Giáo án Đạo đức lớp 1 - Bài 7 : đi học đều và đúng giờ

A : MỤC TIÊU :

- Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.

- Học sinh thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.

B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Vở bài tập Đạo đức 1.

- Tranh bài tập 1, bài tập 4 phóng to(nếu có thể)

- Điều 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

- Hát bài “Tới lớp, tới trường” (Nhạc và lời: Hoàng Vân)

C : HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

 

doc 6 trang Người đăng honganh Lượt xem 8684Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 1 - Bài 7 : đi học đều và đúng giờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7 : ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ 
A : MỤC TIÊU : 
- Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- Học sinh thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Tranh bài tập 1, bài tập 4 phóng to(nếu có thể)
- Điều 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Hát bài “Tới lớp, tới trường” (Nhạc và lời: Hoàng Vân)
C : HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
BS
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Bài 6.
- Khi chào cờ em cần có tư thế như thế nào? Vì sao?
- Trong giờ chào cờ đầu tuần các em đã nghiêm túc ra sao? Có còn bạn nào chưa đúng?
- Nhận xét chung.
3- Bài dạy: Bài 7.
Giới thiệu và ghi tựa bài.
- Hoạt động 1: Tranh bài tập 1.
 + Tranh vẽ sự việc gì?
 + Có những con vật nào?
 + Từng con vật đó đang làm gì?
 + Giữa Rùa và Thỏ thì bạn nào tiếp thu bài tốt hơn.
 + Em cần noi gương bạn nào? Vì sao?
 + Vì sao thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn còn rùa chậm chạp lại đến lớp đúng giờ? Bạn nào đáng khen? vì sao?
- Hoạt động 2: Thảo luận.
 Lần lượt nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận:
 + Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
 + Nếu không đi học đều và đúng giờ thì có hại gì?
 + Làm thế nào để đi học cho đúng giờ.
- Kết luận: Đi học đều và đúng giớ là thực hiện đúng nội quy nhà trường, giúp em học tốt hơn. Khong đi học đều và đúng giờ thì tiếp thu bài không đầy đủ, học tập sẽ kém đi. Để đi học đúng giờ cần chuẩn bị sẵn quần áo, sách vở, ĐDHT và cần đi đến nơi về đến chốn, không la cà dọc đường, không nên thức quá khuya
- Nghỉ giữa tiết: Trò chơi thư giãn.
- Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
 + Bạn nào lớp mình luôn đi học đúng giờ?
 + Em đã làm những việc gì để luôn đi học đúng giờ?
- Củng cố, dặn dò:
 + Để đi học đúng giờ em nên làm những việc gì?
 + Nhận xét.
- Cá nhân.
- Học sinh có ý kiến nhận xét, cả lớp nghe và bổ sung.
- Thảo luận theo cặp đôi.
- Trình bày trước lớp, bổ sung ý kiến cho nhau.
- Thỏ la cà nên đi học muộn.
- Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ.
- Bạn rùa thật đáng khen.
- Toàn lớp.
- Trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Mưa rơi
- Học sinh tự liên hệ.
- Chuẩn bị trước quần áo, sách vở, không thức quá khuya, để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ.
TIẾT 2
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
BS
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ :
- Đi học đúng giờ có lợi gì?
- Trong tuần qua bạn nào đi học đúng giờ nhất?
- Giáo viên tuyên dương, khen thưởng.
3- Bài dạy:
- Hoạt động 1: Sắm vai tình huống bài tập 4:
 + Đọc cho học sinh nghe lời nói trong tranh.
Giáo viên kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 5.
Giáo viên kết luận: Trời mưa, các em vẫn đội mũ, mặc áo mưa, vượt khó khăn đi học.
- Hoạt động 3: Thảo luận lớp.
 + Đi học đều có lợi gì?
 + Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
 + Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào?
 + Nếu nghỉ học cần làm gì?
- Củng cố: Đọc hai câu cuối bài.
* Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- Nhận xét tiết học.
- Cá nhân
- Học sinh chia mỗi nhóm đóng vai một tình huống trong bài tập.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Học sinh đóng vai trước lớp.
- Cả lớp trao đổi nhận xét và trả lời câu hỏi.
- Học sinh thảo luận nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp cùng trao đổi xung quanh các câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Trò ngoan đến lớp đúng giờ
Đều đặn đi học, nắng mưa ngại gì?
BÀI 8 : TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC
A : MỤC TIÊU : 
1- Học sinh hiểu: 
- Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp.
- Giữa trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được đảm bảo an toàn của trẻ em.
2- Học sinh có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Tranh bài tập 3, bài tập 4 phóng to(nếu có thể)
- Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp.
- Điều 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
C : HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
BS
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Bài 7.
- Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
- Để đi học đều và đúng giờ em đã làm gì?
Nhận xét.
3- Bài dạy: Bài 8.
Giới thiệu và ghi tựa bài.
- Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1.
 Gợi ý:
 + Trong tranh 1 các bạn vào lớp như thế nào?
 + Trong tranh 2 học sinh ra khỏi lớp ra sao?
 + Việc ra lớp như vậy có tác hại gì?
 + Các em cần thực hiện theo các bạn ở tranh nào? Vì sao?
Kết luận: Xếp hàng ra vào lớp là biết giữ trật tự, chen lấn, xô đẩy là gây mất trật tự, có khi bị ngã, nguy hiểm. Trong trường học các em phải giữ trật tự.
- Hoạt động 2: Thảo luận toàn lớp.
Câu hỏi:
 + Để giữ trật tự em có biết nhà trường và cô giáo quy định những gì?
 + Để tránh mất trật tự các em cần không nên làm gì trong giờ học, khi ra vào lớp, trong giờ ra chơi ?
 + Việc giữ trật tự ở lớp, ở trường có lợi ích gì cho việc học tập, rèn luyện của các em?
 + Việc gây mất trật tự có hại gì cho việc học tập, rèn luyện của học sinh?
Kết luận: Để giữ trật tự trong trường học các em cần thực hiện những quy định như trong lớp thực hiện yêu cầu của cô giáo, xếp hàng vào lớp, lần lượt ra khỏi lớp, đi nhẹ, nói khẽ  không tự tiện làm việc riêng, nói chuyện riêng, trêu chọc nhau trong lớp, không chen lấn, xô đẩy nhau khi ra vào lớp, không la hét, nghịch phá trong giờ ra chơi
- Nghỉ giữa tiết: Thể dục vui.
- Hoạt động 3: Học sinh liên hệ thực tế.
Kết luận: Việc giữ trật tự giúp các em học tập, rèn luyện thành người trò giỏi, ngoan ngoãn. Nếu gây mất trật tự trong lớp thì sẽ ảnh hưởng xấu đến việc học tập của bản thân và các bạn, bị mọi người chê cười.
- Trò chơi củng cố:
Giáo viên khen ngợi cá nhân, tổ biết giữ trật tự, nhắc nhở cá nhân, tổ còn có bạn vi phạm.
- Nhận xét tiết học.
- Cá nhân trả lời, các bạn góp ý, bổ sung.
- Từng cặp học sinh xem tranh và thảo luận.
- Trình bày kết quả thảo luận, bổ sung cho nhau theo nội dung tranh, so sánh nội dung 2 tranh với nhau.
- Học sinh thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau theo từng nội dung.
- Cả lớp múa, hát bài thể dục vui
- Tự liên hệ, việc các bạn trong lớp đã biết giữ trật tự trong trường học chưa?
- Bạn nào chăm chú, thực hiện các yêu cầu của cô giáo.
- Bạn nào còn chưa trật tự trong giờ học? Vì sao?
- Thi xếp hàng ra, vào lớp giữa các tổ.
- Tổ nào thực hiện tốt sẽ được cắm cờ đỏ.
- Tổ nào còn có bạn chưa tốt sẽ bị nhận cờ vàng.
TIẾT 2
BS
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: tiết 1
 + Con đã làm gì để giữ trật tự trong trường học?
 + Giữ trật tự như vậy có lợi gì cho học tập và rèn luyện?
Nhận xét.
3- Bài dạy: Luyện tập.
- Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3.
 + Các bạn trong tranh đang ngồi học thế nào?
 + Các bạn có trật tự không? Trật tự như thế nào?
Kết luận: Trong lớp khi cô giáo nêu câu hỏi, các bạn học sinh đã chăm chú nghe và giơ tay phát biểu, không có bạn nào nói chuyện riêng, làm việc riêng. Con cần noi gương các bạn đó.
- Quan sát tranh 4:
 Trong lớp các bạn đã chăm chú nghe cô giảng chưa? Còn bạn nào chưa ngoan, bạn đó đang làm gì? Con có làm như vậy không? Vì sao?
- Nghỉ giữa tiết: Trò chơi “Bão thổi”
- Hoạt động 3: làm bài tập 5.
Gợi ý: 
 + Cô giáo đang làm gì với học sinh?
 + Hai bạn nam phía sau đang làm gì?
 + Việc làm đó có đúng không? Vì sao?
 + Việc làm này ảnh hưởng gì đến lớp học và cô giáo?
Kết luận: Việc làm của 2 ban nam gây mất nề nếp, trật tự của lớp, cản trở công việc giảng dạy của cô và việc học tập của lớp. Hai bạn này thật đáng chê trách.
- Củng cố: Hd học sinh đọc phần ghi nhớ.
 + Thực hành bài học và xem trước bài 9.
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời cá nhân.
- Cá nhân học sinh xem tranh và làm bài tập 3.
- Từng học sinh độc lập suy nghĩ.
- Nêu ý kiến bổ sung cho nhau.
- Cá nhân học sinh phát biểu.
- Xem tranh và thảo luận theo cặp.
- Cá nhân học sinh trình bày kết quả thảo luận và bổ sung ý kiến cho nhau.
- 2, 3 em đọc .
- Chung cả lớp 1 lần.

Tài liệu đính kèm:

  • docdao-duc.doc