Giáo án dạy học các môn khối lớp 5 - Tuần 20

Tập đọc

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I-MỤC TIÊU

-HS đọc lưu loát,diễn cảm bài văn.Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

-Hiểu : Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước ( Trả lời được các câu hỏi SGK

II-ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa trong SGK.

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A-Bài cũ: Gọi 4 HS đọc phân vai đoạn trích kịch Người công dân số Một.

B-Bài mới:

HĐ 1: Giới thiệu bài.

HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. GV đọc diễn cảm bài văn.

b. GV hướng dẫn HS thực hiện các y/c luyện đọc,tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn văn.

 

doc 32 trang Người đăng hong87 Lượt xem 681Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn khối lớp 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hành?
B-Bài mới:
HĐ 1: Hình thành công thức tính diện tích hình tròn.
-HS lấy hình tròn có chia các phần bằng nhau theo bán kính
-GV treo hình tròn đã chia sẵn lên bảng.
-Ghép các hình đã chia thành một hình bình hành.
-So sánh diện tích hình tròn và diện tích hình mới tạo được?
-Hãy nhận xét về độ dài đáy và chiều cao của hình bình hành?
-Một HS lên trình bày cách tính kết quả.
-Qua cách tính đó,HS nêu cách tính diện tích hình tròn khi biết độ dài bán kính.
-GV ghi bảng công thức,HS nêu quy tắc.
HĐ 2: Thực hành tính diện tích hình tròn.
HĐ 3: Chữa bài:
Bài 1: 
Lưu ý:
-Các đơn vị đo diện tích kèm theo phải chính xác.
-Khi bán kính là một phân số hoặc hỗn số phải đổi ra số thập phân trước rồi mới tính.
Bài 2: Muốn tính diện tích hình tròn khi biết đường kính ta làm thế nào?
Bài 3: Liên hệ thực tế: Về nhà xem bàn ăn nhà em có là hình tròn không? Tính xem diện tích bằng bao nhiêu?
IV-Củng cố,dặn dò:
-Ôn công thức quy tắc,công thức tính diện tích hình tròn.
-Hoàn thành bài tập trong SGK.
_____________________________
Lịch sử
 Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập 
dân tộc (1945-1954)
I-Mục tiêu:
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với 3 thứ “giặc”:
“ giặc đói”, “ giặc dốt”, “ giặc ngoai xâm”.
-Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
+ 19-12- 1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
+ Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
II-Đồ dùng:
-Bản đồ hành chính VN.
-Hình minh họa trong SGK từ bài 12- bài 17.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954.
-HS lập bảng thóng kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945-1954.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả,GVghi vào bảng sau:
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu.
Cuối năm 1945-1946
19-12-1946
20-12-1946
20-12-1946 đến 2-1947
Thu-đông 1947
Thu đông 1950
Sau chiến dịch biên giới
Tháng 2-1951.
1-5-1952.
30-3-1954 đến 7-5-1954
HĐ 2: Trò chơi: Hái hoa dân chủ.
-GV nêu cách chơi và luật chơi.
-GV tổ chức cho HS chơi.
Câu hỏi:
1.Vì sao nói:Ngay sau c/m tháng 8,nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”?
2.Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói,nạn dốt là giặc đói,giặc dốt?
3.Kể một câu chuyện cảm động về Bác Hồ trong những ngày cùng nhân dân diệt giặc đói,giặc dốt.
4.Nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói và giặc dốt?
5.Em hãy cho biết câu nói: “không!Chúng ta thà hi sinh.....”là của ai,nói vào thời gian nào?
6.Trong những ngày đầu kháng chiến,tinh thần chiến đấu của nhân dân Hà Nội được thể hiện rõ bằng câu khẩu hiệu nào?
7.Tại sao nói chiến dịch Việt Bắc thu- đông là “mồ chôn giặc Pháp”?
8.Em hãy trình bày chiến dịch Việt Bắc thu-đông trên lược đồ?
9.Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947?
10.Hãy giới thiệu về bức ảnh Bác Hồ trong chiến dịch biên giới thu-đông 1950?
11.Phát biểu cảm nghĩ của em về anh hùng La Văn cầu?
12. Chiến thắng biên giới thu-đông 1950 có ý nghĩa như thế nào với cuộc kháng chiến của dân tộc ta?
13.Kể tên 7 anh hùng được bầu trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất?
14.Vì sao giặc Pháp nói Điện Biên Phủ là “pháo đài không thể công phá”?
15.Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?
Nhận xét tiết học
_____________________________
Buổi chiều:
Thể dục
 ( Gvchuyờn trỏch lên lớp )
____________________________
Luyện Toán
Luyện tập VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH HèNH TRềN
I – Mục tiêu : Giúp học sinh ôn tập, củng cố về :
 - Chu vi hình tròn, diện tích hình tròn.
 - Giải toán có lời văn liên quan đến chu vi hình tròn, diện tích hình tròn.
II – Hoạt động dạy học :
1: Bài cũ: Gọi 2 HS nờu quy tắc tớnh chu vi và diện tớch hỡnh trũn.
Gọi 2 HS đồng thời lờn bảng làm 2 bài tập, cả lớp cựng tớnh
Bài 1: tính chu vi hình tròn có bán kính r:
a. r = 5 cm; b. r =1,2 dm.
Bài 2: Tính S hình tròn có đường kính d:
a. d = 0,8 m; b. d = 35 cm .
Nhận xột bài làm của bạn, Gv ghi điểm.
HĐ1 : Thực hành làm bài tập 1,2,3 ở vở thực hành.
Gọi HS đọc yờu cầu của bài tập.
HD hs tự làm bài vào VBT thực hành, 3 HS làm bài vào bảng phụ. 
Gợi ý: Bài 3 ?Muốn tính được chu vi hình tròn lớn gấp mấy lần chu vi hình tròn bé ta phải tính gì trước?
Hs làm bài, Gv theo giỏi, giúp đỡ học sinh yếu.
GV chấm và HD hs chữa bài.
HĐ2: HD hs làm thêm.
Bài 1:Tính diện tích hình tròn tâm O,đường kính bằng độ dài cạnh hình vuông ABCD;biết cạnh hình vuông là 5 cm
Bài 2:Tính diện tích hình tròn có chu vi C = 12,56 cm.
HD HS chữa bài. Nhận xét tiết học.
______________________________________________
Tin học
(GV chuyên trách lên lớp)
______________________________
Tự học( Luyện viết)
CÁNH RỪNG MÙA ĐễNG
I-Mục tiêu:
-Nghe- viết đúng,trình bày đúng bài: Cỏnh rừng mựa đụng
-Rèn tính cẩn thận,trình bày bài đẹp.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: HS nêu quy tắc tờn người tờn địa lớ Việt Nam, nước ngoài.
B-Bài mới:
HĐ 1:Hướng dẫn chính tả.
-GV đọc lại một lần toàn bài: HS đọc lại bài Cỏnh rừng mựa đụng.
 ( 3 em đọc nối tiếp)
HS đọc lại bài
HS đọc bằng mắt bài Cỏnh rừng mựa đụng. 
? Nờu nội dung bài Cỏnh rừng mựa đụng.
-GV cho HS nêu một số từ khó viết.
HS tự tỡm: ...
-Một HS viết trên bảng lớp,Cả lớp viết vào vở nháp.
- GV và học sinh nhận xột cỏch viết cỏc chữ khú viết
HĐ 2:HS viết chính tả.
-GV đọc từng cõu cho học sinh viết . GV giỳp đỡ HS viết xấu
-HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
GV chấm bài một số em.
GV nhận xột tiết học.
Dặn HS về nhà luyện chữ.
____________________________________________
Thứ 4 ngày 23 tháng 01 năm 2013
Tập đọc
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
I-Mục tiêu:Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho cách mạng. 
- Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2)
II-Đồ dùng: ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hai HS đọc lại bài Thái sư Trần Thủ Độ.
-Nêu nội dung chính của bài.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc:Một HS khá,giỏi đọc toàn bài.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn
-GV giúp HS hiểu mọt số từ ngữ: tài trợ,đồn điền,tổ chức,đồng Đông Dương,tay hòm chìa khóa,tuần lễ Vàng.
-HS luyện đọc theo cặp.
-Một HS đọc cả bài.
Tìm hiểu bài:
-Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì?
-Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
-Từ câu chuyện này,em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước?
Đọc diễn cảm.
-GVmời 1 HS đọc lại bài văn.
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc diễn cảm.
IV-Củng cố,dặn dò:
-HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
-GV nhận xét tiết học.
_________________________________________
Toán
 Luyện tập
I-Mục tiêu: Biết tính diện tích hình tròn khi biết:
 - Bán kính của hình tròn.
 -Chu vi của hình tròn.
II-Đồ dùng: Hình minh họa bài 3.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu cách tính chu vi hình tròn.
-Nêu cách tính diện tích hình tròn.
Gọi 3 HS đồng thời lờn bảng làm 2 bài tập, cả lớp cựng tớnh( mỗi tổ làm bài bạn của tổ mỡnh)
Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
a. r = 6 cm; b, r = 0,6 m; c, r = dm.
Bài 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
a. d = 15 cm; b, d = 0,2 m; c, d = dm.
Bài 3: Tính diện tích hình tròn có chu vi bằng 12,56 cm.
Gọi HS nhận xột bài làm của bạn, Gv ghi điểm.
B-Bài mới:
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài:
Bài 1: Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?
Bài 2: 
-Bài toán yêu cầu làm gì?
-Muốn tính diện tích hình tròn ta phải biết được yếu tố gì trước?
-bán kính hình tròn biết chưa?
-Tính bán kính bằng cách nào?
Bài 3:
-HS nêu y/c bài toán.
-HS thảo luận trao đổi cách giải.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Ôn lại cách tính diện tích hình tròn khi biết chu vi.
-Vận dụng vào các bài toán thực tế.
_________________________________________
Khoa học
Năng lượng
I-Mục tiêu: 
 Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ:
 - Ví dụ các vật có biến đổi vị trí,hình dạng,nhiệt độ,...nhờ được cung cấp năng lượng.
- Ví dụ về hoạt động của con người,động vật,phương tiện,máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
II-Đồ dùng: Chuẩn bị theo nhóm.
-Nến,diêm -Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi .
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Sự biến đổi hóa học là gì?
-Vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học?
B-Bài mới:
HĐ 1: Thí nghiệm.
-HS làm việc theo nhóm và thảo luận.Trong mỗi thí nghiệm,HS cần nêu rõ:
+Hiện tượng quan sát được.
+Vật bị biến đổi như thế nào?
+Nhờ đâu vật có biến đổi?
-Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
-GV đưa ra nhận xét như SGK.
HĐ 2: Quan sát và thảo luận.
-HS đọc mục bạn cần biết trong SGK,quan sát hình vẽ và nêu thêm các VD về hoạt động của con người,động vật,phương tiện,máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó
-Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp.
-GV và HS tìm và trình bày thêm các VD khác.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Muốn một vật biến đổi vị trí,hình dạng,nhiệt độ...ta cần phải làm gì?
-Nêu tên một số hoạt động của con người và nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động đó?
-Bài sau: Năng lượng mặt trời.
___________________________________________
Kĩ thuật
Chăm sóc gà 
I. Mục tiêu 
 - Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
 - Biết cách chăm sóc gà.Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Tranh ảnh trong SGK.
 - Phiếu học tập 
III. Hoạt động dạy học 
 Giới thiệu bài 
 HĐ1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà 
 - Gv giúp Hs hiểu chăm sóc gà là: một số công việc như sưởi ấm cho gà mới nở, che năng, chắn gió lùa, để giúp gà không bị rét hoặc nắng, nóng.
 - Hs đọc nội dung mục 1 SGK và trả lời câu hỏi về mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
 - GV nêu tóm tắt nội dung chính của HĐ1: Gà cần ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc nhằm tạo các điều kiện thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển. 
HĐ2. Tìm hiểu cách chăm sóc gà 
 - Hướng dẫn Hs đọc nội dung mục 2 ( SGK ) và trả lời câu hỏi để nêu tên các công việc chăm sóc gà:
 +Sưởi ấm cho gà con.
 + Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà.
 + Phòng ngộ độc thức ăn cho gà. 
Kết luận HĐ2: Gà không chịu được nóng quá, rét quá, và dễ bị ngộ độc thức ăn có vị mặn, thức ăn bi ôi mốc. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách 
HĐ3. Đánh giá kết quả học tập 
 - HS làm bài tập 
 - GV nêu đáp án để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả làm bài tập của mình.
 - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét kết quả học tập của HS. 
IV. Nhận xét - dặn dò 
Nhận xét giờ học- Dặn chuẩn bị bài sau. 
___________________________________
Buổi chiều:
Âm nhạc
( GV chuyờn trỏch lờn lớp)
____________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện ĐỌC: VUA LÍ THÁI TễNG ĐI CÀY
 ễN TẬP VỀ CÂU GHẫP
I-Mục tiêu: Giúp học sinh
-- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
-Hiểu ý nghĩa của truyện Vua Lý Thái Tông đi cày. Trả lời đúng các câu hỏi trong bài.
 - Củng cố kiến thức đã học về câu ghép,xác định được các vế câu trong câu ghép; cách nối các vế câu trong câu ghép.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.( Bài tập 1, 2)
a)Luyện đọc( Bài 1)
- 1HS khá nối tiếp nhau đọc toàn truyện.
? Bài được chia thành mấy phần?
HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
- HDHS đọc từ khú.
? Trong bài này cú những từ nào khú đọc?
-HS luyện đọc theo cặp.
-Một HS đọc cả bài.
b)Tìm hiểu bài( Bài 2)
HS đọc thầm bài: Vua Lý Thái Tông đi cày
 HD HS thảo luận theo cặp,chọn câu trả lời đúng ở bài tập 2
? Em hiểu câu nói của Vua Lý Thái Tông “ Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo?” như thế nào?
? Vì sao Vua Lý Thái Tông dạy cung nữ dệt gấm vóc và ban hết gấm vóc của người nước ngoài ở trong kho cho các quan?
? Những việc làm cho thấy Vua Lý Thái Tông rất thương dân?
? Việc làm nào cho thấy vua rất quan tâm mở mang văn hoá?
? Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép? ( Câu e ở bài tập 2)
? Câu ghép em vừa tìm được có mấy vế câu?
? Các vế câu ghép nối với nhau bằng quan hệ từ gì?
GV chấm và hướng dẫn HS chữa bài.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập( nếu còn thời gian)
Bài 1: Gạch một gạch dưới các vế câu,gạch 2 gạch dưới các quan hệ từ,cặp quan hệ từ trong các câu sau:
Vì mưa to gió lớn nên cây cối đổ nhiều.
Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ.
Do nó học giỏi nên nó làm bài toán rất nhanh.
Tại anh vắng mặt nên cuộc họp bị hoãn lại.
Bài 2: Từ mỗi câu ghép ở bài tập 1,hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu.
Nhận xét tiết học
_______________________________________
Tự học: (Luyện Toán)
ễN: TÍNH DIỆN TÍCH HèNH TAM GIÁC, HèNH THANG, HèNH TRềN
I-Mục tiêu:
 Củng cố cách tính diện tích hình tam giỏc, hỡnh thang, hỡnh tròn
II-Hoạt động dạy học:
A-Kiến thức cần nhớ: Gọi học sinh nhắc lại :
Công thức tính diện tích hình tam giỏc, hỡnh thang, hình tròn.
B-Luyện tập:
Gv ghi bài tập lờn bảng, Hs nối tiếp đọc đề bài, cả lớp làm bài vào vở ụ li, 4 em làm bài vào bảng phụ, giỏo viờn theo dừi và giỳp đỡ học sinh yếu.
Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
a. r = 2,5 cm; b, r = 0,6 m; c, r = dm.
Bài 2:Một hình tam giác có đáy 20 cm,chiều cao 12 cm.Một hình thang có diện tích bằng diện tích hình tam giác và có chiều cao bằng 10 cm.Tính trung bình cộng độ dài hai đáy của hình thang.
Bài 3: Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi 200 m , chiều dài hơn chiều rộng 16 m người ta đào một cái giếng hình tròn đường kính 2,5 m. Phần đất còn lại trồng rau, mỗi mét vuông thu hoạch được 2 kg rau. Tìm số rau thu hoạch tất cả.
Bài 4* ( Ra thêm cho HS Giỏi ) Hai hình tròn có hiệu hai chu vi bằng 12,56 cm. Hình tròn bé có bán kính bằng 2/3 bán kính hình tròn lớn. Tìm diện tích của mỗi hình tròn.
C- Chữa bài.
GV HD HS chữa bài mà HS làm sai 
Bài 4*: Gọi r1 là bán kính của hình tròn bé
 Gọi r2 là bán kính của hình tròn lớn
Theo đề bài ta có: r1 =2/3 r2
 Chu vi hình tròn bé bằng: r1 x 2 x 3,14 = ( 2/3 r2) x 2 x3,14
 = 2/3( r2 x2 x3,14)
Mà r2 x2 x3,14 là chu vi của hình tròn lớn nên chu vi của hình tròn bé bằng 2/3 chu vi của hình tròn lớn. Từ đó hướng dẫn HS áp dụng dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
_______________________________________
Thể dục 
Tung và bắt bóng - Nhảy dây
I. Mục tiêu 
 - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được đọng tác tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi " bóng chuyền sáu ". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện 
 - Địa điểm: tren sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để HS tập luyện.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu 
- GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học 
- Khởi động: chạy chậm thành hàng dọc, xoay khớp cổ tay, chân, hông, gối.
- Trò chơi " chuyền bóng"
2. Phần cơ bản
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay. HS luyện tập theo tổ. Gv quan sát phát hiện sửa sai cho HS.
* Thi đua giữa các tổ 1lần, Gv biểu dương những tổ tập đúng.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân : Phương pháp tổ chức tập luyện tương tự trên. 
* Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn: 1 lần.
- Chơi trò chơi " bóng chuyền sáu ".GV yêu cầu HS nhắc lại cách chơi và quy định chơi. Chia các đội chơi. Chơi thử trò chơi 1 -2 lần sau đó mới chơi chính thứcvà có tính điểm xem đội nào vô địch.GV nhắc nhở HS an toàn khi chơi.
3. Phần kết thúc 
- Đi thường, vừa đi vừa hát 
- GV cùng HS hệ thống bài học
- Dặn ôn động tác tung bóng và bắt bóng 
____________________________________________
Thứ 5 ngày 24 tháng 01 năm 2013
Tiếng Anh
( GV chuyờn trỏch lờn lớp)
____________________________________
Tập làm văn
Tả người: Kiểm tra viết
I-Mục tiêu: HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần ( mở bài , thân bài, kết bài);đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng,dùng từ,đặt câu đúng,câu văn có hình ảnh,cảm xúc.
 GD kĩ năng hợp tác ( ý thức tập thể, làm việc theo nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động). Thể hiện sự tự tin, đảm nhận trách nhiệm. 
II-Đồ dùng:Một số tranh ảnh minh họa nội dung đề văn.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài
-GV mời môt HS đọc 3 đề bài trong SGK.
-GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài
-Một vài HS nêu đề bài mình lựa chọn.
HĐ 3: HS làm bài.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV Lập chương trình hoạt động.
_____________________________ 
Toán
 Luyện tập chung
I-Mục tiêu: Biết tính chu vi , diện tích hình tròn và vận dụng để giảI các bài toán liên quan đến chu vi và diện tích của hình tròn. 
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn,diện tích hình tròn.
-Một HS lên bảng viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn.
Gọi 2 HS đồng thời lờn bảng làm 2 bài tập, cả lớp cựng tớnh( tổ1, tổ 2 làm bài 1, tổ 3 cựng làm bài 3)
Bài 1:Tính diện tích hình tròn có chu vi C = 12,56 cm.
Bài 2: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 35 m,chiều rộng bằng 3/5 chiều dài.ở giữa vườn,người ta xây một cái bể hình trũn có bán kính 2 m.Tính diện tích phần đất con lại của mảnh vườn đó.
Gọi HS nhận xột bài làm của bạn, Gv ghi điểm.
B-Bài mới:
HĐ 1: HS làm bài tập.
Gọi HS đọc yờu cầu của cỏc bài tập
Bài 1: HS trình bày bài giải theo hai cách khác nhau.
Bài 2: Công thức nào được vận dụng để giải bài tập này?
HS làm bài vào VBT, 3 HS làm bài vào bảng phụ. GV theo dừi giỳp đỡ HS yếu.
HĐ 2: Chữa bài:
HS làm bài bảng phụ treo bảng phụ, HS chữa bài trờn bảng phụ.
HS nhận xột bài làm của bạn. GV khắc lại kiến thức cho HS.
III-Củng cố,dặn dò: 
 Khi giải các bài toán hình học về tính diện tích của một hình hoặc một phần của hình,ta phải phân tích được cấu tạo của hình đó,từ đó quy về việc tính diện tích của các hình đã biết công thức tính.
_____________________________
Mĩ thuật
( GV chuyên trách lên lớp)
_____________________________
Buổi chiều:
Tin học
( GV chuyên trách lên lớp)
_____________________________
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I-Mục tiêu:
-Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ( Nội dung ghi nhớ)
-Nhận biết các quan hệ từ,cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép( BT1);biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép( BT3)
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: HS làm lại các bài tập 2,4 trong tiết LTVC trước.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HĐ 2: Phần nhận xét:
Bài 1:
-Một HS đọc y/c bài tập 1.
-HS đọc thầm đoạn văn,tìm câu ghép trong đoạn văn.
-HS nêu những câu ghép vừa tìm được.
Câu 1: anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở,/một người nữa tiến vào...
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự,/nhưng tôi có quyền nhường và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối,/đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Bài 2:
-HS làm việc các nhân.
-GV gọi 3 HS lên bảng xác định các vế trong từng câu ghép.
HĐ 3: Phần nhận xét:
-Hai HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
-Vài HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
HĐ4: Phần luyện tập.
Bài tập 1:
-HS đọc nội dung bài tập,HSxác định y/c bài tập
-HS đọc lại đoạn văn,làm bài.
-HS chữa bài,GV chốt lại lời giải đúng:
+Câu 1 là câu ghép có hai vế câu.
+Cặp quan hệ từ trong câu là: Nếu...thì...
Bài tập 2:
-Khôi phục lại từ bị lược trong câu ghép.
-Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó.
Bài tập 3:
-Tấm chăm chỉ hiền lành còn cám thì lười biếng,độc ác.
-Ông đã nhiều lần can gián nhưng (mà) vua không nghe.
-Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
IV-Củng cố,dặn dò: GV nhận xét tiết học.Ghi nhớ những kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép.
_____________________________
Tự học: (Luyện Thể dục) 
LUYỆN: Tung và bắt bóng 
Trò chơi " bóng chuyền sáu"
 I. Mục tiêu
 - Ôn tung bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
 - Tiếp tục làm quen trò chơi " bóng chuyền sáu". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm và phương tiện 
 - Địa điểm: tren sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để HS tập luyện.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu 
- GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học 
- Khởi động: chạy chậm thành hàng dọc, xoay khớp cổ tay, chân, hông, gối.
2. Phần cơ bản
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay. HS luyện tập theo tổ.
* Thi đua giữa các tổ 1lần, Gv biểu dương những tổ tập đúng.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân 
* Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn: 1 lần.
- Làm quen trò chơi " bóng chuyền sáu ".GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi. Cho HS tập trước động tác vừa di chuyển vừa bắt bóng. Chơi thử trò chơi 1 -2 lần sau đó mới chơi chính thức.
3. Phần kết thúc 
- Đi thường, vừa đi vừa hát 
- GV cùng Hs hệ thống bài học.
- Dặn ôn động tác tung bóng và bắt bóng. 
_____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lờn lớp
(Giỏo dục kĩ năng sống)
CHỦ ĐỀ 4 : KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẨN( TIẾT2 )
I. Mục tiêu: 
HS hiểu:
- Mõu thuẩn là những xung đột, tranh cói, bất đồng với một hay nhiều người về một vấn đề nào đú.
- Mõu thuẩn trong cuộc sống hết sức đa dạng và thường bắt nguồn sự khỏc nhau về quan điểm, chớnh kiến, lối sống, tớn ngưởng, tụn giỏo, văn hoỏ,
- Mõu thuẩn thường cú ảnh hưởng tiờu cực tới những mối quan hệ của cỏc bờn.
- Để giải quyết được mõu thuẩn, chỳng ta cần nhận thức được nguyờn nhõn nảy sinh mõu thuẩn và giải quyết mõu thuẩnđú với thỏi độ t

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc