Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 38: Sử biến đổi hóa học - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

II. CHUẨN BỊ:

- GV :Hình và thông tin ở sgk trang 78.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 19291Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 38: Sử biến đổi hóa học - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 38 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ năm, ngày 31 tháng 12 năm 2009 
Môn : Khoa học
Sử biến đổi hóa học
KTKN : 91
SGK : 86
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. CHUẨN BỊ:
- GV :Hình và thông tin ở sgk trang 78.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra
- Dung dịch là gì ? Cho VD
- Muốn tách các chất ra khỏi dung dịch người ta dùng cách gì ? VD minh họa.
- 2 HS
B. Bài mới
* Giới thiệu : Sự biến đổi hóa học.
Hoạt động 1 : Mô tả thí nghiệm
* Mục tiêu : Mô tả thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học.
* Cách tiến hành :
- Thảo luận nhóm
- Hướng dẫn cách thí nghiệm
- các nhóm đọc thí nghiệm trong SGK và ghi vào phiếu học tập
- trình bày kết quả
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
1. Đốt một tờ giấy
- Tờ giấy bị cháy thành than.
- Tờ giấy bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
2. Chưng đường trên một ngọn lửa
- Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa thì sẽ cháy thành thanh. 
- Trong quá trình chưng có khói khét bốc lên.
- Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất ban đầu của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác.
- Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì ?
- gọi là sự biến đổi hóa học.
- Sự biến đổi hóa học là gì ?
- là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Kết luận : Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm kể 
trên gọi là sự biến đổi hóa học. Nói cách khác, sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Hoạt động 2 : Thảo luận
* Mục tiêu : HS phân biệt được sự biến đổi hóa học và lí học.
* Cách tiến hành :
- các nhóm thảo luận theo nội dung hướng dẫn trong SGK
- trình bày kết quả
Hình
Nội dung
Biến đổi
Giải thích
Hình 2
- cho vôi sống vào nước.
- hóa học
- vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi, dẻo quánh, kèm theo sự tỏa nhiệt.
Hình 3
- xé giấy thành những mảnh vụn
- lí học
- giấy vụn bị xé nhưng vẫn giữ được tính chất ban đầu của nó.
Hình 4
- xi măng trộn với cát
- lí học
- xi măng và cát còn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác.
Hình 5
- xi măng trộn cát và nước.
- hóa học
- tạo thành vữa xi măng, vữa xi măng có tính chất hoàn toàn khác so với 3 chất tạo thành nó
Hình 6
- đinh mới để lâu thành đinh gỉ
- hóa học
- dưới tác dụng của không khí, chiếc đinh bị gỉ, đinh gỉ có tính chất khác hẳn đinh mới.
Hình 7
- thổi thủy tinh từ thể lỏng thành các chai lọ ở thể rắn.
- lí học
- dù ở thể rắn hay lỏng, tính chất của thủy tinh vẫn không thay đổi.
Kết luận : Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hóa học.
IV. CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Thế nào là sự biến đổi hóa học ? Cho VD
DUYỆT ( Góp ý )
	Ngày . tháng  năm 20
	TỔ TRƯỞNG	 HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 38 Su bien doi hoa hoc.doc