Giáo án dạy các môn khối 1 - Tuần 28

Tập đọc

NGÔI NHÀ

Ngày soạn: 18/3/2013 Ngày dạy: 25/3/2013

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS biết:

- Nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Trả lời câu hỏi 1 (SGK). Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ.

- Yêu thương gắn bó với ngôi nhà của mình.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tranh vẽ SGK.

- Học sinh: bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Khởi động: Hát (1 phút)

2.Bài cũ: (4 phút)

- 4 HS đọc bài: Mưu chú Sẻ. Trả lời câu hỏi trong bài

3.Bài mới:

a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút)

 

doc 28 trang Người đăng hong87 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn khối 1 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngữ viết được ít nhất 1 lần). HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai
- Kiên trì, cẩn thận, thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Chữ mẫu, bài viết mẫu
- Học sinh: Vở viết, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: (1 phút)
2. Bài cũ: (3 phút)
Viết: chăm học, khắp vườn.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1 phút) Nêu và ghi tựa bài
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
7 phút
8 phút
10 phút
Hoạt động 1: Tô chữ hoa H, I, K.
*Mục tiêu: Tô được các chữ hoa: H, I, K.
- Gắn chữ H, I, K .
- Hướng dẫn HS viết các chữ hoa, vừa viết vừa nêu quy trình.
Hoạt động 2: Viết vần.
*Mục tiêu: Viết đúng và đẹp các vần, từ ngữ.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Hướng dẫn HS viết từ.
Hoạt động 3: Viết vở.
*Mục tiêu: Tô được chữ hoa và viết đứng từ ngữ trong bài.
-Cho HS nêu lại tư thế ngồi viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài vào vở.
- Thu chấm một số vở.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh viết bảng con.
- Đọc các từ ngữ.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nêu.
- HS viết bài vào vở theo hướng dẫn
4. Củng cố (4 phút)
- Cho HS xem bài viết đẹp nhất.
- Viết bảng con từ: ngoan ngoãn, đoạt giải
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
RÚT KINH NGHIỆM
Tập đọc
QUÀ CỦA BỐ 
Ngày soạn: 20/3/2013	Ngày dạy: 27/3/2013
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Nội dung bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em.Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn, luôn, về phép, vững vàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Yêu thương bố, và hiểu được tình cảm của bố đối với con.
- GDTNMTBĐ: Các chú bộ đội ngoài đảo xa đang ngày đêm canh giữ biển, trời Tổ quốc. Chúng ta có quyền làm chủ biển, đảo, yêu nước Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Tranh, bảng phụ 
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ (4 phút)
- 4 HS đọc bài Ngôi nhà và trả lời câu hỏi trong SGK
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu: nêu và ghi tựa bài (1 phút)
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20 phút
2 phút
7 phút
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Mục tiêu: Học sinh đọc trơn được cả bài tập đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Cho HS tìm từ khó đọc: Tổ 1: tiếng có âm l; Tổ 2: tiếng có vần ep; Tổ 3: tiếng có vần in.
- Cho HS luyện đọc từ khó. Giải nghĩa từ
- Cho HS luyện đọc câu.
- Luyện đọc đoạn, bài
- Cho HS đọc cả bài
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Ôn các vần oan – oat
*Mục tiêu: Tìm được tiếng trong bài có chứa vần oan – oat.
- Cho HS đọc cả bài
- Đọc yêu cầu bài 1. Gọi HS nêu, phân tích tiếng vừa tìm.
- Đọc yêu cầu bài 2.
- Chia lớp thành 2 đội nói câu có vần oan – oat.
- Đọc thầm
- Học sinh nêu.
- Luyện đọc từ CN, ĐT
- Đọc câu CN nối tiếp.
- Luyện đọc đoạn, bài thơ CN
-Đọc cá nhân, ĐT.
- Đọc CN, ĐT
- Tìm tiếng trong bài có vần oan. Nêu và phân tích: ngoan.
- Nói câu có chứa tiếng có vần oan – oat.
- Lớp chia thành 2 đội thi nói.
Tiết 2
15 phút
2 phút
10 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
*Mục tiêu: HS hiểu các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng.
Giáo viên đọc mẫu.
Đọc khổ thơ 1 của bài thơ.
Bố của bạn nhỏ làm việc gì? Ở đâu?
- LGTNMTBĐ: Các chú bộ đội ngoài đảo xa đang ngày đêm canh giữ biển, trời Tổ quốc. Chúng ta có quyền làm chủ biển, đảo, yêu nước Việt Nam.
Đọc khổ thơ 2.
Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì?
Đọc khổ thơ 3.
Con có biết vì sao bạn nhỏ lại được bố cho nhiều quà như vậy không?
Học thuộc lòng.
Nghỉ giải lao
Hoạt động 3: Luyện nói.
Mục tiêu: Nói được nghề nghiệp của cha mẹ.
- Quan sát tranh và nêu nghề nghiệp của những người trong tranh.
- Cha bạn làm nghề gì?
- GV chốt lại và GDHS: Nghề nào cũng rất đáng quý.
Học sinh dò bài.
Đọc khổ 1
Bố bạn nhỏ là bộ đội làm việc ở đảo xa.
Đọc khổ 2
Nghìn cái nhớ.
Nghìn cái thương.
Đọc khổ 3
Vì bạn nhỏ rất ngoan.
Đọc thuộc lòng bài thơ
Hát vui
- Học sinh nêu 1 số nghề nghiệp của người có trong tranh.
-Học sinh nói theo nghề nghiệp của cha mình.
4. Củng cố: (4 phút)
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Qua bài thơ này muốn nói điều gì với con?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
RÚT KINH NGHIỆM
Chính tả
QUÀ CỦA BỐ
Ngày soạn: 21/3/2013	Ngày dạy: 28/3/2013
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Nhìn bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 2 bài Quà của bố trong khoảng 10 đến 12 phút.
- Điền đúng s hay x vần im hay iêm chữ vào chỗ trống. Bài tập 2a,3b (SGK)
- Cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Bảng phụ, tranh
- Học sinh:Vở viết, Bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1. Khởi động:Hát (1 phút)
	2. Bài cũ: (4 phút)
	- Giáo viên thu chấm vở của những em chép lại bài.
	- Làm bài tập 2, 3. Nhắc lại quy tắc viết với k.
	3. Bài mới: 
	a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài lên bảng (1 phút)
	b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20 phút
2 phút
5 phút
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
*Mục tiêu: Học sinh viết đúng, đẹp, chính xác khổ thơ 2 bài: Quà của bố.
Treo bảng phụ. Gọi HS đọc
 Tìm những tiếng khó viết trong đoạn viết.
Giáo viên ghi bảng.
Giáo viên đọc và chỉ chữ ở bảng.
Cho HS soát bài
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả.
Treo bảng phụ.
Đọc yêu cầu bài 2a.
Đọc y/c bài tập 2b.
2 HS đọc CN. Cả lớp ĐT 1 lần
Học sinh nêu.
Học sinh phân tích.
Viết bảng con.
HS chép khổ thơ vào vở.
Học sinh soát bài.
Hát, trò chơi
4 học sinh làm bài tiếp sức.
4 học sinh lên thi làm nhanh 
4. Củng cố: (4 phút)
- Cho HS xem bài viết đúng và đẹp nhất lớp.
- Khen những em học bài tốt, chép bài đúng và đẹp, khen những em có tiến bộ, nhắc nhở những em còn viết chưa đẹp.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
 Nhận xét tiết học.
 Làm bài tập phần còn lại, những em viết sai nhiều về chép mỗi chữ 1 dòng.
RÚT KINH NGHIỆM
Kể chuyện
BÔNG HOA CÚC TRẮNG
Ngày soạn: 21/3/2013 	Ngày dạy: 28/3/2013
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Nội dung câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đát trời cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiếu thảo với cha, mẹ 
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh SGK phóng to.
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: Trí khôn (4 phút)
- Kể lại đoạn chuyện con thích nhất.
- Vì sao con thích đoạn đó?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút)
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10 phút
15 phút
Hoạt động 1: Giáo viên kể.
Mục tiêu: Nghe và kể lại câu chuyện
- Giáo viên kể lần 1.
- Giáo viên kể lần 2 kết hợp với tranh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh.
Mục tiêu: Hiểu là phải hiếu thảo với bố mẹ,
- Treo tranh 1.
- Tranh vẽ gì?
- Hãy đọc câu dưới tranh.
(Tương tự cho tranh 2, 3)
- Cho 6 HS thi kể lại nội dung từng tranh 
- Em bé nghĩ thế nào lại xé cánh hoa ra nhiều sợi?
- Câu chuyện dạy ta điều gì?
- Học sinh nghe kể chuyện
- Học sinh quan sát.
- Người mẹ ốm nằm trên giường.
- Học sinh đọc.
- Học sinh lên thi kể lại nội dung tranh trước lớp, mỗi tranh 2 HS kể.
-Vì mỗi cánh hoa là mẹ sống thêm 1 ngày. 
- Là con phải thương yêu bố mẹ, phải chăm sóc khi mẹ ốm .
4. Củng cố (4 phút)
- Con hãy kể lại đoạn chuyện mà con thích nhất? 
- Vì sao con thích nhất đoạn đó?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
Về nhà kể lại cho mọi người ở nhà nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
Tập đọc
VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ 
Ngày soạn: 22/3/2013	Ngày dạy: 29/3/2013
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
- Nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. 
- Không nên làm nũng với mẹ, phải biết thương yêu mẹ
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Tranh, bảng phụ.
- Học sinh: bảng con, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (4 phút)
	- 4 HS đọc bài Quà của bố và trả lời câu hỏi
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài
 b. Các hoạt động.
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20 phút
2 phút
7 phút
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Mục tiêu: Học sinh đọc trơn được cả bài.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Cho HS tìm từ khó đọc: Tổ 1: tiếng có vần ưt; Tổ 2: tiếng có vần oang; Tổ 3: tiếng có vần ay.
- Cho HS luyện đọc từ khó. Giải nghĩa từ
- Cho HS luyện đọc câu.
- Luyện đọc đoạn, bài.
- Cho HS thi đọc cả bài.
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Ôn vần ưt – ưc.
*Mục tiêu: Tìm được tiếng trong bài có vần ưt – ưc.
Tìm tiếng trong bài có vần ưc – ưt.
Tìm tiếng ngoài bài có vần ưc – ưt.
Học sinh đọc thầm.
Học sinh tìm và nêu theo yêu cầu kết nêu.
HS luyện đọc từ khó.
Luyện đọc câu nối tiếp 
Đọc đoạn, bài CN, ĐT
HS thi đọc cả bài CN, tổ
Hát vui
HS nêu và phân tích tiếng
Viết bảng con, phân tích và đọc tiếng vừa tìm.
 (Tiết 2)
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15 phút
2 phút
10 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu: Nói được câu chứa tiếng có vần ưt – ưc.
Gọi 2 học sinh đọc toàn bài.
Khi cậu bé bị đứt tay, cậu có khóc không?
Lúc nào cậu mới khóc? Vì sao cậu khóc?
Trong bài có mấy câu hỏi?
Hướng dẫn HS đọc các câu hỏi.
 Cho HS đọc lại cả bài.
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Luyện nói.
Mục tiêu: Hiểu được làm nũng với mẹ là không ngoan
- Gọi HS nêu yêu cầu bài luyện nói.
- Con hãy hỏi đáp theo mẫu. 
-Theo con, làm nũng bố mẹ có ngoan không? Vì sao?
- GV chốt lại và GD HS không nên làm nũng mẹ.
Hoạt động lớp.
Đọc toàn bài.
Khi cậu bé bị đứt tay, cậu bé không khóc.
Mẹ về cậu mới khóc vì cậu làm nũng với mẹ.
Học sinh nêu.
Luyện đọc các câu hỏi.
Đọc cả bài CN, ĐT.
Hát múa, trò chơi.
Nêu yêu cầu.
Bạn có làm nũng mẹ hay không? (Nối tiếp nhau hỏi và trả lời)
HS trả lời
4. Củng cố (4 phút)
- Thi đọc lại toàn bài.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài .
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Đầm sen.
RÚT KINH NGHIỆM
Toán
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (tt)
Ngày soạn: 19/3/2013	Ngày dạy: 26/3/2013
 MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết:
Bài toán có 1 phép trừ: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?.
Trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
Cẩn thận, chính xác 
 CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh vẽ, bảng phụ 
- Học sinh: Bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Khởi động: Hát (1 phút)
Bài cũ: (5 phút)
Cho học sinh viết vào bảng con.
+ Viết các số có 2 chữ số giống nhau.
+ So sánh: 73  76	47  39	19  15 + 4
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài giải toán có lời văn tiếp theo. (1 phút)
Các hoạt động
DKTL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8 phút
17 phút
Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải và trình bày bài giải.
Mục tiêu: Học sinh củng cố về kỹ năng giải và trình bày bài giải toán có lời văn
Cho học sinh đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết còn lại mấy con làm sao?
Nêu cách trình bày bài giải.
Nêu cho cô lời giải.
Hoạt động 2: Luyện tập.
*Mục tiêu: thực hiện phép tính, trình bày bài giải
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết còn lại mấy viên làm sao?
Gọi 1 HS lên bảng ghi tóm tắt, 1 HS làm bài giải. Cả lớp làm vào vở
Bài 2, bài 3: Tiến hành tương tự.
Đọc đề bài.
 nhà An có 9 con gà, mẹ bán 3 con.
còn lại mấy con gà?
làm phép trừ. 9 - 3 = 6 (con gà)
Lời giải, phép tính, đáp số.
Số gà còn lại là
1 em lên bảng giải.
Lớp làm bảng con
Học sinh đọc đề bài.
An có 7 viên bi, cho 3 viên.
An còn lại mấy viên bi?
 tính trừ.
Học sinh ghi tóm tắt và giải.
-Bài 2: 2 em thi đua trên bảng cả lớp làm vào vở.
- Bài 3: Cho Hs làm bảng nhóm
Củng cố (4 phút)
Cách giải bài toán có lời văn hôm nay có gì khác với cách giải bài toán có lời văn mà con đã học?
Dựa vào đâu để biết?
Nếu bài toán hỏi tất cả, cả hai thì dùng phép tính gì?
Hỏi còn lại thì dùng phép tính gì?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
Em nào còn sai về nhà làm lại bài.
RÚT KINH NGHIỆM
Toán
LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 20/3/2013	Ngày dạy: 27/3/2013
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Giải bài toán có phép trừ.
- Thực hiện được cộng trừ không nhớ trong phạm vi 20
- Cẩn thận, chính xác.
CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng con.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (3 phút)
- Cách trình bày bài toán có lời văn như thế nào?
- Nếu bài toán hỏi tất cả, cả hai thì dùng tính gì?
- Hỏi còn lại thì dùng phép tính gì?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1 phút): Nêu và gjhi tựa bài lên bảng
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25 phút
Hoạt động: Thực hành
*Mục tiêu: Củng cố phép tính, dạng toán đã học về giải toán có lời văn
- Bài 1: Đọc yêu cầu bài.
- Muốn biết còn bao nhiêu quả cam làm tính gì?
- Bài 2: Thực hiện tương tự.
- Bài 3: Yêu cầu điền số vào ô vuông.
- Lấy số 16 + 3 được bao nhiêu ghi vào ô vuông. Lấy kết quả vừa ra trừ tiếp cho 5, được bao nhiêu ghi vào ô còn lại.
- Bài 4: Đọc đề bài.
- Người ta cho cả 1 đoạn thẳng dài 8 cm, biết đoạn AO dài 5 cm, vậy ta phải tìm đoạn nào?
- Muốn tìm đoạn OB làm tính gì?
- Cho HS làm bài vào vở và chấm điểm 1 số vở.
Học sinh đọc đề bài toán.
Làm tóm tắt.
 trừ.
Học sinh làm bài.
Sửa ở bảng lớp.
Học sinh làm bài, sửa ở bảng lớp
Học sinh đọc đề bài.
Đoạn OB
 trừ.
Học sinh làm bài vào vở
4. Củng cố: (4 phút)
Thi đua: Ai nhanh hơn.
Chia làm 2 đội: Đội A đặt đề toán, đội B giải toán, và ngược lại. Đội nào nhanh sẽ thắng.
Nhận xét.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập
RÚT KINH NGHIỆM
Toán
LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 21/3/2013	Ngày dạy: 28/3/2013
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Giải bài toán có phép trừ.
- Giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ 
- Cẩn thận, chính xác.
CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Bảng phụ
- Học sinh: Vở bài tập.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Khởi động: Hát (1 phút)
Bài cũ: (4 phút)
Cho HS làm bảng con: 16 +3 – 5 =	14 – 2 + 4 =	12 +3 + 4=
Bài mới:
Giới thiệu: (1 phút) Nêu và ghi tựa bài lên bảng.
Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Luyện tập.
*Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về giải toán có lời văn.
+ Bài 1: Đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Đề bài hỏi gì?
Muốn biết bao nhiêu cái thuyền ta làm phép tính gì?
Tóm tắt vào từng phần ở đề bài cho rồi giải.
+ Bài 2, 3, 4: Tương tự bài 1.
Học sinh đọc.
Lan có 14 cái thuyền, cho bạn 4 cái thuyền.
Còn bao nhiêu cái thuyền?
 tính trừ.
Học sinh làm bài.
Bài giải
Số thuyền Lan còn lại là
14 – 4 = 10 (cái)
Đáp số:10 cái thuyền.
Củng cố: (4 phút)
Trò chơi: Tìm đội vô địch.
Chia làm 2 đội, mỗi đội cử 3 em lên tham gia chơi.
Viết sẵn đề bài toán và giấy, phát cho các em. Khi nói bắt đầu mới được chơi. Đội nào giải nhanh, đúng ở mỗi bài sẽ được 10 điểm. Đội nhiều điểm sẽ thắng.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn: 22/3/2013	Ngày dạy: 29/3/2013
 MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Cách giải và trình bày bài giải bài toán
- Lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán.
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài.
 CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Bảng phụ, tranh để củng cố bài.
- Học sinh: bảng con.
 HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Khởi động: Hát (1 phút)
Bài cũ: (4 phút)
2 học sinh lên bảng. Cả lớp làm bảng con
Lan hái 16 bông hoa, cho bạn 5 bông. Hỏi Lan còn lại mấy bông hoa?
Bài mới:
Giới thiệu: (1 phút): nêu và ghi tựa bài
Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5 phút
20 phút
Hoạt động 1: Ôn kiến thức.
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
 - Muốn giải bài toán có lời văn trước hết các em làm gì?
 - Giải bài toán có lời văn có mấy bước? Nêu ra.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
*Mục tiêu: Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán. Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán
Đọc yêu cầu bài 1.
Nhìn xem đề bài còn thiếu gì? 
Giải được không?
Viết tiếp phần câu hỏi vào (Nhìn tranh rồi viết).
Tương tự cho bài 2,3
Đọc đề.
- 3 bước: Đặt lời giải, phép tính, đáp số.
Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm 
 câu hỏi.
Không giải được.
Học sinh viết câu hỏi.
- Đọc đề toán hoàn chỉnh.
- 1 em ghi tóm tắt, 1 em giải.
- HS làm bài.
 - Bài 2, 3: Cho HS viết tiếp đề toán, Đọc đề toán, 2em lên bảng giải
Củng cố: (4 phút)
Thi đua nêu và giải toán (nêu miệng)
Giáo viên đưa ra 1 số tranh để học sinh nêu bài toán rồi giải.
Gắn 12 hình tam giác xanh và 3 hình tam giác vàng.
Có 7 cái thuyền, cho đi 3 cái thuyền.
Nhận xét.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
Em nào sai thì sửa lại bài.
Chuẩn bị: Phép cộng trong phạm vi 100.
RÚT KINH NGHIỆM
Tự nhiên - xã hội
CON MUỖI
Ngày soạn: 18/3/2013	Ngày dạy: 25/3/2013
 MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Nêu một số tác hại của muỗi.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
- Ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
- GDKNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin về muỗi; Kn tự bảo v: tìm kiếm các lựa chọn và xác định cách phòng tránh muỗi thích hợp; KN làm chủ bản thân: đảm nhiệm trách nhiệm bảo vệ bản thân và tuyên truyền với gia đình cách phòng tránh muỗi; KN hợp tác: Hợp tác với mọi người cùng phòng trừ muỗi.
CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Các hình ở bài 28 SGK, phiếu bài tập
- Học sinh: SGK, 
 HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Khởi động: Hát (1 phút)
Bài cũ: (4 phút)
- Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
- Nuôi mèo để làm gì?
Bài mới:
a. Giới thiệu: Cho Hs chơi trò “Con muỗi”(2 phút) nêu và ghi tựa bài lên bảng
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10 phút
10 phút
5 phút
Hoạt động 1: Quan sát con muỗi.
Mục tiêu: Học sinh nói được tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Quan sát tranh con muỗi chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Con muỗi to hay nhỏ?
- Con muỗi dùng gì để hút máu người?
- Con muỗi di chuyển như thế nào?
- Bên ngoài con muỗi có những bộ phận nào?
- Gọi đại diện một số trình bày trước lớp
*Kết luận: Muỗi là con vật bé hơn ruồi, nó có đầu, mình, chân, dùng vòi để hút máu. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu.
Hoạt động 2: Làm vở bài tập.
Mục tiêu: Biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt, và 1 số cách diệt muỗi.
- Treo bảng phụ viết tên các bộ phận của muỗi.
- Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 em. Các em cùng nhau thảo luận và điền dấu x vào ô nếu các em chọn.
- Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Muỗi sống ở đâu?
- Muỗi là con vật có hại con hãy nêu một số cách diệt muỗi mà con biết?
Kết luận: Khi bị muỗi đốt sẽ ngứa, bị sốt rét, sốt xuất huyết. GDHS cách diệt lăng quăng, diệt muỗi.
Hoạt động 3: Hỏi đáp về cách phòng chống muỗi khi ngủ.
Mục tiêu: Học sinh biết cách tránh muỗi đốt
- Hãy nêu một số cách phòng chống muỗi đốt.
- Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt?
- Kết luận: Khi ngủ cần phải mắc mùng cẩn thận để tránh muỗi đốt.
- GDHS Giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh  để diệt muỗi
2 em ngồi cùng bàn thảo luận với nhau: 1 em hỏi, 1 em trả lời.
Học sinh lên trình bày trước lớp.
Thảo luận nhóm 4 em, điền vào bảng nhóm. 
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Trong lu nước, bóng tối
Thả cá, phát quang bụi rậm, 
Học sinh nêu: dùng vợt, thuốc xịt, nhang trừ muỗ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc