Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm

Tiết 1 PHÒNG MỘT SỐ BỆNH

 LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA

I/ Mục tiêu:

 Giúp HS:

 -Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của các bệnh này.

 -Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.

 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 30, 31 (phóng to ).

 -Chuẩn bị 5 tờ giấy A3.

 -HS chuẩn bị bút màu.

III/ Hoạt động dạy- học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 3 HS lên bảng trả lời:

 1) Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì ?

 2) Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo

phì ?

 3) Em đã làm gì để phòng tránh béo phì ?

 -GV nhận xét và cho điểm HS.

3.Dạy bài mới:

 * Giới thiệu bài:

 -GV hỏi:

 +Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

 -GV giới thiệu: Tiêu chảy, tả, lị, thương hàn là một số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp. Những bệnh này có nguyên nhân từ đâu và cách phòng bệnh như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

 * Hoạt động 1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

  Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.

Cách tiến hành:

 -GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng.

 -2 HS ngồi cùng bàn hỏi nhau về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị, và tác hại của một số bệnh đó.

 -Giúp đỡ các cặp HS yếu. Đảm bảo HS nào cũng được hỏi đáp về bệnh.

 -Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh: tiêu chảy, tả, lị.

 -GV nhận xét, tuyên dương các đôi có hiểu biết về các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

 -Hỏi:

 1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ?

 2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì ?

* GV kết luận: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm điều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh, nên rất dễ lây lan thành dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh.

 * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

  Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.

  Cách tiến hành:

 -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.

 -Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau;

 1) Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ?

 2) Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

 3) Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

 4) Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

 -GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.

 -Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trước lớp.

 -Hỏi: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ?

 * Kết luận: Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

 * Hoạt động 3 : Người hoạ sĩ tí hon.

  Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.

Cách tiến hành:

 -GV cho các nhóm vẻ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá theo định hướng.

 -Chia nhóm HS.

 -Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường để vẽ nhằm tuyên truyền cho mọi người có ý thức đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm điều được tham gia.

 -Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm, và các nhóm khác có thể bổ sung.

 -GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng, nội dung hay và vẽ đẹp, trình bày lưu loát.

 3.Củng cố- dặn dò:

 -GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.

 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 / SGK.

 -Dặn HS có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

-3 HS trả lời.

-HS trả lời:

-Thảo luận cặp đôi.

-HS trả lời:

1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng.

2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.

-HS lắng nghe, ghi nhớ.

-HS tiến hành thảo luận nhóm.

-HS trình bày.

+Hình 1, 2 các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

+Hình 3- Uống nước sạch đun sôi, hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá.

2) Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn,

3) Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

4) Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.

-HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.

-HS đọc.

-Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi lại đậu vào thức ăn.

-HS lắng nghe.

-Tiến hành hoạt động theo nhóm.

-Chọn nội dung và vẽ tranh.

-Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.

 

doc 96 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 612Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cho vi khuẩn, 
-Lắng nghe.
-HS thảo luận theo cặp về những tác hại của không khí bị ô nhiễm.
-HS nối tiếp nhau trình bày .
 Tác hại của không khí bị ô nhiễm:
 +Gây bệnh viêm phế quản mãn tính
 +Gây bệnh ung thư phổi.
 +Bụi vô mắt sẽ làm gây các bệnh về mắt.
 +Gây khó thở.
 +Làm cho các loại cây hoa, quả không lớn được, 
-Lắng nghe.
-HS trả lời.
Tiết 4 BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH
I.Mục tiêu :
 Giúp HS:
 -Biết và luôn làm những việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 -Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng làm việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
II.Đồ dùng dạy học :
 -Hình minh hoạ trang 80, 81 (phóng to).
 -Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí.
 -Các tình huống ghi sẵn vào trong phiếu.
 -Giấy A2 để dùng cho nhóm 4 HS.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2.KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng và trả lời câu hỏi.
 +Thế nào là không khí sạch, không khí bị ô nhiễm ?
 +Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
 +Ô nhiễm không khí có những tác hại gì đối với đời sống của sinh vật.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
-Ô nhiễm không khí đều gây tác hại đến sức khỏe của con người.
3.Bài mới:
 Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ môi trường không khí ? Chúng ta sẽ biết điề đó qua bài học hôm nay.
 * Hoạt động 1: Những biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong sạch
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp với yêu cầu.
 Quan sát các hình minh hoạ trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
-Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ trình bày một hình minh hoạ. HS khác bổ sung (nếu có ý kiến khác).
-Nhận xét sau mỗi HS trình bày và khẳng định những việc nên làm nêu trong tranh:
 *.Việc nên làm:
 +Hình 1: Các bạn HS đang làm vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn.
 +Hình 2: Thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh rác thối rữa bốc ra mùi hôi thối và khí độc.
 +Hình 3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp và những người xung quanh hít phải.
 +Hình 5: Nhà vệ sinh ở trường học hợp qui cách, giúp HS đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.
-Hỏi: em, gia đình, địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
-Kết luận: Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí:
 +Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí.
 +Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp.
 +Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh hai bên đường để hạn chế tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ các-bô-níc trong quang hợp của cây.
 +Quy hoạch và xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế sự ô nhiễm không khí trong dân cư.
 +Aùp dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu, lọc bụi và xử lí độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển các công nghệ “chống khói”.
*Hoạt động 2: Sắm vai “Đội tuyên truyền bảo vệ bầu khơng khí trong sạch”.
-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4
-Yêu cầu HS:
 +Thảo luận để tìm ý cho nội dung tuyên truyền cổ động mọi người cùng tích cực tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 +Phân công từng thành viên trong nhóm 
-GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.
-Yêu cầu những nhóm được bình chọn cử đại diện lên trình bày ý tưởng của nhóm mình. Các nhóm khác có thể bổ sung để nhóm bạn hoàn thiện hơn.
-Nhận xét, tuyên dương tất cả các nhóm đã có những sáng kiến hay trong việc tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch. Nhắc HS luôn có ý thức thực hiện và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện.
4.Củng cố:
 +Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
 +Nhận xét câu trả lời của HS.
5.Dặn dò:
-Về học thuộc bài và luôn có ý thức bảo vệ bầu không khí và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
-Chuẩn bị một vật dụng có thể phát ra âm thanh( vỏ lon bia, lon sữa bò, chén, bát)
-Nhận xét tiết học.
-3 HS lên bảng lần lượt trả lời cáccâu hỏi.
-Lắng nghe và phát biểu tự do.
+Ít sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện giao thôâng công cộng 
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận và trình bày.
-Tiếp nối nhau trình bày.
-Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch:
+Hình 6: Cô công nhân vệ sinh đang thu gom rác trên đường, làm cho đường phố sạch đẹp, không có cát, bụi, rác , tránh bị ô nhiễm môi trường.
 +Hình 7: Cánh rừng xanh tốt, trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.
*Việc không nên làm:
 +Hình 4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí độc hại, làm cho mọi người sống xung quanh trực tiếp hít phải.
-HS tiếp nối nhau phát biểu:
 +Trồng nhiều cây xanh quanh nhà, trường học, khu vui chơi công cộng của địa phương.
 +Không đun bếp than tổ ong mà dùng bếp củi cải tiến có ống khói.
 +Đổ rác đúng nơi qui định.
 +Đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.
 +Xử lí phân, rác hợp lí.
 +Ít sử dụng phân bón, chất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật.
 +Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở, vui chơi, học tập
-HS nghe.
-HS hoạt động nhóm.
-Vài HS trình bày.
-HS nghe.
-HS trả lời.
Ngày dậy 
Tiết 1 ÂM THANH
I.Mục tiêu :
 Giúp HS:
 -Biết được những âm thanh cuộc sống phát ra từ đâu.
 -Biết và thực hiện các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
 -Nêu được VD hoặc tự làm thí nghiệm đơn giản chứng minh được mối liên hệ giữa rung động và phát ra âm thanh.
II.Đồ dùng dạy học :
 -Mỗi nhóm chuẩn bị 1 vật dụng có thể phát ra âm thanh.
 +Trống nhỏ, một ít giấy vụn hoặc 1 nắm gạo.
 +Một số vật khác để tạo ra âm thanh:kéo, lược, compa, hộp bút, 
 +Ống bơ, thước, vài hòn sỏi.
 -Chuẩn bị chung:
 +Đài, băng cat-xét ghi âm thanh của : Sấm, sét, động cơ, 
 +Đàn ghi-ta.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.KTBC:
-Gọi HS lên trả lời câu hỏi:
 +Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành ?
 +Tại sao phải bảo vệ bầu không khí trong lành ?
-GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV hỏi: Tai dùng để làm gì ?
 Hằng ngày, tai của chúng ta nghe được rất nhiều âm thanh trong cuộc sống. Những âm thanh ấy được phát ra từ đâu ? Làm thế nào để chúng ta có thể làm cho vật phát ra âm thanh ? Cacù em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh
-GV yêu cầu: Hãy nêu các âm thanh mà em nghe được và phân loại chúng theo các nhóm sau:
 +Âm thanh do con người gây ra.
+Âm thanh không phải do con người gây ra.
 +Âm thanh thường nghe được vào buổi sáng.
+Âm thanh thường nghe được vào ban ngày.
+Âm thanh thường nghe được vào ban đêm.
-GV nêu: có rất nhiều âm thanh xung quanh ta. Hằng ngày, hàng giờ tai ta nghe được những âm thanh đó. Sau đây chúng ta cùng thực hành để làm một số vật phát ra âm thanh.
*Hoạt động 2: Các cách làm vật phát ra âm thanh.
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4 HS.
-Nêu yêu cầu: Hãy tìm cách để các vật dụng mà em chuẩn bị như ống bơ, thước kẻ, sỏi, kéo, lược ,  phát ra âm thanh.
-GV đi giúp đỡ từng nhóm HS.
-Gọi HS các nhóm trình bày cách của nhóm mình.
-GV nhận xét các cách mà HS trình bày và hỏi: Theo em, tại sao vật lại có thể phát ra âm thanh ?
-GV chuyển hoạt động: Để biết nhờ đâu mà vật phát ra âm thanh, chúng ta cùng làm thí nghiệm.
Ø Hoạt động 3: Khi nào vật phát ra âm thanh.
-GV : Các em đã tìm ra rất nhiều cách làm cho vật phát ra âm thanh. Âm thanh phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm chung nào khi âm thanh phát ra hay không? Chúng ta cùng theo dõi thí nghiệm.
ØThí nghiệm 1: 
-GV nêu thí nghiệm: Rắc một ít hạt gạo lên mặt trống và gõ trống.
-GV yêu cầu HS kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm. Nếu không đủ dụng cụ thì GV thực hiện trước lớp cho HS quan sát.
-GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm và suy nghĩ, trao đổi trả lời câu hỏi:
 +Khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ trống thì mặt trống như thế nào ?
 +Khi rắc gạo và gõ lên mặt trống, mặt trống có rung động không ? Các hạt gạo chuyển động như thế nào ?
+Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động như thế nào ?
 +Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì có hiện tượng gì ?
ØThí nghiệm 2:
-GV phổ biến cách làm thí nghiệm : Dùng tay bật dây đàn, quan sát hiện tượng xảy ra, sau đó đặt tay lên dây đàn và cũng quan sát hiện tượng xảy ra.
-Yêu cầu HS đặt tay vào yết hầu mình và cả lớp cùng nói đồng thanh: Khoa học thật lí thú.
+Khi nói, em có cảm giác gì ?
 +Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, dây đàn, thanh quản có điểm chung gì ?
-Kết luận: Âm thanh do các vật rung động phát ra. Khi mặt trống rung động thì trống kêu. Khi dây đàn rung động thì phát ra tiếng đàn. Khi ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh. Khi sự rung động ngừng cũng có nghĩa là âm thanh sẽ mất đi. Có những trường hợp sự rung động rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy trực tiếp như: 2 viên sỏi đập vào nhau, gõ tay lên mặt bàn, sự rung động của màng loa,  Nhưng tất cả mọi âm thanh phát ra đều do sự rung động của các vật.
4.Củng cố
GV cho HS chơi trò chơi: Đoán tên âm thanh.
-GV phổ biến luật chơi:
 +Chia lớp thành 2 nhóm.
 +Mỗi nhóm có thể dùng bất cứ vật gì để tạo ra âm thanh. Nhóm kia đoán xem âm thanh đó do vật nào gây ra và đổi ngược lại. Mỗi lần đoán đúng tên vật được cộng 2 điểm, đoán sai trừ 1 điểm.
 +Tổng kết điểm.
 +Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Dặn dò
-Về học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-Tai dùng để nghe.
-Lắng nghe.
-HS tự do phát biểu.
+Âm thanh do con người gây ra: tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc của trẻ em, tiếng cười, tiếng động cơ, tiếng đánh trống, tiếng đàn, lắc ống bơ, mở sách, 
 +Âm thanh thường nghe được vào buổi sáng sớm: tiếng gà gáy, tiếng loa phát thanh, tiếng kẻng, tiếng chim hót, tiếng còi, xe cộ, 
 +Âm thanh thường nghe được vào ban ngày: tiếng nói, tiếng cười, tiếng loa đài, tiếng chim hót, tiếng xe cộ, 
 +Âm thanh thường nghe được vào ban đêm: tiếng dế kêu, tiếng ếch kêu, tiếng côn trùng kêu, 
-HS nghe.
-HS hoạt động nhóm 4.
-Mỗi HS nêu ra một cách và các thành viên thực hiện.
-HS các nhóm trình bày cách làm để tạo ra âm thanh từ những vật dụng mà HS chuẩn bị.
 +Cho hòn sỏi vào trong ống bơ và dúng tay lắc mạnh.
 +Dùng thước gõ vào thành ống bơ.
 +Dùng 2 hòn sỏi cọ vào nhau.
 +Dùng kéo cắt 1 mẫu giấy.
 +Dùng lược chải tóc.
 +Dúng bút để mạnh lên bàn.
 +Cho bút vào hộp rồi cầm hộp lắc mạnh
-HS trả lời:
 +Vật có thể phát ra âm thanh khi con người tác động vào chúng.
 +Vật có thể phát ra âm thanh khi chúng có sự va chạm với nhau.
-HS nghe.
-HS nghe.
-HS nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm.
-Kiểm tra dụng cụ và làm theo nhóm.
-Quan sát, trao đổi và trả lời câu hỏi.
 +Khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống không rung, các hạt gạo không chuyển động.
 +Khi rắc gạo lên mặt trống và gõ lên mặt trống, ta thấy mặt trống rung lên, các hạt gạo chuyển động nảy lên và rơi xuống vị trí khác và trống kêu.
 +Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động mạnh hơn, trống kêu to hơn. 
 +Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì mặt trống không rung và trống không kêu .
-Một số HS thực hiện bật dây đàn, sau đó lại đặt tay lên dây đàn như hướng dẫn.
-HS cả lớp quan sát và nêu hiện tượng:
 +Khi bật dây đàn thấy dây đàn rung và phát ra âm thanh.
 +Khi đặt tay lên dây đàn thì dây không rung nữa và âm thanh cũng mất.
-Cả lớp làm theo yêu cầu.
+Khi nói, em thấy dây thanh quản ở cổ rung lên.
-Khi phát ra âm thanh thì mặt trống, dây đàn, thanh quản đều rung động.
-HS nghe.
-HS tham gia trò chơi.
-HS nghe.
Tiết 2 SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I.Mục tiêu 
 Sau bài học HS có thể:
 -Âm thanh được lan truyền trong môi trường không khí.
 -Nêu được VD hoặc tự làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
 -Nêu được những VD về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
II.Đồ dùng dạy học
 HS chuẩn bị theo nhóm:
 -2 lon sữa bò, giấy vụn, 2 miếng ni lông, dây chun, dây đồng hoặc dây gai, túi ni lông, đồng hồ để bàn, chậu nước, trống nhỏ.
 -Các mẫu giấy ghi thông tin.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định
.KTBC
-GV gọi HS lên KTBC:
+Mô tả một thí nghiệm mà em biết để chứng tỏ rằng âm thanh do các vật rung động phát ra.
-Gọi HS nhận xét thí nghiệm bạn nêu.
-GV nhận xét và ghi điểm.
 3.Bài mới
 a) Giới thiệu bài
-GV hỏi:
 +Tạisao ta có thể nghe thấy được âm thanh?
-Gv: Âm thanh do các vật rung động phát ra. Tai ta nghe được âm thanh là do rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền qua các môi trường và truyền đến tai ta. Sự lan truyền của âm thanh có gì đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 Ø Hoạt động 1: Sự lan truyền âm thanh trong không khí.
-GV hỏi : Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống ? 
+Sự lan truyền của âm thanh đến tai ta như thế nào ? Chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
-Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 84.
-Gọi HS phát biểu dự đoán của mình.
-Để kiểm tra xem các bạn dự đoán kết quả có đúng không, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. Lưu ý HS: giơ trống ở phía trên ống, mặt trống song song với tấm ni lông bọc miệng ống, cách miệng ống từ 5-10 cm.
 +Khi gõ trống, em thấy có hiện tượng gì xảy ra ?
+Vì sao tấm ni lông rung lên ?
 +Giữa mặt ống bơ và trống có chất gì tồn tại ? Vì sao em biết ?
 +Trong thí nghiệm này, không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động ?
 +Khi mặt trống rung, lớp không khí xung quanh như thế nào ?
-Kết luận: Mặt trống rung động làm cho không khí xung quanh cũng rung động. Rung động này lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các mẩu giấy chuyển động. Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai ta, sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh.
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 84.
+Nhờ đâu mà người ta có thể nghe được âm thanh ?
+Trong thí nghiệm trên âm thanh lan truyền qua môi trường gì ?
-GV giới thiệu: Để hiểu hơn về sự lan truyền của rung động chúng ta cùng làm thí nghiệm.
-GV nêu thí nghiệm: Có 1 chậu nước, dùng một ca nước đổ vào giữa chậu.
+Theo em , hiện tượng gì sẽ xảy ra trong thí nghiệm trên ?
-GV yêu cầu HS làm thí nghiệm.
-GV nêu: Sóng nước từ giữa chậu lan ra khắp chậu đó cũng là sự lan truyền rung động. Sự lan truyền rung động trong không khí cũng tương tự như vậy.
 ØHoạt động 2: Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
-GV nêu: Âm thanh lan truyền được qua không khí. Vậy âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng được không, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
-GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. GV dùng chiếc ni lông buộc chặt chiếc đồng hồ đang đổ chuông rồi thả vào chậu nước. Yêu cầu 3 HS lên áp tai vào thành chậu, tai kia bịt lại và trả lời xem các em nghe thấy gì ?
-GV hỏi HS:
 +Hãy giải thích tại sao khi áp tai vào thành chậu, em vẫn nghe thấy tiếng chuông đồng hồ kêu mặc dù đồng hồ đã bị buộc trong túi nilon.
+Thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào ?
 +Các em hãy lấy những ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng.
-GV nêu kết luận: Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí, mà truyền qua chất rắn, chất lỏng. Ngày xưa, ông cha ta còn áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của giặc, đoán xem chúng đi tới đâu, nhờ vậy ta có thể đánh tan lũ giặc. 
 ØHoạt động 3: Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan truyền ra xa.
-Hỏi : Theo em khi lan truyền ra xa âm thanh sẽ yếu đi hay mạnh lên ?
-GV nêu: Muốn biết âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan tryền ra xa chúng ta cùng làm thí nhgiệm.
 ØThí nghiệm 1:
-GV nêu: Cô sẽ vừa đánh trống vừa đi lại, cả lớp hãy lắng nghe xem tiếng trống sẽ to hay nhỏ đi nhé !
-GV cầm trống vừa đi ra cửa lớp vừa đánh sau đó lại đi vào lớp.
 +Khi đi xa thì tiếng trống to hay nhỏ đi ?
 ØThí nghiệm 2:
-GV nêu: Sử dụng trống, ống bơ, ni lông, giấy vụn và làm thí nghiệm như thế ở hoạt động 1. Sau đó bạn cầm ống bơ đưa ống ra xa dần.
 +Khi đưa ống bơ ra xa em thấy có hiện tượng gì xảy ra ?
 +Qua hai thí nghiệm trên em thấy âm thanh khi truyền ra xa thì mạnh lên hay yếu đi và vì sao ?
 +GV yêu cầu: hãy lấy các VD cụ thể để chứng tỏ âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.
-GV nhận xét, tuyên dương HS lấy VD đúng, có hiểu biết về sự lan truyền âm thanh khi ra xa nguồn âm thì yếu đi.
3.Củng cố:
-GV cho HS chơi trò chơi: “Nói chuyện qua điện thoại”
-GV nêu cách chơi:
 +Dùng 2 lon sữa bò đục lỗ phía dưới rồi luồn sợi dây đồng qua lỗ nối 2 ống bơ lại với nhau.
 +HS lên nói chuyện: 1 HS áp tai vào lon sữa bò, 1 HS nói vào miệng lon sữa bò còn lại. 
-GV yêu cầu HS nói nhỏ sao cho người bên cạnh không nghe thấy. Sau đó hỏi xem HS áp tai vào miệng lon sữa bò đã nghe thấy bạn nói gì.
-GV tổ chức cho nhiều lượt HS chơi, cứ 2 HS nói chuyện thì có 1 HS đứng cạnh HS nói giám sát xem bạn có nói nhỏ không. Nếu HS giám sát nghe thấy thì người chơi bị phạm luật và dừng cuộc nói chuyện.
-Nhận xét, tuyên dương những đôi bạn đã trò chuyện thành công.
 +Khi nói chuyện điện thoại, âm thanh truyền qua những môi trường nào ?
4.Dặn dò:
-Về học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-HS nhận xét thí nghiệm của từng bạn.
-HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân:
 +Vì tai ta nghe thấy sự rung động của vật.
 +Vì âm thanh lan truyền trong không khí và vọng đến tai ta.
-HS nghe.
+Khi đặt dưới ống một cái ống bơ, miệng ống bơ bọc ni lông trên đó rắc ít giấy vụn và gõ trống ta thấy các mẫu giấy vụn nảy lên, tai ta nghe thấy tiếng trống.
 +Khi gõ trống ta còn thấy tấm ni lông rung.
-Lắng nghe.
-HS làm thí nghiệm cho nhóm quan sát. 1 HS bê trống, 1 HS gõ trống. Các thành viên quan sát hiện tượng , trao đổi và trả lời câu hỏi.
 +Khi gõ trống em thấy tấm ni lông rung lên làm các mẫu giấy vụn chuyển động, nảy lên, mặt trống rung và nghe thấy tiếng trống.
+Tấm ni lông rung lên là do âm thanh từ mặt trống rung động truyền tới.
+Giữa mặt ống bơ và trống có không khí tồn tại. Vì không khí có ở khắp mọi nơi, ở trong mọi chỗ rỗng của vật.
+Trong thí nghiệm này không khí là chất truyền âm thanh từ trống sang tấm ni lông, làm cho tấm ni lông rung động.
+Khi mặt trống rung, lớp ni lông cũng rung động theo.
-HS lắng nghe. 
-2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
+Ta có thể nghe được âm thanh là do sự rung động của vật lan truyền trong không khí và lan truyền tới tai ta làm cho màn nhĩ rung động.
+Âm thanh lan truyền qua môi trường không khí.
-HS nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm và chuẩn bị đồ dùng.
-HS trả lời theo suy nghĩ.
-Làm thí nghiệm theo nhóm.
-HS trả lời theo hiện tượng đã quan sát được:
+Có sóng nước xuất hiện ở giữa chậu và lan rộng ra khắp chậu.
-Nghe giảng.
-HS lắng nghe. 
-Quan sát, từng HS lên áp tai vào thành chậu, lắng nghe và nói kết quả thí nghiệm.
+Em nghe thấy tiếng chuông đồng hồ kêu.
-HS trả lời.
+Khi đã buộc chặt đồng hồ trong túi nilon rồi thả vào chậu nước ta vẫn nghe thấy tiếng chuông khi áp tai vào thành chậu là do tiếng chuông đồng hồ lan truyền qua túi nilon, qua nước, qua thành chậu và lan truyền tới tai ta.
+Âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.
-HS phát biểu theo kinh nghiệm của bản thân:
+Cá có thể nghe thấy tiếng chân người bước trên bờ, hay dưới nước để lẩn trốn.
+Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, áp tai xuống mặt bàn, bịt tai kia lại, vẫn nghe thấy tiếng gõ.
+Áp tai xuống đất, có thể nghe tiếng xe cộ, tiếng chân người đi.
+Ném hòn gạch xuống nước, ta vẫn nghe tiếng rơi xuống của hòn gạch 
-Lắng nghe.
-HS trả lời theo suy nghĩ.
-HS nghe.
-Lắng nghe.
+Khi đi ra xa thì tiếng trống nhỏ đi.
-HS nghe GV phổ biến cách làm sau đó thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
+Khi đưa ống bơ ra xa thì tấm ni lông rung động nhẹ hơn, các mẫu giấy vụn cũng chuyển động ít hơn.
 +Khi truyền ra xa thì âm thanh yếu đi vì rung động truyền ra xa bị yếu đi.
-HS lấy VD theo kinh nghiệm của bản thân.
 +Khi ô tô đứng gần ta nghe thấy tiếng còi to, khi ô tô đi xa dần ta nghe tiếng còi nhỏ dần đi.
 +Ở trong lớp nghe bạn đọc bài rõ, ra khỏi lớp nghe thấy bạn đọc bé và đi quá xa thì không nghe thấy gì nữa. 
 +Ngồi gần đài nghe tiếng nhạc to, đi xa dần nghe tiếng nhạc nhỏ đi
-HS nghe GV phổ biến cách chơi.
-HS lên thực hiện trò chơi.
Tiết 3 ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I.Mục tiêu 
 Giúp HS:
 -Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe; dùng làm các tín hiệu : tiếng còi xe, tiếng trống, tiếng kẻng,)
 -Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
 -Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
II.Đồ dùng dạy học
 -HS chuẩn bị theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau.
 -Tranh, ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
 -Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
 -Đài cát-xét (có thể ghi), băng trắng để ghi, băng ca nhạc thiếu nhi.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
 2.KTBC
-GV gọi HS lên kiểm tra bài.
 +Mô tả thí nhgiệm chứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí.
 +Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ? Cho VD.
-Nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm từ diễn tả âm thanh.
-Hướng dẫn: gọi 10 HS chơi, chia làm 2 đội, 1 đội nêu nguồn phát ra âm thanh, đội kia phải tìm nhanh từ phù hợp để phát ra âm thanh. Sau đó đổi ngược lại. Mỗi lần tìm đúng từ được 2 điểm, sai trừ 1 điểm.
-Sau 3 phút tổng kết số điểm và tìm đội chiến thắng.
+Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có âm thanh ?
a. Giới thiệu bài:
Không có âm thanh, cuộc sống của chúng ta không những chỉ vô cùng tẻ nhạt mà còn gây ra rất nhiều điều bất tiện. Âm thanh có vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
ØHoạt động 1:Vai trò của âm thanh trong cuộc sống
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
-Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ trang 86 SGK và ghi l

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc