Giáo án Lớp 1 - học kỳ I - Dương Thị Mận - Tiểu học Đông Hợp

I- MỤC TIÊU YÊU CẦU

- H làm quen với các kí hiệu trong SGK, trên bảng, mo hình dạy học TV.

- Làm quen với các nhóm học tập: nhóm 2, nhóm 4. cách chia tổ.

II- ĐỒ DÙNG: SGK, CÁC LOẠI VỞ BÀI TẬP, MÔ HÌNH

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 119 trang Người đăng honganh Lượt xem 1395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - học kỳ I - Dương Thị Mận - Tiểu học Đông Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu bài: Chúng ta học chữ và âm mới ng, ngh.
2. Dạy chữ ghi âm
* ng:
- ng: Ghép từ 2 con chữ cái n và g
? So sánh ng với n có gì giống và khác nhau?
HS trả lời
- Thêm âm ư và thanh (-) được tiếng gì?
Ngừ
? Phân tích tiếng "ngừ"?
HS phân tích
- Đánh vần: ngờ - ư - ngư - huyền - ngừ
HS đánh vần
- Đọc trơn: ngừ, cá ngừ
HS đọc cá nhân, tập thể
Thầy sửa phát âm
- Viết: Hướng dẫn trên khung điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
HS viết trên khung + Bảng
* ngh (Quy trình tương tự)
* Từ ứng dụng
HS đọc: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ
Thầy giải thích từ + đọc mẫu
3. Luyện tập
a- Luyện đọc
Đọc cá nhân, tập thể
ng, ngừ, cá ngừ
ngh, nghệ, củ nghệ
ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ
- Câu ứng dụng
? Bức tranh vẽ gì?
HS trả lời
HS đọc: Nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga
Thầy sửa phát âm + đọc mẫu
HS đọc
b- Luyện viết
HS viết vở tập viết: ng, ngh, cá ngừ
ngh, nghệ, củ nghệ
ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ
- Câu ứng dụng
? Bức tranh vẽ gì? 
HS trả lời 
HS đọc: Nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga.
Thầy sửa phát âm + đọc mẫu
HS đọc
b- Luyện viết: 
HS viết vở tập viết: ng, ngh, cá ngừ, của nghệ.
c- Luyện nói:
? Nêu tên chủ đề luyện nói?
Bê, nghé, bé
HS quan sát trả lời câu hỏi.
? Tranh vẽ gì?
? Ba nhân vật trong tranh có gì chung?
? Bê là con của con gì? Nó màu gì?
? Nghé là con của con gì? Nó màu gì?
? Bê, nghé không? Hãy hát cho cả lớp nghe?
Trò chơi: Thi tìm tiếng chứa âm ng - ngh?
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc lại toàn bài
- Về nhà tìm những tiếng có chữ ng, ngh trong các văn bản in. 
- Chuẩn bị bài 26
y, tr
I. Mục đích yêu cầu.
- HS đọc và viết được y, tr, y tá, tre ngà
- Đọc, viết từ, câu, ứng dụng: Bé bị ho bà cho bé ra y tế xã.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà trẻ
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ từ, câu, luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ
Đọc, viết: ngã tư, ngõ nhỏ, cá ngừ, nghệ sĩ, nghé ọ.
Đọc: Nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga
Đọc toàn bài sgk
B- Bài mới
1. Giải thích: Chúng ta học chữ và âm mới y, tr -> Bảng
HS đọc lại
2. Dạy chữ ghi âm:
* y: 
- y gồm 1 nét xiên phải, một nét móc ngược và 1 nét khuyết dưới
? So sánh y với u có gì giống, khác nhau?
HS trả lời 
- Đọc: y, y tá
cá nhân, tập thể
- Viết, hướng dẫn trên khung điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
HS viết trên không + Bảng: y, y tá
* Tr: (Quy trình tương tự)
* Từ ứng dụng:
HS đọc cá nhân, tập thể: y tế, chú ý, nhà trẻ, trí nhớ.
? Tìm và phân tích tiếng mới?
HS tìm + phân tích
HS đọc tiếng, từ
Thầy giải thích từ + đọc mẫu
3. Luyện tập:
a- Luyện đọc
HS đọc cá nhân, tập thể.
y, y - y tá
Tr, tre, tre ngà
y tế, chú ý, nhà trẻ, trí nhớ
- Câu ứng dụng:
? Tranh vẽ gì?
HS trả lời
HS đọc: Bé bị ho, bà cho bé ra y tế xã.
? Tìm và phân tích tiếng mới?
Thầy đọc mẫu
HS đọc cá nhân, tập thể
b- Luyện viết:
HS viết vở tập viết
c- Luyện nói: 
? Nêu chủ đề luyện nói?
Nhà trẻ
HS quan sát tranh trả lời câu hỏi
? Tranh vẽ gì?
? Các em bé đang làm gì?
? Hồi bé em có đi nhà trẻ không?
? Người lớn duy nhất trong gia đình là ai?
? Nhà trẻ quê em nằm ở đâu? Trong nhà trẻ có những đồ chơi gì?
? Nhà trẻ khác lớp 1 ở chỗ nào?
? Em còn nhớ bài hát nào ở nhà trẻ không?
(Trò chơi: em và các bạn cùng hát.)
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc toàn bài sgk
- Về nhà tìm những tiếng chữa chữ mới trong các văn bản in.
- Chuẩn bị bài 27
ôn tập
I. Mục tiêu yêu cầu.
- HS đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ đã học: p - ph, nh, g - gh, q - qu, gi, ng - ngh, y, tr.
- Đọc đúng từ, câu ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại chuyện: Tre ngà.
II. Đồ dùng: Bảng ôn T56 - sgk. Tranh minh hoạ câu và truyện kể.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ:
Đọc, viết: y, tr, y tế, tre ngà, ý nghĩa.
Đọc: y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ.
Bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
Đọc toàn bài sgk
B - Bài mới
1. Giải thích: ? Tuần qua chúng ta đã học chữ, âm gì mới? -> Ghi vào bảng ôn
HS kể lần lượt
2. Ôn tập:
a- Các chữ và âm vừa học
HS lên bảng chỉ các chữ và âm vừa học trong tuần.
Thầy đọc âm
HS chỉ chữ
HS chỉ chữ và đọc âm
b- Ghép chữ thành tiếng.
HS đọc các chứ ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở hàng ngang (bảng 1)
HS đọc các tiếng ghép từ tiếng ở cột dọc với dấu thanh ở hàng ngang (bảng 2)
Thầy sửa phát âm cho H
c- Từ ứng dụng
HS đọc cá nhân, tập thể.
Thầy giải thích từ + đọc mẫu 
d- Viết từ ứng dụng
HS viết vở tập viết phần còn lại
3. Luyện tập
a- Luyện đọc
HS đọc 2 bảng ôn + từ ứng dụng
- Câu ứng dụng
Giới thiệu tranh.
HS thảo luận nhóm 2 về cảnh làm việc trong tranh minh hoạ.
Giới thiệu nghề nghiệp ở trong tranh
Đọc cá nhân, tập thể: Quê bé Hà có nghề xẻ gỗ, phố bé Nga có nghề giã giò.
Thầy sửa phát âm cho HS 
b- Luyện tập Tre ngà.
 Truyện "Tre ngà" được trích từ truyện kể "Thánh Gióng" nội dung sgk.
HS nhắc lại tên chuyện
Thầy kể chuyện diễn cảm theo từng tranh.
Thầy kể toàn bộ chuyện.
HS kể theo tranh
HS cử đại diệ thi tài.
* ý nghĩa: Truyền thống đánh giặc giữ nước của trẻ nước Nam.
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc lại toàn bài sgk
- Về nhà tìm những chữ có âm vừa học trong các văn bản in.
- Đọc và chuẩn bị bài: ôn tập
ôn tập âm và chữ ghi âm
I. Mục đích yêu cầu.
- HS viết, đọc thành thạo các chữ ghi âm đã học.
II. Đồ dùng: Bộ bảng âm và chữ ghi âm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Rèn đọc
Thầy treo bảng các âm đã học
- HS đọc cá nhân, tập thể:
+ Theo thứ tự 
+ Không theo thứ tự
- HS đọc từ: xe chỉ, trở về, nghề y, lá đa, nhà trẻ, cô y tá.
- Luyện đọc câu:
+ Nghỉ hè, cả nhà Nga đi nghỉ ỏ Sa Pa.
+ Dì Nghi là cô y tá ở tổ y tế xã nhà.
+ Mẹ bế bé Thu đi nhà trẻ.
+ Nhà chị Nga có chú chó xù to ghê.
2. Rèn viết:
Viết bảng: các từ
Viết vở ô ly: các câu
3. Thu vở chấm
Yêu cầu HS viết sai nhiều lỗi viết lại
4. Kiểm tra đọc
HS đọc toàn bộ bài viết của mình.
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc lại toàn bài
- Về nhà ôn tập và luyện viết
- Chuẩn bị bài sau
tập viết:
Nho khô, nghé ọ, chú ý
I. Mục đích yêu cầu.
- HS viết đúng, đẹp theo mẫu
- Trình bày và giữ vở sạch đẹp
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài viết và yêu cầu
HS đọc lại bài viết
Thầy hướng dẫn và viết mẫu trên khung:
Nho khô, nghé ọ, chú ý
HS phân tích từ
? Có mấy từ? là những từ nào?
? Từ "nho khô" có mẫy chữ? là những chữ nào?
? Chữ "nho" gồm mấy con chữ? nét nối? độ cao?
? Chữ "khô" gồm mấy con chữ? nét nối? độ cao?
- Các từ khác phân tích tương tự
HS phân tích từ
Luyện viết từ ở bảng
2. Viết vở:
HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
HS viết vở.
3. Thầy thu vở chấm: Nhận xét.
Tuần 7:
 (Từ ngày..tháng..đến ngày..tháng..năm 200..)
Chữ thường - chữ hoa
I. Mục đích yêu cầu.
- HS biết được chữ in hoa, bước đầu làm quen với chữ viết hoa.
- Nhận diện và đọc được chữ in hoa trong câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ba Vì.
II. Đồ dùng: Bảng chữ thường, chữ hoa, tranh câu, luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ
- Đọc, viết: Quả nho, nhà ga, ý nghĩa, tre ngà.
- Đọc: Quê bé Hà giã giò
B- Bài mới
1. Giới thiệu: Treo bảng chữ thường, chữ hoa.
2. Nhận diện chữ hoa:
? Chữ in hoa nào gần giống chữ in thường nhưng kích thước lớn hơn và chữ in hoa nào không giống chữ in hoa thường?
HS thảo luận nêu ý kiến
- Thầy ghi bảng 
- Thầy nhận xét, bổ sung
+ Chữ in hoa gần giống chữ thường: c, e, ê, k, i, l, o, ô, ơ, p, s, t, u, ư, v, x, y.
+ Chữ in hoa khác chữ thường: a, ă, â, b, d, đ, g, h, m, n, q, r.
- Thầy chỉ chữ in hoa
HS nhận diện và đọc âm của chữ
- Thầy che chữ thường
HS đọc chữ in hoa
3. Luyện tập:
a- Luyện đọc:
Thầy hướng dẫn tiếp tục nhận diện và đọc các chữ
HS nhận diện và đọc các chữ ở bảng chữ thường
- Câu ứng dụng
? Vẽ tranh gì?
Thầy chỉ những chữ hoa trong câu: chữ đầu câu và tên riêng.
HS đọc: cá nhân, tập thể
Thầy sửa phát âm + đọc mẫu + giải thích từ.
Sa Pa: Thị trấn nhỏ ở Lào Cai
b- Luyện nói:
? Nêu tên bài luyện nói?
Ba Vì
Ba Vì: thuộc tỉnh Hà Tây - Nơi đây là dấu tích của cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
(Trò chơi)
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc toàn bài sgk
- Về nhà tìm những chữ in hoa trong các văn bản in.
- Chuẩn bị bài 29
ia
I. Mục đích yêu cầu.
- Đọc và viết được ia, tía, lá tía tô
- Đọc câu ứng dụng: Bé Hà nhỏ cỏ, chị Kha tỉa lá.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chia quà
II. Đồ dùng: Lá tía tô, tranh minh hoạ câu, luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ:
Đọc: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa.
B- Bài mới
1. Giới thiệu: Hôm qua chúng ta học vần mới ia -> Bảng
Đọc: ia
2. Dạy vần:
- Vần ia được tạo nên từ i và a
? So sánh ia với i có gì giống, khác nhau?
? Phân tích vần ia?
i trước, a sau
- Đánh vần: i - a - ia
HS đánh vần 
? Phân tích tiếng "tía"?
t đứng trước, vần ia đứng sau, dấu sắc trên đầu chữ i.
Đánh vần: tờ - ia - tia - sắc - tía.
? Quan sát vật mẫu: Cái gì?
Lá tía tô
Thầy giải thích từ bằng vật mẫu
- Đánh vần và đọc trơn
i - a - ia
tờ - ia - tia - sắc - tía.
lá tía tô
Thầy sửa nhịp đọc
- Viết: Thầy hướng dẫn trên khung: ia, tía
HS viết trên không + Bảng
* Từ ứng dụng:
Đọc: tờ bìa, lá mía, tỉa lá, vỉa hè.
? Tìm tiếng mới và phân tích?
Thầy giải thích + đọc mẫu
3. Luyện tập
a- Luyện đọc:
Đọc cá nhân, tập thể
ia - tía - lá tía tô
tờ bìa, lá mía, tỉa lá, vỉa hè.
- Câu ứng dụng:
? Nhận xét tranh vẽ gì?
Đọc: Bé Hà nhỏ cỏ, chị Kha tỉa lá.
Thầy sửa phát âm + đọc mẫu
2 HS đọc
b- Luyện viết:
HS viết vở tập viết: ia, tía, lá tía tô
c- Luyện nói:
Chia quà
HS quan sát tranh trả lời câu hỏi
? Tranh vẽ gì?
? Ai đang chia quà cho các em nhỏ trong tranh?
? Bà chia những gì?
? Các em nhỏ trong tranh vui hay buồn?
? Chúng có tranh nhau không?
? Bài vui hay buồn?
? ở nhà ai hay chia quà cho các em?
? Khi được chia quà em nhận phần ít hơn.
Vậy em là người thế nào?
Trò chơi: Thi tìm nhanh tiếng, từ có vần ia.
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc lại toàn bài sgk
- Về nhà tìm tiếng chứa vần vừa học trong các văn bản in.
- Chuẩn bị bài 30
ua, ưa
I. Mục đích yêu cầu.
- HS đọc, viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- Đọc từ, câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa cho bé,
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữa trưa.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ từ, câu, luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết: ia, tía, lá tía tô, tờ bìa, lá mía, vỉa hè, trỉa đỗ.
- Đọc toàn bài sgk
B- Bài mới:
1. Giới thiệu: Chúng ta học vần mới: ua, ưa -> Bảng
HS đọc
2. Dạy vần:
* ua:
- Vần ua được tạo nên từ u và a
? So sánh ua với ia có gì giống, khác nhau?
? Phân tích vần ua
HS đánh vần
Thầy sửa phát âm
? Phân tích tiếng "cua"?
C đứng trước, vần ua đứng sau.
Đánh vần: cờ - ua - cua
? Tranh vẽ con gì?
Cua bể.
- Đánh vần và đọc trơn
u- a -ua 
cờ - ua - cua
cua bể
- Viết: Thầy hướng dẫn viết trên khung ua, cua
HS viết trên không + Bảng
* Ưa: (quy trình tương tự)
* Từ ứng dụng:
Đọc: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia.
? Tìm tiếng mới và phân tích?
HS tìm phân tích
HS đọc tiếng, từ
Thầy giải thích từ và đọc mẫu
3. Luyện tập:
a- Luyện đọc:
HS đọc cá nhân, tập thể
ua - cua, cua bể
ưa, ngựa, ngựa gỗ
cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia
- Câu ứng dụng 
? Tranh vẽ gì?
HS đọc: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa cho bé.
Thầy đọc mẫu
2 HS đọc
b- Luyện viết
HS viết vở tập viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
c- Luyện nói:
? Nêu tên bài luyện nói?
? Tại sao em biết đây là bức tranh giữa trưa hè?
? Giữa trưa hè là lúc bấy giờ?
? Buổi trưa làng quê thường ngồi ở đâu và làm gì?
? Tại sao trẻ em không nên nô đùa vào buổi trưa?
Trò chơi: Thi tìm tiếng, từ có vần ua, ưa.
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc lại toàn bài sgk
ôn tập
I. Mục đích yêu cầu.
- Đọc và viết một cách chắc chắn các vần vừa học: ia, ua, ưa
- Đọc đúng từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại chuyện: Khỉ và rùa
II. Đồ dùng: Bảng ôn, tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ:
Đọc, viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
Đọc câu: Mẹ đi chợcho bé.
Đọc toàn bài sgk
B- Bài mới
1. Giới thiệu: Tuần qua chúng ta học những vần mới nào?
-> Ghi Bảng ôn
ia, ua, ưa
2. Ôn tập:
a- Các vần vừa học:
Thầy đọc
HS chỉ vần
b- Ghép chữ và vần thành tiếng
Hs chỉ vần và đọc
Ghép chư ở cột đọc với vần ở hàng ngang.
HS đọc cá nhân, tập thể
c- Từ ứng dụng
HS đọc cá nhân, tập thể. 
Thầy giải thích từ và đọc mẫu
3. Luyện tập:
a- Luyện đọc
HS đọc bảng ôn + từ ứng dụng
- Câu ứng dụng
? Bức tranh vẽ gì?
HS đọc đoạn thơ nội dung của bức tranh.
? Tìm và phân tích những tiếng chứa vần đã học?
HS tìm + phân tích
b- Luyện viết
HS viết vở tập viết các từ còn lại
c- Kể chuyện Khỉ và rùa
Thầy kể chuyện theo tranh nội dung sgk
HS nghe và kể lại theo từng tranh 
HS kể lại toàn bộ câu chuyện
HS cử đại diện thi tài
* ý nghĩa: Ba hoa, cẩu thả là tính xấu rất có hại.
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc lại toàn bài
- Về nhà ôn tập và chuẩn bị bài 32
oi, ai
I. Mục đích yêu cầu.
- Hs đọc và viết được oi, ai, nhà gái, nhà ngói, bé gái.
- Đọc từ, câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ từ, câu, luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ:
Đọc, viết: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, vỉa hè.
Đọc đoạn thơ ứng dụng
B- Bài mới:
1. Giới thiệu: Chúng ta học vần mới oi, ai, -> Bảng
HS đọc oi, ai
2. Dạy vần
* oi: 
- Vần oi được tạo ra từ o và i
? So sánh vần oi với i có gì giống và khác nhau?
- Đánh vần: o - i - oi
HS đánh vần
? Phân tích tiếng "ngói"
? Tranh vẽ gì?
Nhà ngói
- Đánh vần và đọc trơn
o - i - oi
ngờ - oi - ngoi - sắc - ngói
nhà ngói
Thầy chỉnh sửa nhịp đọc cho HS 
- Viết: Thầy hướng dẫn và viết mẫu trên khung oi, ngói
HS viết trên không + Bảng
* ai (quy trình tương tự)
* Từ ứng dụng:
Hs đọc: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở
? Tìm và phân tích tiếng mới?
HS đọc tiếng, từ
? Thầy giải thích từ và đọc mẫu
2 HS đọc
3. Luyện tập
a- Luyện đọc
Đọc cá nhân, tập thể
oi, ngói, nhà ngói
ai, gái, bé gái
ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở
- Câu ứng dụng
? Nhận xét tranh vẽ gì?
HS đọc: Bé trai, bé gái đi phố với bố mẹ.
Thầy sửa lỗi + đọc mẫu
b- Luyện viết
HS viết vở tập viết: oi, ai, nhà ngói, bé gái
c- Luyện nói:
? Nêu tên bài luyện nói?
? Trong tranh vẽ những con gì?
? Em biết con chim nào trong những con chim này?
? Chim bói cá và le le sống ở đâu? nó ăn gì?
? Chim sẻ, chim ri sống ở đâu? nó ăn gì?
? Những con chim này con nào hót hay?
(Trò chơi: Tìm tiếng chứa vần oi, ai)
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc lại toàn bài sgk
- Về nhà tìm những tiếng chứa vần oi, ai trong các văn bản in.
- Chuẩn bị bài 33
Tập viết:
Xưa kia, mùa dưa, ngà voi
I. Mục đích yêu cầu.
- Viết đúng, đẹp theo mẫu
- Trình bày bài sạch đẹp
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài viết trên khung:
Xưa kia, ngà voi, mùa dưa, gà mái
HS quan sát mẫu trả lời câu hỏi
? Bài viết có mấy từ? là những từ nào?
? Từ "xưa kia" có mấy chữ? là những con chữ nào? nét nối, khoảng cách giữa các con chữ ?
? Khoảng cách các chữ?
- Các từ khác phân tích tương tự.
2. Luyện viết
HS viết bảng
HS viết vở tập viết
+ Nhắc lại tư thế ngồi viết
+ HS tậ viết
3. Thu vở chấm: Nhận xét
Tuần 8
ôi, ơi
I. Mục tiêu yêu cầu.
- Đọc, viết được ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
- Đọc được từ, câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
- Luyện nói với chủ đề: Lễ hội.
II. Đồ dùng: Bộ đồ dùng học Tiếng việt, tranh minh hoạ từ, câu, luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ
- Đọc, viết: Ngà voi, cái vòi, quả vải, gà mái
- Đọc câu ứng dụng sgk
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài: Chúng ta học vần mới ôi, ơi -> Bảng
2. Dạy vần:
* Ôi:
? Trong tiếng "ổi" âm và dấu nào đã học?
- Vần mới học là vần ôi.
? So sánh vần ôi với vần ai?
HS đánh vần và đọc trơn:
ôi - i - ôi
ôi - hỏi - ổi
trái ổi
- Thầy hướng dẫn viết trên khung: ôi - ổi
HS viết bảng
* ơi: (quy trình tương tự)
 ? So sánh vần ơi với vần ôi có gì giống, khác nhau?
* Từ ứng dụng:
HS đọc thầm: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi
? Tìm và phân tích tiếng mới?
HS đọc tiếng, từ
Thầy giải thích từ + đọc mẫu
3. Luyện tập:
a- Luyện đọc
HS đọc cá nhân, tập thể
ôi, ổi, trái ổi
ơi, bơi, bơi lội
cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi
- Câu ứng dụng
? Tranh vẽ gì?
HS đọc: Bé trai.bố mẹ
Thầy sửa phát âm + đọc mẫu
2 - 3 HS đọc
b- Luyện viết:
HS viết vở bài tập viết: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
c- Luyện nói:
? Nêu tên chủ đề luyện nói?
Lễ hội
HS trả lời câu hỏi
? Quê em có những lễ hội gì? Vào mùa nào?
? Trong lễ hội thường có những gì?
? Ai đưa em đi dự lễ hội?
? Qua ti vi hoặc nghe kể em thích lễ hội nào nhất?
(Trò chơi: Tìm tiếng chứa vần ôi, ơi)
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc toàn bài sgk
- Về nhà tìm chữ có vần vừa học trong các văn bản in
- Chuẩn bị bài 34
Tuần 1:
Ui, ưi
I. Mục đích yêu cầu.
- HS đọc và viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư
- HS đọc được từ, câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về cả nhà vui quá!
- Phát triển lói nói tự nhiên theo chủ đề: Đồi núi
II. Đồ dùng: Bộ đồ dùng học Tiếng Việt, vật chất, tranh minh hoạ từ, câu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ:
Đọc, viết: ôi, ơi, cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi
Đọc toàn bài sgk
? Tìm tiếng chứa vần ôi, ơi, trong câu?
B- Bài mới:
1. Giới thiệu: Chúng ta học vần mới ui, ưi -> bảng
HS đọc
2. Dạy vần :
* Ui:
? Phân tích vần ui?
? So sánh vần ui với vần ơi có gì giống, khác nhau?
- Đánh vần: u - i - ui
H đánh vần
? Thêm âm n và dấu sắc được tiếng gì?
? Phân tích tiếng "núi"
? Quan sát tranh vẽ gì?
Đồi núi
- Đánh vần và đọc trơn:
u - i - ui
nờ - ui - nui - sắc - núi
đồi núi
- Thầy viết mẫu trên khung và nêu quy trình viết ui, núi
HS viết trên không + bảng
* Ưi: (quy trình tương tự)
? So sánh vần ưi với vần ui có gì giống, khác nhau?
* Từ ứng dụng:
HS đọc thầm: Cái túi, vui vẻ, ngửi mùi, gửi quà
?Thầy giải thích từ + đọc mẫu
3. Luyện tập:
a- Luyện đọc:
HS đọc cá nhân, tập thể
Ui, núi, đồi núi
ui, núi, đồi núi
ưi, gửi, gửi thư
cái bút, vui vẻ, ngửi mùi, gửi quà
- Câu ứng dụng:
? Tranh vẽ gì?
? Gia đình con có bao giờ nhận được thư của người thân từ xa gửi về chưa?
? Khi nhận được thư của người thân ở xa con cảm thấy thế nào?
HS đọc: Dì Na vừa gửi thư về cả nhà vui quá.
? Tìm tiếng mới trong câu? phân tích?
b- Luyện viết:
HS viết vở tập viết: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
c- Luyện nói:
? Nêu tên bài luyện nói?
HS thảo luận theo câu hỏi
? Tranh vẽ gì?
? Đồi núi thường có ở đâu? Bạn biết tên vùng nào có nhiều đồi núi ở nước ta?
? Bạn đã đi đâu có nhiều đồi núi chưa? Bạn thấy cảnh vật ở đó như thế nào?
? Theo bạn trên đồi núi thường có những gì?
? Bạn thấy đồi khác núi ở điểm nào?
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc toàn bài sgk
- Về nhà tìm những chữ chứa vần vừa học trong các văn bản in
- Chuẩn bị bài 35
uôi, ươi
I. Mục tiêu yêu cầu.
- Hs đọc, viết được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi
- Đọc từ, câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.
- Luyện nói theo chủ đề: Chuối bưởi, vú sữa
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ từ, câu, luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ
Đọc, viết: Cái túi, vui vẻ, gửi quà
Đọc câu ứng dụng
Đọc toàn bài sgk
B - Bài mới
1. Giới thiệu bài: Học vần mới uôi, ươi -> bảng
HS đọc: uôi, ươi
2. Dạy vần:
* Uôi:
- Vần uôi được tạo nên từ nguyên âm đôi uô và i.
? So sánh vần uôi với vần ôi?
- Đánh vần: uô - i - uôi 
HS đánh vần
? Them âm ch và dấu sắc được tiếng gì?
Chuối
? Phân tích tiếng "chuối"?
? Tranh vẽ gì?
Nải chuối
- Đánh vần và đọc trơn:
uô - i - uôi
chờ - uôi - chuôi - sắc - chuối
nải chuối
Thầy sửa nhịp đọc
- Viết: Thầy hướng dẫn quy trình viết trên khung
HS viết trên không + bảng: uôi, chuối
* Ươi (quy trình tương tự)
? So sánh vần ươi với vần uôi?
* Từ ứng dụng:
HS đọc: tuổi thơ, buổi tối, túi lưới, tươi cười.
? Tìm tiếng mới và phân tích.
HS đọc tiếng, từ
Thầy giải thích từ + đọc mẫu
2 - 3 HS đọc
- Câu ứng dụng:
? Tranh vẽ gì?
? Hai chị em chơi vào thời gian nào?
HS đọc: Buổi tối chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.
? Tìm tiếng mới và phân tích?
Thầy đọc mẫu và hướng dẫn đọc:
Dấu phẩy: ngắt hơi
Dấu chấm: nghỉ lấy hơi.
HS đọc
HS viết vở tập viết: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi
c- Luyện nói:
? Nêu tên chủ đề luyện nói?
Chuối, bưởi, vú sữa
Quan sát tranh trả lời câu hỏi
? Con đã được ăn những quả ngày chưa? Ăn bao giờ?
? Quả chuối chín có màu gì? khi ăn có vị như thế nào?
? Vú sữa chín có màu gì?
? Bưởi có nhiều vào mùa nào?
? Khi bóc vỏ bưởi bao ngoài con nhìn thấy gì?
? Trong 3 thứ quả đó con thích nhất loại quả nào? Vì sao?
? ở vườn nhà con có trồng những cây này không?
III. Củng cố dặn dò:
HS đọc toàn bài sgk
- Về nhà tìm những tiếng, từ có vần uôi, ươi trong các văn bản in.
- Chuẩn bị bài 36
ay - â - ây
I. Mục đích yêu cầu.
- HS đọc, viết được ay, â - ây, máy bay, nhảy dây
- Đọc từ, câu ứng dụng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dâu.
- Luyện nói theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ từ, câu, luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ:
Đọc, viết: tuổi thơ, túi lưới, buổi tối, tươi cười
Đọc: Buổi tối.đố chữ
Đọc toàn bài sgk
B - Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Học vần mới ay, â - ây 
-> bảng
Hs đọc
2. Dạy vần:
? Vần ay được tạo bởi những âm nào?
a và y
? So sánh vần ay với ai?
- Đánh vần: a - y - ay.
? Thêm âm b và thanh ngang được tiếng gì? 
bay
? Phân tích tiếng "bay"?
? Tranh vẽ gì?
Máy bay
- Đánh vần và đọc trơn:
a - y - ay
bờ - ay - bay
máy bay
Thầy sửa phát âm
- Viết: hướng dẫn viết trên khung ay, bay
Viết trên không + Bảng
* Ây (quy trình tương tự)
? So sánh ây với ay?
* Từ ứng dụng: 
HS đọc: cối xay, ngày hội, cây cối, vây cá

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tieng Viet 1- am - Van doc.doc