Giáo án Kể chuyện Lớp 1 - Tuần 32: Con Rồng, cháu Tiên

I. Mục tiêu

HS ghi nhớ nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

Biết thể hiện giọng kể hào hùng, sôi nổi.

HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Thấy được lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình.

II. Đồ dùng dạy học

Tranh minh hoạ trong SGK.

Bảng phụ ghi gợi ý các đoạn của câu chuyện.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 3 trang Người đăng honganh Lượt xem 3840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện Lớp 1 - Tuần 32: Con Rồng, cháu Tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY
Môn : kể chuyện - Tuần: 32
Bài: Con Rồng, cháu Tiên
I. Mục tiêu
HS ghi nhớ nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết thể hiện giọng kể hào hùng, sôi nổi.
HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Thấy được lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ trong SGK.
Bảng phụ ghi gợi ý các đoạn của câu chuyện.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương tiện
5’
I)kiểm tra bài cũ: 
- GV cho 4 HS kể lại 4 đoạn trong câu chuyện Dê con nghe lời mẹ.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét và cho điểm.
- 4 HS kể.
1 HS nêu.
30’
II) Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. GV kể chuyện Con Rồng, cháu Tiên
3. Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn theo tranh.
*Mục tiờu: HS kể lại được từng đoạn truyện theo tranh.
Mỗi dân tộc đều có truyền thuyết về nguồn gốc của dân tộc mình. Dân tộc ta có truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên nhằm giải thích rõ nguồn gộc của cư dân sinh sống trên đất nước Việt Nam. Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện này nhé.
- GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ lên từng bức tranh để HS nhớ chi tiết của câu chuyện.
-GV treo tranh và nêu câu hỏi.
* Tranh 1: + Âu Cơ và Lạc Long Quân vốn sinh ra ở đâu?
+ Việc Âu Cơ sinh con có gì lạ?
+ Gia đình Lạc Long Quân sống như thế nào?
- GV gọi 2 HS kể lại nội dung bức tranh 1
- GV yêu cầu HS nhận xét: 
+ Bạn có nhớ nội dung câu chuyện đó không?
+ Có thiếu hay thừa chi tiết nào không?
+ Kể có diễn cảm không?
- HS trả lời.
- HS nhắc lại tên câu chuyện.
-HS trả lời
-2 HS kể
- HS nhận xét bạn kể.
Tranh 1 
bảng phụ
Tranh 2
-GV treo tranh và nêu câu hỏi.
+ Gia đình hạnh phúc nhưng tâm trạng Lác Long Quân ra sao?
+ Lạc Long Quân đã làm gì?
- GV gọi 2 HS kể lại nội dung bức tranh 2
-GV treo tranh và nêu câu hỏi.
* Tranh 3: 
+Âu Cơ và các con ở lại ra sao?
+ Nàng cùng các con làm gì?
- HS trả lời.
-2 HS kể.
-HS nhận xét bạn.
- HS trả lời.
Tranh 2
Tranh 3
- GV gọi 2 HS kể lại nội dung bức tranh 3.
-GV treo tranh và nêu câu hỏi.
* Tranh 4: 
+Vợ chồng Lạc Long Quân bàn nhau chuyện gì?
+ Ai là vua Hùng thứ nhất của nước ta?
- GV gọi 2 HS kể lại nội dung bức tranh 4.
- 2 HS kể. 
- HS nhận xét bạn.
- HS trả lời.
- 2 HS kể.
- HS nhận xét bạn.
Tranh 4
4. Hướng dẫn HS tập kể toàn chuyện.
- GV gọi HS kể toàn bộ câu chuyện
- 1 HS kể 
*Mục tiờu: HS kể lại được toàn bộ cõu chuyện
-GV chia HS thành các nhóm thi kể 
- GV nhận xét, cho điểm.
- 4 HS thi kể tiếp sức.
- HS nhận xét bạn kể.
Bảng phụ.
5. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
*Mục tiờu: HS nắm được nội dung , ý nghĩa của cõu chuyện.
- Vì sao nhân dân gọi nhau là đồng bào?
+ Câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì?
GV: Theo chuyện Con Rồng, cháu Tiên thì tổ tiên của người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý: cha Rồng, mẹ Tiên. Nhân dân rất tự hào về điều đó.
-Vì cùng sinh ra từ 1 bọc trăm trứng.
+ Ta là Con Rồng, cháu Tiên.
III) Củng cố, dặn dò
+Qua câu chuyện chúng ta tự hào về điều gì?
+ HS trả lời.
+ GV dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
 	* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • dockc 32.doc