Giáo án dạy các môn khối 2 - Tuần 34

 TẬP ĐỌC

NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI

I. Mục tiêu:

– Đoc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

– Nội dung: Tấm lịng nhn hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.

– KNS: + Giao tiếp.

+ Thể hiện sự cảm thơng

+ Ra quyết định

II. Phương tiện dạy học:

– GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. Một số các con vật nặn bằng bột.

– HS: SGK.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

– Trình by ý kiến c nhn

– Hỏi v trả lời.

 

doc 23 trang Người đăng hong87 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn khối 2 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dung 
– GV đọc đoạn cần viết 1 lần.
Yêu cầu HS đọc.
– Đoạn văn nói về ai?
b) Hướng dẫn viết từ khó
– GV yêu cầu HS đọc các từ khó viết.
Yêu cầu HS viết từ khó.
– Sửa lỗi cho HS.
c) Hướng dẫn cách trình bày
– Đoạn văn có mấy câu?
Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài?
– Vì sao các chữ đó phải viết hoa?
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài 
c. Thực hành:
 v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập û 
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (Trò chơi)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho HS điền từ tiếp sức. Mỗi HS trong nhóm chỉ điền từ (dấu) vào 1 chỗ trống.
Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
Bài tập 3b, tiến hành tương tự bài 3a.
– GV nhận xét.
d. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập chính tả và chuẩn bị bài sau.
Chuẩn bị: Đàn bê của anh Hồ Giáo.
–Thực hiện yêu cầu của GV.
– Theo dõi bài.
– 2 HS đọc lại bài chính tả.
– Nói về một bạn nhỏ và bác Nhân. 
– Người nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng.
–2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào nháp.
– Đoạn văn có 3 câu.
– Bác, Nhân, Khi, Một.
– Vì Nhân là tên riêng của người. Bác, Khi, Một là các chữ đầu câu.
– Đọc yêu cầu bài tập 2.
– HS tự làm.
– Nhận xét.
a) Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
b) phép cộng, cọng rau
cồng chiêng, còng lưng
– Đọc yêu cầu bài 3.
– Làm bài theo hướng dẫn, 1 HS làm xong thì về chỗ để 1 HS khác lên làm tiếp.
a) Chú Trường vừa trồng trọt giỏi, vừa chăn nuôi giỏi. Vườn nhà chú cây nào cũng trĩu quả. Dưới ao, cá trôi, các chép, cá trắm từng đàn. Cạnh ao là chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, trông rất ngăn nắp.
b) Oâng Dũng có hai người con đều giỏi giang cả. Chú Nghĩa, con trai ông bây giờ là kĩ sư, làm ở mỏ than. Còn cô Hải, con gái ông, là bác sĩ nổi tiếng ở bệnh viện tỉnh.
KỂ CHUYỆN
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI 
I. Mục tiêu:
– Dựa vào nội dung tĩm tắt, kể được từng đoạn của câu chuyện 
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh minh hoạ của bài tập đọc. Bảng ghi sẵn câu hỏi gợi ý của từng đoạn.
HS: SGK.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Trình bày ý kiến cá nhận.
– Thảo luận nhĩm
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
– Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện Bóp nát quả cam.
– Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá : 
 Giới thiệu: Người làm đồ chơi.
b.Kết nối, thực hành:
 v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
a) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý 
Bước 1: Kể trong nhóm
GV chia nhóm và yêu cầu HS kể lại từng đoạn dựa vào nội dung và gợi ý.
Bước 2: Kể trước lớp
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét từng bạn theo các tiêu chí đã nêu.
Chú ý: Trong khi HS kể nếu còn lúng túng, GV ghi các câu hỏi gợi ý. Cụ thể: 
 + Đoạn 1
Bác Nhân làm nghề gì?
Vì sao trẻ con rất thích những đồ chơi của bác Nhân?
Cuộc sống của bác Nhân lúc đó ra sao?
Vì sao con biết?
 + Đoạn 2
Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
Bạn nhỏ đã an ủi bác Nhân ntn?
Thái độ của bác ra sao?
 + Đoạn 3
Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
Thái độ của bác Nhân trong buổi chiều đó ntn?
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện
– Yêu cầu HS kể nối tiếp.
Gọi HS nhận xét bạn. Cho điểm HS.
Yêu cầu HS kể toàn truyện.
– Nhận xét, cho điểm.
c. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối HKII.
– 3 HS kể phân vai (người dẫn chuyện, Vua, Trần Quốc Toản).
– HS kể chuyện trong nhóm. Khi 1 HS kể thì HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
– Mỗi nhóm cử 1 HS lên trình bày, 1 HS kể 1 đoạn của câu chuyện.
– Truyện được kể 3 đế 4 lần.
– Nhận xét.
– Bác Nhân là người làm đồ chơi bằng bột màu.
– Vì bác nặn toàn những đồ chơi ngộ nghĩnh đủ màu sặc sỡ như: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con gà, con vịt
– Cuộc sống của bác Nhân rất vui vẻ.
– Vì chỗ nào có bác là trẻ con xúm lại, bác rất vui với công việc.
– Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, hàng của bác bỗng bị ế.
– Bạn sẽ rủ các bạn cùng mua hàng của bác và xin bác đừng về quê.
– Bác rất cảm động.
– Bạn đập con lợn đất, chia nhỏ món tiền để các bạn cùng mua đồ chơi của bác.
– Bác rất vui và nghĩ rằng vẫn còn nhiều trẻ con thích đồ chơi của bác.
– Mỗi HS kể một đoạn. Mỗi lần 3 HS kể.
– Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
– 1 đến 2 HS kể theo tranh minh họa.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 ÔN TẬP TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
– Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.
Cĩ ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh vẽ của HS ở hoạt động nối tiếp bài 32. Giấy, bút. Tranh ảnh có liên quan đến–chủ đề tự nhiên.
HS: SGK.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì?
Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào?
Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì? Hình dạng của chúng thế nào?
– GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
 a. Khám phá : 
 Giới thiệu: Ôn tập tự nhiên.
b.Kết nối, thực hành:
 v Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn.
Chuẩn bị nhiều tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên: chia thành 2 bộ có số cây – con tương ứng về số lượng.
Chuẩn bị trên bảng 2 bảng ghi có nội dung như sau:
Nơi sống
Con vật
Cây cối 
Trên cạn
Dưới nước 
Trên không
Trên cạn & dưới nước 
 – Chia lớp thành 2 đội lên chơi.
Cách chơi: Mỗi đội cử 6 người, người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ.
Sau 5 phút hết giờ. Đội thắng là đội dán đúng, nhiều hơn, đẹp hơn.
Sau trò chơi, cho 2 đội nhận xét lẫn nhau.
GV tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
v Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai về nhà đúng”
GV chuẩn bị tranh vẽ của HS ở bài 32 về ngôi nhà và phương hướng của nhà (mỗi đội 5 bức vẽ).\
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 người.
Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức.
Người thứ nhất lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức, gắn hướng ngôi nhà.
Yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hỏi tác giả của từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi. GV chốt kiến thức.
v Hoạt động 3: Hùng biện về bầu trời.
Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi:
Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm (có những gì, chúng ntn?)
Cho nhóm thảo luận, đi lại giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm.
Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết quả.
GV chốt: Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dáng? Có gì khác nhau (về ánh sáng, sự chiếu sáng). Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau không? Ơû điểm nào?
c. Áp dụng:
 – Nhận xét tiết học
– Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
– HS trả lời, bạn nhận xét.
–HS chơi
– HS nhận xét, bổ sung.
– HS nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
– Các nhóm trình bày. Trong khi nhóm này trình bày thì nhóm khác lắng nghe để nhận xét.
TOÁN
 ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG.
I. Mục tiêu:
– Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
Biết giải bài tốn cĩ gắn với các số đo.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
– 27 + 46 ; 73 - 34
– GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá :.
 Giới thiệu: (1’) Ơn tập về đại lượng
b.Kết nối, thực hành:
Bài 1 (a)
Quay mặt đồng đồ hồ đến các vị trí trong phần a của bài và yêu cầu HS đọc giờ.
Yêu cầu đọc giờ trên mặt đồng hồ a.
2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
Vậy đồng hồ A và đồng hồ nào chỉ cùng một giờ?
Làm tương tự với các đồng hồ còn lại.
Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:
Gọi HS đọc đề bài toán.
Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
Nhận xét bài của HS và cho điểm.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4 ( a, b)
Bài tập yêu cầu các em tưởng tượng và ghi lại đội dài của một số vật quen thuộc như bút chì, ngôi nhà, . . .
Đọc câu a: Chiếc bút bi dài khoảng 15 . . . và yêu cầu HS suy nghĩ để điền tên đơn vị đúng vào chỗ trống trên.
Nói chiếc bút bi dài 15mm có được không? Vì sao?
Nói chiếc bút bi dài 15dm có được không? Vì sao?
– Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
c. Áp dụng:
– Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Oân tập về đại lượng (TT).
– 2 HS lên bảng làm bài, bạn nhận xét.
– 2 giờ.
– Là 14 giờ.
– Đồng hồ A và đồng E chỉ cùng 1 giờ.
– Đọc đề bài
Bài giải.
Can to đựng số lít nước mắm là:
	10 + 5 = 15 (lít)
	Đáp số: 15 lít.
– Đọc đề bài
 Bài giải
Bạn Bình còn lại số tiền là:
	1000 – 800 = 200 (đồng)
	Đáp số: 200 đồng.
– Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm.
– Vì 15 mm quá ngắn, không có chiếc bút bi bình thường nào ngắn như thế?
– Không được vì như thế là quá dài.
Thứ tư, ngày 27 tháng 04 năm 2011 
 TẬP ĐỌC
 ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO 
I. Mục tiêu:
– Đọc rành mạch tồn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý.
Nội dung: Hình ảnh rất đẹp, rất đáng kính trọng của Anh hùng Lao động Hồ Giáo.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh minh hoạ cho bài tập đọc trong SGK. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Trình bày ý kiến cá nhận.
– Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài Người làm đồ chơi.
– Nhận xét, cho điểm HS. 
2. Dạy bài mới:
 a. Khám phá:
 Giới thiệu: Đàn bê của anh Hồ Giáo
b.Kết nối:
v Hoạt động 1: Luyện đọc
– GV đọc mẫu toàn bài.
 – HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
a) Luyện đọc câu
– Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ: giữ nguyên, trong lành, ngọt ngào, cao vút, trập trùng, quanh quẩn, quấn quýt, nhảy quẩng, nũng nịu, quơ quơ, rụt rè 
– Yêu cầu HS luyện đọc từng câu.
b) Luyện đọc đoạn
– Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn sau đó hướng dẫn HS đọc từng đoạn.
– Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
c) Luyện đọc đoạn trong nhĩm
– Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Gọi 1 HS đọc toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải.
Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp ntn?
Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê vớ anh Hồ Giáo?
Những con bê đực thể hiện tình cảm gì với anh Hồ Giáo?
Những con bê cái thì có tình cảm gì với anh Hồ Giáo?
Tìm những từ ngữ cho thấy đàn bê con rất đáng yêu?
Theo con, vì sao đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo như vậy?
Vì sao anh Hồ Giáo lại dành những tình cảm đặc biệt cho đàn bê?
– Anh Hồ Giáo đã nhận được danh hiệu cao quý nào?
c. Thực hành:
v Hoạt động 3: Luyện đọc lại
 – Tiến hành như các tiết trước
– Gọi 2 HS đọc lại bài.
Qua bài tập đọc con hiểu điều gì?
GV: Anh hùng lao động Hồ Giáo là người lao động giỏi, một hình ảnh đẹp, đáng kính trọng về người lao động.
d. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài
– HS đọc tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc cả bài. Sau đó trả lời các câu hỏi về nội dung của bài.
– Theo dõi và đọc thầm theo.
–7 đến 10 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ này.
– Mỗi HS luyện đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp.
–Tìm cách đọc và luyện đọc.
Đoạn 1: Đã sang tháng ba  mây trắng.
Đoạn 2: Hồ Giáo  xung quanh anh.
Đoạn 3: Những con bê  là đòi bế.
Chú ý câu: 
Giống trẻ quấn quýt bên mẹ,/ đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo.// Chúng vừa ăn vừa đùa nghịch.// Những đực,/ y hệt những mạnh,/ chốc chốc lại ngừng ăn/ nhảy quẩng lên/ rồi chạy đuổi nhau/ thành một vòng tròn xung quanh anh//
– Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. 
– Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
– HS đọc, HS cả lớp theo dõi.
– Không khí: trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời: cao vút, trập trùng, những đám mây trắng.
–Đàn bê quanh quẩn bên anh, như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, quẩn vào chân anh.
– Chúng chạy đuổi nhau thành một vòng xung quanh anh.
– Chúng dụi mõm vào người anh nũng nịu, sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân như đòi bể.
– Chúng vừa ăn vừ đùa nghịch, chúng có tính cách giống như nhhững bé trai và bé gái.
– Vì anh chăm bẵm, chiều chuộng và yêu quý chúng như con.
– Vì anh là người yêu lao động, yêu động vật như chính con người.
– Anh đã nhận được danh hiệu Anh hùng Lao động ngành chăn nuôi.
– 2 HS đọc bài nối tiếp.
– Đàn bê rất yêu quý anh Hồ Giáo và anh Hồ Giáo cũng yêu quý, chăm sóc chúng như con.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ TRÁI NGHĨA. TỪ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I. Mục tiêu:
– Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng; nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước.
 Nêu được ý thích hợp về cơng việc phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Bài tập 1, 3 viết vào giấy to. Bài tập 2 viết trên bảng lớp. Bút dạ.
HS: SGK, vở.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
– Gọi 5 đến 7 HS đọc các câu đã đặt được ở bài tập 4 giờ học trước.
– Nhận xét cách đặt câu của từng HS. 
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá:
Giới thiệu: 
– Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng học về từ trái nghĩa và sẽ biết được thêm công việc cụ thể của một số ngành nghề trong cuộc sống.
b.Kết nối:
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 1 HS đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.
Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng. Gọi HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
Tìm những từ ngữ khác, ngoài bài trái nghĩa với từ rụt rè.
Những con bê cái ăn nhỏ nhẹ, từ tốn, những con bê đực thì ngược lại. Con hãy tìm thêm các từ khác trái nghĩa với nhỏ nhẹ, từ tốn?
Khen những HS tìm được nhiều từ hay và đúng.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Cho HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
– Nhận xét cho điểm HS.
c.Thực hành:
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng.
Chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cho HS làm bài theo hình thức nối tiếp
Gọi HS nhận xét bài của từng nhóm và chốt lại lời giải đúng.
– Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
d. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà làm lại các bài tập trong bài và tìm thêm các cặp từ trái nghĩa khác.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
– Một số HS đọc câu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
–Đọc đề bài.
– HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
– 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Lời giải: 
Những con bê đực
 như những bé trai
khoẻ mạnh, nghịch ngợm
ăn vội vàng
– bạo dạn/ táo bạo
– ngấu nghiến/ hùng hục.
– Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó.
HS 1: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là gì?
 HS 2: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là từ người lớn.
Đáp án: đầu tiên/ bắt đầu/
biến mất/ mất tăm/
cuống quýt/ hốt hoảng/
– Đọc đề bài trong SGK.
– Quan sát, đọc thầm đề bài.
– HS lên bảng làm theo hình thức nối tiếp.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TT).
I. Mục tiêu:
– Nhận biết được thời gian được dành cho một số hoạt động.
Biết giải bài tốn liện quan đến đơn vị kg; km.
II. Phương tiện dạy học:
GV: bảng phụ.
HS: Vở.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
– Sửa bài 3.
– GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá : 
 Giới thiệu: Ơn tập về đại lượng
b.Kết nối, thực hành:
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc bảng thống kê các hoạt động của bạn Hà.
Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào?
Thời gian Hà dành cho viêc học là bao lâu?
Bài 2:
Gọi HS đọc đề bài toán.
Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
Nhận xét bài của HS và cho điểm.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
– Nhận xét bài của HS và cho điểm.
d. Áp dụng:
– Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Chuẩn bị: Oân tập về hình học.
– 2 HS lên bảng làm bài, bạn nhận xét.
– 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
– Hà dành nhiều thời gian nhất cho việc học.
– Thời gian Hà dành cho việc học là 4 giờ.
– Đọc đề bài
 Bài giải
	Bạn Bình cân nặng là:
	27 + 5 = 32 (kg)
	 Đáp số: 32 kg.
–Đọc đề bài và QS hình biểu diễn.
 Bài giải
Quãng đường từ nhà bạn Phương đến xã Đinh Xá là:
	20 – 11 = 9 (km)
	 Đáp số: 9 km.
Thứ năm, ngày 28 tháng 04 năm 2011 
 TẬP VIẾT
Chữ hoa V - kiểu 2
I. Mục tiêu:
 – Viết đúng các chữ hoa kiểu 2: A, M, N, Q, V ( mỗi chữ 1 dịng); viết đúng các tên riêng cĩ chữ hoa kiểu 2: Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, HồChí Minh ( mối tên riêng 1 dịng)
II. Phương tiện dạy học:
GV: Chữ mẫu V kiểu 2 . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
– Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: Chữ Q hoa kiểu 2 
Viết : Quân dân một lòng.
– GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá:
Giới thiệu: 
– G V nêu mục đích và yêu cầu.
b.Kết nối:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa 
1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
– Chữ V kiểu 2 cao mấy li? 
Viết bởi mấy nét?
GV miêu tả: Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản –1 nét móc hai đầu (trái – phải), 1 nét cong phải (hơi duỗi, không thật cong như bình thường) và 1 nét cong dưới nhỏ.
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết: Nét 1: viết như nét 1 của các chữ U, Ư, Y (nét móc hai đầu, ĐB trên ĐK5, DB ở ĐK2). Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở ĐK6. Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút , viết 1 đường cong dưới nhỏ cắt nét 2, tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ, dừng bút ở đường kẽ 6. 
– GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
2.HS viết bảng con.
– GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
1.Giới thiệu câu: Việt Nam thân yêu. 
2.Quan sát và nhận xét:
– Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
– GV viết mẫu chữ: Việt lưu ý nối nét V và iệt.
3.HS viết bảng con
– Viết: : Việt 
– GV nhận xét và uốn nắn.
c.Thực hành:
v Hoạt động 3: Viết vở
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
d Áp dụng:
– GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
 – GV nhận xét tiết học.
– Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Ôn cách viết các chữ hoa: A, M, N, Q, V (kiểu 2).
– HS viết bảng con.
–3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
– HS quan sát
– 5 li.
– 1 nét
– HS quan sát
– HS quan sát.
– HS tập viết trên bảng con
– HS đọc câu
– V , N, h, y : 2,5 li
– t : 1,5 li
– i, ê, a, m, n, u : 1 li
– Dấu nặng (.) dưới ê.
– Khoảng cách 1 con chữ 
– HS viết bảng con
– Vở Tập viết
– HS viết vở
– Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC.
I. Mục tiêu:
– Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, h

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34.doc