Giáo án các môn lớp 1 - Tuần2 - Trường TH Lương Thế Vinh

I.Mục đích, yêu cầu :

-HS tự rèn luyện cho mình kĩ năng đề ra mục tiêu và phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là học sinh lớp 5.

-Có kỹ năng nhận thức về những mặt mạnh và mặt yếu cần khắc phục. Biết đặt mục tiêu và kế hoạch phấn đấu trong năm học.

- Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp.

II.Chuẩn bị:

 -GV : Phân công theo tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ nói về chủ đề trường lớp.

 -HS : Xem nội dung bài. Bảng kế hoạch phấn đấu cá nhân.

III.Các hoạt động dạy và học :

1.Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.

2. Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi – GV nhận xét .

H. HS khối 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác trong trường?

H: Bản thân em phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?

 

doc 35 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần2 - Trường TH Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u một nửa lớp đọc thầm bài Thư gửi các học sinh, nửa còn lại đọc thầm bài Việt Nam thân yêu để tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong mỗi bài.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi gạch dưới các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài văn, bài thơ.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét – GV nhận xét loại bỏ những từ không hợp để chọn ra lời giải đúng:
Bài Thư gửi các học sinh: nước, nước nhà, non sông.
Bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.
Bài 2:
-GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
-Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
-Yêu cầu HS trình bày theo tổ. GV chia bảng thành 4 cột mời các tổ tiếp sức lên bảng ghi từ mình đã tìm được vào cột tổ của mình. Tổ nào tìm được nhiều từ và đúng tổ đó sẽ thắng.
-GV yêu cầu cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương,
-GV chốt: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương, nước, nước nhà, non sông. là các từ ngữ giúp chúng ta mở rộng thêm vốn từ về Tổ quốc.
Bài 3:
-GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
-GV phát cho mỗi nhóm một tờ từ điển đã phô tô và giấy A4, yêu cầu nhóm 4 em tìm từ đồng nghĩa ở mục có từ quốc, ghi vào giấy A4, GV khuyến khích HS tìm càng nhiều từ càng tốt .
-Yêu cầu đại diện nhóm hết thời gian quy định lên dán bài ở bảng lớp, để cả lớp cùng nhận xét. Nhóm nào tìm được nhiều từ, nhanh, đúng nhóm đó sẽ thắng.
-GV yêu cầu cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: vệ quốc, ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc dân, quốc hội, (GV có thể khuyến khích HS giải nghĩa một số từ)
-Yêu cầu HS đọc lại các từ thuộc chủ đề Tổ quốc đã tìm được ở 3 bài tập trên.
HĐ 2: Thực hiện làm bài tập4:
Bài 4:
-GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 4.
-Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn (cùng chỉ một vùng đất, trên đó có những dòng họ sinh sống lâu đời, gắn bó với nhau, với đất đai sâu sắc) . Nếu HS còn lúng túng GV gợi ý hoặc giải nghĩa.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm – Sau đó cả lớp cùng nhận xét sửa sai. GV tuyên dương những em đặt câu đúng, hay.
-1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-Đọc thầm bài Thư gửi các học sinh, Việt Nam thân yêu.
-HS làm việc theo nhóm đôi gạch dưới các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài văn, bài thơ và trình bày.
-HS đọc lại các từ vừa tìm.
-1 HS đọc yêu cầu bài 2.
-HS hoạt động cá nhân tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc, sau đó thi tiếp sức theo tổ.
-HS đọc lại các từ vừa tìm.
1 HS đọc yêu cầu bài 3.
-HS nhóm 4 em tìm từ đồng nghĩa ở mục có từ quốc, ghi vào giấy A4.
-Đại diện nhóm hết thời gian quy định lên dán bài ở bảng.
-Cả lớp sửa bài, đọc lại các từ vừa tìm.
-HS đọc lại đã tìm được ở 3 bài tập trên.
-1 HS đọc yêu cầu bài 4.
- HS giải nghĩa các từ: quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
- HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. Sau đó cùng nhận xét sửa sai.
	4. Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại một số từ thuộc chủ đề: Tổ quốc.
	5. Dặn dò: Về nhà tìm thêm một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc, chuẩn bị bài mới.
________________________________________________
KHOA HỌC :
Nam hay nữ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
-Nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
-HS biết quan sát, nhận xét trong thực tế vai trò người phụ nữ, có ý thức tôn trọng các
 bạn cùng giới và khác giới không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
-Giáo dục HS biết tôn trọng mọi ngưới không phân biệt nam và nữ.
II-Chuẩn bị:
 -GV: Nội dung bài ; Phiếu học tập, câu hỏi thảo luận.
 -HS: Tìm hiểu bài. Nội dung thuyết trình về tầm quan trọng của nam và nữ trong xã hội.
III.Hoạt động dạy và học.
 	1-Ổn định.
	2-Bài cũ: Gọi 1 em lên bảng trả lời – GV nhận xét ghi điểm. 
H.Nêu một số đặc điểm khác biệt của nam và nữ? 
	3-Bài mới: 
Giới thiệu bài: Tiết học trước cho biết nam, nữ có những điểm giống và khác nhau. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của người phụ nữ và một số quan niệm xã hội về nam và nư – GV ghi đề. 
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
HĐ 3:Tìm hiểu về vai trò của nữ: (12 phút)
MT: Hiểu được vai trò của phụ nữ không kém nam giới.
-Yêu cầu HS quan sát hình 4, kết hợp sự hiểu biết của mình trả lời câu hỏi sau:
H: Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ trong lớp, trong trường và địa phương hay ở nơi khác mà em biết.
H: Em có nhận xét gì về vai trò của nữ?
-Yêu cầu HS trả lời - GV nhận xét và kết luận:
+Trong trường: nữ làm hiệu trưởng, hiệu phó; trong lớp nữ làm lớp trưởng, lớp phó; ở địa phương nữ làm giám đốc, chủ tịch, bác sĩ,
+ Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Phụ nữ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm, đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội.
-Yêu cầu HS kể tên một số người phụ nữ, thành công trong công việc xã hội mà em biết? (Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Tổng thống Philippin, nhà báo Tạ Bích Loan,)
HĐ 4: Hướng dẫn HS bày tỏ thái độ về một số quan niệm xã hội về nam và nữ: (12 phút)
MT: HS nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
- Chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, nội dung: Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Vì sao?
 a)Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.
b)Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình, là người trụ cột.
c)Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
d)Trong gia đình nhất định phải có con trai.
d)Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi.
-Tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp– GV nhận xét chốt lại và khen ngợi.
=>GV chốt ý mọi công việc trong xã hội cả nam và nữ đều có trách nhiệm tham gia như nhau không phân biệt nam hay nữ nên các ý trên là chưa đúng.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế lấy ví dụ về sự phân biệt đối xử nam và nữ. (HS tự nêu, GV nhận xét).
HĐ 5: Thi hùng biện nam và nữ. (7 phút)
-Yêu cầu 2 dãy cử 2 em thi hùng biện với nội dung sau:
+ Nam và nữ có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học? +Tại sao phải đối xử bình đẳng giữa nam và nữ?
-Tổ chức cho HS hùng biện – GV theo dõi nhận xét và khen gợi nhóm trình bày tốt, lưu loát.
HS theo nhóm 2 em thảo luận trả lời nội dung GV yêu cầu.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS nối tiếp nhau kể tên theo hiếu biết từng em.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS thảo luận và trình bày ý kiến của nhóm mình.
-HS thứ tự kể.
-2 HS thứ tự trình bày, HS khác nhận xét.
4-Củng cố - Dặn dò: 
-Gọi HS trả lời: Chúng ta có nên phân biệt cư xử giữa nam và nữ không? Vì sao?
-Yêu cầu HS đọc phần bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài: “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?”.
________________________________________________
Ngày dạy: Thứ tư, ngày 10 tháng 9 năm 2008
LỊCH SỬ :
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
I. Mục tiêu:
	- HS biết được những đề nghị chủ yếu để canh tân đất của Nguyễn trường Tộ øngười có tấm lòng yêu nước mong muốn đất nước giàu mạnh.
	-HS trình bày được những đề nghị chủ yếu để canh tân đất của Nguyễn Trường Tộ.
	-Giáo dục lòng yêu mến, kính trọng Nguyễn Trường Tộ .
II. Chuẩn bị:
	GV: Nội dung bài; Hình trong SGK, phiếu ghi câu hỏi thảo luận.
	HS: Tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Ổn định: 
 2. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
 H: Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn làm gì?
 H: Trương Định đã làm gì trước quyết định của nhà Vua?
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bối cảnh đất nước ta thời bấy giờ (phần đầu ở SGk). GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ 1: Hoạt động theo nhóm -tìm hiểu nội dung bài:
- Yêu cầu HS đọc ND SGK, thảo luận theo nhóm trả lời các nội dung sau: (có thể viết ra giấy hoặc gạch dưới ở SGK).
 1. Mục đích về việc đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ ?
 2. Hãy nêu tóm tắt nội dung những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ ?
 3. Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào đối với đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ? Vì sao?
HĐ2:Trình bày nội dung thảo luận-hệ thống kiến thức bài học:
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày các vấn đề đã thảo luận GV nhận xét và chốt lại:
-HS nghe và nhắc lại đề bài.
-Nhận phiếu ghi câu hỏi thảo luận, đọc nội dung SGK và thảo luận theo nhóm 4 em trả lời nội dung GV yêu cầu.
-Đại diện nhóm trình bày từng nội dung, nhóm khác nhận xét bổ sung.
1.Mục đích: Làm cho đất nước giàu mạnh, tiến kịp các nước phát triển như Pháp.
2.Nội dung đổi mới: Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước. Thuê chuyên viên nước ngoài giúp ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản; mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc,...
3.Triều đình nhà Nguyễn có nhiều ý kiến khác nhau vua Tư Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ. Vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển quốc gia rồi.
HĐ 3: Rút ra bài học. 
-GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
H: Nguyễn Trường Tộ những đề nghị gì ? Kết quả ra sao?
- GV chốt ý và rút ra bài học (như phần in đậm trong sgk).
-HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.
-Đọc phần in đậm ở SGK.
	4. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình về Nguyễn Trường Tộ? (ông là tấm gương yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc)
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài: Cuộc phản công ở kinh thành Huế
_______________________________________________________
TẬP ĐỌC :
Sắc màu em yêu
I.Mục đích yêu cầu: 
-Luyện đọc: 
	+ Đọc đúng các từ ngữ :rừng núi, chín rộ, rực rỡ, yên tĩnh.
	+Đọc diễn cảm: đọc trôi chảy bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. Hai câu thơ cuối đọc chậm, liền mạch, nhấn từng tiếng.
-Hiểu được:
	+Nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh thể hiện tình yêu của bạn với quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị: GV : Nội dung bài ; Tranh minh họa cảnh vật và con người có nhiều màu sắc.
 HS : Tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi.
 H.Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên điều gì? 
	 H.Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi và tiến sĩ nhất?
	 H. Nêu đại ý của bài?
	3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
- Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng.
HĐ 1: Luyện đọc:
+Gọi 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài trước lớp.
+Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài thơ ( theo từng khổ thơ)
 - Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm). 
 - Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt).
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài:
-GV yêu cầu 1-2 em khá, giỏi điều khiển cả lớp, đọc thầm từng khổ thơ, cả bài thơ để tìm hiểu nội dung bài bằng cách trả lời các câu hỏi:
H: Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào? (Bạn yêu tất cả các màu: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu).
H: Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?
(Màu đỏ: màu máu, màu cờ Tổ quốc,khăn quàng đội viên.
Màu xanh: màu của đồng bằng, rừng núi, biển cả,bầu trời.
Màu vàng: của lúa chín, của hoa cúc mùa thu, của nắng.
Màu trắng: trang giấy, đóa hoa hồng bạch, mái tóc bà.
Màu đen: hòn than, đôi mắt em bé, màn đêm yên tĩnh.
Màu nâu: chiếc áo sờn bạc, màu đất đai, gỗ rừng.)
H: Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?
(Bạn nhỏ yêu mọi màu sắc trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước).
-GV tổ chức HS thảo luận nêu đại ý của bài. GV chốt lại:
Đại ý: Từ chỗ yêu các màu sắc cảnh vật xung quanh, bạn nhỏ đã bày tỏ tình yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
a)Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ:
 - Gọi một số HS đọc từng khổ, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi khổ thơ.
- GV h/dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi khổ.
- Gv đọc mẫu bài thơ. Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp.
 - Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi).
c) Hướng dẫn học thuộc lòng:
-Yêu cầu HS đọc thuộc từng khổ thơ.
-Tổ chức cho HS thi đọc th/lòng. GV n/xét tuyên dương.
Lớp theo dõi, lắng nghe.
-1HS đọc, cả lớp lắng nghe đọc thầm theo sgk.
-HS thực hiện đọc nối tiếp, phát âm từ đọc sai.
-HS đọc theo nhóm đôi.
-HS theo dõi, lắng nghe.
-HS đọc lướt và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
-HS thảo luận nêu đại ý.
-HS đọc lại đại ý.
-HS đọc từng đoạn, HS khác nhận xét cách đọc.
-Theo dõi quan sát nắm cách đọc.
-HS đọc diễn cảm theo cặp.
HS thi đọc diễn cảm trước lớp
	4. Củng cố: 	- Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu đại ý. GV kết hợp giáo dục HS.
5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học.
 ________________________________________________	
TOÁN : 
Ôn tập : phép nhân và phép chia hai phân số
I.Mục tiêu:
	-Củng cố cho HS kĩ năng thực hiện phép tính nhân và phép tính chia hai phân số.
	-HS thực hiện thành thạo các phép tính nhân chia hai phân số.
	- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định: 
	2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp:
	Tính: 	
	3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1: Hướng dẫn ôn tập phépnhân và phép chia hai phân số:
-GV viết lên bảng phép tính yêu cầu HS thực hiện:
 và nêu cách thực hiện.
-GV nhận xét và chốt lại: 
* Muốn nhân hai phân số ta nhân tử số với tử số mẫu số với mẫu số.
- GV viết lên bảng phép tính yêu cầu HS thực hiện:
 và nêu cách thực hiện.
-GV nhận xét và chốt lại: = 
* Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
HĐ 2: Luyện tập – thực hành:
Yêu cầu HS đọc bài tập SGK, nêu yêu cầu và làm bài – GV theo dõi HS làm.
- GV chốt cách làm bài HS và ghi điểm.
Bài 1: Tính :
a. x= == ; : = x== =
 x=== ; :=x===
b. 4 x === ; 3 := 3 x= 3 x 2 = 6
 : 3 = x ==
Bài 2: Tính (theo mẫu):
b. : = x = = = 
c. x = = = 16
d. : = x = = = 
Bài 3: -Yêu cầu HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm và làm bài.
Bài giải:
Diện tích của tấm bìa là: x = ( m2)
Diệntích của mỗi phần là : : 3 = (m2)
Đáp số : m2
1 HS lên bảng làm lớp làm vào giấy nháp, sau đó dối chiêu nhận xét bài trên bảng.
-2 HS nhắc lại.
-2 HS lên bảng làm lớp làm vào giấy nháp, sau đó đối chiếu nhận xét bài trên bảng.
-2 em nhắc lại.
Bài 1, 3 HS thứ tự lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-Bài 2, ba HS thứ tự lên bảng làm, lớp làm vào vở.
	4. Củng cố: -Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính nhân và phép tính chia hai phân số.
	5. Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
TẬP LÀM VĂN :
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích – yêu cầu:
	- Giúp HS nắm được những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh Rừng trưa, Chiều tối; cách lập dàn ý chi tiết tả cảnh một buổi trong ngày.
	- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
	- Trình bày rõ ràng về những điều đã nhìn thấy khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
II. Chuẩn bị:
	- GV : Nội dung bài ; Tranh, ảnh rừng tràm (nếu có).
	- HS : Những ghi chép khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
III. Các hoạt dạy và học chủ yếu:
	1. Ôn định:
2. Bài cũ: GV gọi 2 HS trình bày:
H: Dàn ý thể hiện kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày? 
- Nhận xét và ghi điểm cho từng HS
3. Bài mới:
	Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1:Hướng dẫn làm bài tập 1.
-Yêu cầu 2 em đọc bài tập 1 (mỗi em đọc 1 đoạn văn).
-GV cho HS quan sát tranh rừng tràm (nếu sưu có).
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 em đọc thầm 2 đoạn văn để tìm những hình ảnh đẹp mà em thích.
-GV quan sát và giúp đỡ HS còn lúng túng bằng những gợi ý:
 H: Tìm những sự vật được tác giả chọn tả trong 2 bài văn? Sự vật đó tác giả tả như thế nào có tiêu biểu cho cảnh được tả không?...Em thích hình ảnh nào? Nếu là HS giỏi thì hỏi vì sao em thích hình ảnh đó?
-Tổ chức cho HS trình bày kết quả nhận xét. Đặc biệt khen ngợi những HS tìm được những hình ảnh đẹp và giải thích được lí do mà mình thích hình ảnh đó.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: 
-Gọi HS đọc bài tập 2.
-Giúp HS xác định yêu cầu đề bài: Đề bài yêu cầu gì? (chọn một phần trong dàn ý đã lập (ở tuần 1) nên chọn một phần ở thân bài.)
-Yêu cầu HS đọc lại dàn ý và chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn.
-Tổ chức cho HS cả lớp viết đoạn văn vào vở – GV theo dõi nhắc nhở cho HS còn lúng túng.
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm một số bài, đánh giá những nét sáng tạo, có ý riêng, không sáo rỗng.
2 em đọc bài tập 1, lớp đọc thầm.
-Nhóm 2 em đọc thầm tìm những hình ảnh đẹp mà em thích và gạch dưới hình ảnh đó.
-HS trình bày kết quả nhận xét, HS khác nhận xét.
-HS đọc bài 2.
-HS xác định yêu cầu đề bài.
-1 em đọc, cả lớp theo dõi.
-HS viết bài vào vở.
-HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh trước lớp, lớp nhận xét đánh giá.
4.Củng cố- Dặn dò: 
 H.Nêu ghi nhớ về văn tả cảnh ?
- Về nhà viết hoàn chỉnh đoạn văn , chuẩn bị bài: “Luyện tập làm báo cáo thống kê”.
___________________________________________
Bài 2: Học hát: Bài Reo Vang Bình Minh.
I. Mục Tiêu:
	-HS hát đúng giai điệu bài: Reo vang bình minh. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến và ngân dài 3 phách.
	-HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 1) và theo phách (đoạn 2).
	-Góp phần giáo dục HS niềm lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
	-Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng đĩa nhạc bài Reo vang bình minh.
	-Tranh ảnh minh hoạ bài Reo vang bình minh.
	-Tập đệm đàn và hát bài Reo vang bình minh.
III. Các hoạt động:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1-Oån định:
2- Bài cũ:
3- Bài mới:
-Học hát: Reo Vang Bình Minh .
-GV ghi nội dung:
1-Giới thiệu bài hát 
-GV hỏi:-Các em đã học một số bài hát về phong cảnh buổi sáng hoặc thiên nhiên nói chung, em nào có thể kể tên một số bài hát đó? 
-Gà Gáy, Bài ca đi học, Nắng sớm, trời đã sáng rồi.
-GV giới thiệu tranh minh hoạ 
-GV giới thiệu hôm nay các em sẽ học bài: Reo vang bình minh. Bài hát diễn tả bức tranh phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh lôi cuốn, tác giảbài hát là nhạc sĩ Lưu hữu Phước, bài hát được ông sáng tác từ năm 1947, khi đó nhạc sĩ mới 26 tuổi.
2- Đọc lời ca.
-GV chỉ định: -Đoạn 1: Reo vang reo sáng ngập hồn ta,
-Đoạn 2: Líu lo líu lo sáng muôn năm.
-GV hướng dẫn HS đọc lời ca bài theo tiết tấu đoạn 1 gồm 4 câu. Tiết tấu câu 1 và 3 giống nhau, tiết tấu câu 2 và 4 giống nhau.
-HS ghi bài
-HS trả lời 
HS theo dõi 
-2 HS thực hiện.
-HS thực hiện
3- Nghe hát mẫu.
-GV thực hiện - GV đệm đàn, tự trình bày bài hát, hoặc dùng băng,đĩa nhạc.
-GV hỏi:- HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát.
4- Khởi động giọng.
-Dịch giọng(-4).
-GV đàn: -GV đàn chuổi âm ngắn ở giọng pha trưởng, HS nghe và đọc bằng nguyên âm la.
5- Tập hát từng câu.
-GV chia câu hát, đoạn 1 chia làm 4 câu: 
	+Reo vang reo  vang đồng .
	+La bao la  hoa lá.
	+Cây rung cây  hương nồng.
	+Gió đón gió ngập hồn ta.
-GV đàn 

Tài liệu đính kèm:

  • doctron bo lop5 theo tuan(2).doc