Giáo án dạy học khối 1 - Tuần học 8

Học vần ( 2 tiết )

Bài 30: UA- ƯA

I.Mục tiêu:

- Biết được cấu tạo của vần ua, ưa

- Đọc viết được vần ua, ưa ,tiếng, từ cua bể, ngựa gỗ,

- Nhận ra ua, ưa trong các tiếng , từ khóa, đọc được các tiếng khóa trong bài

- Nhận ra những tiếng từ có chứa vần ua, ưa trong sách báo bất kì.

- Luyện nói theo chủ đề Giữa trưa.( Giảm từ 1 đến 3 câu)

- Học sinh yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bộ đồ dùng dạy học , tranh vẽ sách giáo khoa .

- Bảng con ,bộ đồ dùng học tiếng việt.

 

docx 37 trang Người đăng hong87 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học khối 1 - Tuần học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á nhân, nhóm, lớp đọc
- HS ghép vần
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc đồng thanh
- HS lắng nghe
- HS nối các từ sau : 
Thỏ thua rùa, mẹ đưa bé về nhà bà 
Ngựa tía của nhà vua
- Tiếng thợ xẻ, bia đá, đĩa cá
- HS viết vào vở BT: 1 dòng ngựa tía
 1 dòng lúa mùa
- Cá nhân, nhóm
Toán
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
- Học sinh tiếp tục ôn tập củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 4.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép cộng.
- Học sinh ham thích môn học 
II. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: Tranh vẽ 5 con mèo.
- Học sinh: Bảng gắn số.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS chữa bài 3 cột 1,2 ( SGK )
- Nhận xét, cho điểm .
3. Bài mới :a. Giới thiệu bài
 *Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: 
- Cho cả lớp đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
- Gọi học sinh nhận xét 2 phép tính.
- 1 em lên làm bài trên bảng.
-GV nhận xét cho điểm
Bài 2: Cho HS làm vào bảng con 
- Khi làm tính dọc các em lưu ý điều gì ?
- Tính theo hàng dọc, viết số thẳng với các số ở trên.
Bài 3:
- Gắn 3 con mèo và 2 con mèo.
- Gọi học sinh nêu đề toán, trả lời, phép tính.
- Cho xem tranh. Nêu đề bài.
- Yêu cầu HS viết phép tính thích hợp 
4. Củng cố:
- Cho HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 5.
5. Dặn dò:
- Dặn ôn bài, xem trước bài giờ sau.
2 học sinh làm bài
- Nêu yêu cầu
- Đọc đồng thanh.
- 3 + 2 = 2 + 3. Trong phép cộng, khi đổi chỗ các số, kết quả không thay đổi.
 Làm bài.
- HS trả lời : cần viết kết quả thẳng cột với các số ở trên .
- Nêu đề bài: Có 3 con mèo và 2 con mèo. - Hỏi có tất cả mấy con mèo?
- 1 em trả lời. Nêu phép tính:
+ 2 = 5	2 + 3 = 5
- Có 1 con chim và 4 con chim. Hỏi có tất cả mấy con chim?
- 1 em trả lời. Làm vào sách giáo khoa:
1 + 4 = 5	4 + 1 = 5
-Học sinh đọc cá nhân 
Đạo đức
LUYỆN TẬP
Có tích hợp nội dung giáo dục & BVMT- Mức độ tích hợp liên hệ
I.Mục tiêu: 
- Học sinh tiếp tục ôn lại bài Gia đình: Ông bà, cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục yêu quý con cháu.
- Các em phải kính trọng, yêu quý, lễ phép với các thành viên trong gia đình
* Gia đình chỉ có 2 con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Vở bài tập đạo đức + một số bài hát
- Cả nhà thương nhau, Mẹ yêu không nào
III. Các hoạt động dạy - học :
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :Giới thiệu bài
 GV giao nhiệm vụ cho từng cặp
- Trong tranh có những ai ?
- Họ đang làm gì ?
- HS tự liên hệ bản thân
- Em lễ phép vâng lời ai?
- GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp
- GV nhận xét chung khen ngợi những em biết lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ
- Cả lớp hát bài : Cả nhà thương nhau
4. Củng cố:
- GV nhận xét chung và khen ngợi.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài giờ sau
- HS thảo luận cặp đôi
- Bố mẹ và con
- Họ đang dạy con học bài
- Vâng lời ông bà cha mẹ
-Học sinh trình bày trước lớp 
-Lớp hát bài cả nhà thương nhau 
.
Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2013
Sáng 
Học vần( 2 tiết)
BÀI 32: OI - AI
I.Mục tiêu: 
- Đọc và viết được: oi, ai nhà ngói, bé gái. Đọc được thành thạo các từ ứng dụng 
- Luyện nói theo chủ đề :Sẻ ri, bói cá ,le le.( Giảm từ 1 đến 3 câu)
- Rèn học sinh ham thích môn học 
II. Đồ dùng dạy -học:
- GV : Bộ đồ dùng dạy học vần , tranh sách giáo khoa 
- HS : Bộ đồ dùng học tiếng việt , bảng con .
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài 31 : ôn tập 
- Yêu cầu HS viết từ : mùa dưa. 
-GV nhận xét cho điểm 
3. Bài mới : a. Giới thiệu bài .
- Hôm nay các em sẽ dược làm quen 2 vần mới .
 * Dạy vần .
 a. Vần oi .
- Cho HS nhận diện vần .
- HS ghép vần .
H: vần oi có âm gì đứng trước , âm gì đứng sau ?
- Cho HS phát âm, đọc 
- GV đọc mẫu , hướng dẫn chỉnh sửa phát âm .
- Có vần oi các em hãy ghép thêm âm ng đứng trước và dấu sắc trên vần oi xem được tiếng gì ?
- Cho HS đọc , phân tích tiếng : ngói 
- GV giới thiệu từ : nhà ngói .
- Cho HS đọc cá nhân , nhóm .
b- Vần ai
- Sau khi dạy 2 vần cho học sinh so sánh 2vần vừa học .
* Đọc từ ứng dụng .
- GV ghi từ ứng dụng lên bảng .
 Ngà voi gà mái 
 Cái còi bài vở 
- Khuyến khích học sinh tìm nhanh vần mới trong các từ trên .
- Cho HS đọc cá nhân , nhóm.
Giải thích các từ .
-HD viết : oi ,ai , nhà ngói , bé gái .
- HD qui trính viết .
- Viết mẫu trên bảng .
- Cho HS tập viết vào bảng con .
- HD chỉnh sửa lỗi chữ viết 
- Nhận xét tiết học Cho HS nghỉ giữa tiết 
- 2 HS dọc bài . 
- HS viết vào bảng con .
- Chú ý lắng nghe .
- Ghép vần oi , đánh vần đọc .
- Vần oi có 2 âm ghép lại âm o đứng trước, âm i đứng sau .
- Cá nhân, nhóm đọc bài
- HS ghép tiếng ngói , phân tích tiếng ngói .
- Đọc trơn từ nhà ngói .
- Vần oi và vần ai giống nhau đều kết thúc bằng âm i , khác nhau bắt đầu bằng o và a.
- Lớp đọc thầm 
- 2 HS lên thi đua gạch chân vào các vần mới trong các từ ứng dụng 
- Đọc cá nhân , nhóm , cả lớp .
-Học sinh lắng nghe
- Nắm vững qui trình viết .
- Tập viết vào bảng con .
- Cả lớp hát 1 bài .
TIẾT 2 : LUYỆN TẬP
* Luyện tập
a. Luyện đọc
Ôn lại tiết 1 .
- Cho HS luyện đọc cá nhân
- Nhận xét ,hướng dẫn học sinh chỉnh sửa phát âm .
- Đọc câu ứng dụng .
- Cho HS quan sát , thảo luận tranh minh hoạ câu ứng dụng .
- Cho HS đọc cá nhân , nhóm
- GV đọc mẫu , hướng dẫn học sinh nghỉ hơi sau dấu phẩy 
- Cho cả lớp đọc đồng thanh toàn bài .
b. Luyện viết .
- HD HS cách trình bày bài viết trong vở tập viết.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm cho học sinhyếu để các em hoàn thành bài viết .
- Cho HS đổi vở , kiểm tra bài lẫn nhau .
* Chấm một số vở nhận xét
c. Luyện nói .
- Cho HS đọc tên bài luyện nói.
- Gợi ý :
H: -Trong tranh vẽ con vật gì ?
 - Em biết con chim nào trong số các con chim đó ?
- Chim bói cá và le le sống ở đâu ? Chúng thích ăn gì ?
- Chim sẻ và chim ri sống ở đâu ? thích ăn gì?
4. Củng cố:
- Cho HS đọc toàn bài .
- Cho HS tìm nhanh tiếng có chứa vần mới học trong câu sau :
“ Mẹ hái quả dừa cho bé Mai”.
5.Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài. Xem trước bài giờ sau.
- Đọc cá nhân , nhận xét bạn đọc 
- Nhận xét tranh minh hoạ .
- Đọc cá nhân , nhóm .
-Đọc đồng thanh toàn bài .
- Viết bài vào vở .
- Đổi vở kiểm tra bài viết .
- Trao đổi theo cặp , học sinh luyện tập kĩ năng nói rõ ràng , trình bày lưu loát các câu trả lời .
-Chúng đều sống ở dưới nước 
-Học sinh đọc toàn bài 
- HS cài vào bảng cài tiếng vừa tìm được 
 Toán
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5
I.Mục tiêu: 
- Học sinh tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng trong phạm vi 5 
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5 
- Rèn học sinh ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên : Bộ đồ dùng dạy học toán , tranh vẽ sách giáo khoa 
- Học sinh :Bộ đồ dùng học toán , vở bài tập toán, bảng con 
III. Các hoạt động dạy - học 
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS làm vào bảng con 
1 + 2 +1 = ; 2 +1 + 1 =
- Nhận xét 
3. Bài mới: a.Giới thiệu bài:
 Phép cộng trong phạm vi 5. Ghi đầu bài .
a- Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5.
- Gắn 4 con cá, thêm 1 con cá. Hỏi có tất cả mấy con cá?
- Gọi học sinh trả lời.
- Yêu cầu học sinh gắn phép tính.
- Giáo viên viết lên bảng 1 + 4 = 5
- Gắn 1 cái mũ thêm 4 cái mũ. Hỏi có tất cả mấy cái mũ? 
Yêu cầu học sinh gắn phép tính
- Giáo viên viết lên bảng 1 + 4 = 5.
- H: Có nhận xét gì về kết quả 2 phép tính?
* Kết luận : Trong phép cộng khi đổi chỗ các số thì kết quả không thay đổi.
- Gắn 3 con vịt thêm 2 con vịt.Hỏi tất cả có mấy con vịt.
- Nêu phép tính tương ứng
-Yêu cầu học sinh gắn phép tính.
- Gắn 2 cái áo thêm 3 cái áo.
-Nêu phép tính tương ứng
 Lập bảng cộng trong phạm vi 5
- Cho học sinh nhận xét về 2 phép tính vừa gắn.
- Cho học sinh đọc lại toàn bài, giáo viên xóa dần kết quả.
Vận dụng thực hành :
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu, gọi 1 em lên sửa bài.Học sinh nhận xét.
-GV chữa bài
Bài 2: Tính
- Học sinh nêu yêu cầu ,
-Học sinh làm bài bảng con
- GV chữa bài
Bài 3: Số? 
-Học sinh làm bài vào vở
Gv chấm chữa bài
Bài 4: 
a,Quan sát tranh nêu bài toán.
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài, gợi ý cho học sinh nêu bài toán theo 2 cách.
b, Cho học sinh xem tranh 2, nêu đề toán theo 2 cách.
- Gọi học sinh lên chữa bài.
- Thu chấm, nhận xét.
- Thi đọc thuộc các phép tính: Cá nhân, lớp.
- Học thuộc các phép tính.
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ.
5. Dặn dò:
- Nhắc nhở học sinh về nhà ôn lại bài 
HS thực hiện tính. 
Nhắc lại đầu bài.
1 em trả lời: có 4 con cá thêm 1 con cá được 5 con cá.
Cả lớp gắn 4 + 1 = 5, đọc cả lớp.
Học sinh quan sát nêu đề toán.
1 em trả lời: có 1 cái mũ thêm 4 cái mũ là 5 cái mũ.
1 + 4 = 5
Đọc cả lớp.
Kết quả 2 phép tính bằng nhau.
Học sinh nêu lại.
Học sinh lắng nghe
Học sinh nêu đề toán, 1 học sinh trả lời.
3 + 2 = 5, đọc cả lớp.
Học sinh nêu đề toán, 1 học sinh trả lời.
2 + 3 = 5, đọc cả lớp.
3 + 2 = 2 + 3
Cá nhân, nhóm, lớp.
Tính, ghi kết quả sau dấu =
 4 + 1= 5 1 + 4= 5 2 + 2= 4 
 3 + 2= 5 2 + 3= 5 2 + 3= 5 
Cả lớp làm vở, đổi vở sửa bài 
4+1=5, 2+3=5, 2+2=4
3+2=5, 1+4=5, 2+3=5
Học sinh làm bài bảng con
Tính theo hàng dọc, viết kết quả thẳng số ở trên.
 4 2 2
 +	 +	 +
 1	 3 	 2
	5	 5	 4
4+1=5, 1+4=5, 5=4+1, 5=1+4
2+3=5, 3+2=5, 5=3+2, 5=2+3
Học sinh điền kết quả vào 2 dòng đầu 
- nêu nhận xét: “Nếu đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi” .
Xem tranh, nêu bài toán.
- Có 4 con hươu xanh và 1 con hươu trắng. Hỏi có tất cả mấy con hươu?
Học sinh viết vào ô trống 4 + 1 = 5
Có 1 con hươu trắng và 4 con hươu xanh. Hỏi có tất cả mấy con hươu?
Học sinh viết 1 + 4 = 5
- Có 3 con chim và 2 con chim. Hỏi có tất cả mấy con chim?
Học sinh có thể viết theo 2 cách.
+ 2 = 5 hoặc 2 + 3 = 5
Chiều Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
- Học sinh tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng.
- Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5; giải được các bài toán có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 5.
- Giúp HS yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: Các nhóm mẫu vật, số, dấu, sách giáo khoa
- Học sinh: Sách, vở bài tập toán
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS làm bài tâp 3 trong SGK vào bảng cài:
1 + 2 +2 = ; 2 +1 + 2 = ; 3 + 2 = 
- Nhận xét 
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:Nêu yêu cầu tiết luyện toán ( Ghi đề)
*Ôn bảng cộng trong phạm vi 5
- Cho học sinh đọc cá nhân , nhóm 
HD học sinh thực hành :
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài , gọi 1 em lên sửa bài.Học sinh nhận xét.
Bước 2: GV hỏi : Khi thực hiện tính hàng dọc các em lưu ý điều gì ?
- Hướng dẫn học sinh tự làm bài, 2 em lên bảng sửa bài.
Bài 3 : Cho làm bài vào vở ( đổi bài kiểm tra lẫn nhau .)
Bài 4: 
a-Quan sát tranh nêu bài toán.
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài, gợi ý cho học sinh nêu bài toán theo 2 cách 
- Gọi học sinh lên chữa bài.
- Thu chấm, nhận xét.
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ.tuyên dương những em tiếp thu bài nhanh
5. Dặn dò: Về nhà ôn bài.
 HS thực hiện tính. 
- Nhắc lại đề bài.
- Cá nhân, nhóm, lớp.
a.Tính, ghi kết quả sau dấu =
 4 + 1= 5 2 + 3= 5 2 + 2= 4 4+1= 5
 3 + 2= 5 1 + 4= 5 2 + 3= 5 3+1= 4
cả lớp làm vở, đổi vở sửa bài 
Tính
b.Tính theo hàng dọc, viết kết quả thẳng số ở trên.
 4 2 2
 + + +
 1	 3 	 2
	5	5	 4
Học sinh điền kết quả vào 2 dòng đầu 
- Nêu nhận xét “Nếu đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi” .
Xem tranh, nêu bài toán.
- Có 3 chấm tròn và 2 chấm tròn . Hỏi có tất cả mấy chấm tròn ?
- Học sinh viết vào ô trống 3 + 2 = 5
- 2+ 3 = 5
 Tiếng Việt
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
- Đọc được oi, ai, ngói , gái , HS khá giỏi đọc trơn toàn bài.HS yếu, kém rèn kĩ năng đọc đúng .
-Vận dụng làm các bài tập trong vở bài tập tiếng việt 
- Rèn học sinh ham thích môn học 
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV:Hệ thống bài, tranh vẽ vở các bài tập 
- HS : Vở bài tập tiếng việt , bảng con.
III- Các hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài
- Gv nhận xét cho điểm
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc .
- HD chỉnh sửa phát âm , rèn kĩ năng đọc đúng cho HS yếu .
- GV đọc mẫu toàn bài , khuyến khích HS khá, giỏi đọc trôi chảy toàn bài , biết nghỉ hơi khi gặp dấu phẩy trong câu .
- HS chỉnh sửa cách đọc .
- Tìm từ : - có tiếng chứa vần oi , ai. 
- GV ghi các từ trên bảng .
- Cho HS các tổ thi đua tìm nhanh các từ 
* Làm bài tập thực hành .
Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài .
- Cho HS đọc từ ngữ và nối vào tranh minh hoạ phù hợp .
- Gọi 2- 3 học sinh chữa bài .
Bài 2 : nối.
- Gọi HS đọc các câu sau khi đã nối 
- GV chốt lại : - Bé hái lá cho thỏ 
 - Nhà bé có mái ngói đỏ .
 - Chú voi có cái vòi dài .
- Gọi HS nhận xét bài bạn 
Bài 3 : Viết :
- Cho HS đọc các từ . 
 Chấm , chữa bài .nhận xét bài 
4. Củng cố:
- Cho HS đọc toàn bài .nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn ôn bài cũ, xem trước bài 33: ôi , ơi 
- Đọc cá nhân , nhận xét bạn đọc 
- Đọc cá nhân , nhóm , cả lớp.
- Luyện đọc từ
-Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Học sinh làm vở bài tập 
-Làm vở bài tập thực hành tiếng việt 
- HS làm,chữa bài trước lớp .
 -HS làm bài , kiểm tra kết quả lẫn nhau .
- Đọc 2 từ cần viết : ngà voi , bài vở . 
- Viết bài vào vở bài tập 
Lớp đọc lại toàn bài 
Hoạt động tập thể
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Học sinh tiếp tục ôn luyện trò chơi Bịt mắt bắt dê 
-Rèn cho HS khả năng định hướng, sự nhanh nhẹn, khéo léo.
- Lòng say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
- Khăn tối màu.
- Dọn vệ sinh nơi tập sạch sẽ 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- GV cho HS tập hợp thành một vòng tròn, đứng quay mặt vào trong, em nọ cách em kia 0,2m.
- GV nêu tên trò chơi, phát vấn sự hiểu biết của HS về con “dê”.
- GV chọn 2 – 5 em tương đối lanh lợi hoạt bát lên chơi thử. Dùng khăn bịt mắt 2 em lại giả làm người đi tìm, 3 em còn lại giả làm “dê” bị lạc đàn. Tất cả những em này ở trong vòng tròn và cách người đi tìm (lúc đầu) ít nhất 1,5m.
- GV hô bắt đầu, những em làm “dê” di chuyển trong vòng tròn và thỉnh thoảng giả làm tiếng dê kêu “beee”. Em đóng vai người đi tìm, tìm đến chỗ có tiếng kêu và tìm cách bắt lấy “dê”. “Dê” khi bị trạm vào người có quyền đi hoặc chạy để tránh bị bắt. Trò chơi tiếp tục trong 3 – 4 phút mà không bắt được hết thì cũng dừng lại để nhóm khác chơi. Những “dê” bị bắt không được tiếp tục đóng vai của mình nữa.
- GV quan sát hướng dẫn thêm
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà chơi.
- HS tập hợp thành vòng tròn
 2 – 5 em lên làm
- HS lên chơi thử
-HS đứng ngoài reo hò, cổ vũ
- HS chơi theo nhóm do nhóm trưởng điều khiển.
 Thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 2013
Sáng Học vần ( 2 tiết )
BÀI 33: ÔI - ƠI
I.Mục tiêu: 
- Đọc viết được ôi, ơi, bơi lội, trái ổi.
-Đọc được từ ,câu ứng dụng thành thạo
-Luyện nói theo chủ đề : Lễ hội ( Giảm từ 1 đến 3 câu)
-Rèn học sinh yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV :Bộ đồ dùng dạy học vần , tranh vẽ sách giáo khoa 
- HS :Đồ dùng học vần , bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài : oi – ai ,
-Đọc từ : ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở
- Nhận xét, cho điểm .
3. Bài mới .
a.Giới thiệu bài .( trực tiếp )
a. Dạy vần ôi.
- Giới thiệu vần ôi.học sinh đọc vần .
- GV đọc mẫu : ô- i , ôi
H: vần ôi có mấy âm ghép lai ? âm gì đứng trước , âm gì đứng sau .
- Ghép tiếng : ổi
-Có vần ôi các em hãy ghép dấu hỏi trên đầu vần ôi xem được tiếng gì ?
- Cho HS đánh vần đọc tiếng ổi.
- Đọc mẫu : ôi – hỏi - ổi
- Chỉnh sửa phát âm cho học sinh .
- Đọc từ : trái ổi . ( cho học sinh quan sát trực quan trái ổi)
H: đây là trái gì ?
- Ghi từ trái ổi – cho học sinh đọc trơn từ trái ổi 
b. Dạy vần ơi 
Vần ơi được tạo bởi mấy con chữ? 
Có vần ơi phải thêm âm gì để được tiếng bơi 
-Giáo viên nhận xét chỉnh sửa 
* Luyện đọc từ ứng dụng .
- Ghi từ ứng dụng lên bảng .
 Cái chổi ngói mới
 Thổi còi đồ chơi 
- Cho học sinh tìm và gạch chân vần mới trong các từ trên .
- Cho học sinh đọc cá nhân , nhóm .
- GV đọc mẫu ,giải thích các từ 
-GV nhận xét chỉnh sửa
* Tập viết : ôi- ơi , trái ổi- bơi lội 
- Hướng dẫn quy trình viết , viết mẫu .
- Cho HS viết bài vào bảng con 
- Nhận xét HD chỉnh sửa lỗi chữ viết .
- 5 -8 HS đọc bài 
-Lớp viết bảng con 
- Nhận diện , phân tích vần .
-Vần ôi có 2 âm ghép lại , âm ô đứng trước , âm i đứng sau .
- Ghép đọc và phân tích tiếng ổi
-Tiếng ổi
- Đọc cá nhân , nhóm
-Lớp đọc đồng thanh 
- Đây là trái ổi .
- Đọc trơn từ : trái ổi 
- Luyện đọc theo qui trình vần ôi
-2con chữ: ơ và i 
-Thêm âm b được tiếng bơi 
-Lớp đọc thầm
- 2 học sinh thi đua tìm nhanh .
- Đọc cá nhân , nhóm 
-Lớp đọc đồng thanh 
- Quan sát , nắm vững qui trình viết .
- Tập viết vào bảng con .
TIẾT 2 : LUYỆN TẬP
*Luyện tập 
a- Luyện đọc laị tiết 1.
- Cho HS đọc cá nhân .
-Lớp đọc đồng thanh 
- HD chỉnh sửa phát âm .
b- Luyện đọc câu ứng dụng .
- Cho HS thảo luận tranh minh hoạ 
- Đọc thầm câu cá nhân, nhóm cả lớp .
- GV đọc mẫu 
- HS chỉnh sửa cách đọc .
c. Luyện viết :
- Yêu cầu HS viết bài vào vở tập viết .
- HD cách trình bày bài , khoảng cách giữa các chữ 
- HD thêm cho HS yếu hoàn thành bài viết .
d. Luyện nói .
- Cho HS đọc tên bài luyện nói.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 
Gợi ý :
H: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
H: Quê em có những lễ hội gì ? thường được tổ chức vào mùa nào ?
H: Trong lễ hội đó em thấy những gì ?
Em đã được đi chơi lễ hội nào ?
4. Củng cố: 
- Cho HS đọc toàn bài .nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Dặn ôn bài cũ, xem trước bài 34: ui. ưi .
- Đọc cá nhân , nhận xét bạn đọc 
- Thảo luận thanh minh hoạ .
- Đọc thầm câu ứng dụng 
- Đọc cá nhân , nhóm , cả lớp.
- Luyện viết bài vào vở .
- Tự kiểm tra bài viết .
 Lễ hội 
- 1-3 HS đọc tên bài luyện nói 
Thảo luận theo tranh minh hoạ 
- Thảo luận cặp . đại diện trình bày trước lớp.
- Luyện tâp kĩ năng diễn đạt rõ ràng , tự nhiên trước lớp
- Cả lớp đọc đồng thanh .
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
- HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi ; 3 ,4 ,5,biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng 
- Làm được tính cộng trong phạm vi : 3, 4, 5 .
-Rèn học sinh ham thích học toán 
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bộ đồ dùng dạy toán , tranh vẽ sách giáo khoa 
- Vở bài tập toán, bảng con 
II- Các hoạt động dạy - học .
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ .
- Gọi học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 5 .
- Giáo viên nhận xét .
3. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1 : tính .
 2 + 1 = 1 + 2 = 2 + 2 = 
 1 + 1 = 3 + 1 = 2 + 3 =
 - Cho học sinh làm bài , gọi 2 học sinh chữa bài trên bảng lớp .
- Nhận xét , chốt lại kết quả đúng .
Bài 2 : Số ?
 2 +  = 5 5 = ...+ 4
 ...+ 2 = 5 5 = 1+ 
- Cho học sinh làm vào bảng cài 
- GV nhận xét kết quả học sinh .
Chốt lại kết quả đúng .
Bài 3: ,= ? 
 3 + 2..5 , 4.2 + 1 
 3 + 1 .5 , 4 .2 + 3 
 Giáo viên nhận xét 
Bài 4 : Viết phép tính thích hợp .
-Gv treo đồ dùng trực quan lên bảng 
-Yêu cầu học sinh nhìn trực quan nêu bài toán và câu trả lời .
- cho học sinh làm bài vào vở .
- HD thêm cho học sinh yếu hoàn thành bài tập 
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài.
- 2-3 học sinh thuộc diện yếu ,đọc 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- Học sinh làm bài , 2 học sinh chữa bài .
- Sử dụng bảng cài , thao tác lần lượt theo từng phép tính do GV yêu cầu .
-Học sinh làm bảng 
3+2=5, 4>2+1
3+1<5, 4<2+3
- HS khá giỏi nêu bài toán .
“ Có 3 con chim và 2 con chim . Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim ? “
Có 3 con chim , thêm 2 con chim có tất cả 5 con chim .
-Ghi phép tính thích hợp vào vở .
-1 học sinh chữa bài .
 Tự nhiên xã hội
ĂN UỐNG HÀNG NGÀY
(Có tích hợp nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường-Mức độ:Liên hệ)
I.Mục tiêu: 
- Học sinh kể được tên những thức ăn cần thiết trong ngày để mau lớn khỏe mạnh 
- Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân ăn đủ no và uống đủ nước.
* Biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, biết yêu quý chăm sóc cơ thể mình.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: Tranh về chăm sóc sức khoẻ .
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập TNXH
III. Các hoạt động dạy - học :
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Giới thiệu bài: Ăn uống hàng ngày.
-Trò chơi “Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”.
-Giáo viên hướng dẫn chơi
 Thảo luận
- Yêu cầu em hãy kể tên những thức ăn, đồ uống ta thường ăn hàng ngày.
- Các em thích loại thức ăn nào trong số đó?
- Kể tên các loại thức ăn có trong tranh?
- Giáo viên động viên học sinh nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khỏe.
Học sinh quan sát sách giáo khoa.
- Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
-Hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
- Hình nào thể hiện bạn có sức khỏe tốt?
-Kết luận: Chúng ta phải ăn uống hàng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khỏe và học tập tốt.
* Hoạt động cả lớp.
- Khi nào chúng ta cần phải ăn uống?
- Hàng ngày em ăn mấy bữa, vào lúc nào?
-Tại sao không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính?
-Trò chơi “Đi chợ giúp mẹ”
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Thực hành ăn uống hàng ngày
- Học sinh theo dõi 
- Học sinh cả lớp đứng tại chỗ chơi.
- Học sinh suy nghĩ.
-1 số em lên kể trước lớp.
- Làm việc theo cặp
-Tự trả lời
-Nhắc lại.
- Học sinh mở sách, xem tranh.
- Khi đói chúng ta cần ăn và khi khát cần uống nước.
- Ăn 3 bữa, vào buổi sáng, trưa, tối.
-Để bữa ăn chính được nhiều và ngon miệng.
-Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên 
Chiều Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Học sinh tiếp tục ôn tập củng cố kiến thức về phép cộng trong phạm vi 5
- Củng cố kỹ năng cộng trong phạm vi 5
- HS ham thích học môn toán.
 II. Đồ dùng dạy -học:
GV : hệ thống bài tập, tranh vẽ vở bài tập.
HS : vở bài tập, bảng con.
III. Hoạt động dạy - học:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: 
gọi 4 HS lên bảng làm bài
3 + 2 = ?	 2 + 3 = ?
1 + 4 = ?	 4 + 1 = ?
GV nhận xét
Bài mới: hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: điền số
5 = . + 2 3 + 1 + 1 =	
1 + 2 + 2 +	5= 3 + ..
HS nêu yêu cầu sau đó làm và chữa bài.
GV nhận xét.
Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 2 3 4
+ + + 
 3 2 1
3
 + + + 
 2 
 5 5 5
Bài 3: Nối phép tính với số thích hợp:
 3 + 2
1 + 4
1 +3
 5 5 4

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 12 buoiTuan 8.docx