Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 14

Thứ 2

05.12 Tập đọc

Toán

Đạo đức

Lịch sử Chuỗi ngọc lam

Chia một STN cho một STN mà thương tìm được là một STP

Tôn trọng phụ nữ (tiết 2)

Thu Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp

Thứ 3

06.12 L.từ và câu

Toán

Khoa học Tổng kết về từ loại

Luyện tập

Gốm xây dựng: gạch, ngói.

Thứ 4

07.12 Tập đọc

Toán

Làm văn

Địa lí Hạt gạo làng ta

Chia một STN cho một STP

Làm biên bản cuộc họp

Giao thông vận tải

Thứ 5

08.12 Chính tả

Toán

Kể chuyện

Phân biệt âm đầu tr – ch, âm cuối o - u

Luyện tập

Pa- xtơ và em bé

Thứ 6

09.12 L.từ và câu

Toán

Khoa học

Làm văn Tổng kết về từ loại (tt)

Chia một STP cho một STP

Xi măng

Luyện tập làm biên bản cuộc họp

 

doc 42 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng quanh.”
Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 học sinh.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh trả lời.
Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh lên giới thiệu về ngày 8/ 3, về một người phụ nữ mà em các kính trọng.
Hoạt động lớp, nhóm (2 dãy).
Học sinh thực hiện trò chơi.
Chọn đội thắng.
Thứ n gày tháng năm 20
Tiết 14 : LỊCH SỬ 	
Thu - đông 1947 
 việt bắc “mồ chôn giặc pháp”
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Học sinh biết về thời gian, diễn biến sơ giản và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
2. Kĩ năng: 	- Trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc.
3. Thái độ: 	- Tự hào dân tộc, yêu quê hương, biết ơn anh hùng ngày trước.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Lược đồ phóng to.
 - Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
+ HS: Tư liệu lịch sử.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
15’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”.
Nêu dẫn chứng về âm mưu “quyết cướp nước ta lần nữa” của thực dân Pháp?
Lời kêu gọi của Bác Hồ thể hiện điều gì?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
 	“Thu đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp”.
4. Phát triển các hoạt động: 
1. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
v	Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Mục tiêu: Học sinh nắm được lí do địch mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
* Thảo luận theo nhóm 4 nội dung:
Tinh thần cảm tử của quân và dân thủ đô Hà Nội và nhiều thành phần khác vào cuối năm 1946 đầu năm 1947 đã gây ra cho địch những khó khăn gì?
Muốn kết thúc nhanh cuộc chiến tranh, địch phải làm gì?
Tại sao căn cứ Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của địch?
→ Giáo viên nhận xét + chốt.
Sử dụng bản đồ giới thiệu căn cứ địa Việt Bắc, giới thiệu đây là thủ đô kháng chiến của ta, nơi đây tập trung bộ đội chủ lực, Bộ chỉ huy của TW Đảng và Chủ tịch HCM.
Vì vậy, Thực dân Pháp âm mưu tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
2. Hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
v	Hoạt động 2: (làm việc cả lớp và theo nhóm)
Mục tiêu: 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Giáo viên sử dụng lược đồ thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
• Thảo luận nhóm 6 nội dung:
Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc?
Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả như thế nào?
Chiến thắng này có ảnh hưởng gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
→ Giáo viên nhận xét, chốt.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Đàm thoại, động não.
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
Nêu 1 số câu thơ viết về Việt Bắc mà em biết?
® Giáo viên nhận xét ® tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị:”Chiến thắng Biên Giới”
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh nêu.
Họat động nhóm.
1 Học sinh thảo luận theo nhóm.
→ Đại diện 1 số nhóm trả lời
→ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ diễn biến chính của chiến dịch.
Các nhóm thảo luận theo nhóm → trình bày kết quả thảo luận → Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh nêu.
Học sinh thi đua theo dãy.
Thứ n gày tháng năm 20
Tiết 14 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Oân tập về từ loại 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: danh từ, đại từ.
	- Nâng cao một bước kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.
3. Thái độ: 	- Yêu thích Tiếng Việt, tìm từ mở rộng tìm từ đã học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Giấy khổ to phô tô nội dung bảng từ loạiï.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập về quan hệ từ.
• Học sinh đặt câu.
Học sinh đặt câu có quan hệ từ: vì  nên, nếu  thì, tuy  nhưng, chẳng những  mà còn.
Cả lớp nhận xét.
• Giáo viên nhận xétù 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Tiết học này giúp các em hệ thống hóa những điều đã học về danh từ, đại từ, liên tục rèn luyệ kỹ năng sử dụng các loại từ ấy.
→ Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: danh từ, đại từ.
Phương pháp: Cá nhân, bút đàm, tiếp sức.
* Bài 1:
- Gv dán nội dung cần ghi nhớ :
Danh từ chung là tên của một loại sự vật .
Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. DTR luôn luôn được viết hoa .
Lưu ý bài này có nhiều danh từ chung mỗi em tìm được 3 danh từ chung , nếu nhiều hơn càng tốt 
Chú ý : các từ chị, chị gái in đậm sau đây là DT, còn các từ chị, em được in nghiêng là đại từ xưng hô 
* Bài 2 :
• Giáo viên nhận xét – chốt lại.
+ Tên người, tên địa lý → Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
+ Tên người, tên địa lý → Tiếng nước ngoài → Viết hoa chữ cái đầu.
+ Tên người, tên địa lý → Tiếng nước ngoài được phiên âm Hán Việt → Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
+ Yêu cầu học sinh viết các từ sau: Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền. Nhà giáo Ưu tú – Huân chương Lao động.
 *Bài 3:
+ Đại từ ngôi 1 : tôi, chúng tôi.
+ Đại từ ngôi 2: chị, cậu.
+ Đại từ ngôi 3: ba.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nâng cao kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.
Phương pháp: Bút đàm, thảo luận nhóm, đàm thoại.
	* Bài 4:
® GV mời 4 em lên bảng.
→ GV nhận xét + chốt.
· Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.
· Yêu cầu học sinh đặt câu kiểu:
a) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai làm gì ?”
b) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai thế nào ?”
c) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?”
v Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não, đàm thoại.
Đặt câu có DT, đại từ làm chủ ngữ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Tổng kết từ loại (tt)”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài 1 
- HS trình bày định nghĩa DTC và DTR
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn để tìm DTC và DTR
- HS trình bày kết quả
_ Cả lớp nhận xét 
Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa DTR
Học sinh nêu các danh từ tìm được.
Nêu lại quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- Học sinh lần lượt viết.
- Học sinh sửa bài.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc yêu cầu bài 4.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài viết ra danh từ – đại từ.
+ Nguyên (DT) quay sang tôi nghẹn ngào
+ Tôi (đại từ ) nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má .
- Một mâm xôi (cụm DT) bắt đầu .
+ Chị (đại từ gốc DT) là chị gái của em nhé !
+ Chị (đại từ gốc DT) sẽ là chị của em mãi mãi .
Thi đua theo tổ đặt câu.
Thứ n gày tháng năm 20
Tiết 70 : TOÁN 	
Chia một số thập cho một số thập phân
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Học sinh hiểu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
	- Bước đầu thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
 2. Kĩ năng: 	- Rèn học sinh thực hiện phép chia nhanh, chính xác.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Giấy khổ to A 4, phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Bảng con. vở bài tập, SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
15’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Học sinh lần lượt sửa bài nhà. 
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Chia 1 số thập phân cho một số thập phân.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, động não, thực hành. 
 Ví dụ 1:
	23,56 : 6,2
• Hướng dẫn học sinh chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
• Giáo viên chốt lại: Ta chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên phải một chữ số bằng số chữ số ở phần thập phân của số chia.
• Giáo viên nêu ví dụ 2:
	82,55 : 1,27
• Giáo viên chốt lại ghi nhớ.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
Phương pháp: Thực hành, động não, đàm thoại. 
 * Bài 1:
• Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bảng con.
Giáo viên nhận xét sửa từng bài.
 *Bài 2: Làm vở.
• Giáo viên yêu cầu học sinh , đọc đề, phân tích đề, tóm tắc đề, giải.
	* Bài 3: Học sinh làm vở.
• Giáo viên yêu cầu học sinh , đọc đề, tóm tắc đề, phân tích đề, giải.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Học sinh nêu lại cách chia?
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài nhà 1, 2, 3/ 76.
Chuẩn bị: “Luyện tập.”
Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc đề – Tóm tắt – Giải.
Học sinh chia nhóm.
Mỗi nhóm cử đại diện trình bày.
+ Nhóm 1: Nêu cách chuyển và thực hiện.
 23,56 : 6,2 = (23,56 × 10) : (6,2 : 10).
	 = 235,6 : 62
+ Nhóm 2: thực hiện :
	23;5,6 : 6;2
+ Nhóm 3: thực hiện :
	23;5,6 : 6;2
+ Nhóm 4: Nêu thử lại :
	23,56 : 6,2 = (23,56 × 6,2) : (6,2 × 10)
	 235,6 : 62
Cả lớp nhận xét.
Học sinh thực hiện vd 2.
Học sinh trình bày – Thử lại.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh lần lượt chốt ghi nhớ.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh lần lượt đọc đề – Tóm tắt.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài – Tóm tắt.
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài – Tóm tắt.
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
 	(Thi đua giải nhanh)
-Bài tập tìm x: x × 2,5 + x × 3 = 45,45
 Thứ n gày tháng năm 20
Tiết 27 : KHOA HỌC
Gốm xây dựng : gạch , ngói 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Kể tên một số đồ gốm. Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
 2. Kĩ năng: 	- Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành, đồ sứ. Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.
3. Thái độ: 	- Giaó dục học sinh yêu thích say mê tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Chuẩn bị các tranh trong SGK. Chuẩn bị vài viên gạch, ngói khô và chậu nước.
- 	HSø: Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây xây dựng.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
34’
10’
10’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Đá vôi.
Giáo viên kiểm tra kiến thức đã học:
+ Kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta mà em biết?
+ Kể tên một số loại đá vôi và công dụng của nó.
+ Nêu tính chất của đá vôi.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:	Gốm xây dựng: gạch, ngói.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, trực quan, giảng giải. 
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận: sắp xép các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm.
 Giáo viên hỏi:
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
+ Gạch, ngói khác các đồ sành đồ sứ ở điểm nào?
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Ý 1: Các đồ vật làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ đều được gọi là đồ gốm.
Giáo viên chuyển ý.
v Hoạt động 2: Quan sát.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Giáo viên chia nhóm để thảo luận.
Nhiệm vụ thảo luận: Quan sát tranh hình 1, hình 2 nêu tên một số loại gạch và công dụng của nó.
Giáo viên nhận xét và chốt lại.
Giáo viên chuyển ý.
Giáo viên treo tranh, nêu câu hỏi:
+ Trong 3 loại ngói này, loại nào được dùng để lợp các mái nhà hình a.
+ Nêu cách lợp loại ngói hình a.
+ Nêu cách lợp loại ngói hình b.
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên hỏi:
+ Trong khu nhà con ở, có mái nhà nào được lợp bằng ngói không?
+ Ngôi nhà đó sử dụng loại ngói gì?
+ Gạch, ngói được làm như thế nào?
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Ý 2: Gạch, ngói được làm bằng đất sét có trộn lẫn với một ít cát, nhào kĩ với nước, ép khuôn để khô và cho vào lò nung ở nhiệt độ cao. Trong nhà máy gạch ngói, nhiều việc được làm bằng máy.
Giáo viên chuyển ý.
v Hoạt động 3: Thực hành.
Phương pháp: Thực hành.
Giáo viên giao các vật dụng thí nghiệm cho nhóm trưởng.
Giáo viên giao yêu cầu cho nhóm thực hành.
+ Quan sát kĩ một viên gạch hoặc ngói em thấy như thế nào?
+ Thả viên gạch hoặc ngói vào nước em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
+ Giải thích tại sao có hiện tượng đó?
• Giáo viên hỏi:
Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc ngói?
+ Gạch, ngói có tính chất gì?
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Ý 3: Gạch, ngói có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí, dễ thấm nước và dễ vỡ.
Giáo viên chuyển ý.
v	Hoạt động 4: Củng cố
Giáo viên tổ chức trò chơi “Chọn vật liệu xây nhà”.
Giáo viên phổ biến cách chơi.
Giáo viên nhận xét và khen thưởng.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “ Xi măng.”
Nhận xét tiết học .
Hát 
Học sinh trả lới cá nhân.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh thảo luận nhóm, trình bày vào phiếu.
Đại diện nhóm treo sản phẩm và giải thích.
Học sinh phát biểu cá nhân.
Học sinh nhận xét.
Học sinh quan sát vật thật gạch, ngói, đồ sành, sứ.
Vài học sinh nhắc lại.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh thảo luận nhóm ghi lại vào phiếu.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Học sinh nhận xét.
Học sinh quan sát vật thật các loại ngói.
Học sinh trả lời cá nhân.
Học sinh nhận xét.
Học sinh trả lời tự do.
Học sinh nhận xét.
Vài học sinh nhắc lại.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh quan sát thực hành thí 
 nghiệm theo nhóm.
Học sinh thảo luận nhóm.
Học sinh trả lời cá nhân.
Lớp nhận xét.
Học sinh trả lời.
Học sinh nhận xét.
Vài học sinh nêu.
Học sinh chia 2 dãy và cử đại diện thực hiện trò chơi.
 Thứ n gày tháng năm 20
Tiết 28 : TẬP ĐỌC 	
Hạt gạo làng ta 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc lưu loát bài thơ – Giọng nhẹ nhàng – Tình cảm tha thiết.
2. Kĩ năng: 	- Hiểu ý nghĩa – Ca ngợi những người làm ra hạt gạo thời chống Mỹ – hạt gạo làm nên từ vị phù sa – từ nước có hương sen thơm – từ mồ hôi công sức của cha mẹ – các bạn thiếu nhi – hạt gạo – là tấm lòng của địa phương góp nên chiến thắng.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh phải biết quí trong hạt gạo, đó là do công sức con người vất vả làm ra.
	- Học thuộc lòng khổ thơ yêu thích.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh vẽ phóng to. 
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
34’
10’
10’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“ Chuỗi ngọc lam “
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
- Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về giá trị của hạt gạo thời kháng chiến chống Mĩ qua bài Hạt gạo làng ta.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
Luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc tiếp từng khổ thơ.
• Giáo viên đọc mẫu.
• Giáo viên kết hợp ghi từ khó.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
+ Câu hỏi 1: Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
+ Câu hỏi 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+ Câu hỏi 3 :Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
+ Câu hỏi 4 : Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ?
v	Hoạt động 3: Rèn học sinh đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc mẫu.
Hai, ba học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Học bài xong em có suy nghĩ gì? ( Quí hạt gạo)
Học sinh hát bài Hạt gạo làng ta.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh thuộc lòng bài thơ hoặc khổ thơ em yêu thích.
Chuẩn bị: “Buôn Chư-lênh đón cô giáo”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh đọc đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn.
Học sinh lắng nghe.
Hoạt động lớp.
1 học sinh khá giỏi đọc toàn bài.
Học sinh lần lượt đọc từng khổ thơ.
Nêu cách phát âm đúng: tr – s – tiền tuyến.
Đọc lại âm: tr – s. Đọc những tiếng – câu – đoạn có âm sai.
Học sinh đọc phần chú giải.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
- Học sinh đọc khổ 1.
Dự kiến: vị phù sa – hương sen thơm – công lao của cha mẹ – nỗi vất vả.
Học sinh đọc khổ 2.
Dự kiến: Giọt mồ hôi sa.
	Mẹ em xuống cấy.
Hai dòng thơ cuối vẽ lên hình ảnh trái ngược nhau: cua ngoi lên bờ tìm chỗ mát, còn mẹ lại bước chân xuống ruộng để cấy.
Đọc khổ 4:
Các bạn thiếu niên thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động – hạt gạo – bát cơm.
- Hạt gạo được gọi là “hạt vàng” vì hạt gạo rất quý, được làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi,công sức của bao người , góp phần chiến thắng chung của dân tộc .
Hoạt động lớp, cá nhân.
Giọng đọc – nhẹ nhàng – tình cảm tha thiết – ngắt nhịp theo ý câu thơ – dòng 1 và dòng 2 ngắt nhịp bằng 1 dấu phẩy.
Dòng 2 – 3 đọc liền mạch và những dòng sau.
2 dòng có ý đối lập: cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy.
Lần lượt học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
Học sinh thi đọc diễn cảm.
 Thứ n gày tháng năm 20
Tiết 27 : TẬP LÀM VĂN
Làm biên bản cuộc họp
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, nội dung, tác dụng của biên bản.
2. Kĩ năng: 	 - Bước đầu làm được biên bản cuộc họp tổ, hoặc họp lớp.
3. Thái độ: 	 - Giáo dục học sinh tình trung thực, khách quan.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi 3 phần chính của cuộc họp.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
10’
18’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“Luyện tập tả người “ (tả ngoại hình)/ tiết 2
Giáo viên chấm điểm vở.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, nội dung tác dụng của biên bản.
Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.
 * Bài 1:	
• Giáo viên chốt lại.
Mục đích ghi biên bản.
Tóm tắt những việc ghi vào biên bản.
2 chữ ký của người viết và chủ tọa.
• Phân biệt cách viết biên bản và viết đơn.
• Rút ra phần ghi nhớ.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu làm được biên bản cuộc họp tổ, hoặc họp lớp.
Phương pháp: Bút đàm.
• Luyện tập.
• Giáo viên nhận xét: bình chọn bạn làm biên bản tốt.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Viết bài vào vở.
Học thuộc lòng ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Luyện tập làm biên bản cuộc họp”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Học sinh đọc dàn ý (bài tập 2).
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc phần lệnh và toàn văn biên bản họp chi đội – Cả lớp đọc thầm.
+ Học sinh trao đổi theo cặp với ba câu hỏi (SGK).
Dự kiến: để nhớ những sự việc chính đã xảy ra – ý kiến của mỗi người về từng vấn đề những điều đã thỏa thuận – xem xét lại những điều chưa thỏa thuận.
Ghi thời gian – Địa điểm – Thành phần – Chủ tọa _ Thư ký – Chủ đề – Diễn biến cuộc họp – (ý kiến tóm tắt) – Kết luận của cuộc họp (Phân công công việc) – Chữ ký của chủ tọa và thư ký.
Mở đầu so với viết đơn:
Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm, tên văn bản.
Khác: có tên đơn vị, đoàn thể, tổ chức.
Kết thúc so với viết đơn.
Giống: chữ ký người viết.
Khác: có 2 chữ ký – không có lời cảm ơn.
Học sinh lần lượt đọc ghi nhớ.
Họat động cá nhân.
1 học sinh đọc yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan 14.doc