Giáo án dạy học lớp 1 - Tuần học 27

Tập đọc:

BÀI : HOA NGỌC LAN.

 I. MỤC TIÊU:

 +Học sinh đọc trơn cả bài; đọc đúng các từ : hoa lan, lá dày, láp ló,bạc trắng, khắp vườn, búp. Ôn vần ăm, ăp; hiểu nội dung bài.

 +Rèn kỹ năng đọc trơn lưu loát, biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu.

 +Học sinh thích tìm hiểu về các loài hoa.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Sách GK, Vở BTTV.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 24 trang Người đăng hong87 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học lớp 1 - Tuần học 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời xin lỗi khi làm phiền lòng người khác . Biết cảm ơn , xin lỗi là thể hiện tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác .
4.Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tích cực .
Dặn Học sinh thực hiện tốt những điều đã học , ôn lại bài .
Chuẩn bị bài học cho tuần sau .
- Em nĩi lời cảm ơn
- Em phải xin lỗi
HS quan sát tranh (VBT)
Học sinh thảo luận nhóm .
Đại diện nhóm lên trình bày 
Lớp nhận xét bổ sung 
Học sinh chia nhóm đọc nội dung các tình huống trên mỗi cánh hoa .
Học sinh lựa chọn những cánh hoa có tình huống cần nói lời cảm ơn để ghép vào nhị hoa “Cảm ơn” . tương tự vậy với hoa xin lỗi .
Học sinh lên trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp .
Lớp nhận xét
Học sinh tự làm bài tập 
Học sinh nêu :
“ Nói cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ ”
“ Nói xin lỗi khi làm phiền người khác ”
-----------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 16 tháng 3 năm 2009.
THỂ DỤC: Tiết 27 / ct.
Bài :BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG.
	I.MỤC TIÊU:
+Tiếp tục ôn bài thể dục; ôn tâng cầu.
+Yêu cầu học sinh hoàn thiện các động tác của bài thể dục.Thâm gia trò chơi chủ động.
+Học sinh tự giác luyện tập.
 II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
-Sân trường ; quả cầu trinh, vợt (34 cái)
	III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
NỘI DUNG
TG
PHƯƠNG PHÁP
1.Phần mở đầu:
-GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung ,y/c giờ học.
-Cho HS chạy theo 1 hàng dọc, sau đó chuyển đội hình vòng tròn.
-Khởi động:xoay cổ tay,cánh tay, gối,hông.
-Trò chơi : “chanh chua- cua kẹp”
2.Phần cơ bản:
*Ôn bài thể dục:
-L1:GV hô nhịp- cả lớp tập.
-L2:Từng tổ trình diễn.
GV nhận xét, đánh giá.
*Ôn tâng cầu: Cho HS tập cá nhân.
-Các tổ thi đua.
3.Phần kết thúc:
-HS đi thường theo 3 hàng dọc và hát.
-Tập lại động tác điều hoà.
-GV cùng HS hệ thống nội dung bài học.
-Nhận xét chung tiết học.
1-2’
2-3’
2-3’
2-3 Lần
10-12’
1-2’
 1-2’
* * * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * * *
 GV
 * *
 * *
 * *
 * *
* * * * * *
 * * * * * *
* * * * * *
 * *
 * *
 * *
------------------------------------------------------
TẬP VIẾT :Tiết 27/ct.
Bài : TÔ CHỮ HOA E ,E, G
I.MỤC TIÊU:
+Học sinh biết tô chữ hoa E, Ê, G ; viết dược vần, từ ứng dụng trong bài: ăm , ăp, ươn , ương , chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương.
+Rèn kỹ năng tô chữ hoa đúng quy trình,viết vần từ cỡ vừa, chữ thường ,đều nét.
+Học sinh chăm luyện viết, có ý thức giữ vở sạch, rèn chữ đẹp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ hoa E, Ê,G ;Bảng phụ; Vở TV.
III,CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra bài tập viết ở nhà của HS, nhận xét.
Y/c học sinh viết chữ hoa : D ,D vào bảng con.
-GV nhận xét, sửa sai.
2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2.1/ Giới thiệu bài:Tô chữ hoa E , E, G.
2.2/ Hoạt động chính:
 a.HD tô chữ hoa:
GV đính chữ mẫu, cho HS quan sát và nhận xét về độ cao, số nét và kiểu nét của từng chữ.
-GV tô theo chữ mẫu và nêu cấu tạo chữ hoa E , Ê,G
*Chữ hoa E cao 5 li, gồm 3 nét : nét cong dưới kết hợp với 2 nét cong trái tạo vòng xoắn ở đầu và giữa thân chữ.
*Chữ hoa Ê viết giống chữ E sau đó viết thêm dấu mũ.
*Chữ G cao 8 li,gồm 2 nét:nét 1 là nét cong dưới kết hợp nét cong trái tạo vòng xoắn to trên đầu chữ.Nét 2 là nét khuyết dưới.
-GV viết mẫu trong khung chữ, nhắc lại quy trình viết.
-Cho HS tập viết vào bảng con.
-GV uốn nắn chữ viết cho HS.
b.HD viết vần, từ ứng dụng:
-GV treo bảng phụ,cho HS đọc bài trên bảng.
-GV viết mẫu,cho HS tập viết vào bảng con.
-Nhận xét, sửa sai.
c.HD viết vào vở TV:
-HD tô chữ hoa :mỗi chữ 1 dòng.
Viết vần, từ : mỗi chữ 1 dòng,chữ thường, cỡ vừa.
*Lưu ý HS điểm đặt bút,dừng bút.
GV theo dõi, uốn nắn thêm cho HS.
-Chấm bài, nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố, dặn dò:
Cho HS đọc lại bài tập viết.
GV nhắc lại cách viết chữ hoa E ,Ê , G
Dặn HS về tập viết phần B.
HS nhắc lại đề bài.
HS quan sát, nhận xét cấu tạo chữ hoa E, Ê, G
HS theo dõi quy trình tô và viết chữ hoa .
Tập viết vào bảng con.
HS đọc vần, từ ứng dụng trên bảng: (cn)
Theo dõi quy trình viết.
Tập viết vào bảng con:
 ăêm ăp ươn ương.
 chăm học khắp vườn
 vườn hoa ngát hương
HS mở vở TV:
Tô chữ hoa E , E , G
Viết vần, từ:
 ăêm ăp ươn ương
 chăm học khắp vườn
 vườn hoa ngát hương
đọc bài trong vở TV (cn)
----------------------------------------------------
CHÍNH TẢ: Tiết 5 / ct. (Tập chép)
BÀI :NHÀ BÀ NGOẠI.
I.MỤC TIÊU:
+Học sinh chép đúng bài chính tả “Nhà bà ngoại” ; Làm đíng bài tập: Điền vần ăm hoặc ăp; điền chữ c hoặc k.
+Rèn kỹ năng viết chính tả nhanh, đúng,đều nét.
+Học sinh cẩn thận khi viết bài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ, vở chính tả, vở BTTV.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
GV đọc cho HS viết vào bảng con : hộp bánh , túi xách, ngà voi .
Nhận xét.
2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2.1/ Giới thiệu bài: Tập chép bài “Nhà bà ngoại”.
2.2/ Hoạt động chính:
a.HD tập chép:
GV chép sẵn bài chính tả trên bảng lớp,y/c học sinh đọc bài trên bảng:
Nhà bà ngoại
 Nhà bà ngoại rộng rãi, thoáng mát.Giàn hoa giấy loà xoà phủ đầy hiên.Vườn có đủ thứ hoa trái.Hương thơm thoang thoảng khắp vườn.
H:Trong bài có mấy dấu chấm?
-Cho HS tập viết những từ khó vào bảng con.
Phân tích cấu tạo một số tiếng.
-HD cách trình bày bài chính tả.
-Cho HS chép bài vào vở CT.
-GV theo dõi, nhắc nhở thêm .
-HD soát lỗi chính tả.
-Thu vở chấm,nhận xét,sửa lỗi sai phổ biến.
b.HD làm bài tập:
GV treo bảng phụ,HD cách làm.
Y/c học sinh làm vào vở BTTV.
Gọi 2 em lên chữa bài.
GV chốt lại quy tắc viết c – k.
3.Củng cố ,dặn dò:
Cho HS đọc lại bài chính tả.
Tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
Dặn HS về nhà luyện viết thêm.
HS nhắc lại đề bài.
HS đọc bài trên bảng (cn-đt)
Trong bài có 4 dấu chấm.
Tập viết từ vào bảng con:
Rộng rãi,thoáng mát,loà xoà,khắp vườn.
-HS chép bài vào vở.
-Dùng bút chì soát lỗi chính tả.
HS đọc đề bài,tự làm vào vở BTTV.
2 em lên bảng chữa bài.
Đọc lại nội dung bài làm:
a.Điền vần ăm hoặc ăp:
Năm nay,Thắm đã là học sinh lớp Một.Thắm chăm học, biết tự tắm cho mình,biết sắp xếp sách vở ngăn nắp.
b.Điền chữ c hoặc k:
hát đồng ca chơi kéo co.
------------------------------------------------------------------
Toán :Tiết 106/ ct.
 Bài : BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 š 100
	I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh: 
- Nhận biết 100 là số liền sau 99 
- Tự lập được bảng các số từ 1 š 100
- Nhận biết 1 số đặc điểm của các số trong bảng các số đến 100
 +HS có kỹ năng đọc –viết các số trong phạm vi 100 thành thạo.
 +Phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS trong học tập.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bảng số từ 1 š 100(như SGK). Bảng phụ ghi bài tập 1, 3 .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ : 
+ Gọi học sinh đếm các số 
- Từ 10 š 30 , từ 30 š 50 , từ 50 š 75 , từ 75 š 90 , từ 9 š 99.
-87 gồm mấy chục mấy đơn vị ? 99 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
- Liền sau 55 là số nào? Liền sau 89 là số nào ? Liền sau 95 là số nào? 
+ Nhận xét bài cũ 
 2. Bài mới 
a. Giới thiệu bảng số từ 1®100
-Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài.
-Cho học sinh nêu yêu cầu bài 1.
-Giáo viên hỏi : Số liền sau số 97 là ? 
 Số liền sau 98 là ? 
 Số liền sau 99 là ?
-Giới thiệu số 100 : Số 100 được viết bằng 3 chữ số, chữ số 1 và 2 chữ số 0 
-Cho học sinh tập đọc và viết số 100 
-100 là số đứng liền sau 99 nên số 100 bằng 99 thêm 1.
b. Lập bảng số từ 1®100
-Giáo viên treo bảng các số từ 1 š 100
-Cho học sinh tự làm bài vào vở bài tập 
-Gọi học sinh đọc lại bảng số 
-Dựa vào bảng số, giáo viên hỏi 1 vài số đứng liền trước hoặc liền sau 
-Ví dụ : -Liền sau của 75 là ?
 -Liền sau của 89 là ?
 -Liền trước của 89 là ?
 -Liền trước của 100 là ?
-Cho học sinh nêu yêu cầu của bài 3
-Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 
-Giáo viên hỏi học sinh : 
Số bé nhất có 1 chữ số là 
Số lớn nhất có 1 chữ số là 
Số bé nhất có 2 chữ số là ?
Số lớn nhất có 2 chữ số là ?
-Cho học sinh đọc lại bảng số từ 1 š 100 
4.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tích cực.
 - Dặn học sinh về nhà tập đọc số, viết số. Học thuộc bảng số từ 1 š100
 -Chuẩn bị bài:Luyện tập. 
HS đếm số theo y/c
Số 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị
Số 99 gồm 9 chục và 9 đơn vị
Số liền sau của 55 là 56; số liền sau của 89 là 90;...
-Học sinh nhắc lại đề bài.
Nêu yêu cầu bài 1: (cn)
-Tìm các số liền sau của 97, 98, 99.
-98
-99
-100
-Học sinh tập viết số 100 vào bảng con 
-Đọc số : một trăm 
-Học sinh viết các số còn thiếu vào các ô trong bảng số 
-5 em đọc nối tiếp nhau 
-Học sinh trả lời các câu hỏi 
-Học sinh tự làm bài 
-1 học sinh lên bảng chữa bài 
+Số bé nhất có 1 chữ số là 0
+Số lớn nhất có 1 chữ số là 9
+Số bé nhất có 2 chữ số là 10
Số lớn nhất có 2 chữ số là 99.
- 5 em đọc lại . đt . 
------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2009.
Toán: Tiết 107 /ct.
Bài : LUYỆN TẬP
	I. MỤC TIÊU : 
 	+ Giúp học sinh củng cố về : 
- Viết số có 2 chữ số; Tìm số liền trước, số liền sau của 1 số ; so sánh các số ; thứ tự của các số ; Giải toán có lời văn .
 	+Rèn kỹ năng nhận biết, so sánh và giải toán với số có hai chữ số nhanh,đúng.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	+ Các bảng phụ ghi các bài tập 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ : 
	+ Gọi 3 học sinh lên bảng 
- Viết các số từ 80 š 100 ?
-Viết các số có 2 chữ số giống nhau.
- Viết các số tròn chục ?
-Dưới lớp viết các số có 2 chữ số với hàng đơn vị là 5.
	+ Nhận xét bài cũ 
 2. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Củng cố viết số có 2 chữ số
-Giáo viên giới thiệu bài và ghi đầu bài.
-Cho học sinh mở SGK
Bài 1 : 
-Gọi 1 em lên bảng viết số 33 
-Học sinh viết vào bảng con 
-Gọi học sinh đọc lại các số đã viết 
Bài 2 : 
-Giáo viên hỏi : Muốn tìm số liền trước 1 số em phải làm như thế nào ?
-Cho học sinh làm vào phiếu bài tập 
phần 2b) : Giáo viên hỏi : Muốn tìm số liền sau ta phải làm như thế nào ? 
-Cho học sinh làm bài vào phiếu bài tập 
Chữa bài, củng cố về số liền sau.
Phần c) : Cho học sinh tham gia chơi điền số liền trước liền sau vào bảng số cho trước. Đội nào làm nhanh, đúng là đội đó thắng
-Giáo viên tuyên dương học sinh làm đúng, nhanh 
*Bài 3 : Viết các số 
-Nêu yêu cầu của bài tập 
-Cho học sinh làm bài vào vở.
-Giáo viên nhận xét chung 
-Cho học sinh đếm lại các số học sinh vừa viết 
*Bài 4 : Vẽ hình 
-Giáo viên cho học sinh vẽ vào bài tập 
-Hướng dẫn học sinh dùng thước và bút nối các điểm để được 2 hình vuông ( hình vuông nhỏ có 2 cạnh nằm trên 2 cạnh của hình vuông lớn )
 3.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tích cực.
- Dặn học sinh ôn lại bài .Làm bài tập trong vở Bài tập 
- Chuẩn bị xem trước bài : Luyện tập chung
HS viết số theo yêu cầu
Lớp viết số vào bảng con
-Học sinh đọc lại đầu bài 
-Học sinh mở SGK
-Học sinh nêu yêu cầu bài 1 : viết số 
-1 em viết số trên bảng, cả lớp viết vào bảng con:
33 , 90 , 99, 58 , 85 , 21, 71, 66, 100.
-Học sinh nhận xét, sửa sai 
-3 học sinh đọc . Đt 1 lần 
-Học sinh nêu yêu cầu bài 2 : viết số 
-Tìm số liền trước 1 số em lấy số đã biết trừ đi 1 đơn vị 
-Học sinh tự làm bài 
-2 học sinh lên bảng chữa bài :
a.Số liền trước của 62 là 61.
 Số liền trước của 80 là 79.
 .
-Thêm 1 đơn vị vào 1 số ta được số đứng liền sau số đó 
-Học sinh làm bài vào phiếu bài tập 
-2 em lên bảng chữa bài :
b.Số liền sau của 20 là 21.
 Số liền sau của 38 là 39.
 .
-2 đại diện 2 nhóm lên bảng thi đua làm bài 
-Học sinh nhận xét chữa bài .
-Học sinh làm bài 
-2 học sinh đọc lại các từ 50 š 60
-Từ 85 š 100 
-Học sinh nhận xét, sửa bài 
-Học sinh nêu lại yêu cầu bài : dùng thước và bút nối các điểm để có 2 hình vuông 
-Học sinh làm bài vào vở.
-2 học sinh lên bảng chữa bài 
-------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC:Tiết 15 + 16/ ct.
Bài: AI DẬY SỚM.
	I. MỤC TIÊU:
	+Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ ,đọc đúng các từ :dậy sớm, ra vườn,lên đồi,đất trời,chờ đón; Ôn vần ươn ,ương; Hiểu nội dung bài.
	+Rèn kỹ năng đọc lưu loát,diễn cảm.
	+Học sinh có thói quen dậy sớm để tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài:Hoa ngọc lan
H:-cây hoa ngọc lan có đặc điểm gì? 
 -Hoa ngọc lan thơm như thế nào? 
 -Tiếng nào trong bài có vần ăp? 
Nhận xét.
2.Bài mới:
TIẾT 1.
2.1/ Giới thiệu bài: Ai dậy sớm.
2.2/ Hoạt động chính:
a.HD luyện đọc:
GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc thầm.
HD xác định từng dòng thơ, khổ thơ.
-luyện đọc từ:
GV gạch chân từ cần luyện đọc,y/c HS đọc trơn, phân tích cấu tạo một só tiếng.
GV giảng từ:vừng đông (Mặt trời mới mọc); đất trời : (mặt đất và bầu trời)
-Luyện đọc từng dòng thơ:
Cho hs đọc nối tiếp từng dòng thơ.
Chỉnh sửa phát âm cho HS.
-Luyện đọc khổ thơ:
Cho HS luyện đọc theo nhóm (3 HS )
HD cách ngắt, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
-Luyện đọc cả bài:
Tổ chức cho HS luyện đọc cả bài thơ.
b.Ôn vần: ươn – ương.
Cho hs nêu yêu cầu 1:tìm tiếng trong bài có vần ươn,có vần ương.
Cho HS tìm và đọc tiếng.
Gv nêu yêu cầu 2:Nói câu chứa tiếng có vần ươn hoặc ương.
Cho HS nói theo câu mẫu.
M:Cánh diều bay lượn.
 Vườn hoa ngát hương thơm.
c.Củng cố bài tiết 1:Cho HS đọc lại bài thơ.
TIẾT 2:
a.Luyện đọc:
Cho HS luyện đọc bài trong SGK.
Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
Nhận xét, tuyên dương.
b.Tìm hiểu bài:
yêu cầu HS đọc khổ thơ 1.
H:Khi dậy sớm, có điều gì chờ đón em ở ngoài vườn?
Đọc khổ thơ 2.
H:Khi dậy sớm, có điều gì chờ đón em trên cánh đồng?
Đọc khổ thơ 3.
H:Khi dậy sớm, có điều gì chờ đón em trên đồi?
GV:Khi em dậy sớm, sẽ có rất nhiều điều tốt đẹp chờ đón em.Hãy dậy sớm để tận hưởng những điều hạnh phúc đó.
c.Luyện đọc thuộc lòng:
GV tổ chức cho HS luyện đọc thuộc lòng từng khổ thơ,cả bài thơ.
d.Luyện nói:Hỏi nhau về việc làm buổi sáng.
Cho HS luyện nói theo cặp (theo mẫu):
-Sáng sớm, bạn làm việc gì?
-Tôi tập thể dục,sau đó đánh răng,rửa mặt.
GV gợi ý cho HS hỏi đáp nhiều câu khác nhau.
GV liên hệ, gdhs.
3.Củng cố,dặn dò:
-Cho HS thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ.
H:tiếng nào có vần ươn, ương?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài:Mưu chú Sẻ.
3 em đọc bài
(Thân cây cao, to, vỏ bạc trắng,lá dày)
( thơm ngan ngát toả khắp vườn, khắp nhà)
HS nhắc lại đề bài.
HS đọc thầm.
Xác định từng dòng thơ, khổ thơ.
Luyện đọc từ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi,đất trời, chờ đón
HS luyện đọc từng dòng thơ.
(cn- nối tiếp theo dãy)
HS luyện đọc theo nhóm 3 hs.
Luyện đọc cả bài (cn-tổ-đt)
Ươn: vườn.
Ương: hương.
HS nói theo mẫu(cn)
Tự nói thành câu theo gợi ý của gv.
HS đọc lại bài thơ: (cn-đt)
Luyện đọc bài trong SGK (cn)
Các nhóm thi đọc (cn-nhóm đôi)
Đọc khổ thơ 1(3 em)
hoa ngát hương chờ đón em.
Đọc khổ thơ 2 (3 em)
có vừng đông chờ đón em.
Đọc khổ thơ 3 (3 em)
..cả đất trời chờ đón em.
HS luyện đọc thuộc lòng.
HS luyện nói theo cặp.
Thi đua đọc thuộc lòng bài thơ.
----------------------------------------
Thủ công Tiết 27 /ct
Bài dạy : Cắt dán hình vuông ( tiết 2 )
MỤC TIÊU :
Học sinh kẻ được hình vuông và cắt,dán được hình vuông theo 2 cách.
Rèn luyện đôi tay khéo léo,cắt dán hình thành thạo.
Học sinh cẩn thận khi dùng kéo.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Giấy màu,bút chì,thước,kéo,hồ,vở thủ công.
- HS : Giấy màu,giấy vở,dụng cụ thủ công.
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp : Hát tập thể.
2. Bài cũ : 
 Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3. Bài mới :
Ÿ Hoạt động 1 : Thực hành trên giấy màu.
 Giúp Học sinh nắm vững quy trình và thực hành cắt hình vuông đúng.
 Giáo viên cho học sinh thực hành cắt hình vuông theo 2 cách.Lật trái tờ giấy màu kẻ hình vuông có độ dài các cạnh là 7 ô theo 2 cách.
 Kẻ xong học sinh cắt rời hình vuông.
Ÿ Hoạt động 2 : Dán sản phẩm vào vở thủ công.
 Nhắc nhở học sinh cắt thẳng,dán cân đối và phẳng.
 Giáo viên theo dõi,giúp đỡ những em còn lúng túng,khó hoàn thành sản phẩm.
*Đánh giá sản phẩm:
GV nêu các tiêu chí đánh giá, HD HS nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét ,đánh giá SP của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại quy trình cắt dán hình vuông.
-Tuyên dương những em hoàn thành tốt.
-Nhận xét tiết học, Dặn HS chuẩn bị bài sau: “Cắt ,dán hình tam giác”.
 Cho 2 em học sinh nhắc lại các bước vẽ và cắt hình vuông.
 Học sinh thực hành trên giấy màu,kích thước 7x7 ô.
 Học sinh cắt hình.
 Học sinh thực hành cắt dán vào vở thủ công.
Nhận xét bài của bạn theo các tiêu chí GV đưa ra.
--------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 18 tháng 3 năm 2009.
TẬP ĐỌC: Tiết 17 + 18/ ct.
BÀI : MƯU CHÚ SẺ.
	I.MỤC TIÊU:
+Học sinh đọc trơn cả bài; đọc đúng các từ:hoảng lắm, nén sợ, lễ phép,sạch sẽ, vuốt râu, xoa mép; Ôn vần :uôn, uông.Hiểu nội dung bài.
+Rèn kỹ năng đọc trơn lưu loát, biết thay đổi giọng đọc theo lời nhân vật.
+Giáo dục HS thái độ bình tĩnh, xử lý tình huống nhanh khi gặp nguy hiểm.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc (sgk)
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài: Ai dậy sớm.
H:-khi dậy sớm, có điều gì chờ đón em ở trong vườn , ngoài đồng, trên đồi ?
 -tìm tiếng trong bài có vần ương.
Nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Mưu chú Sẻ.
b.HD luyện đọc:
GV đọc mẫu,cho HS đọc thầm, xác định từng câu.
*Luyện đọc tiếng, từ:
GV gạch chân một số tiếng, từ cần luyện đọc.
-y/c HS đọc + phân tích một số tiếng:
Hoảng lắm, nén sợ, lễ phép,sạch sẽ, vuốt râu, xoa mép.
-GV giảng từ: hoảng lắm (sợ hãi )
*Luyện đọc câu:
Cho HS đọc nối tiếp câu. HD cách thể hiện lời nhân vật:
“- Thưa anh,tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt ?”
*Luyện đọc đoạn, bài:
HD chia đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
Tổ chức cho các nhóm luyện đọc theo đoạn.
Yêu cầu HS đọc cả bài.
c.Ôn vần:
+Nêu yêu cầu 1: Tìm tiếng trong bài có vần uôn
cho HS tìm và đọc tiếng.
+Nêu yêu cầu 2:Tìm tiếng ngoài bài :
-có vần uôn
-có vần uông
GV tổ chức cho HS thi đua tìm nhanh và viết vào bảng con.
Nhâïn xét.
+Nêu y/c 3:Nói câu chứa tiếng có vần uôn hoặc uông.
Cho HS nói theo câu mẫu (SGK)
Y/c HS luyện nói theo gợi ý.
GV HD cách bổ sung cho đủ ý.
d.Củng cố bài tiết 1:
GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
TIẾT 2.	
a.luyện đọc:
HD học sinh luyện đọc bài trong SGK.
Tổ chức cho các tổ thi đua đọc bài.
Nhận xét, sửa sai.
b.Tìm hiểu bài:
Cho HS đọc từ đầu đến “rửa mặt”
GV treo bảng phụ, nêu câu hỏi cho HS chọn ý trả lời đúng.
-Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ nói gì với Mèo?
a)Hãy thả tôi ra.
b)Sao anh không rửa mặt ?
c)Đừng ăn thịt tôi.
Cho HS đọc đoạn còn lại.
H:Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ?
Cho HS thi đua xếp các thẻ từ nói đúng về chú sẻ trong bài. Thông minh 
 Sẻ ngốc nghếch
 Nhanh trí
Tổ chức cho 2 nhóm thi đua.
3.Củng cố ,dặn dò:
-Cho HS đọc lại bài trong SGK.
-GV liên hệ, gdhs.
-Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài “Mẹ và cô”
3 em đọc
Trả lời câu hỏi
- hương.
HS đọc thầm, xác định câu.
Luyện đọc từ+ phân tích một số tiếng: (cn)
Luyện đọc câu (cn- nối tiếp)
Luyện đọc đoạn ( nhóm 3 hs)
Đọc cả bài (cn-đt)
HS tìm tiếng có vần uôn: muộn
HS thi 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 tuan 27 chuan.doc