Giáo án Đạo đức lớp 1 - Nguyễn Thị Việt Anh - Trường TH Thạnh Mỹ 2

I/ MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.

+ Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tốt (hs khá, giỏi).

- Biết tên trường, lớp, tên thầy cô giáo, và một số bạn bè trong lớp.

+ Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.

+ Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn (hs khá, giỏi).

- Vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào là hs lớp 1, biết yêu quí bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.

* GDKNS: Kĩ năng tự giới thiệu về bản thân; Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phóng to tranh ở VBT. Điều 7, điều 2 công ước quốc tế về quyền trẻ em. Bài hát: Em yêu trường em.

- HS: VBT đạo đức

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1-Khởi động: Hát vui 1’

2- Kiểm tra bài cũ: 5’

- Kiểm tra đồ dùng học tập của hs

3- Bài mới: 30’

a/ Giới thiệu bài: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

b/ Hoạt động dạy - học

 

doc 61 trang Người đăng honganh Lượt xem 1223Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 1 - Nguyễn Thị Việt Anh - Trường TH Thạnh Mỹ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cờ
 Dặn dò : chẩn bị bài sau .
 *Rút kinh nghiệm sau tiết học
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài dạy : NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ
Ngày soạn: 07/11/2011 Ngày dạy: 08/11/2011
Tiết 2 Tuần 13
I/Mục tiêu: Học sinh:
- Biết được tên nước, nhận biết được: Quốc kì,, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.
- Nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì.
- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
- Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
- Biết : Nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
-Tập chào cờ và đứng nghiêm trang
-Tô màu được quốc kì Việt Nam.
GD tình yêu quê hương, đất nước.
II/Đồ dùng dạy học :
 	-Tranh ảnh minh hoạ
 	-Vở bài tập đạo đức, đồ dùng học tập .
III/Hoạt động dạy học 
Khởi động: Hát vui 
Kiểm tra bài cũ: nghiêm trang khi chào cờ (Tiết 1)
 3.Bài mới : Nghiêm trang khi chào cờ (Tiết 2)
	a)Giới thiệu bài: 
	 Trực tiếp –ghi tên bài
	b)Các hoạt động dạy học :
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12 ‘
18 ‘
+Hoạt động1: Tập chào cờ
*Mục tiêu: HS biết đứng nghiêm trang khi chào cờ.
+Cách tiến hành:
-HD HS từng nhóm thực hiện chào cờ
-mỗi nhóm 6 em
Một nhóm thực hiện các nhóm khác quan sát nhận xét
Lưu ý: tư thế đứng và cách giơ tay chào của bạn
-Nhận xét chung
+Kết luận: Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang tỏ thái độ tôn kính và niềm tự hào của dân tộc.
+Hoạt động 2: Tô màu quốc Kì VN
*Mục tiêu: HS nhận biết màu sắc quốc kì và tô màu theo yêu cầu.
+Cách tiến hành:
-GV cho HS quan sát quốc kì
Nêu câu hỏi gợi ý:
Quốc kì hình gì?
Nền cờ màu gì?
Ngôi sao màu gì?
Cho HS trình tô màu quốc kì
Trình bày bìavẽ, tô
Nhận xét – tuyên dương
Cho HS đọc 2 câu thơ trong bài
-Nhận xét chung
+Kết luận: Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang và luôn nhớ đến các anh hùng, liệt sĩ, nhớ đến Bác Hồ đã có công giành lại độc lập – tự do cho dân tộc ta.
HS từng nhóm thực hiện chào cờ
HS quan sát 
HS nêu nhận xét 
HS quan sát quốc kì 
HS trả lời câu hỏi
Hình chữ nhật
Màu đỏ
Màu vàng
 HS tô màu quốc kì
HS trình bày
HS đọc 2 câu thơ trong bài
 4/ Củng cố: GV Gọi HS nêu lại biểu tượng của quốc kì
 5/ Hoạt động nối tiếp: Cho HS cả lớp tập chào cờ
 	 Dặn dò : chẩn bị bài sau .
 *Rút kinh nghiệm sau tiết học:-----------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài dạy : ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ
Ngày soạn: 14/11/2011 Ngày dạy: 15/11/2011
Tiết 1 Tuần 14
I/Mục tiêu: 
	- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
	- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
	- Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ.
	- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
	- Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
* GDKNS:Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ; Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ.
II/Đồ dùng dạy học :
 	-Tranh ảnh minh hoạ
 	-Vở bài tập đạo đức, đồ dùng học tập .
III/Hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát vui 
Kiểm tra bài cũ: Nghiêm trang khi chào cờ
 3.Bài mới : Đi học đều và đúng giờ.
	a)Giới thiệu bài: 
	 Trực tiếp –ghi tên bài
	b)Các hoạt động dạy học :
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10 ‘
15 ‘
5 ‘
+Hoạt động1: Quan sát SGK
*Mục tiêu: HS biết lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
+Cách tiến hành:
-HD HS quan sát tranh
-Cho HS thảo luận nhóm
Yêu cầu thảo luận:
Bạn Thỏ làm gì trên đường đi học?
Ai đi học đúng giờ?
Em học tập ở bạn nào?
Cho HS trình bày
-Nhận xét chung
+Kết luận: không la cà dọc đường giúp chúng ta đi học đúng giờ.
+Hoạt động 2: Đóng vai
*Mục tiêu: HS thể hiện được đi học đều và đúng giờ.
+Cách tiến hành:
-GV cho HS quan sát tranh BT2
Cho HS thảo luận nhóm
Yêu cầu: Phân vai theo tình huống trong tranh.
Trước giờ đi học?
Cho đại diện HS trình bày
Nhận xét – tuyên dương
-Nhận xét chung
+Kết luận: đi học đều và đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
+Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
*MT: HS liên hệ thực tế ở lớp
*CTH: 
-GV gợi ý cho HS tự liên hệ
Bạn nào lớp mình luôn đi học đều và đúng giờ?
Kể những việc nên làm để đi học đúng giờ?
Nhận xét – tuyên dương
KL: cho HS nêu lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ. 
HS quan sát tranh SGK
HS thảo luận nhóm 2 
HS nói với bạn trong nhóm
Đại diện nhóm trình bày
Nhận xét - bổ xung.
HS quan sát tranh 
HS thảo luận nhóm 4
Phân vai theo tình huống
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Nhận xét – bổ sung
HS liên hệ thực tế
Nêu bạn thực hiện tốt
Những việc nên làm
Nhận xét 
 4/ Củng cố: GV gọi HS nêu lại các nội dung vừa học
 5/ Hoạt động nối tiếp: GD học sinh về mái trường thầy, cô, bạn bè, 
 	 Dặn dò : chẩn bị bài sau .
 *Rút kinh nghiệm sau tiết học:-----------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài dạy : ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ
Ngày soạn: 21/11/2011 Ngày dạy: 22/11/2011
Tiết 2 Tuần 15
I/Mục tiêu: 
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
	- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
	- Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ.
	- Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.
	- Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
GD tình cảm yêu mến mái trường và thầy cô giáo, bạn bè.
* GDKNS:Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ; Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ.
II/Đồ dùng dạy học :
 	-Tranh ảnh minh hoạ
 	-Vở bài tập đạo đức, đồ dùng học tập .
III/Hoạt động dạy học: 
Khởi động: Hát vui 
Kiểm tra bài cũ: Đi học đều và đúng giờ (Tiết 1)
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời
-Em đã làm gì để đi học đúng giờ?
Nhận xét chung.
 3.Bài mới : Đi học đều và đúng giờ (Tiết 2)
	a)Giới thiệu bài: 
	 Trực tiếp –ghi tên bài
	b)Các hoạt động dạy học :
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10 ‘
15 ‘
+Hoạt động1: sắm vai BT4
*Mục tiêu: HS biết lợi ích của việc đi học đều để được nghe giảng bài đầy đủ.
+Cách tiến hành:
-HD HS quan sát tranh BT4
-Cho HS thảo luận nhóm
Yêu cầu thảo luận:
Thể hiện vai theo tình huống BT4?
GV nêu lời nói trong tranh
Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
Cho HS trình bày
-Nhận xét chung
+Kết luận: Đi học đúng giờ và đều giúp các em tiếp thu bài đầy đủ.
+Hoạt động 2: Đàm thoại
*Mục tiêu: HS biết vượt khó trong học tập.
+Cách tiến hành:
-GV nêu câu hỏi cho HS trả lời
Khi trời mưa to em cần làm gì để đi học đều và đúng giờ?
Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào?
Nhận xét – tuyên dương
Cho HS đọc 2 câu thơ cuối bài
-Nhận xét chung
+Kết luận: đi học đều và đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
HS quan sát tranh SGK
HS thảo luận nhóm 4 
HS phân vai thể hiện tình huống
Đại diện nhóm trình bày
Nhận xét - bổ xung.
HS trả lời câu hỏi 
Khi trời mưa phải mặc áo mưa đi học
Khi bị bệnh, có đơn xin phép nghỉ học.
Nhận xét – bổ sung
HS đọc CN – ĐT 2 câu thơ cuối bài
 4/ Củng cố: GV gọi HS nêu lại các nội dung vừa học
 5/ Hoạt động nối tiếp: Trò chơi “Trên đường đến trường”
 	 Dặn dò : chẩn bị bài sau .
 *Rút kinh nghiệm sau tiết học:-----------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài dạy : TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC
Ngày soạn: 28/11/2011 Ngày dạy: 29/11/2011
Tiết 1 Tuần 16
I/Mục tiêu: 
- Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Có ý thức giữ gìn trật tự trong trường học.
GD tình cảm yêu mến mái trường và thầy cô giáo, bạn bè.
II/Đồ dùng dạy học :
 	-Tranh ảnh minh hoạ
 	-Vở bài tập đạo đức, đồ dùng học tập .
III/Hoạt động dạy học :
Khởi động: Hát vui 
Kiểm tra bài cũ: Đi học đều và đúng giờ (Tiết 2)
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời
-Thế nào là đi học đều và đúng giờ?
-Để thực hiện tốt đi học đều và đúng giờ em không làm gì?
Nhận xét chung.
 3.Bài mới : Trật tự trong trường học (Tiết 1)
	a)Giới thiệu bài: 
	 Trực tiếp –ghi tên bài
	b)Các hoạt động dạy học :
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15 phút
15 phút
+Hoạt động1: Quan sát BT1
*Mục tiêu: HS biết được thế nào là trật tự trong trường học và khi ra vào.
+Cách tiến hành:
-HD HS quan sát tranh BT1
-Nêu câu hỏi cho HS trả lời
.Nêu ý kiến của em về việc làm của bạn trong tranh?
.Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến lớp học?
GV nhận xét chung
+Kết luận: Trong lớp học không nên nói chuyện và làm việc riêng vì như vậy làm cho lớp học mất trật tự, không nghe được lời giảng của giáo viên và học sinh không hiểu được bài.
+Hoạt động 2: Thi xếp hàng vào lớp
*Mục tiêu: HS biết giữ trật tự khi xếp hàng vào lớp hoặc khi ra về.
+Cách tiến hành:
-GV Cho HS thi xếp hàng vào lớp giữa các nhóm
Cho đại diện học sinh các nhóm nhận xét nhóm của bạn.
Nhận xét – tuyên dương
+Kết luận: Khi xếp hàng vào lớp hoặc khi ra về các em cũng cần giữ trật tự và nghe theo hiệu lệnh của lớp trưởng. Biết giữ trật tự trong trường học là các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
HS quan sát tranh SGK
HS trả lời câu hỏi 
HS nêu ý kiến các tình huống theo nôïi dung tranh
Nhận xét – bổ sung
HS thi xếp hàng vào lớp
Theo nhóm 6 bạn 
Nhận xét 
 4/ Củng cố: GV gọi HS nêu lại tên bài vừa học.
	 Em cần làm gì để giữ trật tự trong trường học?
 5/ Hoạt động nối tiếp: GV Đọc thơ “Đàn kiến nó đi” cho HS nghe.
	Kết hợp giáo dục học sinh.
 	Dặn dò : chẩn bị bài sau .
 *Rút kinh nghiệm sau tiết học:-----------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài dạy : TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC
Ngày soạn: 05/12/2011 Ngày dạy: 06/12/2011
Tiết 2 Tuần 17
I /Mục tiêu: 
- Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Có ý thức giữ gìn trật tự trong trường học.
GD tình cảm yêu mến mái trường và thầy cô giáo, bạn bè.
II/Đồ dùng dạy học :
 	-Tranh ảnh minh hoạ
 	-Vở bài tập đạo đức, đồ dùng học tập .
III/Hoạt động dạy học: 
Khởi động: Hát vui 
Kiểm tra bài cũ: Trật tự trong trường học (Tiết 1)
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời
-Như thế nào là trật tự trong trường học?
-Em đã làm gì để giữ trật tự trong lớp?
Nhận xét chung.
 3.Bài mới : Trật tự trong trường học (Tiết 2)
	a)Giới thiệu bài: 
	 Trực tiếp –ghi tên bài
	b)Các hoạt động dạy học :
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10 phút
10 phút
10 phút
+Hoạt động1: Thảo luận BT3
*Mục tiêu: HS biết giữ trật tự trong trường học.
+Cách tiến hành:
-HD HS quan sát tranh BT3
Cho HS thảo luận nhóm 4
Yêu cầu khi thảo luận:
-Các bạn ngồi học như thế nào?
-Việc làm nào đáng chê, vì sao?
Cho HS trình bày
GV nhận xét chung
+Kết luận: Khi giáo viên giảng bài các em cần giữ trật tự, không được đùa nghịch làm mất trật tự, 
+Hoạt động 2: Đánh dấu X
*Mục tiêu: HS biết tôn trọng bạn đã biết giữ trật tự trong trường học.
*Cách tiến hành:
-GV quan sát tranh SGK
Cho HS làm việc nhóm 2
Đánh dấu X vào bạn biết giữ trật tự trong giờ học?
Cho đại diện học sinh trình bày
Nhận xét – tuyên dương
+Kết luận: Chúng ta nên làm theo các bạn có hành vi đúng như SGk.
+ Hoạt động 3: Thảo luận
*Mục tiêu:HS có ý thức giữ trật tự trong giờ học
*Cách tiến hành:
GV cho HS thảo luận theo nhóm 4
Yêu cầu: quan sát tranh SGK cho biết:
-Việc làm của 2 bạn là đúng hay sai, vì sao?
-Mất trật tự trong giờ học có hại gì?
Cho HS trình bày
 Nhận xét – tuyên dương
KL: Biết giữ trật tự trong giờ học giúp các em học tập mau tiến bộ. 
HS quan sát tranh SGK
HS thảo luận nhóm 4 
HS thảo luận trong nhóm theo nội dung tranh
HS đại diện nhóm trình bày
Nhận xét – bổ sung
HS quan sát tranh SGK
Theo nhóm 2 bạn 
HS đánh dấu vào bạn có hành vi đúng, phù hợp
HS trình bày
Nhận xét – bổ sung
HS thảo luận nhóm 4
Đại diện HS trình bày
Nhận xét – bổ sung.
 4/ Củng cố: GV gọi HS nêu lại tên bài vừa học.
	 Cho HS đọc thuộc 2 câu thơ cuối bài.
 5/ Hoạt động nối tiếp: trò chơi “Ai ngoan hơn”
	Kết hợp giáo dục học sinh.
 	Dặn dò : chẩn bị bài sau .
 *Rút kinh nghiệm sau tiết học:-----------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài dạy : THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
Ngày soạn: 12/12/2011 Ngày dạy: 13/12/2011
Tuần 18
I /Mục tiêu: 
-Củng cố các kiến thức đã học ở Học kì 1
HS thực hành các kĩ năng và hành vi đúng theo nội dung các bài học.
II/Đồ dùng dạy học :
 	-Tranh ảnh minh hoạ các bài đạo đức đã học
 	-Vở bài tập đạo đức, đồ dùng học tập .
III/Hoạt động dạy học 
Khởi động: Hát vui 
Kiểm tra bài cũ: 
GV gọi HS nêu lại tên bài học ở tiết trước
-Như thế nào là trật tự trong trường học?
-Em đã làm gì để giữ trật tự trong lớp?
Nhận xét chung.
 3.Bài mới : Thực hành kĩ năng cuối học kì 2
	a)Giới thiệu bài: 
	 Trực tiếp –ghi tên bài
	b)Các hoạt động dạy học :
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25 phút
+Hoạt động1: Thực hành kí năng
*Mục tiêu: HS nắm lại các kiến thức đã học ở HKI
+Cách tiến hành:
-HD HS quan sát tranh các bài đã học trong học kì 1
GV nêu câu hỏi theo nội dung các bài học.
GV nhận xét chung
Cho HS thảo luận theo nhóm
Yêu cầu khi thảo luận:
-Nối việc làm đúng với “nên, hay không nên”
Cho HS trình bày
GV nhận xét chung
mẫu:
Đi học muộn
Nghiêm trang khi chào cờ
Làm mất trật tự trong giờ học.
+Kết luận: Qua các bài học đã giúp các em biết được các việc làm đúng và có ý thức thực hiện hằng ngày trong cuộc sống lúc ở nhà cũng như ở trường. 
HS quan sát tranh SGK
HS trả lời câu hỏi
Nhận xét – bổ sung 
HS thảo luận nhóm 4
HS đại diện nhóm trình bày
Nhận xét – bổ sung
nên
Không nên
 4/ Củng cố: GV gọi HS nêu lại tên bài vừa học.
	 Cho HS đọc thuộc 2 câu thơ cuối bài.
 5/ Hoạt động nối tiếp: trò chơi “Ai ngoan hơn”
	Kết hợp giáo dục học sinh.
 	Dặn dò : chẩn bị bài sau .
 *Rút kinh nghiệm sau tiết học:-----------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài dạy : LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
Ngày soạn: 16/08/2010 Ngày dạy: 17/ 08/2010
Tiết 1 Tuần 19
Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
* Hiểu được thế nào là lễ phép với thầy giáo, cô giáo; Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
* GDKNS: Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Một số dụng cụ để diễn tiểu phẩm.
Học sinh: Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học
Khởi động: 1’
Bài cũ:3’
Bài mới:
a/Giới thiệu: Hôm nay học bài: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
b/Các hoạt động:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
9’
9’
9’
Hoạt động 1: Phân tích tiểu phẩm.
* Mục tiêu: Biết chào hỏi khi gặp thầy cô
Cách tiến hành:
Giáo viên đọc qua tiểu phẩm và cho học sinh lên đóng tiểu phẩm.
-Cô giáo đến thăm gia đình học sinh
Hướng dẫn học sinh phân tích.
Cô giáo và bạn học sinh gặp nhau ở đâu?
Bạn đã chào và mời cô giáo vào nhà như thế nào?
Khi vào nhà bạn đã làm gì?
Hãy đoán xem vì sao cô giáo lại khen bạn ngoan, lễ phép?
Các em cần học tập điều gì ở bạn?
Kết luận: Khi cô đến nhà bạn mời cô vào nhà như vậy là bạn tỏ ra lễ phép với cô giáo.
Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai (bài tập 1)
Mục tiêu: Học sinh thể hiện được tình huống trong tranh.
 Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học 
sinh tìm hiểu tình huống ở bài tập 1, nêu cách ứng xử và phân vai cho nhau.
Bước 2: Cho học sinh lên thể hiện.
Kết luận: Khi gặp thầy (cô) trong trường em cần bỏ mũ đứng thẳng người và chào Khi đưa sách vở em phải đưa hai tay.
Hoạt động 3: Thảo luận lớp về vâng lời thầy (cô) giáo.
Mục tiêu: Học sinh biết vâng lời thầy (cô) giáo.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên lần lượt nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận.
Cô (thầy) giáo thường khuyên bảo em điều gì?
Những lời khuyên ấy giúp ích gì cho các em học sinh?
Vậy khi thầy (cô) dạy bảo, em cần thực hiện như thế nào?
Bước 2: Cho học sinh lên nêu.
Kết luận: Hằng ngày thầy cô chăm lo giáo dục các em, giúp các em trở thành học sinh ngoan, giỏi. Thầy cô dạy bảo các em thực hiện tốt nội qui nề nếp của lớp, của trường. Các em biết thực hiện tốt những điều đó là biết vâng lời thầy cô.
Hoaït ñoäng lôùp.
Hoïc sinh theo doõi tieåu phaåm.
1 soá HS leân ñoùng tieåu phaåm.
 ñang ôû nhaø.
 leã pheùp.
 môøi coâ ngoài, roùt nöôùc cho coâ uoáng.
Hoïc sinh neâu.
Hoaït ñoäng lôùp, nhoùm.
2 em ngoài cuøng baøn trao ñoåi 
vôùi nhau.
Töøng caëp hoïc sinh chuaån bò.
Hoïc sinh leân theå hieän caùch öùng xöû qua troø chôi saém vai.
Lôùp nhaän xeùt.
Hoaït ñoäng nhoùm, lôùp.
Hai em ngoài cuøng baøn trao ñoåi vôùi nhau.
Hoïc sinh leân traû lôøi theo töøng caâu hoûi, boå sung yù kieán cho nhau.
Cuûng coá:3’
Giaùo vieân goïi hoïc sinh leân cho coâ möôïn quyeån saùch (moãi daõy 1 em seõ mang leân).
Giaùo vieân nhaän xeùt – Tuyeân döông toå coù baïn thöïc hieän toát ñieàu coâ vöøa daïy.
IV. Hoạt động nối tiếp 1’
Thực hiện tốt điều cô vừa dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi.
Chuẩn bị: Học tiếp tiết 2.
* Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài dạy : LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
Ngày soạn: 16/08/2010 Ngày dạy: 17/ 08/2010
Tiết 2 Tuần 20
Mục tiêu:
 - Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
 - Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
 - Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
* Hiểu được thế nào là lễ phép với thầy giáo, cô giáo; Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
* GDKNS: Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
Chuẩn bị:
Giáo viên:SGK, bài soạn.
Học sinh:SGK.
Hoạt động dạy và học:
Ổn định: 1’
Bài cũ: 3’
 Lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo.
Thầy cô giáo thường yêu cầu, khuyên bảo các em những điều gì?
Những yêu cầu đó giúp ích gì cho các em?
Vậy khi thầy cô dạy bảo thì các em cần
thực hiện như thế nào?
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2 bài: Lễ phép, vâng lời
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
14’
14’
Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ.
*Mục tiêu: Biết vận dụng lễ phép của mình đối với thầy cô.
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu 1 số học sinh tự liên hệ việc mình thực hiện hành vi lễ phép.
Em lễ phép vâng lời thầy cô giáo trong trường hợp nào?
Em đã làm gì để tỏ ra lễ phép hay vâng lời?
Tại sao em lại phảii làm như vậy?
Kết quả đạt được là gì?
Em nên học tập, noi theo bạn nào? Vì sao?
Kết luận: Khen ngợi những em đã biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo và nhắc nhở những học sinh còn vi phạm.
Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai.
Mục tiêu: Học sinh sắm vai theo phân công.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cách ứng xử trong các tình huống rồi phân vai, thể hiện qua trò chơi sắm vai:
Giáo viên gọi 1 bạn lên đưa cho cô vở, và trình bày kết quả làm bài tập của mình.
Một học sinh chào cô ra về (sau khi đã chơi ở nhà cô).
Bước 2: Học sinh lên trình bày.
-Kết luận: Giáo viên nhận xét.
- Em học sinh đưa vở cho cô, đưa bằng 2 tay và nói: “Thưa cô, vở của em đây ạ.”, khi cô trả lại thì nói: “Cám ơn cô.” và nhận bằng 2 tay.
-Học sinh đứng thẳng và nói: ”Chào cô em về ạ.”
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu ý kiến của mình.
Hoạt động lớp.
Hai em ngồi cùng bàn chuẩn bị sắm vai.
+ 1 em lên đưa vở.
+ 1 em lên làm động tác chào cô.
Lớp nhận xét, góp ý.
Củng cố: 3’
Hướng dẫn học sinh đọc thuộc ghi nhớ ở SGK.
IV/ Hoạt động nối tiếp 1’
Thực hiện tốt những điều đã được học.
Chuẩn bị: Em và các bạn.
* Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài dạy : EM VÀ CÁC BẠN
Ngày soạn: 16/08/2010 Ngày dạy: 17/ 08/2010
Tiết 1 Tuần 21
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
* Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC T1T35.doc