Giáo án Hoạt động tập thể Lớp 1 - Tuần 25 đến 35 - Lê Thị Loan

TIẾT 26: TRÒ CHƠI TẬP THỂ “ĐI CHỢ”

I. MỤC TIÊU

 - Giáo dục HS tình cảm yêu quý, quan tâm, giúp đỡ mẹ của mình.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Một chiếc giỏ bằng mây tre hoặc bằng nhựa.

- Khoảng không gian rộng để tổ chức trò chơi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu bài học.

b. Hoạt động chủ yếu

* Hoạt động 1: Chuẩn bị

- Cho HS sắp xếp lại phòng học tạo khoảng không gian rộng để tổ chức trò chơi.

* Hoạt động 2: Tiến hành chơi.

- GV phổ biến trò chơi để HS nắm được.

+ Tên trò chơi: Đi chợ.

+ Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn. Đầu tiên, một số HS cầm giỏ chạy vòng tròn, vừa chạy vừa hô: “Đi chợ, đi chợ”. Tất cả mọi người sẽ đồng thanh hỏi lại: “Mua gì? Mua gì?” Em HS cầm giỏ phải hô một món đồ gì đó mà các em có thể mua ở chợ cho mẹ, ví dụ: “Mua hai trái cam cho mẹ, mua rau ” và đưa chiếc giỏ cho bạn nào thì bạn đó lại cầm giỏ chạy và hô tiếp: “Đi chợ, đi chợ” Cứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến khi hết thời gian chơi.

+ Luật chơi: Nếu HS nào được bạn trao giỏ mà không chạy ngay và hô các câu theo quy ước thì coi như phạm luật.

- Tổ chức cho HS chơi thử để hiểu rõ hơn về cách chơi và luật chơi.

- HS tiến hành chơi thật.

- Thảo luận sau trò chơi:

+ Trò chơi muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?

+ Em đã bao giờ đi chợ giúp mẹ chưa?

+ Em có muốn lớn nhanh để có thể đi chợ mua đồ cho mẹ không?

- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta ai cũng yêu quý, quan tâm và muốn giúp đỡ mẹ mình. Các em hãy học chăm, học giỏi, lớn thật nhanh để có thể đi chợ mua đồ cho mẹ, giúp đỡ mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

* Hoạt động 3: Tổng kết – Đánh giá

- Nhận xét thái độ, ý thức tham gia hoạt động của HS.

3. Chuẩn bị tiết sau

- Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. - Lớp hát.

- HS lắng nghe.

- HS xếp hàng theo một vòng tròn, quản trò đứng ở giữa để điều khiển.

- HS lắng nghe GV phổ biến trò chơi để HS nắm được.

- Lớp trưởng điều khiển.

- HS tiến hành chơi.

- HS trả lời:

+ Trò chơi muốn nhắc nhở chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

+ Em đã từng đi chợ giúp mẹ rồi.

+ Em có muốn lớn nhanh để có thể đi chợ mua đồ cho mẹ.

- HS Lắng nghe

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau.

 

docx 34 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động tập thể Lớp 1 - Tuần 25 đến 35 - Lê Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quàng em quàng thắp đỏ bình minh. 
7. Từng cánh tay măng non. Đang xây ngày mai hồng. 
8. Đoàn thiếu nhi em là hi vọng Việt Nam. 
* Hoạt động 3 : Tập hát: “Khăn quàng thắp sáng bình minh”
- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu theo lối móc xích.
- Luyện hát theo dãy, nhóm, tổ. 
* Hoạt động 3: Tổng kết – Đánh giá
- Nhận xét thái độ, ý thức tham gia hoạt động của HS. 
3. Chuẩn bị tiết sau
- Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
- Lớp hát.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Giai điệu bài hát vui tươi hay êm ái, nhẹ nhàng.
- HS tập đọc lời ca theo GV:
1. Kìa có con chim non, chim chơi ở sân trường. 
2. Ồ chú chim xinh đẹp, hót chào mùa xuân. 
3. Kìa các em thơ ngây, em luôn cùng kết đoàn. 
4. Vì các em đã thuộc năm điều Bác dạy. 
ĐK: Học cho ngoan, lớn cho nhanh. Bay vào đời xây dựng. Rèn đôi tay chắc đôi chân. Lao động là vinh quang. 
5. Kìa các em xinh xinh. Chân bước vội đến trường. 
6. Từng chiếc khăn quàng em quàng thắp đỏ bình minh. 
7. Từng cánh tay măng non. Đang xây ngày mai hồng. 
8. Đoàn thiếu nhi em là hi vọng Việt Nam. 
- HS tập hát từng câu theo lối móc xích. 
- Luyện hát theo dãy, nhóm, tổ. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
Tuần 28
Ngày soạn:.
Ngày dạy: ..
TIẾT 28:	TRÒ CHƠI LỚP HỌC
I. MỤC TIÊU 
- Thông qua tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”, Giáo dục HS biết giữ gìn bàn ghế và các Đồ dùng học tập trong lớp.
- HS biết giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường là nghĩa vụ của HS là thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Kịch bản “Cái bàn biết đau”.
- Nội quy nhà trường.
- Ảnh, quang cảnh trường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Hoạt động chủ yếu
* Hoạt động 1: Chuẩn bị
- HS tập phân vai kịch bản: “Cái bàn biết đau” trước vài lần, tập biểu diễn thử giữa các đội.
- Mỗi tổ chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ.
- Chọn ban điều khiển chương trình.
* Hoạt động 2: Trình diễn 
- Yêu cầu lớp phó học tập tuyên bố lý do, thông qua chương trình, mời tổ trưởng bốc thăm thứ tự biểu diễn.
- Cho HS diễn tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”.
- GV HS trao đổi tiểu phẩm:
+ Cô giáo vào lớp thấy Vinh đang làm gì? 
+ Vì sao cô giáo cho rằng cái bàn biết đau? 
+ Ai tán thành hành động của bạn Vinh ở cuối tiểu phẩm? 
- Văn nghệ kết thúc: các nhóm lần lượt lên trình diễn tiết mục văn nghệ.
* Hoạt động 3: Nhận xét – Đánh giá
- Cho HS bình chọn nhóm trình diễn tiểu phẩm thích nhất. Chọn bạn thể hiện nhân vật thích nhất.
- GV tổng kết khen ngợi nhóm thể hiện tốt nhất, nhân vật tốt nhất và nhấn mạnh: Sự hối lỗi của bạn Vinh chúng ta cần tán thưởng. Cô mong lớp ta không ai mắc phải như nhận vật Vinh.
- Liên hệ: Qua tiểu phẩm giúp em hiểu thêm được điều gì?
- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân.
3. Chuẩn bị tiết sau
- Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
- Lớp hát.
- HS lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và báo cáo cho GV về vai mình sắm.
- Điều khiển chương trình:Lớp phó học tập
- Các nhóm luyện tập theo sự chỉ đạo của nhóm trưởng.
- Lớp phó học tập tuyên bố lý do,thông qua chương trình. Cả lớp theo dõi.
- HS theo dõi tiểu phẩm.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Vinh đang chạy nhảy trên bàn. 
+ Vì cái bàn do công sức con người vất vả làm ra, nếu ta làm hỏng nó, sẽ làm đau lòng người làm ra nó.
+ Cả lớp trình bày ý kiến cá nhân.
- Các nhóm lần lượt lên trình diễn.
- HS bình chọn.
- HS lắng nghe.
- HS tự nêu theo suy nghĩ.
- HS tự liên hệ bản thân báo cáo.
- HS lắng nghe chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 29
Ngày soạn:.
Ngày dạy: ..
TIẾT 29: 	 	TÌM HIỂU CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết thêm một số trò chơi tập thể.
- Rèn cho HS khả năng quan sát nhanh, linh hoạt, tác phong nhẹ nhàng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Mỗi HS một chiếc ghế.
- Phần thưởng cho người chiến thắng. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Trò chơi “Tôi yêu các bạn”
* Hoạt động 1: Chuẩn bị
- Cho HS chuẩn bị ghế, sắp xếp lại phòng học.
* Hoạt động 2: Tiến hành chơi
- Hướng dẫn HS luật chơi, cách chơi:
+ Khi quản trò hô to một số đặc điểm chung của của 1 số bạn trong lớp:
VD: Tôi yêu các bạn mặc áo hoa
 Tôi yêu các bạn mặc áo trắng
 Tôi yêu các bạn nữ......
+ Khi đó tất cả các bạn có đặc điểm được nêu phải đứng dậy, chạy đổi chỗ cho nhau, lúc đó quản trò chiếm lấy 1 ghế.
ngồi, người bị mất ghế sẽ thay quản 
trò chỉ huy trò chơi...
- GV phổ biến luật chơi: 
+ Ghế đã có người ngồi thì không ai được tranh ghế đó nữa.
+ Ai có đặc điểm như bạn đã nêu mà không chịu đổi chỗ là phạm luật.
+ Ai không có đặc diểm như bạn mà vẫn chạy thì cũng phạm luật.
- GV cho học sinh chơi thử.
- GV cho cả lớp chơi thật.
- Phát thưởng cho các bạn chiến thắng.
* Hoạt động 3: Nhận xét – Đánh giá
- GV tổng kết khen ngợi.
- Qua chơi trò chơi này em thấy có ích lợi gì không?
3. Chuẩn bị tiết sau
- Các em nên tổ chức trò chơi này vào các giờ nghỉ.
- Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
- Lớp hát.
- Lớp lắng nghe.
- Học sinh chuẩn bị ghế của mình và sắp xếp lại phòng học.
- HS ngồi ghế theo một vòng tròn, quản trò đứng ở giữa để điều khiển. 
- HS lắng nghe.
- Theo dõi GV phổ biến luật chơi.
- Chơi thử 1 – 2 lần, sau đó tiến hành chơi thật.
- HS chiến thắng nhận thưởng.
- HS lắng nghe.
- Tạo không khí vui vẻ, rèn khả năng quan sát nhanh, tác phong nhanh nhẹn khi cần xử lý tình huống....
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 30
Ngày soạn:.
Ngày dạy: ..
TIẾT 30:	 	HỌC BÀI HÁT: EM LÀ MẦM NON CỦA ĐẢNG”
I . MỤC TIÊU
-Thuộc và hát được bài Em là mầm non của Đảng đúng theo nhạc đệm.
-Hát Em là mầm non của Đảng trong giờ chào cờ đầu tuần.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tuyển tập các bài hát có chủ đề về nhà trường dành cho học sinh tiểu học.
-Nội dung lời bài hát Em là mầm non của Đảng.
-Máy cassette và đĩa bài hát Em là mầm non của Đảng (có lời). 
-Máy cassette và đĩa bài hát Em là mầm non của Đảng (nhạc đệm). 
-Nội dung lời bài hát Em là mầm non của Đảng.
-Đầu đĩa VCD và tivi hoặc máy tính và màn chiếu.
-Đĩa VCD bài múa Em là mầm non của Đảng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Hướng dẫn HS các bài hát hay
* Hoạt động 1: Chuẩn bị
1) KHỞI ĐỘNG: TRÒ CHƠI
-TPT hường dẫn ĐV cách chơi
-TPT hướng dẫn đội viên chức năng của các bộ phận.
-TPT hô to các chức năng.
-ĐV chỉ vào đúng các bộ phận tương ứng (TPT nói chức năng này mà chỉ vào bộ phận kia để đánh lừa ĐV).
-ĐV nào làm sai sẽ phải làm trò trước các đội viên khác (LÀM VỊT).* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
-TPT yêu cầu ĐV đọc lời bài Em là mầm non của Đảng.
-ĐV đọc lời bài hát.
-Các ĐV còn lại nghe và bổ sung.
-TPT yêu cầu ĐV hát lại bài Em là mầm non của Đảng.
-ĐV hát lại bài hát.
-TPT mở đĩa VCD cho ĐV xem qua bài múa Em là mầm non của Đảng (1 lần).
-TPT giới thiệu đoạn cần học múa
+Đoạn 1: Em là búp..đấu tranh
+Tạm chia thành 10 dòng.
*LỜI BÀI EM LÀ MẦM NON CỦA ĐẢNG (đoạn 1) (tạm chia thành 10 dòng)
Em là búp măng non, (Dòng 1)
em lớn lên trong mùa cách mạng. (Dòng 2)
Sướng vui có Đảng tiền phong, (Dòng 3)
có Đảng như ánh thái dương. (Dòng 4)
Sống yên vui trong tình yêu thương. (Dòng 5)
Cuộc đời từ đây bừng sáng. (Dòng 6)
Khăn quàng thắm vai em (Dòng 7)
ghi chiến công anh hùng cách mạng. (Dòng 8)
Tiếng thơm muôn đời còn vang. (Dòng 9)
Sáng ngời ý chí đấu tranh. (Dòng 10)* Hoạt động 3: Liên hoan văn nghệ
- GV cùng MC sắp xếp chương trình. 
- Yêu cầu các tổ trình diễn.
* Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá
- GV khen ngợi, đánh giá: Lời ca tiếng hát luôn đem đến niềm vui, tình thân thiện trong một tập thể. “Hát hay không bằng hay hát”. Chúc các em luôn sẵn sàng mang lời ca tiếng hát của mình để tạo nên bầu không khí vui tươi, thoải mái trong học tập, trong sinh hoạt tập thể.
3. Chuẩn bị tiết sau
- Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
- Hát bài: Em yêu trường em.
- Lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Chọn lớp phó văn thể / lớp trưởng.
- Các tổ chia nhau luyện tập.
- Các tổ chọn một trong số bài hát như: bài “Em yêu trường em”, “Lớp chúng ta đoàn kết”, “Em là mầm non của Đảng”, “Chiếc khăn hồng”, “Khăn quàng thắp sáng bình minh”, “Đi học về”.
- Các tổ đăng kí bài hát. 
- MC tuyên bố l‎í do, giới thiệu ý‎ nghĩa của buổi liên hoan văn nghệ.
- Các đội lên tự giới thiệu và trình diễn các tiết mục văn nghệ.
- Các học sinh còn lại làm khán giả.
- MC mời GV lên nhận xét buổi liên hoan văn nghệ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
RÚT KINH NGHIỆM
20
3) DẠY ĐỘNG TÁC MÚA:
-TPT mở đĩa VCD cho ĐV xem lại đoạn cần tập múa (1 lần)
-ĐV xem và chú ý các thao tác.
-TPT hướng dẫn động tác từng dòng 1 từ đầu cho đến hết.
-TPT hướng dẫn cách đếm cho các động tác (mỗi dòng đếm số từ 1-4).
-ĐV tập động tác cho từng dòng 1
-TPT thường xuyên bảo các em nhắc lại động tác cũ trước, khi học động tác tiếp theo.
-TPT cho cả lớp múa lại toàn bộ đoạn 1. 
Tư thế chuẩn bị: Tư thế nghiêm
*Nhạc đệm: Bước đều tại chỗ, chân trái bắt đầu trước (8 nhịp tổng cộng).
*Dòng 1: (thực hiện trong 4 nhịp đếm 1-2-3-4)
	+Hai tay từ từ khép lại, tréo nhau, lòng hai bàn tay úp (tay phải nằm dưới).
	+Hai tay từ từ xoay để hai lưng bàn tay đối nhau.
	+Hai tay từ từ đưa lên đến cao hơn đầu. 
	+Chân trái bước 2 bước vào nhịp 1 và 3
	+Chân phải bước 1 bước vào nhịp 3 và nhúng vào nhịp 4 (nhịp nhúng mũi chân chạm đất).
*Dòng 2: (thực hiện trong 4 nhịp đếm 1-2-3-4)
+Hai tay từ từ bung ra hai bên và hạ xuống.
+Chân phải bước 2 bước vào nhịp 1 và 3
	+Chân trái bước 1 bước vào nhịp 3 và nhúng vào nhịp 4.
*Dòng 3: thực hiện lại động tác dòng 1.
*Dòng 4: thực hiện lại động tác dòng 2.
*Dòng 5: thực hiện lại động tác dòng 1.
*Dòng 6: thực hiện lại động tác dòng 2.
*Dòng 7: 
	+Hai tay co lại chống hông ở nhịp 1 và 3.
	+Hai tay co lại đưa lên ngang vai, lòng bàn tay hướng lên trên, cùi trỏ hướng xuống đất, ở nhịp 2 và 4.
	+Chân phải bước xéo về hướng phải một khoảng rộng bằng vai, gót chạm đất, mũi chân hướng lên đồng thời chân trái khụy gối, người hơi ngã về phía sau ở nhịp 1.
	+Chân phải rút về và chân trái thẳng lên ở nhịp 2.
	+Chân trái và phải thay nhau dặm tại chỗ ở nhịp 3 và 4 (chân trái bắt đầu trước).
*Dòng 8: thực hiện giống động tác dòng 7, nhưng đổi chân.
*Dòng 9: thực hiện lại động tác dòng 7.
*Dòng 10: thực hiện lại động tác dòng 8.
5
4) CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: 
-TPT yêu cầu một vài ĐV múa đúng động tác múa trước lớp hết đoạn 1.
-ĐV thực hiện yêu cầu, các ĐV còn lại quan sát và nhận xét.
-TPT yêu cầu ĐV cố gắng tập múa thêm ở nhà.
-TRÌNH DIỄN LẠI BÀI HÁT TRƯỚC LỚP
-TẬP HÁT LẠI BÀI HÁT TẠI NHÀ
Tuần 31
Ngày soạn:.
Ngày dạy: ..
TIẾT 31: VẼ NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu tò he là đồ chơi dân gian độc đáo dành cho trẻ em.
- HS biết nặn các con vật theo trí tưởng tượng của mình.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Hình ảnh về tò he
- Đất nặn bột màu bút vẽ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- Trong buổi học ngày hôm nay lớp ta sẽ tập làm đồ chơi: nặn các con vật.
- Đồ chơi nặn các con vật đã có truyền thống đó là tò he. Trước đây tò he là một đồ chơi được trẻ em rất thích.
b. Hướng dẫn HS nặn các con vật
* Hoạt động 1: Chuẩn bị
- Mỗi HS cần chuẩn bị đất nặn thủ công hoặc đất sét... bút vẽ bột màu.
* Hoạt động 2: Nặn các con vật
- GV giới thiệu về tò he:
+ Tò he là đồ chơi làm bằng bột nặn...
+ Nguyên liệu là bột gạo bột nếp cùng các phẩm màu nghiền bằng rau củ quả....
+ Tò he được nặn thành hình những vị anh hùng dân tộc những nhân vật cổ tích, những con vật ngộ nghĩnh xinh xắn...
- GV hướng dẫn học sinh nặn các con vật.
- GV cho học sinh tiến hành nặn các con vật mình yêu thích.
- Yêu cầu HS nộp và trình bày về sản phẩm của mình.
- Cho HS bình chọn sản phẩm trưng bày trên bàn.
* Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá.
- GV khen ngợi thành quả lao động của cả lớp đã tạo ra những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu.
- Hoan nghênh những bạn có sp được các bạn bình chọn. Khuyến khích các em mang sp về tặng em bé.
3. Chuẩn bị tiết sau
- Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
- Lớp hát.
- HS lắng nghe. 
- HS phát biểu những ý kiến, thắc mắc của mình liên quan đến nội dung bài học.
- HS chuẩn bị đất nặn thủ công hoặc đất sét, bút vẽ bột màu để lên bàn.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý theo dõi cách làm.
- HS ngồi theo nhóm nặn các con vật mình yêu thích và trí tưởng tượng của mình.
- Sau khi nặn xong HS trang trí các con vật sao cho chúng ngộ nghĩnh, sinh động
- Các nhóm giúp nhau hoàn thành sản phẩm. Đặt tất cả các sản phẩm lên bàn từng nhóm giới về con vật cho cả lớp quan sát.
- HS bình chọn sp trưng bày trên bàn. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 32
Ngày soạn:.
Ngày dạy: ..
TIẾT 32: TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU 
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi dân gian vui khoẻ.
- HS biết vận dụng trò chơi dân gian trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tuyển tập trò chơi dân gian.
- Bố trí lớp học hình chữ U.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Hướng dẫn HS chơi trò chơi dân gian
* Hoạt động 1: Chuẩn bị
- GV cho HS học thuộc bài đồng dao “xỉa cá mè”.
- Bố trí lớp học hình chữ U đủ rộng rãi cho số lượng người đứng.
* Hoạt động 2: Tiến hành chơi
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Cả lớp xếp thành vòng tròn quay mặt vào trong hát bài đồng dao cùng với người xỉa cá.
+ Người xỉa cá thứ nhất trong vòng tròn người này vừa đi vừa hát bài đồng dao cùng các bạn chơi. Hát 1 từ đập vào 1 bạn....
+ Người chơi đứng vòng tròn hát khi được cá xỉa vào tay xong được rút tay về... hát đến chữ sạch thì nhanh tay rút tay về. Tất cả người chơi ngồi xuống kêu ụp.
+ Cứ như vậy người xỉa cá thứ 2 tiếp tục chơi.
- Tổ chức chơi thử
- Tổ chức cho hs chơi thật
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- Hết giờ chơi GV mời người xỉa cá bắt được cá vào phía vòng tròn.
- GV khen ngợi cả lớp nhanh chóng hiểu và tích cực tham gia trò chơi. Nhấn mạnh ý nghĩa trò chơi giúp các em vui vẻ... Khuyến khích HS tăng cường chơi trò chơi dân gian bổ ích....
3. Chuẩn bị tiết sau
- Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
- Lớp hát.
- HS lắng nghe.
- HS học thuộc bài đồng dao “xỉa cá mè”.
- HS sắp xếp lại bàn ghế.
- Cả lớp xếp thành vòng tròn quay mặt vào trong hát bài đồng dao cùng với người xỉa cá.
- Người xỉa cá thứ nhất trong vòng tròn người này vừa đi vừa hát bài đồng dao cùng các bạn chơi. Hát 1 từ đập vào 1 bạn....
- Người chơi đứng vòng tròn hát khi được cá xỉa vào tay xong được rút tay về... hát đến chữ sạch thì nhanh tay rút tay về. Tất cả người chơi ngồi xuống kêu ụp.
- Cứ như vậy người xỉa cá thứ 2 tiếp tục chơi.
- HS chơi thử.
- HS chơi thật.
- Cả lớp hoan hô tài bắt cá của các bạn.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
RÚT KINH NGHIỆM
	TIỂU PHẨM “NHỮNG ĐỨA CON TRAI”
I. Mục tiêu 
.Thông qua tiểu phẩm, HS hiểu được: Cần phải thể hiện tình cảm yêu thương đối với mẹ của mình bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
II. Quy mô hoạt động: 
Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện 
- Kịch bản tiểu phẩm: “ Những đứa con trai”
- Các câu hỏi thảo luận
- Một số đồ dùng để hóa trang các nhân vật trong tiểu phẩm như: khăn quàng, nón cho các bà mẹ;
- Một số đạo cụ phục vụ cho tiểu phẩm như: các xô gánh nước.
IV.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học
b. Hoạt động chủ yếu:
 HĐ1: Chuẩn bị
- Trước một tuần, GV lựa chọn 6 HS (3 nam, 3 nữ) để tham gia biểu diễn tiểu 
Hoạt động học
phẩm.
- Cung cấp kịch bản (xem phần tư liệu tham khảo) và hướng dẫn HS tập tiểu phẩm, chuẩn bị đạo cụ cần thiết.
HĐ 2:. Trình diễn tiểu phẩm
- Mở đầu, GV giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng xem tiểu phẩm có tên gọi : “ Những đứa con trai”, do 6 bạn HS trong lớp mình đóng. Các em hãy xem tiểu phẩm và suy nghĩ, các cậu con trai trong tiểu phẩm này có gì đặc biệt nhé.
HĐ3 : Thảo luận
Sau khi xem tiểu phẩm xong, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Theo các em, vì sao ba cậu con trai cùng xuất hiện một lúc mà ông lão đi đường lại nói rằng chỉ nhìn thấy một đứa con trai?
- Đó là con trai của bà mẹ nào?
- Qua xem tiểu phẩm trên, em có rút ra điều gì?
HĐ4: Nhận xét – Đánh giá
GV kết luận: Để xứng đáng là những đứa con ngoan, trước hết chúng ta phải biết quan tâm và giúp đỡ mẹ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
3. Chuẩn bị tiết sau: Tư liệu tham khảo
Kịch bản tiểu phẩm: “ Những đứa con trai”
- HS lắng nghe để chuẩn bị
- HS cả lớp xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- HS thảo luân cặp
- HS tự trả lời theo ý mình
Tuần 33
Ngày soạn:.
Ngày dạy: ..
TIẾT 33:	VẼ VỀ QUÊ HƯƠNG EM
I. MỤC TIÊU
- HS nhận thức được sự thay đổi về quê hương đất nước.
- Biết kết hợp các màu sắc khác nhau khi vẽ tranh.
- Tự hào về vẻ đẹp về sự đổi thay, phát triển của quê hương mình. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bút dạ , bút sáp , giấy A4....
- Một số bức tranh phong cảnh về quê hương , đất nước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Hướng dẫn HS chơi trò chơi dân gian
* Hoạt động 1: Chuẩn bị
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu về phong cảnh quê hương, chuẩn bị một số câu hỏi mang tính gợi mở.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ tranh
- GV cho hs quan sát một số bức tranh phong cảnh mẫu và hỏi:
 + Bức tranh vẽ gì? Ở nông thôn hay thành phố?
+ Hoạt động của con người được mô tả trong bức tranh là gì?
+ Sự khác nhau giữa hoạt động sản xuất ở thành phố và nông thôn?
- GV nhận xét kết luận.
* Hoạt động 3: Vẽ tranh
- GV quan sát, uốn nắn, hướng dẫn HS vẽ.
* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- GV cùng hs chọn ra những bức tranh tiêu biểu để trưng bày
* Hoạt động 5: Tổng kết đánh giá 
- GV nhận xét tuyên dương, khen thưởng những bức tranh đẹp.
- Nhận xét thái độ, ý thức tham gia hoạt động của HS.
3. Chuẩn bị tiết sau
- Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
- Lớp hát.
- HS lắng nghe.
- Chuẩn bị giấy, bút vẽ... theo hướng dẫn của GV.
- Tự tìm hiểu những danh lam thắng cảnh của quê hương qua sách báo , hỏi người lớn...
- HS quan sát một số bức tranh phong cảnh mẫu.
- HS thảo luận nhóm nhóm 
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS vẽ tranh về quê hương, về phong cảnh thiên nhiên, con người ở quê hương. 
- HS trình bày ý tưởng, thuyết trình về nội dung bức tranh của mình
- Lớp bình chọn các bức tranh đẹp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau. 
RÚT KINH NGHIỆM
 Chiều thứ 5 ngày tháng 4 năm 2013
 Tháng 4
	Chủ đề: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Tiết 1. HOẠT ĐỘNG 1:
 VẼ CHIM HÒA BÌNH
I.Mục tiêu hoạt động
-HS biết được chim bồ câu trắng là tượng trưng cho hòa bình và biết vẽ chim bồ câu trắng để thể hiện tình yêu hòa bình.
II. Quy mô hoạt động	
+Tổ chức theo quy mô lớp
III. Tài liệu và phương tiện.
+ Bút vẽ, giấy vẽ, bút màu
+ Tranh chim bồ câu
III. Các bước tiến hành.
 Giáo viên
 Học sinh
1.Ổn đinh tổ chức.
2.Bài mới.Giới thiệu bài..
Bước 1: Chuẩn bị
Thông báo cho hs chuẩn bị trước một tuần về bút vẽ, giấy vẽ, bút màu....
Vẽ phác trước ở nhà
Bước 2. Tiến hành vẽ tại lớp
- Ổn định tổ chức 
- GV giới thiệu về biểu tượng chim bồ câu
- HS quan sát tranh mẫu, nhận xét
- Y/c hs vẽ
Bước 3.Trưng bày, giới thiệu tranh
HDhs trưng bày tranh
Lắng nghe hs giới thiệu
Bước 4. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng hs bình chon bức tranh đẹp và trang trí vào góc nghệ thuật
- Chuẩn bị ở nhà
Ngồi theo bàn
Quan sát, lắng nghe
Tiến hành vẽ chim bồ câu
+ Trưng bày tranh theo nhóm tổ
Từng hs giới thiệu về tranh vẽ của mình cho cả lớp nghe
Nhận xét tranh của nhau
Tuần 34
Ngày soạn:.
Ngày dạy: ..
TIẾT 34:	 TRÒ CHƠI LỚP HỌC
	(ĐỨNG, NGỒI, NẰM, NGỦ)
I. MỤC TIÊU 
- Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi tập thể vui khoẻ.
- HS biết vận dụng trò chơi tập thể trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tài liệu về một số trò chơi được tổ chức trong lớp học.
- Bố trí lớp học hình chữ U.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Hoạt động chủ yếu
* Hoạt động 1: Tiến hành chơi “Đứng, ngồi, nằm, ngủ”.
- GV phổ biến trò chơi để HS nắm được:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò. 
- Cách chơi:
+ Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
+ Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
+ Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
+ Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
+ Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí.
- Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+ Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.
- Tiến hành chơi thử.
- Cho HS chơi thật.
* Hoạt động 2: Hình phạt cho các bạn làm sai với hình phạt “viết thư”.
- Hướng dẫn cách phạt: quản trò đọc một đoặn văn có tính hài hước, và yêu cầu người bị phạt làm các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi, dấu 2 chấm, dấu chấm than
+ Dấu chấm: dùng chân phải dậm 1 cái xuống đất.
+ Dấu hỏi: chân phải xoay 1 vòng, chân trái dậm 1 cái.
+ Dấu chấm than: chân phải ké

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_HOAT_DONG_TAP_THE_lop_1.docx