Giáo án Đạo đức – Khoa học – Lịch sử & Địa lí Lớp 5- Tuần 10

I. Mục tiêu:

 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.

 - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong dod lúa gạo được trồng nhiều nhất.

 - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, lợn)

 - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng ; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên ; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.

II. Đồ dùng dạy - học

- Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.

- Các hình minh hoạ trong SGK.

- Phiếu học tập của HS.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 12 trang Người đăng honganh Lượt xem 1459Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức – Khoa học – Lịch sử & Địa lí Lớp 5- Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Ngày soạn : 03/11/2012 Ngày giảng : 
 Lớp 5B : Thứ 2 ngày 05/11/2012 (Tiết 2)
 Lớp 5A : Thứ 2 ngày 05/11/2012 (Tiết 3)
Địa lí
NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
 - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong dod lúa gạo được trồng nhiều nhất.
 - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, lợn)
 - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng ; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên ; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
II. Đồ dùng dạy - học
- Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV
T/L
Hoạt động của HS
1. KTBC: 
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó
nhận xét và cho điểm HS.
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? 
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (Ghi đầu bài)
5'
1'
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các 
câu hỏi sau:
+ Điền các thông tin còn thiếu vào 
sơ đò sự phân bố dân cư ở Việt Nam (sơ đồ 1, để trống các ô chữ).
+ Lao động nước ta chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
b. HĐ : Vai trò ngành trồng trọt
- GV treo lược đồ nông nghiệp Việt Nam và yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của lược đồ.
- GV hỏi:
+ Nhìn trên lược đồ em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?
- Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp? 
- GV nêu kết luận
c. Hoạt động 2: Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng việt nam
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ y/c các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
-Y/c HS: Quan sát lược đồ nông nghiệp VN và thảo luận để hoàn thành các BT:
1) Kể tên các loại cây trồng chủ yếu ở Việt Nam
2) Cây được trồng nhiều nhất là
3) Điền mũi tên vào sơ đồ thể hiện tác động của khí hậu đến trồng trọt cho thích hợp.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
15'
12'
2'
- HS nêu: Lược đồ nông nghiệp Việt Nam giúp ta nhận xét về đặc điểm của ngành nông nghiệp
- Mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Kí hiệu cây trồng chiếm có số lượng nhiều hơn kí hiệu con vật.
+ Ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
- HSquan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và thảo luận và trả lời:
+Lúa gạo, cây ăn quả, cà phê, cao su, chè,...
+Lúa gạo
Ngày soạn : 04/11/2012 Ngày giảng : 
 Lớp 5B : Thứ 3 ngày 06/11/2012 (Tiết 1)
 Lớp 5A : Thứ 3 ngày 06/11/2012 (Tiết 5)
Lịch sử
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu 
 - Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.
 - Ghi nhớ: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
II. §å dïng d¹y häc
 GV: C¸c h×nh ¶nh minh ho¹ trong SGK - PhiÕu häc tËp cña HS
 HS:SGK- vở ghi
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Thắng lợi của CM tháng tám có ý nghĩa như thế nào?
- Vì sao mùa thu 1945 được gọi là mùa thu CM?
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
*Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu- ghi đầu bài
* Hoạt động 1: Quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945
- Yêu cầu HS đọc SGK và dùng tranh ảnh minh hoạ của SGK miêu tả quang cảnh của HN vào ngày 2-9-1945
- Gọi HS tả quang cảnh HN ngày 2-9-1945?
- Yêu cầu lớp nhận xét
- GV tuyên dương
* Hoạt động 2: Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
 Buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc đã diễn ra như thế nào? 
 Khi đang đọc bản tuyên ngôn BH đã dừng lại để làm gì?
Theo em việc đang nói Bác dừng lại hỏi cho thấy tình cảm của Người đối với người dân như thế nào?
GV kết luận và ghi bảng nét chính
* Hoạt động 3: Một số nd của bản tuyên ngôn độc lập.
- Gọi 2 HS đọc đoạn trích của tuyên ngôn 
- Hãy trao đổi với bạn bên cạnh và cho biết nội dung chính của hai đoạn trích bản tuyên ngôn độc lập?
- Gọi HS trình bày trước lớp?
GVKL: bản tuyên ngôn độc lập mà BH đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc VN.
* Hoạt động 4: ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945
- Yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu ý nghĩa
 Sự kiện lịch sử 2-9-1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc VN
Đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở VN?
- GV KL: ( SGK ) 
4. Củng cố, dặn dò 
Ngày 2-9-1945 là ngày kỉ niệm gì của dân tộc ta?
- Nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau.
 1'
 3'
 1'
 7'
 7'
 8'
 5'
 3'
- 2 HS trả lời
- HS làm việc theo cặp , lần lượt từng em miêu tả cho nhau nghe 
- 3 HS lên bảng thi tả bằng hình ảnh Hà Nội tưng bừng cờ hoa, đồng bào HN không kể già trẻ trai gái đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.
- HS đọc SGK
+Buổi lễ bắt đầu vào đúng 14 giờ
 Các sự việc diễn ra trong buổi lễ:
- Bác Hồ và các vị trong chính phủ lâm thời bước lên lễ dài. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
+ Bác dừng lại để hỏi: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
+ Điều đó cho thấy Bác rất gần gũi giản dị và cũng vô cùng kính trọng nhân dân 
- 2 HS đọc to trước lớp
- HS trao đổi về nội dung chính của bản Tuyên ngôn độc lập
- 2 HS trình bày trước lớp
+ Sự kiện BH đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-45 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta với toàn thế giới , cho thế giới thấy rằng ở VN đã có một chế độ mới ra đời thay thế cho chế độ TDPK..
- 3-5 HS đọc SGK
- HS nêu
Ngày soạn :05/11/2012 Ngày giảng : 
 Lớp 5A : Thứ 4 ngày 07/11/2012 (Tiết 3)
 Lớp 5B : Thứ 4 ngày 07/11/2012 (Tiết 4)
Khoa học
BÀI 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG 
ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nêu được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ.
- Hiểu được những hậu quả nặng nề nếu vi phạm luật giao thông đường bộ
- Luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyên, vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy - học
- HS và GV sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông.
- Hình minh hoạ trang 40, 41 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV
T/L
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 18, sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
- Cho HS quan sát bức ảnh tai nạn giao thông và hỏi: Bức ảnh chụp cảnh gì?
- Giới thiệu: Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Ngày nay, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người vô tội. Những trong đó cũng phải nói đến ý thức chấp hành luật giao thông của một số người chưa tốt. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được hậu quả nặng nề của những vi phạm giao thông và những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông.
2. Hoạt động 1: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
5´
10´
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ HS 1: Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
+ HS 2: Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì?
+ HS 3: Tại sao khi bị xâm hại chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ, tâm sự?
Quan sát, trả lời.
- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về tai nạn giao thông đường bộ của HS.
- GV nêu yêu cầu: Các em hãy kể cho mọi người cùng nghe về tai nạn giao thông em đã từng chứng kiến hoặc sưu tầm được. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó?
- GV ghi nhanh những nguyên nhân gây tai nạn mà HS nêu lên bảng:
+ Phóng nhanh, vượt ẩu.
+ Lái xe khi say rượu.
+ Bán hàng không đúng nơi quy định.
+ Không quan sát đường.
+ Đường có nhiều khúc quẹo.
+ Trời mưa, đường chơn.
+ Xe máy không có đen báo hiệu.
- Hỏi ngoài những nguyên nhân bạn đã kể, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông?
- Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: Người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, các điều kiện giao thông không an toàn: đường xấu, đường quá chật, thời tiết xấu. Phương tiện giao thông không an toàn: quá cũ, thiếu các thiết bị an toàn. Nhưng chủ yếu nhất vẫn là ý thức của người tham gia đường bộ chưa tốt.
Sau đây chúng ta cùng xem xét, phân tích những vi phạm luật an toàn giao thông để thấy được hậu quả của những vi phạm này.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- 5 đến 7 HS kể về tai nạn giao thông đường bộ mà mình biết trước lớp.
Ví dụ:
Đây là vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Bác bán nước và hai người khách bị thương nặng do người lái xe máy mải nhìn lên cửa hàng đâm phải. Nguyên nhân gây tai nạn là do ý thức chấp hành luật giao thông của người lái xe kém, do bán hàng trên vỉa hè.
Hôm trước em chứng kiến một anh thanh niên tự đâm xe xuống ao. Nguyên nhân là do đường bé, anh phóng nhanh nên khi có người thì tránh không kịp...
- HS nêu bổ sung. Ví dụ:
+ Do đường xấu.
+ Phương tiện giao thông quá cũ, không đảm bảo tiêu chuẩn.
+ Thời tiết xấu.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm như sau:
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 40 SGK, trao đổi và thảo luận để:
* Hãy chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông.
* Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó?
* Hậu quả của vi phạm đó là gì?
- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về một hình, các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- GV hỏi: Qua những vi phạm về giao thông đó em có nhận xét gì?
- Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân gây tại nạn giao thông. Có những tai nạn giao thông không phải là do mình vi phạm nên chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, thực hiện an toàn giao thông?
13´
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV, mỗi nhóm có 4 - 6 HS.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Cả lớp đi đến thống nhất.
- HS nêu được: Tai nạn giao thông xảy ra hầu hết là do sai phạm của những người tham gia giao thông.
- Lắng nghe.
- Ho¹t ®éng trong nhãm theo h­íng dÉn cña GV.
- 1 Nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác bố sung ý kiến và đi đến thống nhất:
Những việc nên làm để thực hiên an toàn giao thông.
+ Đi đúng phần đường quy định.
+ Học luật an toàn giao thông đường bộ.
+ Khi đi đường phải quan sát kĩ các biển báo giao thông.
+ Đi xe đạp sát lề đường bên phải, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ Đi bộ trên vỉa hè hoặc bên phải đường.
+ Không đi hàng ba, hàng tư, vừa đi vừa nô đùa.
+ Sang đường đúng phần đường quy định, nếu không có phần để sang đường phải quan sát kĩ các phương tiện, người đang tham gia giao thông và xin đường,....
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC : 7´
- Tổ chức cho HS thực hành đi bộ an toàn
- Cách tiến hành: Cử 3 HS làm ban giám khảo để quan sát. GV kê bàn ghế thành nối đi, có vỉa hè, có phần kẻ sọc trắng để sang đường, có đèn xanh, đèn đỏ, chỗ rẽ để HS thực hành. GV có thể cho HS thực hành theo nhóm và đưa ra các tình huống để HS xử lí.
Ví dụ:
+ Em muốn sang phía bên kia đường mà đường không có phần dành cho người đi bộ. Em sẽ làm thế nào? Hãy thực hành theo cách em cho là đúng.
+ Em đang đi trên đường không có vỉa hè. Em sẽ đi như thế nào?
+ Em đang đi thì nhìn thấy biển báo chỗ rẽ nguy hiểm. Em sẽ làm thế nào?'
+ Đường nhỏ mà phía trước lại có hai xe đi tới. Em sẽ làm thế nào?...
- Ban giám khảo đọc tổng kết những bạn biết đi bộ an toàn.
- Nhận xét HS thực hành đi bộ.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tích cực tham gia xây dựng bài.
----------------------------------------------o0o-----------------------------------------------
Ngày soạn :05/11/2012 Ngày giảng : 
 Lớp 5A : Chiều thứ 4 ngày 07/11/2012 (Tiết 2)
 Lớp 5B : Chiều Thứ 6 ngày 09/11/2012 (Tiết 2)
Khoa học
BÀI 20: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. Mục tiêu
 Ôn tập kiến thức về :
 - Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
 - Cách phòng tránh các bệnh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu học tập cá nhân.
- Giấy khổ to, bút dạ, màu vẽ.
- Trò chơi: Ô chữ kì diệu, vòng quay, ô chữ.
- Phần thưởng (Nếu có).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ : 
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét, cho điểm HS.
II. Bài mới
1. GV giới thiệu bài:
+ Hỏi: Theo em, cái gì quý nhất?
+ GV nêu: Tên Trái Đất, con người được coi là tinh hoa của đất. Sức khoẻ của con người rất quan trọng. Bác Hồ đã từng nói: "Mỗi người dân khoẻ mạnh là một dân tộc khoẻ mạnh". Bài học này giúp các em ôn tập lại những kiến ở chủ đề: Con người và sức khoẻ. 
2. Hoạt động 1 : Ôn tập về con người và sức khoẻ 
- Phát phiếu học tập cho từng HS.
- Yêu cầu HS tự hoàn thành phiếu
- GV có thể gợi ý cho HS vẽ sơ đồ tuổi dậy thì ở con trai và con gái riêng. Ghi rõ độ tuổi, các giai đoạn: mới sinh, tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên, trưởng thành.
- Yêu cầu 1 HS nhận xét bài làm của bạn làm trên bảng.
- HS dưới lớp đổi phiếu cho nhau để chữa bài. 
- GV cho biểu điểm để HS tự chấm bài cho nhau.
+ Vẽ đúng 1 sơ đồ được 3 điểm.
+ Mỗi câu khoanh đúng 2 điểm.
- Sau khi đã chữa xong phiếu, GV tổ chức cho HS thảo luận để ôn lại các kiến thức cũ bằng các câu hỏi. (Có thể 1 HS làm chủ toạ điều hành thảo luận).
1. Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới?
2. Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ giới?
3. Hãy nêu sự hình thành một cơ thể người?
4. Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
- Nhận xét, khen ngợi HS ghi nhớ tốt các kiến thức đã học.
3. Hoạt động 2 :
Cách phòng tránh một số bệnh
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hình thức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?" như sau:
+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho HS.
+ Cho nhóm trưởng bốc thăm lựa chọn một trong các bệnh đã học để vẽ sơ đồ về cách phòng chống bệnh đó.
+ GV đi hướng dẫn, gợi ý những nhóm gặp khó khăn.
Gợi ý cách làm việc cho HS:
Trao đổi, thảo luận, viết ra giấy các cách phòng tránh bệnh.
Viết lại dưới dạng sơ đồ như ví dụ trong SGK.
+ Gọi từng nhóm HS lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS vẽ sơ đồ đẹp, đủ nội dung, trình bày lưu loát.
3'
15'
15'
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau;
+ HS 1: Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
+ HS : Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào?
- HS trả lời theo suy nghĩ. 
- Nhận phiếu học tập.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào phiếu các nhân.
- Nhận xét.
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
1. ở nam giới, tuổi dậy thì bắt đầu khoảng từ 13 đến 17 tuổi. Lúc này cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, có hiện tượng xuất tinh. Có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và khả năng hoà nhập cộng đồng.
2. ở nữ giới, tuổi dậy thì bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Lúc này cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, có xuất hiện kinh nguyệt, cơ quan sinh dục tạo ra trứng. Có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và khả năng hoà nhập cộng đồng.
3. Cơ thể người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố. Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh được gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, rồi thành bào thai. Bào thai lớn trong bụng người mẹ khoảng 9 tháng thi chào đời.
4. Người phụ nữ có thể làm được tất cả công việc của nam giới trong gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ có thiên chức riêng là mang thai và cho con bú.
- Nghe hướng dẫn của GV sau đó hoạt động trong nhóm..
- Mỗi nhóm cử 2 HS lên trình bày. 1 HS cầm sơ đồ, 1 HS trình bày các cách phòng bệnh theo sơ đồ
Ví dụ:
Tæng vÖ sinh, khi th«ng cèng r·nh, dän s¹ch n­íc ®äng, vòng lÇy, ch«n kÝn r¸c th¶i, phun thuèc trõ muçi
a) Cách phòng tránh bệnh sốt rét
DiÖt muçi. DiÖt bä gËy
Phßng bÖnh sèt rÐt
Chèng muçi ®èt, m¾c mµn khi ®i ngñ, mÆc quÇn ¸o dµi vµo buæi tèi
Uèng thuèc, phßng bÖnh
b) Cách phòng bệnh sột xuất huyết:
Giữ vệ sinh môi trường xung quanh:
- QuÐt dän s¹ch sÏ.
- Kh¬i th«ng cèng r·nh.
- §Ëy n¾p chum, v¹i bÓ n­íc
Giữ vệ sinh nhà ở:
- Quét dọn nhà cửa sạch sẽ.
- M¾c quÇn ¸o gän gµng.
- GiÆt quÇn ¸o s¹ch sÏ.
Phßng bÖnh sèt xuÊt huyÕt
Chống muỗi đốt:
- M¾c mµn khi ®i ngñ.
Diệt muỗi, diệt bọ gậy
Gi÷ vÖ sinh nhµ ë:
- Chuång gia sóc ë xa n¬i ë.
- Dän vÖ sinh s¹ch sÏ.
- Ch«n r¸c th¶i.
c) Cách phòng tránh bệnh viêm não
Giữ vệ sinh môi trường xung quanh:
- Không để ao tù nước đọng.
- Kh«ng ®Ó ao tï n­íc ®äng.
Phßng bÖnh viªm n·o
- Diệt muçi. 
- DiÖt bä gËy
- Tiêm chủng.
- M¾c mµn khi ®i ngñ.
d) Cách phòng tránh HIV/AIDS
XÐt nghiÖm m¸u tr­íc khi truyÒn
Thùc hiÖn nÕp sèng lµnh m¹nh, chung thuû
Phòng tránh HIV/AIDS
Kh«ng sö dông ma tuý
Kh«ng dïng chung b¬m, kim tiªm
Phô n÷ nhiÔm HIV kh«ng nªn sinh con
GV có thể yêu cầu các nhóm khác hỏi lại nhóm trình bày những câu hỏi về bệnh mà nhóm bạn vẽ sơ đồ. Ví dụ:
1. Bệnh đó có nguy hiểm như thế nào?
2. Bệnh đó lây truyền bằng con đường nào?
- Nhận xét hoạt động thảo luận của HS.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài 21.
2'
- Hỏi, đáp trước lớp.
Ngày soạn : 07/11/2012 Ngày giảng : 
 Lớp 5A : Thứ 6 ngày 09/11/2012 (Tiết 1)
 Lớp 5B : Thứ 6 ngày 09/11/2012 (Tiết 4)
Đạo đức
TÌNH BẠN (tiết 2)
I. Mục tiêu 
 - Biêt được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái,giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.( Biết được ý nghĩa của tình bạn).
 - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II. Tài liệu và phương tiện
 GV : Bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá
HS : - Bài hát: lớp chúng ta đoàn kết
 - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
T/L
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đọc thuộc ghi nhớ bài
- Nhận xét- đánh giá
3. Bài mới: 
 *. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC giờ học- Ghi tên bài
Hoạt động 1: Đóng vai ( Bài tập 1)
+ Mục tiêu: HS biết ứng sử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều gì sai
+ Cách tiến hành: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập.
- Các nhóm thảo luận và đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Nhận xét đánh giá:
Thảo luận cả lớp các câu hỏi sau :
Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai?Em có sợ bạn giận khi em khuyên bạn không ? 
Em có nhận xét gì về cách ứng sử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng sử nào là phù hợp? vì sao?
GVKL: Cần khuyên ngăn bạn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ, Như thế mới là người bạn tốt.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
+ Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối sử với bạn bè
- Yêu cầu HS tự liên hệ
- HS trao đổi nhóm 2 
- Gọi 1 số HS bày trước lớp
- GV nhận xét :
Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề tình bạn
 Tổ chức cho HS thi hát, kể chuyện, đọc thơ...
GV: Nhận xét - khen những bạn hát, kể chuyện, đọc thơ đúng về chủ đề tình bạn.
4. Củng cố- dặn dò 
- Tổng kết: Chúng ta ai cũng có bạn bè. Bạn bè là người cùng học cùng chơi với em hằng ngày, cũng có thể là người ở rất xa mà em chưa biét mặt nhưng đều yêu quý nhau, xây dựng tình bạn ngày càng đẹp hơn.
- Nhận xét tiết học.
1'
3'
1'
10'
10'
7'
3'
- Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết
- 2 HS đọc thuộc.
 HS lắng nghe nhắc lại tên bài
- HS hoạt động nhóm, thảo luận và đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Nhận xét
 HS lần lượt trả lời
 + Giúp bạn nhận cái sai và sửa chữa kịp thời. Em không sợ bạn giận....
 2-5 HS phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- HS suy nghĩ trả lời
- HS thảo luận nhóm 2
- Một số HS trình bày trước lớp
+ HS xung phong lên kể, đọc thơ...
- Nhận xét đáng giá theo tiêu chí

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa hoclich sudia li dao duc lop 10.doc