Giáo án dạy học khối 1 - Tuần 14

ENG, IÊNG

I- Mục tiêu:

- HS đọc được : eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.;từ và các câu ứng dụng

-Viết được : eng,iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng .

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: ao, hồ, giếng.

- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.

II- Đồ dùng dạy học

 

doc 24 trang Người đăng hong87 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học khối 1 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thận trọng, yêu thích môn toán
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tính 
2 + 4 + 2 = 	3 + 3 + 2 = 	7 + 1 + 0 =
1+ 5 + 2 = 	5 + 3 + 0 = 	0 + 6 + 2 =
Bài 2: Tính
3 + ..= 8 3+ 3 + .= 8 	5 + ..= 8 6 + 2 = .+ 3
4 + .= 8 7 +... + 1 = 8
Bài 3:
 - Bài toán: Nhà lan có 2 con gà, mẹ mua thêm 6 con gà nữa. Hỏi nhà lan có tất cả mấy con gà?
 - HS làm vở toán và đọc kết quả
 - Yêu cầu HS trình bày như sau:
 Giải:
 Số gà nhà Lan có là:
 2 + 6 = 8 (con gà)
 Đáp số: 8 con gà
	______________________________________
Phụ đạo Tiếng việt
Luyện viết eng – iêng và vở luyện viết đúng
I- Mục tiêu:
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập, viết đúng mẫu.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, chịu khó làm bài.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Luyện viết.
 a. Hướng dẫn viết bảng con.
 - Cho HS lấy bảng con ra GV đọc cho HS viết: Lưỡi xẻng, cồng chiêng, cái kẻng, củ riềng, xà beng, bay liệng, lười biếng, đòn khiêng, chiêng làng, ăn kiêng, cái kiềng, tòng teng, leng keng, lang beng, liểng xiểng, siêng năng,... 
 - Yêu cầu HS tìm gạch chân dưới các tiếng, từ mang vần mới eng, iêng.
 b. Hướng dẫn viết vào vở
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
 - HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
 - GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
 - HS viết vào vở: eng, iêng, xà beng, củ riềng. GV theo dõi, nhắc nhở.
c. Luyện viết vào vở thực hành luyện viết đúng
2. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- Về nhà học bài và xem bài sau.
	______________________________________
Phụ đạo Toán
Phép trừ trong phạm vi 8
I- Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố khắc sâu dạng toán phép trừ trong phạm vi 8.
- Áp dụng để làm tốt bài tập. 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 1: Tính. Gọi HS đọc y/cầu bài tập. GV ghi lên bảng cho HS làm bảng con.
 - - - - - - - 
- Kiểm tra, nhận xét. Nêu cách tính theo cột dọc.
Bài 2: Tính. ghi bảng cho HS làm bảng con.
7 + 1 = ... 6 + 2 =... 3 + 5 =... 4 + 4 =...
8 – 1 =... 8 – 2 =... 8 – 3 =... 8 – 4 =...
8 – 7 =... 8 – 6 =... 8 – 5 =... 8 – 8 =...
Bài 3: tính. Gọi HS nêu yêu cầu. GV ghi lên bảng
8 – 3 =... 8 – 5 =... 8 – 6 =...	8 – 8 =...
8 – 1 – 2 = 8 – 2 – 3 = 8 – 5 – 1 =	8 – 0 =...
8 – 2 – 1 = 8 – 3 – 2 = 8 – 1 – 5 =	8 – 8 =...
- Cho HS làm bảng vở bài tập. Kiểm tra, nhận xét.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
Hướng dẫn HS quan sát tranh để viết phép tính thích hợp.
 8 - 4 = 4
 8 - 3 = 5
 8 - 6 = 2
Bài 5: Viết phép tính thích hợp.
 8 - 2 = 6
- Yêu cầu HS quan sát tranh để điền
phép tính phù hợp.
 	______________________________________
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm2010
Chiều
Tiếng việt (TT)
Luyện đọc và viết uông - ương. Làm bài tập
Tiếng việt bài 56
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc và viết các tiếng, từ có vần: Uông, ương.
 - Tìm đúng tên những đồ vật có chứa vần: Uông, ương. Làm tốt vở bài tập. 
II. Các hoạt động dạy học: 
1. HS luyện đọc
- Gọi hs lần lượt đọc các bài uông, ương (hs khá giỏi đọc trơn, hs trung bình , yếu đánh vần sau đó đọc trơn).
- GV theo dõi, sửa sai cho hs.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 1: Nối.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
 Bài 2: Điền: uông, hay ương.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp
 Bài 3: Viết.
 - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập.
 - Mỗi từ một dòng: vòng tròn, công viên.
 3. Luyện viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
	_______________________________________
Tự nhiên xã hội
AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I- Mục tiêu: 
 - Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy, điện giật.
 - HS biết phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật.
 - Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
 - Đối với HS khá giỏi nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay.
 - Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật.
 - Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống khi ở nhà.
 - Phát triển kĩ năng giao tiếp (trình bày, lắng nghe, phản hồi tích cực) thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh trong sgk trang 30-31.
- Một số tình huống để HS thảo luận. 
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài.	
1. Hoạt động 1: Khởi động – Giới thiệu bài:
 - GV hỏi: Ở nhà đã bao giờ các em bị hay chứng kiến người khác bị đứt tay, bỏng, điện giật chưa? Theo các em vì sao lại xảy ra tai nạn như vậy (mẹ gọt hoa quả cắt vài tay, chị bị bỏng do nước nóng, em bị mảnh cốc vỡ đâm vào tay).
 - GV: nêu vấn đề: Dao, bếp lửa là những vật được sử dụng hàng ngày ở nhà, nếu sử dụng không cận thận, không đúng cách sẽ gây ra mất an toàn. Bài học hôm nay, cả lớp cùng tìm hiểu về điều đó.
 - GV ghi tên bài lên bảng.
 2. Họat động 2: Tìm hiểu về nguyên nhân có thể gây đứt chân tay, bỏng và điện giật:
 * Mục tiêu: Nêu một nguyên nhân có thể gây đứt chân tay, bỏng và điện giật.
 Bước 1: - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp và giao nhiệm vụ theo tổ.
	+ Tổ 1: Quan sát các hình vẽ trang 30 sgk và nêu những nguyên nhân có thể làm đứt tay, đứt chân ( Chúng ta có thể bị đứt tay, chân khi dùng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác không cận thận hoặc do dẫm phải các mạnh vỡ của cốc chén).
	+ Tổ 2: Quan sát 2 hình trang 31 sgk và nêu những nguyên nhân có thể làm ta bị bỏng (Chúng ta có thể bị bỏng do lửa hoặc nước sôi).
	+ Tổ 3: Quan sát hình em bé nghịch dậy điện và nêu những nguyên nhân có thể làm ta bị điện giật (Chúng ta có thể bị điện giật nếu dụng cụ sử dụng điện trong nhà bị cũ, hở mạch điện).
 Bước 2: - GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và các nhóm khác góp ý, bổ sung. 
 * Kết luận: Tai nạn có thể xảy ra bất ngờ và có thể xảy ra mọi nơi: trong bếp, phòng khách, phòng ngủ hoặc nơi vui chơi trên sàn nhà, ngoài sân, vườn.
 3. Hoạt động 3: Thảo luận cách phòng tránh đứt tay chân, bỏng và điện giật
 * Mục tiêu: Biết cách phòng tránh tay chân, bỏng, điện giật 
 Bước 1: HS thảo luận theo cặp
 - GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp: nêu cách phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật.
 Bước 2: - GV gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác góp ý, bổ sung 
 + Cách phòng tránh đứt tay : không chơi các vật sắc nhọn như dao, kéo, các mạnh vỡ Dao, kéo khi dùng xong phải cất cận thận vào nơi quy định, xã tầm với của các em bé. 
 + Cách phòng tránh bỏng: Tránh xa diêm, lửa, nước nóng, bếp đang đun, nấu Diêm, bật lửa, phích nước nóng cần được cất cận thận đúng nơi quy định xa tầm với của các em bé.
 + Cách phòng tránh điện giật: Không sờ vào phích cắm, ổ điện, dây dẫn, đề phòng chúng bị hở mạch điện.
 4. Hoạt động 4: Xử lí tình huống
 * Mục tiêu: Biết xử lí một số tình huống để đảm bảo an toàn khi ở nhà
 Bước 1: GV nêu các tình huống
 - Tình huống 1: Nếu không may bị đứt tay bạn sẽ làm gì?
 - Tình huống 2: Bạn đi học về nhìn thấy em bé đang chơi diêm bạn sẽ làm gì?
 - Tình huống 3: Tình cờ nhìn thấy dây điện bị hở bạn sẽ làm gì.
 Bước 2: HS thảo luận và giải quyết các tình huống do GV đưa ra:
 - Tình huống 1: Khi bản thân HS bị đứt tay có thể có những cách phản ứng sau: 
	+ Khóc ầm lên, người lớn chạy đến và giúp băng vết thương.
	+ Nói với bố mẹ hoặc người lớn khác trong nhà để được giúp đỡ.
	+ Tự tìm bông hoặc băng khử trùng để băng lại vết thương.
 - Tình huống 2: Khi HS nhìn thấy em bé của mình chơi diêm có thể có cách pảhn ứng sau:
	+ Cùng chơi với em quẹt diêm cho em xem.
	+ Cất diêm đi không cho em chơi.
	+ Mách với bố mẹ hoặc người lớn khác.
 - Tình huống 3: Khi HS tình cờ nhìn thấy dây điện bị hở, có thể có cách phản ứng sau:
	+ Tránh xa, không đụng vào nhưng không nõi với ai.
	+ Tránh xa không đụng vào nhưng nói với bố mẹ hoặc người lớn khác.
 Kết luận: Các em còn nhỏ bởi vậy khi gặp những vấn đề như những tình huống trên cách tốt nhất là báo với bố mẹ hoặc người lớn khác để họ giúp em xử lí như: băng bó vết đứt tay cho hợp vệ sinh, tránh nhiễm trùng và cầm máu nhanh; cất bao diêm tránh xa tầm với của em bé; sửa hoặc thay dây điện mới
5. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. Nhắc nhở HS về nhà thực hiện theo những gì đã học được. 
 - Về nhà học bài, xem bài sau.
	________________________________________
Toán (TT)
Luyện tập chung
I- Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố khắc sâu dạng toán phép cộng, trừ trong các phạm vi đã học.
- Áp dụng để làm tốt bài tập. 
II- Hoạt động dạy và học
 1. HS làm bài tập
Bài 1: Tính. 
a. 5 + 2 = 4 + 3 = 5 + 3 = 6 + 2 =
 1 + 7 = 7 – 2 = 7 – 3 = 0 + 8 =
b. 1 + 4 + 3 = 0 + 5 + 2 = 7 – 3 – 0 =
 7 – 2 + 2 = 6 + 2 + 0 = 7 – 3 – 2 =
Bài 2: Tính.
 - - + + - + + 
Bài 3: Số? 
2 + = 8 7 - = 2 8 = + 1
7 - = 3 4 + = 7 7 = 1 + 
Bài 4: Điền dấu > ,< , =	 
7 – 2 ... 7 – 1 7 – 4 ... 1 + 3 6 – 2 ... 6 + 2
7 – 3 ... 6 – 2 7 – 1 ... 5 + 1 6 – 1 ... 6 – 2
- Cho HS làm vở ô ly.
- Chấm chữa bài, nhận xét.
2. Nhận xét – Dặn dò
	_______________________________________
Thủ công
GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I- Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Biết cách gấp và gấp các đoạn thẳng cách đều nhau.
- Làm đúng và tương đối thành thạo.
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, vệ sinh lớp học, tự giác và giữ trật tự lớp học.
II- Đồ dùng dạy học
- GV: Bài mẫu
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kiểm tra lại các dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới:
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: 
- HS quan sát vật mẫu của GV chuẩn bị.
- Cho HS thấy các nét gấp đều có thể gấp chồng chất khi gắn nó lại.
b. Hướng dẫn HS gấp mẫu:
* Nếp gấp thứ nhất:
- GV đặt tờ giấy sát ở bảng, mặt trái ra phía ngoài để HS thấy ô vuông.
- Quy định: gấp 2 ô đều nhau (theo đường kẻ của ô).
* Nếp gấp thứ 2:
 c. HS thực hành.
- HS làm bài thực hành bằng giấy nháp.
- HS làm ở giấy màu. GV theo dõi, sửa sai.
- Dán SP vào vở sao cho cân đối.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét: + Sự chuẩn bị giấy, bút, ... của HS.	
 + Tinh thần và thái độ học tập của HS.
 + Ý thức vệ sinh, an toàn lao động.
- GV chọn những bài tốt tuyên dương hS.
 - Về nhà chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học sau: giấy bìa to để gấp quạt.
	_______________________________________
Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm2010
Tiếng việt
ANG, ANH
I- Mục tiêu: 
- HS đọc và viết được: ang, anh, cây bàng, cành chanh.;từ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được : ang ,anh ,cây bàng,cành chanh
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Buổi sáng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ ghép chữ học vần 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tiết 1
1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: uông, ương, quê hương, lên xuống.
	2 HS đọc bài ở SGK.
2. Bài mới:
a) Dạy vần ang:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần ang có âm a ghép với âm ng. Âm a đứng trước, âm ng đứng sau.
So sánh ang với an: Giống: đều bắt đầu bằng a.
	 	Khác: ang kết thúc bằng ng, anh kết thúc bằng nh.
- Đánh vần và đọc trơn: 
+ HS ghép vần ang và đánh vần: a - ngờ - ang. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: ang. GV sửa lỗi.
+ HS ghép: bàng, và đọc: bàng. HS đánh vần: cá nhân, đt.
+ HS phân tích: b + ang + dấu huyền 	 bàng. GV gb: bàng.
+ GV đưa từ khóa và gb: cây bàng. HS đọc, tìm tiếng có vần mới. HS đọc cá nhân, đồng thanh. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
b) Vần anh: Tiến hành tương tự. Thay nh vào ng ta có vần anh.
So sánh anh với ang: Giống: bắt đầu bằng a.
	 	 Khác: anh kết thúc bằng nh; ang kết thúc bằng ng.
- Ghép: anh - đánh vần, đọc trơn: chanh: đánh vần, đọc trơn.
Từ khóa: cành chanh: HS đọc cá nhân, đt, tìm tiếng mới.
* Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đọc.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hướng dẫn HS: ang, anh, cây bàng, cành chanh. 
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
Thi tìm nhanh tiếng mới.
 d) Đọc từ ứng dụng:
- GV chép bảng các từ ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 2 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Lớp đọc đồng thanh.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung. HS đọc đoạn ứng dụng.
+ HS đọc đoạn ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích.
+ GV đọc mẫu đoạn ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ang, anh, cây bàng, cành chanh. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Buổi sáng.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ gì? ?
? Đây là cảnh nông thôn hay thành thị?
? Trong bức tranh, buổi sáng mọi người đi đâu? 
? Buổi sáng, mọi người trong gđ em làm gì?
? Em thích buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều? Vì sao?
Trò chơi: Tìm tiếng mới ghi ở bảng con.
Tổ nào tìm được nhiều thì thắng. GV chọn từ hay luyện đọc cho HS.
4. Củng cố - Dặn dò
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.Về nhà học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 58.
	_______________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Củng cố cho HS nắm chắc về các phép tính cộng và trừ trong phạm vi 8.
-Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Giáo dục HS ham thích và chịu khó làm bài đúng, đẹp.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: HS đọc thuộc bảng cộng, trừ 8.
2. Bài mới:
a. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- GV hdẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. 
Chữa bài: HS đọc từng phép tính. Lớp nhận xét.
Bài 2: Điền số vào ô trống.
- HS làm mẫu: 5 + 3 . HS nhẩm bảng cộng 8 rồi viết kq vào ô trống. HS làm bài. 
- GV theo dõi, uốn nắn thêm cho những HS còn yếu.
- 3 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
Bài 3: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài và cách làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau. 
4 + 3 + 1 = 8	8 - 4 - 2 = 2	2 + 6 - 5 = 3	8 + 0 - 5 = 3
5 + 1 + 2 = 8	8 - 6 + 3 = 5	7 - 3 + 4 = 8	3 + 3 - 4 = 2
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- HS xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
- 1 HS làm bảng. GV chữa bài theo bài toán của từng HS.
Trong rổ có 8 quả táo, bớt đi 2 quả. Hỏi còn lại bn quả táo?	8 - 2 = 6.
Bài 5: Nối ô trống với số thích hợp.
- GVHDHS: Tính kq ở vế phải rồi so sánh với các số ở vế trái xem số nào thích hợp với phép tính nào thì nối với nhau.
- HS làm bài.
- 3 HS lên bảng thi nối nhanh. Ai nối đúng, nối nhanh thì thắng cuộc.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- Về nhà học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 7,làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
	______________________________________
Chiều
Tiếng việt (TT)
Luyện đọc và viết ang - anh. Làm bài tập
Tiếng việt bài 57
I- Mục tiêu:
 - HS đọc thành thạo ang, anh.
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II- Hoạt động dạy học:
1. HS luyện đọc
- Gọi hs lần lượt đọc các bài ang, anh (hs khá giỏi đọc trơn, hs trung bình , yếu đánh vần sau đó đọc trơn).
- GV theo dõi, sửa sai cho hs.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối từ để tạo từ mới.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
Bài 2: Điền: ang hay anh.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp
Bài 3: Viết.
 - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập.
 - Mỗi từ một dòng: Hải cảng, bánh chưng.
3. Luyện viết
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở: rặng dừa, nâng niu. GV theo dõi, nhắc nhở.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- Về nhà học bài và xem bài sau.
	______________________________________
Toán (TT)
Luyện tập
I- Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố khắc sâu dạng toán phép cộng, trừ trong các phạm vi 8
 - Áp dụng để làm tốt bài tập. 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. HS: làm bài tập:
Bài 1: Tính. 
 + - - + - - 
 + - - + - - 
Bài 2: Nối(theo mẫu)
1 + 7
3 + 5
8 - 1
4 + 4
8
8 - 2
2 + 5
8 + 0
 8 - 0
Bài 3: Tính. 
8 – 4 – 2 = 4 + 3 + 1 = 2 + 6 – 5 = 8 + 0 – 5 =
8 – 6 + 3 = 5 + 1 + 2 = 7 – 3 + 4 = 3 + 3 – 4 =
 - Kiểm tra nhận xét.
 - Các bài tiếp theo học sinh làm ở vở bài tập
 - Yêu cầu HS nêu cách nối.
 - Chấm chữa bài.
 2. Nhận xét – Dặn dò
	______________________________________
Tự nhiên xã hội (TT)
AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I- Mục tiêu: 
 - Giúp HS biết : kể một số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây ra đứt tay và chảy máu 
 - HS biết cách đề phòng 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Hoạt động 1: 
 - Gọi học sinh nhắc lại tên bài đã học ?
 - GV nêu câu hỏi - HS thảo luận trả lời 
 - Theo nội dung câu hỏi : 
+ Em hãy kể một số vật sắc nhọn trong nhà mà em biết ? (Kéo, 
dao, .....).
+ Chúng ta có nên dùng dao hoặc kéo để đùa nghịch không ? 
+ Đối với những ổ điện , ổ cắm trong gia đình chúng ta phải làm gì ? 
+ Trường hợp có lửa cháy các đồ vật trong nhà em phải làmg gì ? 
2. Hoạt động 2 : 
 - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp nội dung thảo luận 
 Giáo viên chốt ý : Các em nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy
	_____________________________________________
Thủ công (TT)
GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I- Mục tiêu
 - Giúp HS củng cố cách gấp các đoạn thẳng cách đều 
 - Giáo dục HS giữ lớp sạch sau khi học.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Hoạt động 1 : 
 - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
 2. Hoạt động 2 : 
 - Gọi HS nhắc lại tên bài đã học ? (Gấp các đoạn thẳng cách đều ).
 - GV gọi HS nhắc lai cách gấp đoạn thẳng cách đều 
 - GV cho HS lấy giấy ra thực hành gấp 
 - GV theo dõi , giúp đỡ HS yếu 
3. Nhận xét-Dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị giấy, bút, ... của HS.
 + Tinh thần và thái độ học tập của HS.
 + Ý thức vệ sinh, an toàn lao động.
- Mức độ hiểu biết về các kí hiệu quy ước. Đánh giá kết quả học tập của HS.
 - Về nhà chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học sau.
	_______________________________________
Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm2010
Tiếng việt
INH, ÊNH
I- Mục tiêu: 
- HS đọc được: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh.;từ và các câu ứng dụng.
-Viết được :inh, ênh,máy vi tính ,dòng kênh .
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Máy cày, máy nổ, máy khâu,máy tính.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tiết 1
1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: ang, anh, chàng trai, bánh chưng.
	2 HS đọc bài ở SGK.
2. Bài mới:
a) Dạy vần inh:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần inh có âm i ghép với âm nh. Âm i đứng trước, âm nh đứng sau.
So sánh inh với anh: Giống: đều kết thúc bằng nh.
	 	Khác: inh bát đầu bằng i, anh bát đầu bằng a.
- Đánh vần và đọc trơn: 
+ HS ghép vần inh và đánh vần: i - nhờ - inh. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: inh. GV sửa lỗi.
+ HS ghép: tính, và đọc: tính. HS đánh vần: cá nhân, đt.
+ HS phân tích: t + inh + dấu sắc 	 tính. GV gb: tính.
+ GV đưa từ khóa và gb: máy vi tính. HS đọc, tìm tiếng có vần mới. HS đọc cá nhân, đồng thanh. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
b) Vần ênh: Tiến hành tương tự. Thay ê vào i ta có vần ênh.
So sánh ênh với anh: Giống: kết thúc bằng nh.
	 	 Khác: anh bắt đầu bằng a; ênh bắt đầu bằng ê.
- Ghép: ênh - đánh vần, đọc trơn: kênh: đánh vần, đọc trơn.
Từ khóa: dòng kênh: HS đọc cá nhân, đt, tìm tiếng mới.
* Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đọc.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh. 
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
Thi tìm nhanh tiếng mới.
d) Đọc từ ứng dụng:
- GV chép bảng các từ ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 2 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Lớp đọc đồng thanh.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung. HS đọc đoạn ứng dụng.
+ HS đọc đoạn ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích.
+ GV đọc mẫu đoạn ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Máy cày, máy nổ, máy ....
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ gì? ?
? Máy cày dùng để làm gì?
? Ngoài ra, em còn biết máy gì nữa? 
Trò chơi: Tìm tiếng mới ghi ở bảng con.
Tổ nào tìm được nhiều thì thắng. GV chọn từ hay luyện đọc cho HS.
4. Củng cố - Dặn dò
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
 - GV nhận xét tiết học.Về nhà học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 59.
	_______________________________________
Toán
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9.
I- Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Thuộc bảng cộng ,biết làm tính cộng trong phạm vi 9.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Giáo dục HS chịu khó làm bài đúng, đẹp.
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng Toán 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: 2 HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 8.
HS làm bảng: 5 + 3	4 + 4	8 - 2. GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Thành lập phép cộng: 8 + 1 = 9; 1 + 8 = 9.
Bước 1: GV đưa 8 con tính, sau đó thêm 1 con tính nữa. 
HS đọc lời của bài tập :Có 8 con tính, thêm 1 con tính.Hỏi tất cả có mấy con tính ?
Bước 2: GV nói: ? 8 con tính, thêm 1 con tính là mấy con tính?
HS: 8 con tính, thêm 1 con tính là 9 con tính. H

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14 lop 1(3).doc