Giáo án dạy các môn khối 2 - Tuần 25

TẬP ĐỌC

SƠN TINH, THỦY TINH

I. Mục tiêu:

– Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc r lời nhn vật trong cu chuyện.

– Nội dung: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.

II. Phương tiện dạy học:

– GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (Phóng to, nếu có thể). Bảng phụ

– HS: SGK.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

– Động no

– Hỏi v trả lời

IV. Tiến trình dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng hong87 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn khối 2 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m. Trong cùng một khoảng thời gian, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng hơn thì thắng cuộc.
– Cho HS thi đua tìm tiếng có dấu hỏi/ dấu ngã.
d. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
Yêu cầu các HS viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng và sạch, đẹp bài.
Chuẩn bị: Bé nhìn biển.
–2 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết vào giấy nháp. Nhận xét bài của các bạn trên bảng.
– HS lần lượt đọc bài.
– Giới thiệu về vua Hùng Vương thứ mười tám. Ông có một người con gái xinh đẹp tuyệt vời
– Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào một ô vuông.
– Các chữ đứng đầu câu và các chữ chỉ tên riêng như Sơn Tinh, Thủy Tinh.
– tuyệt trần, công chúa, chồng, chàng trai, non cao, nước,
– giỏi, thẳm,
– Viết các từ khó, dễ lẫn.
– Nhìn bảng và viết bàivào vở.
– Cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. 
+ trú mưa, chú ý; truyền tin, chuyền cành; chở hàng, trở về.
+ số chẵn, số lẻ; chăm chỉ, lỏng lẻo; mệt mỏi, buồn bã.
– HS chơi trò tìm từ.
Một số đáp án: 
+ chổi rơm, sao chổi, chi chít, chang chang, cha mẹ, chú bác, chăm chỉ, chào hỏi, chậm chạp,; trú mưa, trang trọng, trung thành, truyện, truyền tin, trường học,
+ ngủ say, ngỏ lời, ngẩng đầu, thăm thẳm, chỉ trỏ, trẻ em, biển cả,; ngõ hẹp, ngã, ngẫm nghĩ, xanh thẫm, kĩ càng, rõ ràng, bãi cát, số chẵn,
– HS thi tiếp sức
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I. Mục tiêu:
– Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống trên cạn.
– Quan sát và chỉ ra một số cây sống trên cạn
KNS: + Kĩ năng quan sát,tìm kiếm và xử lí thơng tin về các lồi cây sống trên cạn
+ Kĩ năng ra quyết định: Nên và khồn nên làm gì để bảo vệ cây cối
+ Kĩ năng giao tiếp thơng qua các hoạt động học tập
+ Kĩ năng hợp tác:Biết hợp tác mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối
II. Phương tiện dạy học:
GV: Aûnh minh họa trong SGK trang 52, 53. Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh (HS sưu tầm).
HS: SGK.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 Thảo luận chia sẻ - cặp đơi
Thảo luận nhĩm
Suy nghĩ
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Dạy bài mới:
a. Khám phá : 
– Cây có thể trồng được ở những đâu?
Giới thiệu tên cây.
Nơi sống của loài cây đó.
 3. Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó.
– GV nhận xét 
 Giới thiệu: Một số loài cây sống trên cạn.
b.Kết nối, thực hành:
v Hoạt động 1: Kể tên các loài cây sống trên cạn.
YCHS thảo luận nhóm, kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết và mô tả sơ qua về chúng theo các nội dung sau: 
Tên cây.
Thân, cành, lá, hoa của cây.
Rễ của cây có gì đặc biệt và có vai trò gì?
– Yêu cầu 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Yêu cầu: Thảo luận nhóm, nêu tên và lợi ích của các loại cây đó.
Yêu cầu các nhóm trình bày.
 + Hình 1
 + Hình 2:
 + Hình 3:
 + Hình 4:
 + Hình 5: 
 + Hình 6:
 + Hình 7:
Hỏi: Trong tất cả các cây các em vừa nói, cây nào thuộc:
Loại cây ăn quả?
Loại cây lương thực, thực phẩm.
Loại cây cho bóng mát.
Bổ sung: Ngoài 3 lợi ích trên, các cây trên cạn còn có nhiều lợi ích khác nữa. Tìm cho cô các cây trên cạn thuộc:
Loại cây lấy gỗ?
Loại cây làm thuốc?
 – GV chốt kiến thức: Có rất nhiều loài cây trên cạn thuộc các loài cây khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích của chúng. Các loài cây đó được dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, động vật, làm thuốc 
d. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Một số loài cây sống dưới nước.
– HS trả lời.
– HS trả lời.
– Bạn nhận xét 
– HS thảo luận 
– Nhóm thảo luận, lần lượt từng thành viên ghi loài cây mà mình biết vào giấy.
– 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày ý kiến thảo luận. 
 + Cây cam.
 + Thân màu nâu, có nhiều cành. Lá cam nhỏ, màu xanh. Hoa cam màu trắng, sau ra quả.
 + Rễ cam ở sâu dưới lòng đất, có vai trò hút nước cho cây.
– HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu.
– Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
 + Cây mít: Thân thẳng, có nhiều cành, lá. Quả mít to, có gai.
 + Cây phi lao: Thân tròn, thẳng. Lá dài, ít cành.
Lợi ích: Chắn gió, chắn cát.
 + Cây ngô: Thân mềm, không có cành.
Lợi ích: Cho bắp để ăn.
 + Cây đu đủ: Thân thẳng, có nhiều cành.
Lợi ích: Cho quả để ăn.
 + Cây thanh long: Có hình dạng giống như xương rồng. Quả mọc đầu cành.
Lợi ích: Cho quả để ăn.
 + Cây sả: Không có thân, chỉ có lá. Lá dài.
Lợi ích: Cho củ để ăn.
 + Cây lạc: Không có thân, mọc lan trên mặt đất, ra củ.
Lợi ích: Cho củ để ăn.
– Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung.
+ Cây mít, đu đủ, thanh long.
+ Cây ngô, lạc.
+ Cây mít, bàng, xà cừ.
– Cây pơmu, bạch đàn, thông,.
– Cây tía tô, nhọ nồi, đinh lăng
– HS nghe, ghi nhớ.
KỂ CHUYỆN
SƠN TINH, THỦY TINH
I. Mục tiêu:
– Xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện; dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh SGK, bảng nhĩm 
HS: SGK.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Trình bày ý kiến cá nhân
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– Gọi HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Quả tim khỉ.. 
– GV nhận xét 
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá : 
 Giới thiệu: “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
b.Kết nối, thực hành:
v Hoạt động 1 : Sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện
– Gắn 3 tranh minh họa theo thứ tự 3 tranh SGK.
– Cho HS làm việc độc lập.
HS nêu nội dung từng tranh., nêu thứ tự đúng các tranh.
v Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu chuyện theo các tranh đã được sắp xếp.
– YC HS kể từng đoạn trong nhĩm.
Đại diện các nhĩm thi kể chuyện.
v Hoạt động 3 : Kể tồn bộ câu chuyện
– Đại diện mỗi nhĩm thi kể tồn chuyện.
– Cả lớp bình chọn cá nhân kể chuyện hay.
c. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học
Dặn dị
- Hát
- HS nối tiếp nhau kể.
- Bạn nhận xét 
– Tranh 1: cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
– Tranh 2: Sơn Tinh đưa ngựa đến đĩn Mị Nương về núi.
– Tranh 3: Vua Hùng tiếp hai thần Sơn Tinh và Thủy Tinh. 
– Thứ tự tranh: 3 – 2 – 1.
– HS kể từng đoạn trong nhĩm 
 – 3 HS đai điện 3 nhĩm nối tiếp nhau thi kể chuyện.
 – Đại diện thi kể trước lớp tồn chuyện
- – Nhận xét bạn kể
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
– Thuộc bảng chia 5.
Biết giải bài tốn cĩ một phép chia.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Bảng phụ.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
– GV vẽ trước lên bảng một số hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu 1/5 hình
– GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá : 
 Giới thiệu: “Luyện tập”.
b.Kết nối, thực hành:
 Bài 1: 
HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5.
Bài 2: 
Lần lượt thực hiện tính theo từng cột, 
chẳng hạn:
Hỏi: “Khi biết kết quả của 5 x 2 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 : 2 và10 : 5 khơng?
 Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài
Có tất cả bao nhiêu quyển vở?
Chia đều cho 5 bạn nghĩa là chia ntn?
– Nhận xét và cho điểm
c. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
– HS cả lớp quan sát hình và giơ tay phát biểu ý kiến.
– 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
– 2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 5 trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét 
– 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột tính trong bài.
5 x 2 = 10
10 : 2 = 5
 5 = 2
– Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 – Được, vì 10 : 2 và10 : 5 là các phép chia được lập ra từ phép nhân 5 x 2 = 10. Khi ta lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được kết quả là thừa số kia.
– 1 HS đọc đề bài
– Có tất cả 35 quyển vở
– Nghĩa là chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi bạn nhận được một phần.
 Bài giải
Số quyển vở mỗi bạn nhận được là:
35: 5 = 7 (quyển vở)
 Đáp số: 7 quyển vở
Thứ tư , ngày 23 tháng 02 năm 2010 
TẬP ĐỌC
BÉ NHÌN BIỂN 
I. Mục tiêu:
– Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên.
Nội dung: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Sơn Tinh, Thủy Tinh.
– Nhận xét, cho điểm HS. 
2. Dạy bài mới:
 a. Khám phá : 
 Giới thiệu: 
 – Hỏi: Trong lớp chúng ta, con nào đã được đi tắm biển? Khi được đi biển, các con có suy nghĩ, tình cảm gì? Hãy kể lại những điều đó với cả lớp.
 – Giới thiệu: Trong bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ được nhìn biển qua con mắt của một bạn nhỏ. Lần đầu được bố cho ra biển, bạn nhỏ có những tình cảm, suy nghĩ gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này nhé.
b.Kết nối:
 v Hoạt động 1: Luyện đọc 
GV đọc mẫu toàn bài lần 1
 – HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a) Luyện đọc câu
– Yêu cầu HS tìm các từ cần chú ý phát âm
– Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
b) Luyện đọc đoạn 
– Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
c) Luyện đọc trong nhĩm
– Tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 4 HS.
d) Thi đọc giữa các nhóm
– Tổ chức cho HS thi đọc từng khổ thơ
e) Đọc đồng thanh 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Gọi 1 HS đọc chú giải.
Hỏi: Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng.
Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con?
Em thích khổ thơ nào nhất, vì sao?
c. Thực hành:
 v Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ
GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài thơ, yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ, sau đó xoá dần bài thơ trên bảng cho HS học thuộc lòng.
– Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
d. Áp dụng:
– Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà đọc lại bài 
Chuẩn bị bài sau: Tôm Càng và Cá Con.
HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
–Một số HS trả lời.
– HS đọc lại tên bài.
– Nghe GV đọc, theo dõi và đọc thầm theo.
– sông lớn, bãi giằng, chơi trò, giơ gọng, sóng lừng, lon ta lon ton, lớn, bãi giằng, bễ, vẫn, trẻ,
– Đọc bài nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
Tiếp nối nhau đọc hết bài.
– Lần lượt từng HS đọc trong nhóm. Mỗi HS đọc 1 khổ thơ cho đến hết bài.
– Mỗi nhóm cử 2 HS thi đọc.
– HS đọc 
– Những câu thơ cho thấy biển rất rộng 
Tưởng rằng biển nhỏ 
 Mà to bằng trời
Như con sông lớn
Chỉ có một bờ
Biển to lớn thế
– Những câu thơ cho thấy biển giống như trẻ con đó là: 
 Bãi giằng với sóng
Chơi trò kéo co
Lon ta lon ton
+ Em thích khổ thơ 1, vì khổ thơ cho em thấy biển rất rộng.
+ Em thích khổ thơ thứ 2, vì biển cũng như em, rất trẻ con và rất thích chơi kéo co.
+ Em thích khổ thơ thứ 3, vì khổ thơ này tả biển rất thật và sinh động.
+ Em thích khổ thơ 4, vì em thích những con sóng đang chạy lon ton vui đùa trên biển.
– Học thuộc lòng bài thơ.
– Các nhóm thi đọc theo nhóm, cá nhân thi đọc cá nhân.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN - ĐẶT VÀ TLCH VÌ SAO ? 
I. Mục tiêu:
– Nắm được một số từ ngữ về sơng biển.
Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
II. Phương tiện dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. Bài tập 2 viết vào 2 tờ giấy, 2 bút màu. 
HS: Vở
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
 – Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy
– Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá : 
 Giới thiệu: Từ ngữ về sông biển, biết sử dụng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu.
b.Kết nối, thực hành:
Bài 1:
– Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu các em thảo luận với nhau để tìm từ theo yêu cầu của bài.
Nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ.
Bài 2
Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài vào Vở bài tập. Nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để đặt câu hỏi theo yêu cầu của bài.
 Kết luận: Trong câu văn “Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.” thì phần được in đậm là lí do cho việc “Không được bơi ở đoạn sông này”, khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó ta dùng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu hỏi. Câu hỏi đúng cho bài tập này là: “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?”
 Bài 4
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp với nhau theo từng câu hỏi.
– Nhận xét và cho điểm HS.
c. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
– 2 HS làm bài tập 1, 1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3 của tiết Luyện từ và câu tuần trước.
– Đọc yêu cầu.
– Thảo luận theo yêu cầu, sau đó một số HS đưa ra kết quả bài làm: tàu biển, cá biển, tôm biển, chim biển, sóng biển, bão biển, lốc biển, mặt biển, rong biển, bờ biển, ; biển cả, biển khơi, biển xanh, biển lớn, biển hồ, biển biếc,
– Bài yêu cầu chúng ta tìm từ theo nghĩa tương ứng cho trước.
– Đáp án: sông; suối; hồ
– Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau: Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
– HS suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
– Nghe hướng dẫn và đọc câu hỏi: “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?”
– Bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào nội dung của bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh để trả lời câu hỏi.
a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương? (Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì chàng là người mang lễ vật đến trước.)
b) Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh? (Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì chàng không lấy được Mị Nương.)
c) Vì sao ở nước ta có nạn lụt? (Hằng năm, ở nước ta có nạn lụt vì Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.)
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
– Biết tính giá trị của biểu thức số cĩ hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản.
– Biết giải bài tốn cĩ một phép nhân.
Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thứa số.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Bảng phụ
HS: Vở
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia 5 và làm bài tập 3, 4.
– GV nhận xét 
2. Dạy bài mới:
 a. Khám phá : 
 Giới thiệu: “Luyện tập chung”
b.Kết nối, thực hành:
Bài 1: 
Hướng dẫn HS tính theo mẫu:
Tính 3 x 4 = 12 Viết	 3 x 4 : 2 = 12 : 2
	 	 = 6
Bài 2:
 HS cần phân biệt tìm một số hạng trong một tổng và tìm một thừa số trong một tích.
 Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
HS làm bài 
– GV tuyên dương HS làm bài tốt 
c. Áp dụng:
– Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Giờ, phút.
– HS đọc thuộc lòng bảng chia 5
– HS giải bài tập 4. Bạn nhận xét 
– HS tính theo mẫu các bài còn lại
– 5 x 6 : 3 = 30 : 3	
 = 10
– 6 : 3 x 5 = 2 x 5	
 = 10
– 2 x 2 x 2 = 4 x 2	
 = 8
– HS sửa bài.
a) X + 2 = 6	X x 2 = 6
 X = 6 - 2	 X = 6 : 2
 X = 4	 X = 3
b) 3 + X = 15	3 x 5 = 15
	X = 15 –3	 X = 15 : 3
	X = 5	 X = 5
– Nhận xét bài làm đúng/ sai của bạn.
– Đọc đề bài
– Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải
 Số con thỏ có tất cả là:
 5 x 4 = 20 (con)
	 Đáp số: 20 con thỏ.
– HS sửa bài.
Thứ năm, ngày 24 tháng 02 năm 2011
TẬP VIẾT
V – Vượt suối băng rừng.
I. Mục tiêu:
– Viết đúng chữ hoa V( 1 dịng vừa và nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Vượt ( 1 dịng vừa và nhỏ), 3 lần cụm từ ứng dụng.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Chữ mẫu V . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
– Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết: U – Ư. 
Viết : U – Ư. Ươm cây gây rừng.
– GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá :
 Giới thiệu: “V. Vượt suối băng rừng”
b.Kết nối:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa 
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Đính chữ mẫu
Chữ V cao mấy li? 
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ V và miêu tả: Gồm 3 nét : nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang; nét 2 là nét lượn dọc; nét 3 là nét móc xuôi phải.
GV hướng dẫn cách viết: Đặt bút trên đường kẽ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, giống như nét 1 của các chữ H, I, K; dừng bút trên đường kẽ 6. Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẽ 1. Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải, dừng bút ở đường kẽ 5. 
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Giới thiệu câu: “V – Vượt suối băng rừng.”
Gọi HS nhắc lại câu
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Vượt lưu ý nối nét V và ươt.
HS viết bảng con
– GV nhận xét và uốn nắn.
c.Thực hành:
v Hoạt động 3: Viết vở
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
– GV nhận xét chung.
d. Áp dụng:
– GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Chữ hoa X – Xuôi chèo mát máy. 
– HS viết bảng con.
– 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
– HS quan sát
– 5 li.
– 3 nét
– HS quan sát
– HS quan sát.
– HS tập viết trên bảng con
– HS đọc câu
– V : 5 li
– b, g : 2,5 li
– t : 1,5 li
– s, r : 1,25 li
– ư, ơ, u, ô, i, ă, n : 1 li
– Dấu nặng (.) dưới ơ
– Dấu sắc (/) trên ô
– Dấu huyền trên ư
– Khoảng cách 1 con chữ 
– HS viết bảng con
– Vở Tập viết
– HS viết vở
– Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
TOÁN
GIỜ, PHÚT
I. Mục tiêu:
– Biết 1 giờ cĩ 60 phút.
Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
– Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian. 
II. Phương tiện dạy học:
GV: Mô hình đồng hồ (bằng nhựa hoặc bằng bìa). Đồng hồ để bàn và đồng hồ điện tử 
HS: Vở
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Động não
Hỏi và trả lời
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 Bài cũ : Sửa bài 4
– GV nhận xét 
2. Dạy bài mới:
a. Khám phá : 
 Giới thiệu: “Giờ, phút”.
b.Kết nối:
 v Hoạt động 1: Giới thiệu cách xem giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6
GV nói: “Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút”.
GV viết: 1 giờ = 60 phút.
GV sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 8 giờ. Hỏi HS: “Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?”
GV quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: “ Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút” rồi viết: 8 giờ 15 phút.
Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ số 6 và nói: “Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi)
GV ghi: 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.
GV gọi HS lên bảng làm các công việc như nêu trên để cả lớp theo dõi và nhận xét.
GV yêu cầu HS tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt theo các lệnh, chẳng hạn:
“Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút”.
c.Thực hành:
 v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: 
HS tự làm bài rồi chữa bài.
GV có thể hướng dẫn HS trước hết quan sát kim giờ, sau đó quan sát kim phút để biết đồng hồ chỉ bao nhiêu phút (15 phút hay 30 phút) rồi trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
Bài 2: 
HS xem tranh, hiểu các sự việc và họat động được mô tả qua tranh vẽ.
Xem đồng hồ.
Lựa chọn giờ thích hợp cho từng bức tranh.
Trả lời câu hỏi của bài toán. Ví dụ: “Tranh vẽ Mai ngủ dậy lúc 6 giờ thì ứng với đồng hồ C”.
Bài 3:
– HS làm bài rồi chữa bài. 
– Lưu ý yêu cầu của đề bài là thực hiện các phép tính cộng, trừ trên số đo thời gian với đơn vị là giờ. HS không được viết thiếu tên đơn vị “giờ” ở kết quả tính.
d. Áp dụng:
– GV có thể vẽ mặt các đồng hồ được tô màu ¼ hay ½ mặt đồng hồ để giúp HS thấy được kim phút quay được ¼ vòng tròn (từ số 2 đến số 3) trong 15 phút; kim phút quay được ¼ vòng tròn (từ số 12 đến số 6) trong 30 phu

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan25.doc