trong phạm vi 7
 a) Phép tính: 6 + 1 =7: 1 + 6 = 7
 -GVgắn 6 chấm tròn: Có mấy chấm tròn?(6 chấm tròn),1em đếm số chấm tròn(6)
- GV gắn 1 chấm tròn : Cô gài thêm mấy chấm tròn? ( 1 chấm tròn)-1 em đếm số chấm tròn.(1)
- Có tất cả mấy chấm tròn? ( 7 chấm tròn ) - 1 em đếm số chấm tròn ( 7).
- HS đọc : Có 7 chấm tròn – ( Đồng thanh.)
- 6 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 7 chấm tròn – 6 thêm 1 bằng 7.
- GV viết : 6 + 1 = 7 ( HS đọc đồng thanh )
 6 cộng 1 bằng 7 - Vậy 1 cộng 6 bằng mấy ? (7)
-HS đoc : 1 + 6 = 7( Đồng thanh.)
- HS nhận xét kết quả 2 phép tính trên - Đồng thanh.
 GV: Lấy 1 cộng 6 cũng như lấy 6 cộng1.
 b) Phép tính: 5 + 2 = 7: 2 + 5 = 7
 Gv tiến hành tương tự( Thay bằng hình tam giác)
 c) Phép tính: 3 + 4 = 7 : 4 + 3 = 7 
 Gv tiến hành tương tự ( Học sinh sử dụng hình vuông trong bộ đồ dùng)
 d) HD đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 7:
GVdùng thẻ trống che cho HS đọc thuộc bảng cộng , sau đó GV mở ra cho HS đọc đồng thanh bảng cộng trong phạm vi 7 1 lần.
- GV nêu một số câu hỏi để giúp HS ghi nhớ:
+ Bảy bằng mấy cộng mấy? HS trả lời theo công thức đã học: ( Bảy bằng sáu cộng một; Bảy bằng năm cộng hai; Bảy bằng bốn cộng ba...)
HĐ3: Thực hành – Luyện tập
 Bài 1: Củng cố cách viết kết quả khi đặt tính theo cột dọc
 HS làm làm vào vở bài tập- GV lưu ý HS ghi kết quả thẳng cột dọc 
 HS làm bài – 3 em lên bảng chữa bài- GV cùng HS nhận xét.
 Bài 2: Củng cố và áp dụng bảng cộng trong phạm vi 7
 HS áp dụng bảng cộng trong phạm vi 7 để làm tính: 
 HS làm bài – 4 em lên bảng chữa bài- GV và HS cùng nhận xét. 
Bài 3:GV ghi đề bài lên bảng 1 + 5 + 1 =...rồi hỏi: “ Tính như thế nào?” (Lấy1 cộng 5 bằng 6; lấy 6 cộng 1 bằng 7; viết 7 sau dấu = )
 -HS thực hiện nhẩm phép tính từ trái sang phải: 
 	1 + 5 + 1 =	 	1 +4 + 2 =	3 + 2 + 2 =
 HS làm bài – 3 em lên bảng chữa bài- Nhận xét.
 Bài 4: Củng cố cách nêu bài toán với tình huống tương ứng trong tranh
 GV gắn tranh lên bảng, HS dựa vào tranh nêu đầu bài toán 
Bài 5: GV chuyển thành trò chơi: “ Gắn Heo Đất với hình thích hợp”
Gv tổ chức cho tổ 1 và tổ 3 tham gia chơi, tổ 2 làm trọng tài.
GV phổ biến cách chơi, luật chơi và thời gian chơi.
Sau thời gian 3 phút, mỗi tổ 3 em tham gia chơi, tổ nào gắn xong và đúng kết quả thì tổ đó thắng cuộc.
IV- Củng cố dặn dò
- GV củng cố, đánh giá giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập SGK.
Luyện tiếng Việt tiết 37
I. Mục tiêu
- HS củng cố lại một số vần đã học trong tuần 
- Rèn kĩ năng đọc viết cho HS
II. Chuẩn bị của GV và HS
GV: Sgk, bảng ghép chữ tiếng việt 
HS: Sgk, bảng con, vở ô li
III. Các hoạt động chủ yếu
* HĐ 1: củng cố lại vần đã học. HS tìm tiếng ngoài bài có chứa vần cần ôn. HS tìm, GV ghi lên bảng. 
- on: con cái, lon ton, tí hon, chọn lựa..
- an: lan can, vỉa than, chơi đàn, bàn là,...
- ân: sân chơi, bón phân, rau cần, bàn chân,...
- ăn: thằn lằn, chăn len, khăn mới, củ sắn dây,...
- ôn: bận rộn, trốn tìm, khốn khổ, nơi chốn...
- ơn: cơn mưa, lớn khôn, đan lợn, dữ tơn,...
- en: cá thèn, dế mèn, khen ngợi, áo len, ...
- ên: ngọn nến, đến nhà, thân mến, gỗ sến,....
- In: số chín, bản tin, in ấn, xin lỗi, ....
- un: gỗ mun, đun sôi, phun muỗi, chùn chân,...
- iên: điện cao thế, phiên chợ, tiến tiến, chiến đấu,...
- yên: yên ổn, tổ yến, yên xe, ...
- uôn: buôn bán, tuôn chảy, suôn sẻ, cuồn cuộn,...
- ươn: cháo lươn, bươn chải, sườn heo, vươn vai.. - GV cho cả lớp đọc đồng thanh theo nhóm, cá nhân, GV nhận xét – Sửa chữa
* HĐ 2: HS viết bảng con
- GV đọc cho HS viết tiếng, từ có chứa vần vừa ôn - GV quan sát- Nhận xét
IV. Hoạt động nối tiếp
- Về nhà luyện viết vào vở ô li
Luyện tập viết tiết 25
I. Mục tiêu 
- HS viết được đoạn thơ ứng dụng trong bài : sóng nối sóng.... đến chân trời
- Rèn kĩ năng, viết đúng đẹp cho HS
II. Chuẩn bị 
GV: Bài viết mẫu
HS: vở ô li
III. Các hoạt động chủ yếu
* HĐ 1: Chép đoạn thơ ứng dụng lên bảng: sóng nối sóng.... đến chân trời
- HS đọc câu ứng dụng trên bảng, nhận xét 
* HĐ 2: Hướng dẫn HS chép câu ứng dụng 
GV nêu quy trình viết chữ 
Cách viết : lưu ý các nét nối giữa các con chữ, khoảng cách 2 con chữ cách nhau 1 ô ly,c ác tiếng cách nhau 2 ô ly, viết đúng vị trí các dấu thanh.( cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc), cách trình bày khổ thơ( lùi vào mấy ô để cho cân với trang vở)
- GV viết mẫu, học sinh quan sát
- Cả lớp viết vào vở ô li - GV theo dõi, sửa chữa 
* HĐ 3: Chấm bài: - GV chấm bài- Nhận xét 
IV. Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà luyện viết vào vở ô li
Luyện toán tiết 37
I. Mục tiêu
- Củng cố về phép cộng trong phạm vi 7
- Làm tính cộng trong phạm vi 7
II. Chuẩn bị 
GV: Sgk, Bộ đồ dùng học toán 
HS: Sgk, bảng con, vở ô li
III.Hoạt động chủ yếu
a Hoạt động 1: Củng cố tính cộng trong phạm vi 7
- GV ghi bảng cộng trong p vi 7, cho HS luyện đọc, sau đó GV xóa dần cho HS đọc 
- HS thi đọc cá nhân ngay tại trên lớp, GV nhận xét
 * HS nghỉ giải lao 3 phút
b. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: đặt tính rồi tính
Gv lưu ý học sinh phải đặt thẳng cột
- Học sinh làm vào bảng con, Giáo viên kiểm tra, sửa chữa
Bài 2: Tính
- Gv ghi đề lên bảng, học sinh làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau, báo cáo kết quả kiểm tra trước lớp, cả lớp bổ sung, sửa sai.
Bài 3: điền dấu thích hợp vào chỗ trống
- Gv ghi đề bài lên bảng, Học sinh nêu yêu cầu, một số học sinh lên bảng làm, sau đó học sinh kiểm tra, nhận xét và giáo viên sửa chữa.
Bài 4: Gv dùng mô hình, tạo tình huống để học sinh nêu được bài toán, học sinh ghi phép tính thích hợp, giáo viên chấm điểm, nhận xét. 
Iv. Hoạt động nối tiếp
- Về nhà xem lại bài- Chuẩn bị bài sau
 Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
Tiếng Việt – T125, 126 	ăng- âng
I. Mục tiêu
- HS đọc và viết được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng
- Đọc được câu ứng dụng: vầng trăng hiện lên ...... rì rào
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ
II. Chuẩn bị 
- Bộ chữ dạy học vần lớp 1, tranh minh họa 
III. Hoạt động chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 tổ viết 3 từ đã học: con ong, vòng tròn, cây thông- Nhận xét
- 1 HS đọc câu ứng dụng – Nhận xét, GV ghi điểm
2. Dạy học bài mới
Tiết 1
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu vần mới, viết lên bảng
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Nhận diện vần
- Em nào giỏi đọc được cho cô? HS đọc ăng. Đúng rồi đây chính là vần ăng,gv đọc cho HS đọc theo
- Vần ăng có mấy âm ghép lại? - Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
GV hướng dẫn cho HS đánh vần, HS đọc sau đó ghép vần ăng , nhận xét 
b. Hoạt động 2: Đánh vần 
- HS phát âm nối tiếp nhau, gv sửa chữa, nhận xét 
GV: Có vần ăng rồi, muốn có tiếng măng ta thêm âm gì? (âm m)
+ HS ghép – đọc, phân tích tiếng - GV nhận xét
* HS quan sát tranh: tranh vẽ gì? sau đó GV rút ra từ khóa ghi bảng: măng tre
- Một vài HS đọc 
- Cho HS đọc lạivần, từ khóa nối tiếp nhau theo cá nhân, nhóm ,lớp
* GV dạy vần âng tương tự
+ HS so sánh vần ăng, âng giống và khác nhau như thế nào? 
* HS nghỉ giải lao 3 phút
c. Hoạt động 3: Dạy từ ứng dụng 
- GV viết từ ứng dụng,HS đọc thầm tìm tiếng có chứa vần ăng, âng vừa học- HS tìm, GV gạch chân, sau đó đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp - Nhận xét 
- GV giải thích một số từ ngữ: 
d. Hoạt động 4: Đọc câu ứng dụng 
- GV đưa tranh minh họa câu ứng dụng cho HS quan sát tranh, sau đó GV gắn câu ứng dụng lên bảng, cho HS luyện đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm 
của HS khi đọc câu ứng dụng 
+ HS đọc 2- 3 em
e. Hoạt động 5: Trò chơi “ Tìm tiếng có vần vừa học”
Tiết 2
3. Luyện tập: 
a Hoạt động 1: Luyện đọc
- HS lần lượt đọc bài theo nhóm, cá nhân – Nhận xét 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chữ
* GV cho HS quan sát vần ăng, âng thường và hướng dẫn HS cách viết 
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con, nhận xét
* HS nghỉ giải lao 3 phút
c. Hoạt động 3: Luyện viết
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết – HS viết vào vở – GV quan sát giúp đỡ HS, chấm bài một số em – Nhận xét 
d. Hoạt động 4: Luyện nói
- HS đọc tên bài luyện nói
- GV đưa ra một số câu hỏi để HS phát triển khả năng. Chẳng hạn: Trong tranh vẽ gì? Em bé trong tranh đang làm gì? Bố mẹ em thường khuyên em điều gì? Em có hay làm theo những lời bố mẹ khuyên không?....
IV. Củng cố dặn dò
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo- Dặn HS học lại bài - Chuẩn bị bài sau
Toán- T50 Phép trừ trong phạm vi 7
I.Mục tiêu
- Giúp HS: Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 7
II.Đồ dùng dạy học 
- Bộ số dạy toán lớp 1. Mô hình , mẫu vật
III.Hoạt động chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
HS làm bài tập 3 trong SGK, nhận xét 
2. Dạy học bài mới
a Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 7
Hướng dẫn HS phép trừ - HS quan sát hình trong sách rồi nêu bài toán “ Tất cả có 7 hình tam giác, bớt đi 1 hình . Hỏi còn lại mấy hình tam giác?
- Làm tính gì? (tính trừ) 7 – 1 = 6; 7 – 6 = 1 
+ HS trả lời nhận xét
Tương tự cho HS làm các phép tính lập bảng trừ trong phạm vi 7
 7– 2 = 5; 7 – 5 = 2; 7 – 3 = 4; 7 – 4 = 3
- HS đọc bảng trừ trong phạm vi 7, cá nhân, nhóm
b.Hoạt động 2: Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
6 +1 = 7 => 7 - 1 = 6 => 7 – 6 = 1; 3 + 4 = 7 => 7 – 3 =4
* HS nghỉ giải lao 3 phút
c.Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS nêu yêu cầu từng bài tập, đổi vở kiểm tra - Nhận xét
- GV chấm chữa bài
Iv. Hoạt động nối tiếp
- HS học thuộc bảng trừ trong phạm vi 7
- Về nhà làm bài tập trong SGK- Chuẩn bị bài sau
Tự nhiên xã hội – T 13 Công việc ở nhà
I. Mục tiêu
- Giúp HS biết: Mọi người trong gia đình đều phải làm việc tùy theo sức của mình 
- Trách nhiệm của mỗi HS, ngoài giờ học cần phải làm việc giúp đỡ gđ
- Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi ngời
- Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh: Thể hiện sự cảm thông chia sẻ với bố mẹ, cùng tham gia làm việc nhà và rèn kĩ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bừa bộn.
II. Chuẩn bị 
- các tranh minh họa trong bài 13 SGK
III. Hoạt động chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ
- Em hãy kể tên các đồ dùng trong nhà? 
2. Dạy học bài mới :
a. Hoạt động1: Quan sát tranh
Bước 1: HS làm việc theo cặp quan sát các hình trang 28 nói về nội dụng từng tranh 
Bước 2: HS trình bày trước lớp – GV củng cố 
- GV kết luận : Những việc làm đó vừa giúp cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó của những người trong gia đình với nhau.
b. Hoạt động 2: Thảo luận 
Bước 1: HS làm việc theo cặp, HS nêu câu hỏi và trả lời
- Từng nhóm kể cho nhau nghe
Bước 2: HS trình bày trước lớp – 
GV kết luận : Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc và tuỳ theo sức của mình.
* HS nghỉ giải lao 3 phút
c. Hoạt động 3: Quan sát hình 
- HS thảo luận - HS đại diện trình bày.
- GV kết luận: Nếu mỗi người trong gia đình đều quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa, nhà ở sẽ gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài giờ học, để có được nhà ở gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ, mỗi HS nên giúp đỡ bố mẹ những công việc tuỳ theo sức của mình.
IV. Củng cố dăn dò 
- Về học bài cũ và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học 
Luyện tiếng Việt tiết 38
I. Mục tiêu
- HS ôn lại vần ăng, âng đã học
- Rèn kĩ năng đọc viết cho HS
II. Chuẩn bị 
GV: Sgk, bảng ghép chữ tiếng việt 
HS: Sgk, bảng con, vở ô li
III. Các hoạt động chủ yếu
* HĐ 1: HS ôn lại vần ăng, âng. 
- HS đọc lại cả bài
- HS tìm tiếng, từ, câu ngoài bài có chứa vần ăng, âng. HS tìm, GV chọn từ ghi lên bảng. 
* ăng: xăng dầu, măng non, tăng tiến, xe tăng, băng băng, trời nắng, tặng quà, cân nặng, đằng đẵng, con tặng quà cho mẹ nhân ngày tám tháng ba, ...
* âng: nhà tầng, nâng niu, tâng cầu, vâng lời, đấng nam nhi, dâng hiến, lâng lâng, Ngôi nhà bốn tầng khang trang, ...
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh theo nhóm, cá nhân
- GV nhận xét – Sửa chữa
* HĐ 2: HS viết bảng con
- GV đọc cho HS viết tiếng, từ có chứa vần ăng, âng- GV quan sát- Nhận xét
IV. Hoạt động nối tiếp
- Về nhà luyện viết vào vở ô li
Luyện tập viết tiết 26
I. Mục tiêu
- HS viết được câu ứng dụng trong bài: vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi.
- Rèn kĩ năng, viết đúng đẹp cho HS
II. Chuẩn bị 
GV: Bài viết mẫu
HS: vở ô li
III. Các hoạt động chủ yếu
* HĐ 1: Chép câu ứng dụng lên bảng: vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi.
- HS đọc câu ứng dụng trên bảng, nhận xét 
* HĐ 2: Hướng dẫn HS chép câu ứng dụng 
- Giáo viên treo bảng phụ
- Học sinh quan sát, nêu quy trình viết
- Cả lớp viết vào vở ô li 
- GV theo dõi, sửa chữa 
* HĐ 3: Chấm bài: - GV chấm bài- Nhận xét 
IV. Hoạt động nối tiếp
- Về nhà luyện viết vào vở ô li
Luyện toán tiết 38
I.Mục tiêu
- Giúp HS: củng cố về các phép tính cộng trừ trong phạm vi 7 
II. Đồ dùng dạy học 
- Que tính, bảng con
III. Hoạt động chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bảng công, trừ trong phạm vi 7 - Nhận xét
2. Luyện tập:
a Hoạt động 1: Củng cố bảng cộng, trừ trong phạm vi 7
Bài 1: Cho học sinh nêu yếu cầu của bài, làm bài rồi chữa bài
Bài 2:Học sinh tự làm, khi chữa bài giáo viên lưu ý củng cố tính chất của phép cộng, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 3: GV hướng dãn học sinh sử dụng các công thức đã học để điền số thích hợp vào chỗ trống. Học sinh làm xong đổi chỗ vở cho nhau để kiểm tra.
Bài 4: Cho học sinh xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng với bài toán đã nêu.
b. Hoạt động 2: Trò chơi “ Làm tính tiếp sức”
- Gv ghi lên bảng một số phép tính, hướng dẫn cách chơi
- HS cử đại diện tham gia chơi trò chơi, nhận xét 
Iv. Hoạt động nối tiếp
- HS đọc bảng cộng trừ trong phạm vi 7
 Thứ năm ngày 18 tháng 11 năm 2010
Tiếng Việt- T 127,127 	ung – ưng
I. Mục tiêu
- HS đọc và viết được: ung, ưng, bông súng, sừng hươu
- Đọc được câu ứng dụng: Không sơn mà đỏ.... Không khều mà rụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối đèo
II. Chuẩn bị
- Bộ chữ dạy học vần lớp 1, tranh minh họa 
III. Hoạt động chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 tổ viết 3 từ đã học: rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng- Nhận xét
- 1 HS đọc câu ứng dụng – Nhận xét, GV ghi điểm
2. Dạy học bài mới
Tiết 1
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu vần mới, viết lên bảng
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Nhận diện vần
- Em nào giỏi đọc được cho cô? HS đọc ung. Đúng rồi đây chính là vần ung,gv đọc cho HS đọc theo
- Vần ung có mấy âm ghép lại? - Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
GV hướng dẫn cho HS đánh vần, HS đọc sau đó ghép vần ung , nhận xét 
b. Hoạt động 2: Đánh vần 
- HS phát âm nối tiếp nhau, gv sửa chữa, nhận xét 
GV: Có vần ung rồi, muốn có tiếng súng ta thêm âm gì? (âm s và vần ung)
+ HS ghép – đọc, phân tích tiếng - GV nhận xét
* HS quan sát tranh: tranh vẽ gì? sau đó GV rút ra từ khóa ghi bảng: bông súng
- Một vài HS đọc 
- Cho HS đọc lạivần, từ khóa nối tiếp nhau theo cá nhân, nhóm ,lớp
* GV dạy vần ưng tương tự
+ HS so sánh vần ung,ưng giống và khác nhau như thế nào? 
* HS nghỉ giải lao 3 phút
c. Hoạt động 3: Dạy từ ứng dụng 
- GV viết từ ứng dụng,HS đọc thầm tìm tiếng có chứa vần ung,ưng vừa học- HS tìm, GV gạch chân, sau đó đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp - Nhận xét 
- GV giải thích một số từ ngữ: 
d. Hoạt động 4: Đọc câu ứng dụng 
- GV đưa tranh minh họa câu ứng dụng cho HS quan sát tranh, sau đó GV gắn câu ứng dụng lên bảng, cho HS luyện đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng 
+ HS đọc 2- 3 em
e. Hoạt động 5: Trò chơi “ Tìm tiếng có vần vừa học”
Tiết 2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 ki II.doc