Giáo án Đạo đức khối 5

I.MỤC TIÊU : Sau khi học bài này , HS biết :

*Kiến thức : Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước .

*Kỹ năng : Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức , kỹ năng đặt mục tiêu .

* Thái độ : Vui và tự hào khi là HS lớp 5 . Có ý thức học tập , rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5 .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Các bài hát về chủ đề Trường em .

-Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên .

 

doc 36 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1358Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùp mình , trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó .
*Hoạt động 2 : Tự liên hệ ( bài tập 4 SGK trang 11 ) 
*Mục tiêu : HS biết cách liên hệ bản thân , nêu được những khó khăn trong cuộc sống , trong học tập và đề ra được cách vượt qua khó khăn .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu sau :
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
1
2
3
4
+Bước 2 : HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm .
+Bước 3 : Mời vài HS có nhiều khó khăn của nhóm trình bày . 
+Bước 4 : Cả lớp thảo luận kế hoạch để giúp bạn có khó khăn .
+Bước 5 : GV kết luận : “ Lớp ta có nhiều bạn gặp khó khăn như : bạn .. Bản thân các bạn đó cần nỗ lực cố gắng để tự mình vượt khó . Nhưng sự cảm thông , chia sẻ, động viên, giúp đỡ của bạn bè , tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt qua khó khăn , vươn lên ”.
3.Củng cố-dặn dò : 
-Vài HS đọc lại ghi nhớ SGK trang 10 .
-Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần phải có ý chí để vượt lên . Sự cảm thông , động viên , giúp đỡ của bạn bè , tập thể là hết sức cần thiết để giúp chúng ta vượt qua khó khăn , vươn lên trong cuộc sống .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị cho bài 4 .
-Đọc ghi nhớ .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Nhóm đôi .
-Thảo luận .
-Trình bày .
-Nêu kế hoạch giúp bạn có khó khăn .
-Nhóm đôi .
-Thảo luận .
-Trình bày .
-Nhận xét .
-Nghe GV kết luận .
-Đọc ghi nhớ .
-Nghe GV dặn chuẩn bị cho bài 4 .
Rút kinh nghiệm:
Bài 4 ( tiết 1 ) 	
TUẦN TIẾT	
NHỚ ƠN TỔ TIÊN
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này , HS biết :
*Kiến thức : Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên , gia đình, dòng họ .
*Kỹ năng : Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể , phù hợp với khả năng .
* Thái độ : Biết ơn tổ tiên ; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 	Tiết 1 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : Có chí thì nên 
-Đọc ghi nhớ . -Nhận xét .
2.Bài mới : Nhớ ơn tổ tiên 
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ 
*Mục tiêu :Giúp HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS đọc truyện Thăm mộ ( SGK trang 1 2- 13 ) .
+Bước 2 : HS thảo luận theo ba câu hỏi ở SGK trang 14 . 
+Bước 3 : GV kết luận : Ai cũng có tổ tiên , gia đình, dòng họ . Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc almf cụ thể .
*Hoạt động 2 : Làm bài tập 1 SGK trang 14 
*Mục tiêu : Giúp HS biết được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên *Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS làm bài tập .
+Bước 2 : HS thảo luận nhóm đôi .
+Bước 3 : Mời đại diện nhóm trình bày từng việc và giải thích lý do .
+Bước 4 : Nhận xét , bổ sung .
+Bước 5 : GV kết luận : “ Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực , cụ thể , phù hợp với khả năng như các việc ( a , c , d , đ ) ở bài tập 1 ” .
*Hoạt động 3 : Tự liên hệ 
*Mục tiêu : HS biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và chưa làm được .
+Bước 2 : HS trao đổi nhóm đôi .
+Bước 3 : HS trình bày .
+Bước 4 : GV khen những em đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực ,cụ thể và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn 
+Bước 5 : HS đọc ghi nhớ SGK trang 14 .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Vài HS đọc lại ghi nhớ SGK trang 14 .
-Về nhà các em chuẩn bị sưu tầm tranh , ảnh , bài báo nói về Ngày Giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ , thơ , truyện về chủ đề Biết ơn tổ tiên . Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ mình .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị các việc đã dặn cho tiết 2 .
-Đọc ghi nhớ .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Nhóm đôi .
-Đọc bài .
-Thảo luận .
-Nghe GV kết luận .
-Nhóm đôi .
-Trình bày .
-Nhận xét .
-Nghe GV kết luận .
-Nhóm đôi . 
-Thảo luận .
-Trình bày 
-Nghe GV kết luận .
-Đọc ghi nhớ .
-Đọc ghi nhớ .
-Nghe GV dặn chuẩn bị cho tiết 2
Rút kinh nghiệm:
Bài 4 ( tiết 2 ) 	
TUẦN TIẾT	
NHỚ ƠN TỔ TIÊN
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này , HS biết :
*Kiến thức : Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên , gia đình, dòng họ .
*Kỹ năng : Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể , phù hợp với khả năng .
* Thái độ : Biết ơn tổ tiên ; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 	Tiết 2 
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : Nhớ ơn tổ tiên 
-Đọc ghi nhớ . -Nhận xét .
2.Bài mới : Nhớ ơn tổ tiên 
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ( bài tập 4 SGK trang 15 ) 
*Mục tiêu : Giúp HS ý thức hướng về cội nguồn .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Đại diện nhóm giới thiệu tranh, ảnh ,thông tin mà các em thu thập được về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương .
+Bước 2 : HS thảo luận theo các câu hỏi 
? Em nghĩ gì khi xem , đọc và nghe các thông tin trên ?
? Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hằng năm thể hiện điều gì ?
+Bước 3 : GV kết luận về ý nghĩa của Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 
*Hoạt động 2 : Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ ( bài tập 2, SGK ) . 
*Mục tiêu : HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ mình và có ý thức giữ gìn , phát huy các truyền thống đó .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS giới thiệu về thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ mình .
+Bước 2 : GV chúc mừng các HS đó và hỏi thêm 
? Em có tự hào về các truyền thống đó không ?
? Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó ?
+Bước 3 : GV kết luận : Mỗi gia đình , dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình . Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó .
*Hoạt động 3 : HS đọc câu ca dao , tục ngữ , kể chuyện , đọc thơ về chủ đề Biết ơn tổ tiên ( bài tập 3 , SGK ) 
*Mục tiêu : Giúp HS củng cố bài học .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : HS trình bày .
+Bước 2 : HS trao đổi nhận xét .
+Bước 3 : GV khen những em chuẩn bị tốt phần sưu tầm .
+Bước 5 : HS đọc ghi nhớ SGK trang 14 .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Vài HS đọc lại ghi nhớ SGK trang 14 .
-Về nhà các em đọc trước truyện Đôi bạn và chuẩn bị dụng cụ để hóa trang phục vụ cho tiết 2 .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị các việc đã dặn cho bài 5 .
-Đọc ghi nhớ .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Nhóm 4 .
-Đại diện nhóm giới thiệu tranh, ảnh .
-Thảo luận , trả lời câu hỏi .
-Nghe GV kết luận .
-Cả lớp .
-Nhận xét .
-Trả lời .
-Nghe GV kết luận .
-Nhóm đôi . 
-Trình bày 
-Thảo luận .
-Nghe GV kết luận .
-Đọc ghi nhớ .
-Đọc ghi nhớ .
-Nghe GV dặn chuẩn bị cho tiết 2
Rút kinh nghiệm:
***Bài 5 ( tiết 1 ) 	
TUẦN TIẾT	
TÌNH BẠN
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này , HS biết :
*Kiến thức : Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè .
*Kỹ năng : Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày .
* Thái độ : Thân ái, đoàn kết với bạn bè .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết , nhạc và lời : Mộng Lân .
-Đồ dùng hóa trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn ( SGK trang 16 - 17 ) .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 	Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : Nhớ ơn tổ tiên 
-Đọc ghi nhớ . -Nhận xét .
2.Bài mới : Tình bạn 
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu ý nghĩa của tình bạn 
*Mục tiêu : HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết .
+Bước 2 : HS thảo luận theo các câu hỏi 
? Bài hát nói lên điều gì ?
? Lớp chúng ta có vui như vậy không ?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ?
? Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không ? Em biết điều đó từ đâu ? 
+Bước 3 : GV kết luận : Ai cũng cần có bạn bè . Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè .
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn ( SGK trang 16 - 17 ) 
*Mục tiêu : HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết , giúp đỡ nhau những lúc khó khăn , hoạn nạn .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV đọc một lần truyện Đôi bạn .
+Bước 2 : Mời một số HS lên đóng vai theo nội dung truyện .
+Bước 3 : Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi ( SGK trang 17 ) .
+Bước 4 : GV kết luận : Bạn bè cần phải biết thương yêu , đoàn kết , giúp đỡ nhau , nhất là những lúc khó khăn , hoạn nạn .
*Hoạt động 3 : Xử lý tình huống ( bài tập 2 SGK trang 18 ) 
*Mục tiêu : HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Đọc thầm bài tập 2 
+Bước 2 : Làm bài tập theo nhóm đôi .
+Bước 3 : Từng nhóm trình bày , giải thích lý do à lớp nhận xét .
*Lưu ý : Sau mỗi tình huống , GV nêu yêu cầu để HS tự liên hệ ( Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa ? Hãy kể một trường hợp cụ thể )
+Bước 4 : GV kết luận :
-Tình huống a : Chúc mừng bạn .
-Tình huống b : An ủi, động viên . giúp đỡ bạn .
-Tình huống c : Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn .
-Tình huống d : Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt
-Tình huống đ : Hiểu ý tốt của bạn , không tự ái , nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm .
-Tình huống e : Nhờ bạn bè , thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn .
*Hoạt động 4 : Biết thể hiện tình bạn 
*Mục tiêu : Giúp HS biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV yêu cầu HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp .
+Bước 2 : GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng .
+Bước 3 : GV kết luận : Các biểu hiện của tình bạn đẹp là “ tôn trọng, chân thành , biết quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ , biết chia sẻ vui buồn cùng nhau  ”
+Bước 4 : HS liên hệ các tình bạn đẹp trong lớp , trong trường mà em biết .
+Bước 5 : Nêu câu hỏi để dẫn HS đọc ghi nhớ ( SGK trang 17 ) 
3.Củng cố-dặn dò : 
-Vài HS đọc lại ghi nhớ SGK trang 17 .
-Về nhà sưu tầm truyện , các câu ca dao, tục ngữ , thơ , bài hát về chủ đề Tình bạn . Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị các việc đã dặn cho tiết 2 .
-Đọc ghi nhớ .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Cả lớp .
-Hát .
-Thảo luận à Trình bày .
-Nghe GV kết luận .
Nhóm 4 .
-Đọc truyện .
-Đóng vai .
-Thảo luận .
-Nghe GV kết luận .
-Nhóm đôi .
-Đọc bài tập .
-Trình bày .
-Nhận xét .Tự liên hệ .
-Nghe GV kết luận .
-Cả lớp .
-Nêu biểu hiện của tình bạn .
-Nghe GV kết luận .
-Tự liên hệ .
-Đọc ghi nhớ .
-Đọc ghi nhớ .
-Nghe GV dặn chuẩn bị cho tiết 2 .
Rút kinh nghiệm:
Bài 5 ( tiết 2 ) 	
TUẦN TIẾT	
TÌNH BẠN
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này , HS biết :
*Kiến thức : Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè .
*Kỹ năng : Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày .
* Thái độ : Thân ái, đoàn kết với bạn bè .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Đồ dùng hóa trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn ( SGK trang 16 - 17 ) .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 	Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : Tình bạn 
-Đọc ghi nhớ . -Nhận xét .
2.Bài mới : Tình bạn 
*Hoạt động 1 : Xử lý tình huống ( bài tập 1 ( SGK trang 18 ) 
*Mục tiêu : HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận đóng vai các tình huống của bài tập .
+Bước 2 : HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai .
+Bước 3 : Các nhóm lên đóng vai .
*Lưu ý : Những việc làm sai có thể là : vứt rác không đúng nơi quy định , xem bài của bạn , quay bài trong giờ kiểm tra , làm việc riêng trong giờ học.
+Bước 4 : Thảo luận cả lớp 
? Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai ? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không ?
? Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái ? Em có giận có trách bạn không ?
? Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm ? Cách ứng xử nào là phù hợp ( hoặc chưa phù hợp ) ? Vì sao ?
+Bước 5 : GV kết luận : Cần khuyên ngăn , góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ . Như thế mới là người bạn tốt .
*Hoạt động 2 : Tự liên hệ bản thân 
*Mục tiêu : HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV yêu cầu HS tự liên hệ .
+Bước 2 : Cả lớp thảo luận .
+Bước 3 : Trình bày à nhận xét 
+Bước 4 : GV kết luận : Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp , giữ gìn .
*Hoạt động 3 : Hát, kể chuyện , đọc thơ , ca dao , tục ngữ về chủ đề Tình bạn ( Bài tập 3 SGK trang 18 ) 
*Mục tiêu : Giúp HS củng cố bài .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : Các nhóm chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết 1 .
+Bước 2 :Đại diện nhóm trình bày à lớp nhận xét .
+Bước 3 : GV kết luận , giới thiệu thêm những bài hát , truyện , thơ , ca dao , tục ngữ về chủ đề Tình bạn cho các em biết thêm .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Vài HS đọc lại ghi nhớ SGK trang 17 .
-Về nhà đọc trước bài 6 và chuẩn bị dụng cụ đóng vai cho bài 6 .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị các việc đã dặn cho bài 6 .
-Đọc ghi nhớ .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Nhóm 4 .
-Nhận nhiệm vụ .
-Đóng vai .
-Thảo luận .
-Nghe GV kết luận .
-Cả lớp .
-Nghe yêu cầu .
-Thảo luận .
-Trình bày .
-Nghe GV kết luận .
-Nhóm đôi .
-Trình bày .
-Nghe GV kết luận .
-Đọc ghi nhớ .
-Nghe GV dặn chuẩn bị cho bài 6 .
Rút kinh nghiệm:
Bài 6 ( tiết 1 ) 	
TUẦN TIẾT	
KÍNH GIÀ , YÊU TRẺ
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này , HS biết :
*Kiến thức : Cần phải tôn trọng người già và người già có nhiều kinh nghiệm sống , đã đóng góp nhiều cho xã hội ; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc .
*Kỹ năng : Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng , lễ phép , giúp đỡ , nhường nhịn người già , em nhỏ .
* Thái độ : Tôn trọng , yêu quý , thân thiện với người già ,em nhỏ ; không đồng tình với những hành vi , việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Các thẻ màu cho bài tập 1 .
-Đồ dùng hóa trang để đóng vai theo truyện hoạt động 1 .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 	Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : Tình bạn 
-Đọc ghi nhớ . -Nhận xét .
2.Bài mới : Kính già , yêu trẻ 
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung truyện Sau đêm mưa 
*Mục tiêu : HS cần phải giúp đỡ người già , em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV đọc truyện Sau cơn mưa trong SGK trang 19 - 20 .
+Bước 2 : HS thảo luận đóng vai theo nội dung truyện . 
+Bước 3 : HS thảo luận theo các câu hỏi cuối truyện SGK trang 20 .
+Bước 4 : GV kết luận : Cần tôn trọng người già , em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng . Tôn trọng người già , giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người , là biểu hiện của người văn minh, lịch sự .
 *Hoạt động 2 : Nhận biết được hành vi 
*Mục tiêu : HS nhận biết được các hành vi thể hiện tình cảm kính gìa , yêu trẻ .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS bài tập 1 ( SGK trang 21 )
+Bước 2 : HS cho ý kiến bằng thẻ .
+Bước 3 : Cả lớp nhận xét .
+Bước 4 : GV kết luận : -Các hành vi ( a , b , c ) là những hành vi thể hiện tình cảm kính già , yêu trẻ . -Hành vi ( d ) chửa hành vi thể hiện sự quan tâm , yêu thương , chăm sóc em nhỏ .
+Bước 5 : HS đọc ghi nhớ SGK trang 20 .
3.Củng cố-dặn dò : 
-Vài HS đọc lại ghi nhớ SGK trang 20 .
-Về nhà sưu tầm truyện , các câu ca dao, tục ngữ , thơ , bài hát về chủ đề Kính già, yêu trẻ . Chuẩn bị dụng cụ để sắm vai ở bài tập 2 ( SGK trang 21 ) . Thực hiện đối xử tốt với người già và trẻ nhỏ .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị các việc đã dặn cho tiết 2 .
-Đọc ghi nhớ .
-Nhắc lại tựa bài . 
-Cả lớp .
-Nghe đọc .
-Thảo luận .
-Trả lời .
-Nghe GV kết luận .
-Cả lớp .
-Nghenêutìnhhuống 
-Cho ý kiến .
-Nhận xét .
-Nghe GV kết luận .
-Đọc ghi nhớ .
-Đọc ghi nhớ .
-Nghe GV dặn chuẩn bị cho tiết 2 .
Rút kinh nghiệm:
Bài 6 ( tiết 2 ) 	
TUẦN TIẾT	
KÍNH GIÀ , YÊU TRẺ
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này , HS biết :
*Kiến thức : Cần phải tôn trọng người già và người già có nhiều kinh nghiệm sống , đã đóng góp nhiều cho xã hội ; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc .
*Kỹ năng : Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng , lễ phép , giúp đỡ , nhường nhịn người già , em nhỏ .
* Thái độ : Tôn trọng , yêu quý , thân thiện với người già ,em nhỏ ; không đồng tình với những hành vi , việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Các thẻ màu cho bài tập 1 .
-Đồ dùng hóa trang để đóng vai theo truyện hoạt động 1 .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 	Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : Kính già , yêu trẻ 
-Đọc ghi nhớ . -Nhận xét .
2.Bài mới : Kính già , yêu trẻ 
*Hoạt động 1 : Xử lý tình huống ( bài tập 2 . SGK trang 21 ) 
*Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già , yêu trẻ .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận đóng vai các tình huống của bài tập 2 .
+Bước 2 : HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai .
+Bước 3 : Ba nhóm lên đóng vai à Lớp nhận xét .
+Bước 4 : GV kết luận : 
-Tình huống a/. : Em nên dừng lại , dỗ em bé,hỏi tên, địa chỉ . Sau đó em có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ tìm gia đình của em bé . Nếu nhà em ở gần , em có thể dẫn em bé về nhà , nhờ bố mẹ giúp đỡ .
-Tình huống b/. : Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi .
-Tình huống c/. : Nếu biết đường , em hướng dẫn đường đi cho cụ già . Nếu không biết , em trả lời cụ một cách lễ phép .
*Hoạt động 2 : Tự liên hệ bản thân 
*Mục tiêu : HS biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già , em nhỏ .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV yêu cầu HS xem bài tập 3 - 4 SGK trang 21 .
+Bước 2 : Làm việc nhóm đôi .
+Bước 3 : Trình bày à nhận xét 
+Bước 4 : GV kết luận : 
-Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1 tháng 10 hằng năm .
-Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6 hằng năm .
-Tổ cgức dành cho người cao tuổi là Hội Người cao tuổi .
-Các tổ chức dành cho trẻ em : Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng .
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu truyền thống “ Kính già, yêu trẻ ” của địa phương, của dân tộc ta 
*Mục tiêu : HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm , chăm sóc người già , trẻ em .
*Cách tiến hành : 
+Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết 1 
+Bước 2 :Đại diện nhóm trình bày à lớp nhận xét .
+Bước 3 : GV kết luận : 
a/. Về các phong tục , tập quán kính già , yêu trẻ của địa phương .
b/. Về các phong tục , tập quán kính già , yêu trẻ của dân tộc .
-Người già luôn được chào hỏi , được mời ngồi ở chỗ trang trọng .
-Con cháu luôn quan tâm chăm sóc , thăm hỏi, tặng quà cho ông bà , bố mẹ .
-Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ .
-Trẻ em thường được mừng tuổi , được tặng quà mỗi dịp lễ, tết .
3.Củng cố - dặn dò : 
-Vài HS đọc lại ghi nhớ SGK trang 20 .
-Về nhà đọc trước bài 7. Sưu tầm truyện , các câu ca dao, tục ngữ , thơ , bài hát về chủ đề Người phụ nữ Việt Nam .
-Nhận xét tiết học . Chuẩn bị các việc đã dặn cho b

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc k5.doc