Giáo án các môn khối lớp 1 - Trường: Tiểu Học Chiềng Khoong - Tuần 5

A. Mục đích yêu cầu:

 - H/S đọc và viết được: u, ư, nụ, thư

 - Đọc được câu ứng dụng: thứ tự, bé Hà thi vẽ

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thủ đô

B. Đồ dùng dạy học:

 1. GV: tranh minh họa từ khoá

 tranh minh hoạ câu ứng dụng

 tranh minh hoạ phần luyện nói

 2. H/S: Bộ thực hành tiếng việt - SGK - GA

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối lớp 1 - Trường: Tiểu Học Chiềng Khoong - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học bài số 7
- H/s nhắc lại
*Giới thiệu số 7 in và số 7 viết:
- Giáo viên nêu: Số 7 viết bằng chữ số 7 
- GV giơ thẻ số 7 in cho h/s đọc 
- Đọc CN + ĐT + N
- H/s nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
- Cho h/s đếm xuôi từ 1 đến 7 và đếm ngược từ 7 đến 1
- H/s đếm xuôi và đếm ngược.
- Giúp h/s nhận ra dãy số và số 7 đứng liền sau số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
- H/s nhận diện
 2. Thực hành 
Bài 1: Hướng dẫn học sinh viết số 7
- Cho h/s viết số 7ở bảng con
- H/s viết số 7 ở bảng con
- GV viết bảng 
- GV NX chữa bài 
- Cho h/s viết số 7 vào sgk
- H/s viết số 7 vào SGK
- Nhận xét, sửa sai. 
Bài 2: Bài toán.
- Nêu yêu cầu bài toán
- GV nêu câu hỏi để h/s nhận ra cấu tạo số 7 
- Viết số thích hợp vào ô trống
- H/s nhận ra cấu tạo của số 7
? Có mấy con bướm trắng, mấy con bướm xanh? Mấy con bướm?
- Có 7 gồm 6 và 1 hay gồm 1 và 6
- Có 7 gồm 2 và 5 hay gồm 5 và 2
- Có 7 gồm 4 và 3 hay gồm 3 và 4
Bài 3: Nêu yêu cầu bài toán 
- HD h/s điền số thích hợp vào ô trống rồi đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1
- HD viết số vào ô trống 
- Làm bài vào trong VBT 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
- Giúp h/s so sánh từng cặp số liền nhau trong các số từ 1 đến 7
1 < 2 ; 2 < 3 ...
7 > 6 ; 7 > 5 ...
- GV NX tuyên dương h/s
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống 
- GV HD hs điền số thích hợp vào ô trống
- Hs so sánh làm bài vào trong vở
- GV NX tuyên dương h/s
- Nhận xét, sửa sai.
IV. Củng cố - dặn dò: (3’)
 ? Học bài gì?
- Gv nhấn mạnh nội dung bài, cho hs đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1
- Số 7
- Về học bài và xem trước nội dung bài sau 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
**************************************************************************
Tiết 5: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 5: GIỮ VỆ SINH THÂN THỂ.
I. Mục tiêu:
 *Giúp học sinh biết:
- Hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khỏe mạnh, tự tin.
- Biết việc nên làm và không nên làm để bảo vệ da sạch sẽ.
- Có ý thức tự giác làm việc vệ sinh cá nhân hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa, xà phòng, bấm móng tay, khăn mặt.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: (1’)
- Cho học sinh lấy vở và đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Em đã thực hiện bảo vệ mắt và tai như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: (28’)
 a. Khởi động:
- Cho học sinh hát bài: “Khám tay”
- Cho HS khám tay nhau xem tay ai sạch và bẩn.
- G/viên nhấn mạnh và ghi đầu bài lên bảng.
 b. Giảng bài:
*Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
 +Mục tiêu: 
- Tự liên hệ về những việc mà mỗi học sinh đã làm để giữ vệ sinh cá nhân.
 + Cách tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh: Em hãy nhớ lại xem hàng ngày mình đã làm gì để giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Gọi các nhóm lên bảng trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và tuyên dương các em.
*Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
 + Mục tiêu:
- Nhận ra những việc nên làm và không nên làm để giữ da sạch sẽ
 + Cách tiến hành:
Bước 1: Cho HS q/sát các hình vẽ trang 12 - 13 trong sách giáo khoa, hãy chỉ và nói về việc làm của các bạn trong từng hình.
? Nêu rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Vì sao?
Bước 2: Gọi từng nhóm trình bày trước lớp những điều mình quan sát và thảo luận được, mỗi em nói về một hình để các em cùng được nói.
=> Giáo viên kết luận:
- Việc cần phải làm để bảo vệ da, những việc nên làm và không nên làm.
*Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
 + Mục tiêu:
- Biết trình tự những việc làm hợp vệ sinh như: Tắm, rửa tay, rửa chân và biết nên làm những việc đó vào lúc nào.
 + Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
? Hãy nêu các việc làm khi tắm?
- Chúng ta cần tắm ở nơi kín gió.
? Nên rửa tay khi nào?
? Nên rửa chân khi nào?
? Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm?
? Các em đã làm gì để giữ gìn vệ sinh thân thể?
- Giáo viên tuyên dương.
=> Giáo viên kết luận:
- Chúng ta cần phải biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, có như vậy cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Lấy vở và đồ dùng học tập.
- Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh hát bài: “Khám tay”.
- Học sinh khám tay.
- Học sinh nhắc lại đầu bài.
- Học sinh thảo luận theo cặp.
- Hàng ngày buổi sáng dậy, em rửa mặt, đánh răng, rửa tay chân.
- Học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh thảo luận theo cặp, nói về nội dung các bức tranh trong sách giáo khoa.
- Học sinh các nhóm nêu nội dung tranh, từng hình trong sách giáo khoa.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Mỗi học sinh nêu một ý.
+ Chuẩn bị nước tắm, xà phòng, khăn tắm sạch sẽ.
+ Khi tắm: Dội nước, sát xà phòng, kỳ cọ
+ Tắm xong, lau khô người và mặc quần áo.
- Trước khi cầm thức ăn và sau khi đi đại tiện.
- Trước khi đi ngủ.
*Ví dụ: Ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất
- Em thường xuyên tắm rửa, cắt móng tay, thay quần áo
- Học sinh thảo luận.
- Chúng ta học bài: “Giữ VS thân thể”
- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau.
**************************************************************************
Soạn: 18/09/2009.	 Giảng: Thứ 4 ngày 23 tháng 09 năm 2009
Tiết 2+3: Học vần
Bài 19: S - R.
A. Mục đích yêu cầu:
	- H/s đọc và viết được: s, r: sẻ, rễ
	- Đọc được câu ứng dụng
	- Phân tích lời nói tự nhiên theo chủ đề luyện nói
B. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên:
	- Bộ thực hành tiếng việt, tranh dạy từ, câu ứng dụng và phần luyện nói
	2. Học sinh:
	- Vở tập viết, bộ thực hành tiếng việt
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Ổn định tổ chức: (1’)
- Cho h/sinh lấy bộ đồ dùng học Tiếng Việt.
- Lấy bộ học Tiếng Việt.
II. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi h/s đọc bài trong sgk
- Gv nhận xét, ghi điểm
- H/s đọc bài trong sgk
- Gv đọc cho h/s viết bảng con:
x - xe
ch - chó
- Gv nhận xét, sửa sai
- H/s viết bảng con
- Nhận xét, sửa sai.
III. Bài mới: (28’)
Tiết 1
 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài ghi bảng
- Lắng nghe và nhắc lại đầu bài.
a. Giới thiệu âm: s
- Gv ghi bảng: s
- H/s nhẩm
? Nêu cấu tạo âm s?
- Gồm 1 nét gần giống nét móc 2 đầu
- Cho h/s phát âm
- Phát âm CN - ĐT - N - B
b. Giới thiệu tiếng khoá:
- Cho ghép âm e sau âm s và dấu hỏi trên e
- H/s ghép bảng gài
? Ghép được tiếng gì?
- Ghi bảng: Sẻ
- Được tiếng: Sẻ
? Nêu cấu tạo tiếng: Sẻ?
- Gồm 2 âm ghép lại, âm s đứng trước, âm e đứng sau, dấu hỏi trên âm e
- H/s đọc tiếng (ĐV - T)
- Đánh vần, đọc trơn CN - N - B - ĐT 
c. Giới thiệu từ
- Cho học sinh q/s tranh.
? Tranh vẽ gì?
- H/s quan sát tranh, thảo luận câu hỏi
- Tranh vẽ: Chim sẻ
=> Sẻ là một loại chim nhỏ, lông màu nâu, thường làm tổ ở mái nhà.
- Gv ghi bảng: Sẻ
- Đọc từ (trơn)
- Đọc trơn từ: CN - ĐT - N
- Đọc từ (ứng dụng) khoá
- GV nhận xét, sửa phát âm cho h /s
- Đọc CN - ĐT - N - B
d. Giới thiệu âm: r
- GV giới thiệu và hướng dẫn h/s các bước tương tự âm s
- Cho h/s đọc lại toàn bộ bài khoá
? So sánh âm s và r giống và khác nhau ở điểm nào?
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc âm ĐT - CN - N - B
- Giống: đều có nét xiên phải và nét thắt
- Khác: kết thúc r là nét móc ngược, cón s là nét cong hờ trái
- Nhận xét, nhắc lại sự giống và khác nhau.
 2. Giới thiệu tiếng ứng dụng:
- Gv ghi tiếng ứng dụng lên bảng
- H/s nhẩm
? Tìm tiếng chứa âm mới học?
- Lên bảng gạch chân tiếng chứa âm mới học
- Gv chỉ cho h /s đọc tiếng chứa âm mới
- Đọc tiếng CN - ĐT - N - B
- Đọc tiếng ứng dụng (ĐV - T)
- Đọc từ ứng dụng (ĐV - T)
- Đánh vần, đọc trơn CN- ĐT - N
- Đánh vần, đọc trơn CN- ĐT - N
- Gv chỉ bảng cho h/s đọc từ ứng dụng (đọc xuôi, đọc ngược)
- Đọc từ ứng dụng CN - ĐT - N - B
 3. Hướng dẫn viết:
- Gv viết mẫu và hướng dẫn h/s cách viết
- GV nhận xét, uốn nắn và sửa cho h /s
- H/s quan sát
- H/s viết bảng con
 4. Củng cố:
? Học mấy âm, là âm gì?
- Học 2 âm là âm s và r
- Chỉ bảng cho h/s đọc lại toàn bài
- CN đọc bài
? Tìm chữ ghi âm mới học?
- H/s tìm
- Gv nx, tuyên dương
Tiết 2
IV. Luyện tập: (35’)
 1. Luyện đọc: (10’)
- Chỉ bảng cho h /s đọc bài tiết 1
- Đọc bài tiết 1 CN - ĐT - N - B
- Gv sửa cho h /s 
*Giới thiệu ứng dụng
- Cho h/s quan sát tranh
- H/s quan sát tranh, thảo luận câu hỏi
- GV ghi câu hỏi ứng dụng lên bảng
? Tìm tiếng mang âm mới trong câu?
- Cho h/s đọc tiếng trong câu (ĐV - T)
- H/s tìm
- Đánh vần, đọc trơn CN - ĐT - N
- Đọc câu (ĐV - T)
- Đánh vần, đọc trơn CN - ĐT - N
? Câu có mấy tiếng?
- Câu có 7 tiếng
- GV giảng nội dung câu
- GV đọc mẫu
- Lắng nghe, theo dõi.
- Chỉ bảng cho h /s đọc bài
- Đọc bài CN - N - ĐT
 2. Luyện viết: (7')
- Cho h/s mở vở tập viết viết bài
- GV quan sát, uốn nắn cho h/s
- Thu 1 số bài chấm, nhận xét
- H/s viết bài vào trong vở tập viết
- Mang bài lên cho giáo viên chấm.
 3. Luyện nói: (7')
- H/s quan sát tranh sgk
- H/s quan sát tranh và thảo luận câu hỏi
? Trong tranh vẽ gì?
- Rổ, rá
? Rổ dùng để làm gì?
- Rổ dùng để đựng rau, cỏ ...
? Rá dùng để làm gì?
- Rá dùng để vo gạo, đãi đổ ...
? Rổ, rá khác nhau như thế nào?
- Rổ thưa, rá dầy ...
? Ngoài rổ, rá còn thứ gì đan bằng mây tre?
- Mẹt, thúng, sàng ...
? Rổ, rá còn được làm bằng gì nếu không có mây tre?
- Bằng nhựa, sắt
? Nhà em bố mẹ có đan rổ, rá không?
- H/s tự trả lời
? Nêu chủ đề luyện nói?
- H/s nêu: rổ, rá
- Cho h/s đọc tên chủ đề
- Đọc tên chủ đề: CN - ĐT - N - B
 4. Đọc sgk: (6')
- GV đọc mẫu sgk
- Gọi h /s đọc sgk
- Lớp nhẩm bài trong sgk
- Đọc bài trong SGK (3-5 lượt)
- Gv nhận xét, ghi điểm
- Gõ thước cho h/s đọc ĐT
- Nhận xét bạn đọc bài.
- Đọc theo nhịp thước của giáo viên: ĐT
 5. Trò chơi: (3')
- Tìm tiếng mang âm mới học ngoài bài
- H/s tìm
- Gv nhận xét, tuyên dương
V. Củng cố, dặn dò: (2')
? Học mấy âm, âm gì?
- Học 2 âm s, r
- Gv nhận xét giờ học
- Về học lại bài và xem lại bài sau
**************************************************************************
Tiết 4: TOÁN
Bài 18: SỐ 8.
I . Mục tiêu:
- Giúp h/s có khái niệm ban đầu về số 8 
- Biết đọc, viết các số 8, biết đếm và so sánh các số trong phạm vi 8.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 8, thứ tự số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên:
- Có 8 mẫu vật cùng loại, bộ thực hành toán 1
	- Các thể từ 1 đến 8 
2. Học sinh:
- Sgk, Bộ thực hành toán 1
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Ổn định tổ chức: (1’)
- Cho học sinh lấy bộ đồ dùng học Toán.
2) Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi 2 hs điền số vào ô trống
- GV nhận xét ghi diểm
- Gọi 2 h/s lên bảng điền dấu thích hợp vào ô trống.
- GV NX ghi điểm
- Lên bảng làm bài tập.
1
2
3
4
5
6
7
- Nhận xét, sửa sai.
- Lên bảng làm bài tập.
7 > 6 ; 2 < 5
7 > 3 ; 5 < 3
- Nhận xét, sửa sai.
3) Bài mới: (28’)
 a.Giới thiệu số 8:
- GV HD h/s xem tranh 
- H/s qs tranh
? Có mấy bạn chơi nhảy dây?
- Có 7 bạn
? Thêm mấy bạn nữa đang nhảy dây ?
- Thêm 1 bạn nữa đang nhảy dây
? Tất cả mấy bạn?
- Tất cả mấy 8 bạn 
- Yêu cầu h/s qs chấm tròn và bàn tính hỏi tương tự
- Có 7 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 8 chấm tròn.
- Có 7 con tính thêm 1 con tính là 8 con tính 
- Cho hs lấy 7 hình vuông và thêm 1 hình vuông nữa.
? Có mấy hình vuông? 
- Có tất cả 8 hình vuông
- Kết luận: Hình vuông, chấm tròn, hình vuông, đều có số lượng là mấy.
- Đó là bài học hôm nay: Số 8
- Đều là 8
- GV ghi đầu bài số 8
- Giới thiệu số 8 in và số 8 viết.
- Số 8 viết bằng số
- Đọc CN + ĐT+N
- Lớp qs NX
- Giới thiệu số 8 in và số 8 viết.
- Gv chỉ tấm bìa có ghi số 8.
- H/s đọc CN+ĐT +N 
- Quan sát số: 8 in, 8 viết.
- Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số 
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
- Giáo viên ghi bảng dãy số rồi cho cho h/s đọc xuôi từ 1 - 8 và đếm ngược từ 8 - 1.
- Đếm xuôi và đếm ngược.
? Trong dãy số số liền sau số 7 là số mấy ?
- Là số 8 
? Trong dãy số, số nào bé nhất ?
- Là số 1
? Trong dãy số, số nào lớn nhất ?
- Là số 8
 b. Thực hành 
Bài 1: Viết số 8 
- Hướng dẫn h/s viết số 8 vào vở toán.
- Gv quan sát 
- H/s viết số 8 trong vở.
Bài 2: Nêu yêu cầu bài toán.
- Viết số thích hợp vào ô trống 
- Gv nêu câu hỏi để h/s nhận ra cấu tạo số 8
? Trong ô thứ nhất có mấy chấm xanh ?
? Trong ô thứ hai có mấy chấm xanh?
? Trong cả hai ô có tất cả bao nhiêu chấm ?
- GV nói: 8 gồm 7 & 1, gồm 1 & 7
 8 gồm 6 & 2, gồm 2 & 6
 8 gồm 5 & 3, gồm 3 & 5
 8 gồm 4 & 4
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- HD điền vào ô trống rồi đọc theo thứ tự từ: 
1 8 & 8 1
- GV nhận xét tuyên dương
- Trong dãy số: Số nào bé nhất?
 Số nào lơn nhất?
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống 
- GV hướng dẫn h/s làm
- GV nhận xét sửa sai
4. Củng cố dặn dò: (3’)
? Học bài gì?
- Cho h/s đếm từ 1 8 & 8 1
- GV nhận xét giờ học
- H/s quan sát vẽ hình và tl 
- Trong ô thứ nhất có 7 chấm xanh 
- Trong ô thứ hai có 1 chấm xanh 
- Trong cả hai ô có tất cả là 8 chấm
- H/s nhắc lại CN - ĐT - N
- Lớp điền số thích hợp vào ô trống.
- HS lên điền vào ô trống.
- Nhận xét, sửa sai.
- Số 1 là số bé nhất.
- Số 8 là số lớn nhất.
- H/s làm bài theo nhóm đại diện nhóm lên bảng làm bài
8 > 7 ; 8 > 6 ; 8 > 5
7< 8 ; 6 < 8 ; 5 < 8
- H/s đứng tai chỗ đọc. 
- Học bài số 8
- CN đếm
- Về học bài xem nội dung bài sau.
**************************************************************************
Soạn: 18/09/2009.	 Giảng: Thứ 5 ngày 24 tháng 09 năm 2009
Tiết 2+3: HỌC VẦN
Bài 16: ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- H/s đọc, viết được: k, kh, kẻ, khế
- Đọc được câu ứng dụng: chị Kha kẻ vở cho bé Hà và bé Lê
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ù ù, vo vo ...
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Tranh minh hoạ từ khoá
	- Tranh minh hoạ câu ứng dụng
- Tranh minh hoạ phần luyện nói: bộ thực hành tiếng việt
2. Học sinh:
- Sgk, vở tập viết, bộ thực hành tiếng việt
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định tổ chức: (1')
- Cho học sinh lấy bộ đồ dùng học tập.
- Lấy bộ đồ đồ dùng học tập.
II. Kiểm tra bài cũ: (4')
- Gọi h /s đọc bài trong sgk
- Đọc bài trong sgk (2+3lượt)
- Đọc cho h /s viết bảng con
 s, r, sẻ, rễ
- H/s viết bảng con
- Gv nhận xét, sửa cho h /s
- Nhận xét, sửa sai cho các bạn.
III. Bài mới: (29')
 1. Giới thiệu bài: 
- Ghi bảng
- Nhắc lại đầu bài.
 2. Giảng bài
Tiết 1
a. Dạy âm: K
- Giới thiệu âm k
- Gv ghi âm k lên bảng: k
? Nêu cấu tạo âm k?
- H/s nhẩm
- Âm k gồm 3 nét, 1 nét sổ thẳng, 1 nét xiên phải, 1 nét xiên trái
- Đọc phát âm âm k
- Đọc CN - N - B - ĐT
*. Giới thiệu tiếng khoá
? Thêm âm e vào sau âm k, dấu hỏi trên e tạo thành tiếng mới
- H/s ghép bảng gài
? Ghép được tiếng gì?
- Ghép được tiếng: kẻ
- Gv ghi bảng: Kẻ
? Nêu cấu tạo tiếng kẻ?
- Tiếng kẻ gồm 2 âm ghép lại k trước, e sau, dấu hỏi trên e
- Đọc tiếng khoá (ĐV - T)
- Đánh vần, đọc trơn CN - N - ĐT - B
*. Giới thiệu từ khoá
? Tranh vẽ gì?
- H/s quan sát tranh và trả lời câu hỏi
? Tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ bé đang kẻ vở
- Qua tranh giới thiệu từ khoá: Kẻ
- Đọc trơn từ
- Đọc trơn CN - ĐT - N - B
- Đọc toàn từ khoá (ĐV - T)
- Đánh vần, đọc trơn CN - N - B - ĐT
b. Dạy âm: Kh
- Gv ghi bảng âm: kh
- H/s nhẩm
- Cho h/s phát âm
- Phát âm CN - ĐT - N - B
*Giới thiệu tiếng khoá
- Ghép âm ê đứng sau kh và dấu sắc trên ê.
- Ghép bảng gài tiếng: Khế.
? Ghép được tiếng gì?
- Được tiếng: khế
? Nêu cấu tạo tiếng: khế?
- Tiềng khế gồm 2 âm ghép lại, âm kh đứng trước, ê sau, dấu sắc trên ê
- Cho h/s đọc (ĐV - T)
- Đánh vần, đọc trơn CN - ĐT - N - B
- Giới thiệu từ: h/s quan sát tranh sgk
- H/s quan sát tranh và trả lời câu hỏi
? Tranh vẽ gì?
- Vẽ quả khế
- Gv ghi bảng: khế
- Đọc trơn từ
- Đọc trơn CN - N - B- ĐT
- Đọc từ khoá (ĐV - T)
- Đánh vần, đọc trơn CN - N - B - ĐT
- Đọc toàn bài khoá (đọc xuôi, ngược)
- Đọc toànbài CN - N - B- ĐT
? So sánh 2 âm k và kh?
- Giống: âm k
- Khác: kh có thêm âm h
*Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gv ghi tiếng ứng dụng lên bảng
- H/s nhẩm
? Tìm tiếng chứa âm mới học
- H/s tìm và đọc trên bảng chứa âm mới học
? Đọc âm trong tiếng?
- Đock âm trong tiếng CN
- Đọc tiếng trong từ (ĐV- T)
- Đọc tiếng trong từ CN- N- ĐT
- Đọc từ (ĐV- T)
- Gv giải mã một số từ
- Đánh vần, đọc trơn CN- N- ĐT
c. Hướng dẫn viết.
- Gv viết mẫu, hướng dẫn h/s cách viết
- GV nhận xét, uốn nắn và sửa cho h/s
- H/s quan sát
- H/s viết bảng con
d. Củng cố
? Học mấy âm, là âm gì?
- Học 2 âm là âm k và kh
? Tìm chữ và âm mới học trong bài?
- H/s tìm
- Gv nx, tuyên dương
Tiết 2
IV. Luyện tập.
 a. Luyện đọc: (10’)
- Đọc lại toàn bài tiết 1 (ĐV- T)
- Đọc lại bài tiết 1 CN - ĐT – N 
- Gv nhận xét, ghi điểm 
- Nhận xét, sửa sai.
*Giới thiệu ứng dụng
- H/s quan sát tranh, trả lời câu hỏi
? Tranh vẽ gì?
- Chị Kha kẻ vở cho bé Hà
- Qua tranh gt câu ứng dụng
- Lớp nhẩm
? Tìm tiếng mang âm mới trong âm?
- Đọc tiếng mang âm mới trong câu
- Đọc câu (ĐT - T) 
- Tìm chỉ và đọc CN
- Đọc tiếng mang âm mới CN - N - B - ĐT
- Đọc câu CN - N - ĐT
? Câu có mấy tiếng?
- Câu có 10 tiếng
? Khi đọc câu cần đọc ntn?
- Hết câu phải nghỉ hơi
- Gv đọc mẫu, giảng nội dung câu
- Đọc CN - ĐT - N
 b. Luyện viết: (7')
- HD h/s mở sgk viết bài
- H/s mở vở tập viết viết bài 
- Quan sát, uốn nắn
- Chấm một số bài, nhận xét
 c. Luyện nói: (7')
- Cho học sinh quan sát tranh.
- Quan sát tranh, thảo luận
? Tranh vẽ gì?
- H/s trả lời
? Các con vật này có tiếng kêu ntn?
- H/s trả lời
? Có tiếng kêu nào mà khi người ta nghe thấy phải chạy vào nhà?
- Tiếng sấm...
? Tiếng kêu nào khi nghe thấy người ta rất vui?
- Tiếng sáo diều...
- Gv giảng chốt nội dung luyện nói
? Nêu chủ đề luyện nói?
- H/s nêu chủ đề luyện nói
- Cho h/s đọc
 - Đọc CN - ĐT - N
 d. Đọc bài trong sách: (5')
- Gv đọc mẫu sgk
- H/s đọc nhẩm
- Gọi h/s đọc CN
- Gv nhận xét, ghi điểm
- Đọc bài trong sách giáo khoa CN (2-3 lượt).
- Nhận xét, sửa sai.
- Gõ thước cho h/s đọc ĐT
- Đọc theo nhịp thước CN - ĐT
V. Củng cố, dặn dò: (3')
? Học mấy âm, âm gì?
- Gv nhận xét giờ học
- Học 2 âm, âm k và kh
- Về học bài và xem bài sau
**************************************************************************
Tiết 4: TOÁN
Bài 19: SỐ 9.
I. Mục tiêu:
 *Giúp h/s củng cố:
- H/s có khai niệm ban đầu về số 9.
- Biết đọc viết số 9, đếm và so sánh các số trong phạm vi 9
- Nhận ra số lượng của số 9, vị trí cảu cảu số 9 trông dãy số từ 1 9.
- H/s biết tìm tòi, sáng tạo trong học toán và yêu thích mô học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Các nhóm 9 mẫu vật cùng lạo.
- Các thê chữ từ 1 9, bộ thực hành toán 
2. Học sinh:
- Bộ thực hành toán, SGK và bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Ổn định tổ chức: (1’)
- Cho học lấy bộ đồ dùng thực hành Toán.
2. Kiểm tra bài mới: (4’)
- Gọi HS lên bảng điền dấu vào chỗ chấm
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới: (28’)
 a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay học bài 9
 b. giới thiệu số 9 
- Lập số 9
- Cho h/s qua sat tranh
? Tranh vẽ gì
? Có mấy bạn chạy chơi
? Có mấy bạn chạy tới 
? Có tất cả bạn 
- Gọi A nhắc lại 
? 8 thêm 1 là mấy ?
- Gọi h/s đọc 
- Yêu cầu h/s lấy 8 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói
- Gọi h/s nhắc lại
- Cho h/s quan sát tranh các hình vẽ và nói 
? Có mấy chấm tròn, thêm mấy chấm tròn ? Có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
- Cô vừa GT các mẫu vật có số lượng là 9:
9 h/s, 9 hình vuông, 9 chấm tròn; 9 con tính đều có số lượng là 9
- GV giới thiệu số 9 in và số 9 viết 
- GT số 9 in trong SGK 
- GV giới thiệu và hướng dẫn số 9 viết
- GV theo dõi uốn nắn cho h/s
- Nhân biết thứ tự của dãy số
- Lấy đò dùng học tập.
- Lên bảng làm bài tập.
8 > 7 8 > 6 8 > 5
7 < 8 6 < 8 5 < 8
- Nhận xét, sửa sai.
- Lắng nghe và nhắc lại đầu bài.
- H/s quan sát tranh - thảo luận 
- Các bạn nhỏ đang chơi
- Có 8 bạn đang chơi
- Có 1 bạn chạy tới
- Có 9 bạn
- Đọc CN - ĐT
- 8 thêm 1 là 9
- Đọc CN - ĐT
- Có 8 hình vuông thêm 1 hình vuông là 9 hình vuông.
- Nhắc lại CN - ĐT
- H/s quan sát và trả lời câu hỏi
- Có 8 chấm tròn thêm 1 chấm tròn có tất cả là 9 chấm tròn
- Đều có số lượng là 9
- Đọc CN - ĐT
- H/s viết bảng con
- Nhận xét, sửa sai cho các bạn.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- Chỉ bảng cho h/s đừ 9à1 và từ 1 à9
- Đọc CN - B - N
? Trong dãy số số nào nhỏ nhất?
- Số 1
? Trong dãy số số nào lớn nhất?
- Số 9
? Số 9 liền sau số mấy trong dãy số?
- Số 9 liền sau số 8 trong dãy số
 c. Thực hành 
Bài 1: Viết số 9
- HD học sinh viết số 9 trong sách giáo khoa
- H/s viết số 9 vào sgk
- Quan sát uốn nắn
Bài 2: Viết số thích hợp ô trống
- H/s viết số thích hợp vào số 9
? Đếm bàn tính có mấy con tính? Thêm mấy con tính? Có tất cả mấy con tính?
- Nhận xét, sửa sai.
- H/s làm bài
- Có 8 con tính thêm 1 con tính là 9
- Có 7 con tính thêm 2 con tính là 9
- Có 6 con tính thêm 3 con tính là 9
- Có 5 con tính thêm 4 con tính là 9
- Nhận xét, sửa sai.
- Hd h/s dùng mẫu vật 9 hình r 9h0 tách thành 2 phần để nhận ra cấu tạo số 9
- GV: Nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Điền dấu.
- GV ghi bảng cho học sinh so sánh.
- Gọi học sinh lên bảng làm
- GV: Nhận xét bổ sung.
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và làm bài
- GV nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- Cho học sinh đếm từ 1 -> 9 và từ 9-> 1
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài học sau.
- Học sinh tách mẫu vật thành 2 phần và phát biểu kết quả tìm được: 
+ 9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8
+ 9 gồm 7 và 2, gồm 2 và 7
+ 9 gồm 6 và 3, gồm 3 và 6 ...
- Nhận xét, sửa sai.
- Điền dấu ; =
- Học sinh làm bài vào vở.
8 < 9
9 > 8
9 = 9
7 < 8
8 > 7
8 = 8
9 > 8
8 < 9
9 > 6
- Nhận xét, sửa sai.
- Ghe giáo viên HD sau đó tự làm lấy bài.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*************************************************************************
Tiết 5: THỦ CÔNG
Tiêt 5: XÉ DÁN HÌNH VUÔNG - HÌNH TRÒN.
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Làm quen với kỹ thuật xé, dán giấy để tạo hình.
	- Biết cách xé hình vuông, hình tròn theo hướng dẫn
- Biết cách dán các sản phẩm cho cân đối, yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy - học:
1

Tài liệu đính kèm:

  • docNGA TUAN 5..doc