Giáo án các môn khối lớp 1 - Nguyễn Thị Nga - Tuần 22

A/ Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến thức:

- Viết được một cách chắc chắn các vần vừa học, có kết thúc băng p.

2/ Kỹ năng:

- Đọc được câu ứng dụng:

Cá mè ăn nổi

Cá chép ăn chìm

Con tép lim dim

Trong chùm rễ cỏ

Con cau áo đỏ

Cắt cỏ trên bờ

Con cá múa cờ

Đẹp ơi là đẹp.

- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện: Ngỗng và tép.

3/ Thái độ:

 - Yêu thích môn học, biết được đặc tính của một số loài cá .

B/ Đồ dùng dạy học.

1. Giáo viên:

- Bộ thực hành Tiếng Việt.

 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, từ khoá.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành Tiếng Việt.

 

doc 31 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối lớp 1 - Nguyễn Thị Nga - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sát các loại câu rau.
- Quan sát và thảo luận nhóm.
- Học sinh thảo luận và trả lời:
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.
*Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
- Dùng sách giáo khoa.
- Lớp tạo thành các nhóm và thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Lắng nghe, theo dõi và thực hiện.
*Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là rau gì”.
- Các nhóm mang cây rau của mình mang lên trước lớp mô tả.
- Quan sát, lắng nghe và thảo luận và trả lời tên loại rau mà bạn vừa giới thiệu.
- Hôm nay chúng ta học bài: “Cây rau”.
- Lớp học bài, xem trước bài học sau.
****************************************************************************
Soạn: 23/01/2010.	 Giảng: Thứ 4 ngày 27 tháng 01 năm 2010.
Tiết 2+3: HỌC VẦN.
Bài 92: HỌC VẦN: OAI - OAY.
A/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được: oai - oay; điện thoại - gió xoáy.
2/ Kỹ năng:
- Đọc được câu ứng dụng:
Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng riêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
3/ Thái độ:
	- Biết được một số kinh nghiệm của những người nông dân để phục vụ công việc cầy cấy, ...
B/ Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên:
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
	- Tranh minh hoạ câu ứng dụng, từ khoá, luyện nói...
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành Tiếng Việt.
C/ Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Tiết 1.
I. Ổn định tổ chức: (1').
- Bắt nhịp cho học sinh hát.
- Cho học sinh lấy bộ thực hành Tiếng Việt.
II. Kiểm tra bài cũ: (4').
- Gọi học sinh đọc bài trong sách giáo khoa.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: (29').
 1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tiếp tục học hai vần mới đó là vần: Oai - Oay.
- Ghi đầu bài lên bảng.
 2. Dạy vần: “Oai”
*Giới thiệu vần: “Oai”.
- Ghi bảng Oai.
? Nêu cấu tạo vần mới?
- Đánh vần mẫu.
- Hướng dẫn đọc vần (ĐV - T).
*Giới thiệu tiếng khoá: Thoại.
- Thêm âm th vào trước vần oai và dấu nặng dưới âm a tạo thành tiếng mới. 
? Con ghép được tiếng gì ?
- Giáo viên ghi bảng tiếng: Thoại.
? Nêu cấu tạo tiếng ?
- Đọc mẫu tiếng khoá.
- Đọc tiếng khoá (ĐV - T).
*Giới thiệu từ khoá: Điện thoại.
- Đưa tranh cho học sinh quan sát.
? Tranh vẽ gì ?
? Điện thoại dùng để làm gì ?
? Nhà con có điện toại không ?
? Con đã bao giờ gọi điện thoại cho ai chưa ?
? Khi gọi hoặc nhận điện thoại ta phải làm gì?
- Nhận xét, kết luận.
- Ghi bảng: Điện thoại.
- Đọc trơn từ khoá (ĐV - T).
- Đọc toàn vần khoá (ĐV - T).
- Đọc xuôi đọc ngược toàn bào khoá.
oai => thoại => điện thoại.
 3. Dạy vần: “Oay”.
*Giới thiệu vần: “Oay”.
- Giới thiệu vần ương, ghi bảng: Oay.
? Nêu cấu tạo vần Oay ?
- Đọc (ĐV - T).
- G/thiệu tiếng từ khoá tương tự như vần: Oai.
- Cho học sinh đọc xuôi, ngược bài khoá.
oay => xoáy => gió soáy.
- So sánh hai vần Oai và Oay có gì giống và khác nhau.
- Nhận xét, sửa sai.
 4. Giới thiệu từ ứng dụng.
*Giới thiệu từ ứng dụng:
- Ghi từ ứng dụng lên bảng.
quả xoài hí hoáy
 khoai lang loay hoay.
? Tìm tiếng mang vần mới trong từ ?
- Đọc vần mới trong tiếng.
- Đọc tiếng mang âm mới (ĐV - T).
- Đọc từ (ĐV - T).
- Giải nghĩa một số từ ngữ để học sinh hiểu.
- Cho học sinh đọc toàn bài trên bảng lớp.
 5. Luyện viết: 
*Hướng dẫn học sinh luyện viết.
- Viết lên bảng và h/dẫn học sinh luyện viết.
oai - oay; điện thoại - gió xoáy.
- Cho học sinh viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét.
 6. Củng cố:
? Học mấy vần, là vần gì, đọc lại bài học?
? Tìm vần mới học trong sách báo ... ?
- Nhận xét tuyên dương.
Tiết 1.
- Bắt nhịp cho các bạn hát.
- Lấy bộ thực hành Tiếng Việt.
- Học sinh đọc bài.
- Nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại đầu bài.
*Học vần: “Oai”
- Học sinh nhẩm
=> Vần gồm 3 âm ghép lại: âm oa đứng trước âm i đứng sau.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Đọc đánh vần, đọc trơn: CN - N - ĐT.
*Học tiếng khoá: Thoại.
- Học sinh ghép tạo thành tiếng mới vào bảng gài tiếng: Thoại.
- Con ghép được tiếng: Thoại.
=> Tiếng: Thoại gồm âm th đứng trước vần oai đứng sau và dấu nặng dưới a.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Đọc đánh vần, đọc trơn: CN - N - ĐT.
*Học từ khoá: Điện thoại.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời.
- Tranh vẽ: Cái điện thoại.
=> Điện thoại dùng để liên lạc.
=> .....
=> .....
=> .....
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc thầm: Điện thoại.
- Đọc: CN - N - ĐT.
- Đọc đánh vần, đọc trơn: CN - N - ĐT.
- Đọc xuôi, đọc ngược toàn bài khoá.
oai => thoại => điện thoại.
*Học vần: “Oay”.
- Học sinh nhẩm
=> Vần Oay gồm 2 âm: Âm oa đứng trước, âm y đứng sau.
- Đọc đánh vần, đọc trơn: CN - N - ĐT.
- Đọc xuôi, đọc ngược toàn bài khoá.
oay => xoáy => gió soáy.
- So sánh:
 + Giống : đều có vần oa trước.
 + Khác : i khác y sau.
- Nhận xét, bổ sung.
*Từ ứng dụng.
- Học sinh nhẩm.
- Cá nhân tìm và đọc.
- Đánh vần, đọc trơn tiếng: CN - N - ĐT.
- Đánh vần, đọc trơn từ: CN - N - ĐT.
- Đọc toàn bài trên lớp: CN - N - ĐT.
*Học sinh luyện viết.
- Học sinh quan sát giáo viên viết mẫu và HD.
- Đọc các vần và từ: CN - N - ĐT.
- Học sinh viết bảng con.
- Nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Học 2 vần. Vần: oai - oay.
- Học sinh CN tìm, đọc.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho bạn.
Tiết 2.
IV/ Luyện tập: (32’).
 1. Luyện đọc: (10').
- Cho học sinh đọc lại bài.
- Cho học sinh đọc lại bài tiết 1 (ĐV - T).
- Nhận xét, ghi câu ứng dụng.
*Câu ứng dụng.
- Đưa tranh cho học sinh quan sát.
? Tranh vẽ gì ?
- Nhận xét, giới thiệu câu ứng dụng.
- Chép câu ứng dụng lên bảng.
Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng riêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
? Tìm tiếng mang vần mới trong câu ?
? Đọc tiếng mang vần mới trong câu ?
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
- Gọi học sinh đọc.
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.
*Đọc cả câu.
- Gọi học sinh đọc cả câu (ĐV - T).
? Đoạn thơ gồm mấy tiếng ?
? Gồm có mấy câu ?
? Câu trên có mấy tiếng ?
? Câu dưới có mấy tiếng ?
? Chữ đầu câu viết như thế nào ?
? Hết câu có dấu gì ?
*Kết luận: Đây là câu ca dao viết ở thể thơ lục bát. Câu trên có sáu tiếng, câu dưới có tám tiếng.
- Đọc mẫu câu, giảng nội dung.
- Cho học sinh đọc bài.
 2. Luyện viết: (10').
*Hướng dẫn học sinh viết bài.
- Hướng dẫn HS mở vở tập viết, viết bài.
- Nhận xét, uốn nắn học sinh.
- Thu chấm một số bài, nhận xét bài.
 3. Luyện nói: (7').
*Luyện nói theo chủ đề.
- Đưa tranh cho học sinh quan sát.
? Tranh vẽ gì?
- Cho học sinh thảo luận nhóm.
? Các con đã nhìn thấy những chiếc ghế nào trong các chiệc ghế trên ?
? Kể tên các chất liệu để làm ra từng cái ghế ?
? Nhà con có các loại ghế nào giống những ghế này ?
- Cho học sinh trình bày và nhận xét theo câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại nội dung luyện nói.
? Nêu tên chủ đề luyện nói ?
- Cho học sinh luyện chủ đề luyện nói.
 4. Đọc bài trong sách giáo khoa: (5’).
- Đọc mẫu SGK và gọi học sinh đọc bài.
- Gõ thước cho học sinh đọc bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Tiết 2.
- Đọc lại bài tiết 1.
- Đánh vần, đọc trơn toàn bài tiết 1.
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho bạn.
*Câu ứng dụng.
- Học sinh quan sát, trả lời
=> Tranh vẽ: Các bác nông dân đang cầy cấy trên đồng ruộng.
- Lớp nhẩm.
- Đọc thầm câu ứng dụng.
- Học sinh tìm đọc, CN tìm đọc
- Học sinh lên bảng tìm, chỉ và đọc.
- Nhận xét, sửa sai.
- Đọc theo y/cầu của giáo viên: CN - N - ĐT.
*Đọc cả câu.
- Đọc cả câu: CN - N - ĐT.
=> Câu gồm 28 tiếng
=> Gồm có 4 câu.
=> Câu trên có 6 tiếng.
=> Câu dưới có 8 tiếng.
=> Các chữ đầu câu được viết hoa.
=> Hết câu có dấu chấm.
- Lắng nghe.
- Nghe giáo viên đọc mẫu.
- Đọc bài: CN - N - ĐT.
*Luyện viết.
- Học sinh mở vở tập viết, viết bài
- Ngồi ngay ngắn và viết bài.
*Luyện nói theo chủ đề.
- Học sinh quan sát, trả lời.
=> Bức tranh vẽ: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
- Thảo luận câu hỏi theo nhóm.
=> .........
=> .........
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Học sinh nêu: CN - N - ĐT.
- Luyện chủ đề luyện nói:
Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
.
- Đọc bài trong sách giáo khoa: CN - N - ĐT.
- Đọc bài theo nhịp thước của giáo viên.
V. Củng cố, dặn dò: (5')
? Hôm nay học mấy vần?
? Đó là những vần nào?
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Học 2 vần, đó là vần: oai - oay.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
****************************************************************************
Tiết 4: TOÁN
Bài 86: XĂNG - TI - MET. ĐO ĐỘ DÀI.
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh có khái niệm bên ngoài về độ dài, tên gọi, kí hiệu của Xăng-ti-mét (cm).
- Biét đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là Xăng-ti-mét trong các trường hợp đơn giản.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bộ đồ dùng dạy Toán lớp 1.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng học tập. 
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
I. Ổn định tổ chức: (1').
- Cho học sinh hát chuyển tiết.
- Lấy bộ thực hành Toán.
II. Kiểm tra bài cũ: (2').
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới. (30').
 1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta học bài Xăng-ti-mét. Đo độ dài.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 2. Bài giảng:
a. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm).
- Giới thiệu về đơn vị đo (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng) có vạch chia (cm).
- Cho học sinh lấy thước ra quan sát và giới thiệu:
=> Đây là thước có vạch chia từng cm, ta dùng thước này để đo độ dài các đoạn thẳng, vạch đầu tiên là vạch 0, độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1cm.
- Cho học sinh thực hiện từ vạch 1 đến vạch 2 cũng tương tự.
- Hướng dẫn viết xăng-ti-mét (cm).
- Gọi học sinh viết bảng và đọc (cm).
b. Giới thiệu các thao tác đo độ dài.
- Hướng dẫn học sinh đo đội dài 3 bước.
- Làm mẫu và hướng dẫn.
 + Đặt vạch 0 của thước trùng với 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
 + Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng đọc kèm theo tên đơn vị (cm), chẳng hạn một đoạn thẳng trong SGK dài 1 cm.
 + Viết số đo độ dài của đoạn thẳng.
- Gọi học sinh đọc độ dài đoạn thẳng trong sách giáo khoa.
 c. Thực hành:
*Bài 1/119: Viết.
- Nêu yêu cầu bài tập, HD học sinh viết.
- Viết đơn vị xăng-ti-mét có độ cao 2li.
- Cho học sinh viết bảng con.
- Theo dõi và uốn nắn cách viết cho đúng.
- Gọi học sinh lên bảng viết.
- Nhận xét, sửa cách viết cho học sinh.
*Bài 2/119: Viết số thích hợp ... rồi đọc.
- Nêu yêu cầu bài tập và HD học sinh làm.
- Cho học sinh quan sát hình vã và ghi số vào ô trống.
- Gọi học sinh đứng tại chỗ đọc số.
- Ghi lên bảng.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Bài 3/120: Đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s.
- Nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh làm.
- Đo độ dài rồi viết số đo thích hợp
- Kẻ các đoạn thẳng lên bảng.
- Gọi học sinh lên bảng đo và viết độ dài đoạn thẳng.
- Nhận xét, sửa sai.
IV. Củng cố, dặn dò: (2').
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.
- Hát chuyển tiết.
- Lấy bộ thực hành Toán.
Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe
- Nhắc lại đầu bài.
a. Đơn vị đo độ dài (cm).
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- Lấy thước kẻ, quan sát thước kẻ của mình.
- Chỉ vào vạch 0 trên thước của mình.
- Dùng bút chì di chuyển từ 0 đến 1 trên mép thước, khi đầu bút chì đến vạch 1 thì nói 1 xăng-ti-mét.
- Học sinh thực hiện tương tự.
- Xăng-ti m-mét (cm).
b. Giới thiệu các thao tác đo độ dài.
- Học sinh theo dõi.
- Đọc số: CN - N - ĐT.
*Bài 1/119: Viết.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Viết bảng con.
- Lên bảng viết.
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài 2/119: Viết số thích hợp ... rồi đọc.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát hình và viết số vào ô trống.
 0 1 2 3
 3 cm
- Các phần còn lại làm tương tự.
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài 3/120: Đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s.
- Nêu yêu cầu bài tập.
Học sinh làm bài tập theo nhóm
Đại diện các nhóm trình bày.
Học sinh nêu yêu cầu
Làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày
....... 6cm ......
 .... 4cm .... .... 9cm ....
 .... 10cm ....
- Học sinh đo và so sánh kết quả, nhận xét.
- Về nhà làm bài, xem trước bài học sau.
****************************************************************************
Soạn: 23/01/2010.	 Giảng: Thứ 5 ngày 28 tháng 01 năm 2010.
Tiết 2+3: HỌC VẦN
Bài 93: HỌC VẦN: OAN - OĂN.
A/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được: oan - oăn; giàn khoan - tóc xoăn.
2/ Kỹ năng:
- Đọc được câu ứng dụng:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi.
3/ Thái độ:
	- Yêu thích môn học, biết yêu quý và bảo vệ người thân, ....
B/ Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên: 
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
	- Tranh minh hoạ câu ứng dụng, từ khoá ...
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành Tiếng Việt.
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Tiết 1.
I. Ổn định tổ chức: (1').
- Bắt nhịp cho học sinh hát.
- Cho học sinh lấy bộ thực hành Tiếng Việt.
II. Kiểm tra bài cũ: (4').
- Gọi học sinh đọc bài SGK
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: (29').
 1. Giới thiệu bài:
- Bài hôm nay cô giới thiệu với cả lớp bài học vần: Oan - Oăn.
- Ghi đầu bài lên bảng.
 2. Bài mới:
- Dạy vần: “Oan”.
*Giới thiệu vần: “Oan”.
- Giới thiệu và ghi bảng vần: “Oan”.
? Nêu cấu tạo vần mới?
- Cho học sinh tìm ghép vần: Oan.
- Đánh vần mẫu.
- Hướng dẫn đọc vần (ĐV - T).
*Giới thiệu tiếng khoá: “Khoan”.
- Thêm âm Kh vào trước vần oan tạo thành tiếng mới.
? Con ghép được tiếng gì?
- Ghi bảng tiếng Khoan.
? Nêu cấu tạo tiếng ?
- Đọc mẫu.
- Đọc tiếng khoá (ĐV - T).
*Giới thiệu từ khoá: “Giàn khoan”.
- Đưa tranh cho học sinh quan sát.
? Tranh vẽ gì ?
- Chốt ý, ghi bảng: Giàn khoan.
- Đọc mẫu.
- Đọc trơn từ khoá (ĐV - T).
- Đọc toàn vần khoá (ĐV - T).
- Đọc xuôi đọc ngược toàn bào khoá.
oan => khoan => giàn khoan.
- Nhận xét, sửa phát âm cho học sinh.
- Dạy vần: “Oăn”.
*Giới thiệu vần “Oăn”.
- Ghi bảng: Oăn.
? Nêu cấu tạo vần ?
- Đánh vần mẫu.
- Đọc (ĐV - T).
- G/thiệu tiếng từ khoá tương tự như vần Oan.
- Cho học sinh đọc xuôi, ngược bài khoá:
oăn => xoăn => tóc xoăn.
- So sánh hai vần Oan - Oăn có gì giống và khác nhau.
- Nhấn mạnh để học sinh nắm được sự # nhau.
*Giới thiệu từ ứng dụng:
- Giáo viên ghi từ ứng dụng lên bảng:
phiếu bé ngoan khoẻ khoắn
 học toán xoắn thừng.
? Tìm tiếng mang vần mới trong từ ?
- Đọc vần mới trong tiếng.
- Đọc tiếng mang âm mới (ĐV - T).
- Đọc từ (ĐV - T).
=> Giải nghĩa một số từ ứng dụng.
- Cho học sinh đọc toàn bài trên bảng lớp.
*Luyện viết: 
- Viết lên bảng và h/dẫn học sinh luyện viết.
oan - oăn; giàn khoan - tóc xoăn.
- Cho học sinh viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét.
*Củng cố:
? Học mấy vần, là vần gì, đọc lại bài học ?
? Tìm vần mới học ?
- Nhận xét tuyên dương.
Tiết 1.
- Hát chuyển tiết.
- Lấy bộ thực hành Tiếng Việt.
- Học sinh đọc bài.
- Nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại đầu bài.
*Học vần: “Oan”.
- Học sinh nhẩm:
=> Vần Oan gồm 3 âm ghép lại: âm oa đứng trước âm n đứng sau.
- Tìm ghép vần vào bảng gài: Oan.
- Lắng nghe, nhẩm theo giáo viên.
- Đọc đánh vần, đọc trơn: CN - N - ĐT.
*Học tiếng khoá: “Khoan”.
- Học sinh ghép tạo thành tiếng mới vào bảng gài tiếng: Khoan.
- Con ghép được tiếng: Khoan.
=> Tiếng: Khoan gồm âm kh đứng trước vần oan đứng sau.
- Lắng nghe, nhẩm theo giáo viên.
- Đọc đánh vần, đọc trơn: CN - N - ĐT.
*Học từ khoá: “Giàn khoan”.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời.
- Tranh vẽ: Giàn khoan giầu khí trên biển.
- Đọc nhẩm.
- Lắng nghe, nhẩm theo giáo viên.
- Đọc: CN - N - ĐT.
- Đọc đánh vần, đọc trơn: CN - N - ĐT.
- Đọc xuôi, đọc ngược toàn bài khoá.
oan => khoan => giàn khoan.
- Nhận xét, sửa phát âm cho bạn.
*Học vần: “Oăn”.
- Học sinh nhẩm
- Vần Oăn gồm 3 âm ghép lại: âm oă đứng trước, âm n đứng sau.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Đọc đánh vần, đọc trơn: CN - N - ĐT.
- Đọc xuôi, đọc ngược toàn bài khoá.
oăn => xoăn => tóc xoăn.
- So sánh:
 + Giống: đều có chữ n đứng sau.
 + Khác : khác oa và oă đứng trước.
- Nhận xét, bổ ung.
*Từ ứng dụng:
- Học sinh nhẩm.
- CN tìm và đọc.
- Đánh vần, đọc trơn tiếng: CN - N - ĐT.
- Đánh vần, đọc trơn từ: CN - N - ĐT.
- Đọc toàn bài trên lớp: CN - N - ĐT.
*Luyện viết: 
- Học sinh quan sát giáo viên viết mẫu và HD.
- Đọc các vần và từ: CN - N - ĐT.
- Học sinh viết bảng con
- Nhận xét, sửa sai cho bạn.
*Củng cố:
- Học 2 vần. Vần: Iêp - Ươp.
- Học sinh CN tìm, đọc.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho bạn.
Tiết 2.
IV/ Luyện tập: (32’).
 1. Luyện đọc: (10')
- Đọc lại bài tiết 1.
- Cho học sinh đọc lại bài (ĐV - T).
- Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh.
*Đọc từng câu.
- Đưa tranh cho học sinh quan sát.
? Tranh vẽ gì?
- Giới thiệu câu ứng dụng, ghi bảng.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
? Tìm tiếng mang vần mới trong câu ?
? Đọc từ mang vần mới trong câu ?
- Gọi học sinh đọc.
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.
- Đọc mẫu.
*Đọc cả câu.
- Gọi học sinh đọc cả câu (ĐV - T).
? Câu tục ngữ gồm mấy tiếng?
? Gồm có mấy câu?
? Có mấy dòng?
? Chữ cái đầu câu viết như thế nào?
- Đọc mẫu câu, giảng nội dung.
- Cho học sinh đọc bài.
 2. Luyện viết: (10').
*Hướng dẫn viết.
- Hướng dẫn HS mở vở tập viết, viết bài.
- Nhận xét, uốn nắn học sinh.
- Chấm một số bài, nhận xét bài.
 3. Luyện nói: (7').
*Hướng dẫn luyện nói.
- Đưa tranh cho học sinh quan sát.
? Tranh vẽ gì ?
- Nhận xét, chép câu luyện nói lên bảng.
Con ngoan, trò giỏi.
- Cho học sinh chỉ tiếng chứa vần và đọc từng tiếng, từng câu.
- Chốt lại nội dung luyện nói.
? Nêu tên chủ đề luyện nói?
- Cho học sinh luyện chủ đề luyện nói.
- Chỉnh sửa, uốn nắn cho học sinh.
 4. Đọc bài trong sách giáo khoa: (5’).
- Đọc mẫu SGK và gọi học sinh đọc bài.
- Gõ thước cho học sinh đọc bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Tiết 2.
- Đọc lại bài tiết 1.
- Đánh vần, đọc trơn toàn bài tiết 1.
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho bạn.
*Đọc từng câu.
- Học sinh quan sát, trả lời.
- Lớp nhẩm.
- Học sinh tìm đọc, CN tìm đọc
- Học sinh lên bảng tìm, chỉ và đọc.
- Đọc theo y/cầu của giáo viên: CN - N - ĐT.
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho bạn.
- Lắng nghe, theo dõi.
*Đọc cả câu.
- Đọc cả câu: CN - N - ĐT
=> Đoạn thơ gồm 14 tiếng.
=> Gồm có 2 câu.
=> Câu có 2 dòng.
=> Các chữ đầu câu được viết hoa.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Đọc bài: CN - N - ĐT
*Luyện viết.
- Học sinh mở vở tập viết, viết bài
- Nộp bài cho giáo viên chấm bài.
*Luyện nói.
- Học sinh quan sát, trả lời
- Tranh vẽ: Bạn đang quét nhà, bạn mang quà về tặng cho mẹ, ...
- Đọc thầm, theo dõi.
- Chỉ tiếng chứa vần và đọc.
- Lắng nghe.
- Học sinh nêu: CN - N - ĐT
- Luyện chủ đề luyện nói:
Con ngoan, trò giỏi.
- Chỉnh sửa cho bạn.
- Đọc bài trong sách giáo khoa: CN - N - ĐT
- Đọc bài theo nhịp thước của giáo viên.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho bạn.
V. Củng cố, dặn dò: (5')
? Hôm nay học mấy vần?
? Đó là những vần nào?
- Nhận xét giờ học.
- Học hai vần: oan - oăn.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
****************************************************************************
Tiết 4: TOÁN
Bài 87: LUYỆN TẬP.
A. Mục tiêu:
 *Giúp học sinh củng cố:
- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn và trình bày bài giải.
- Học sinh làm được các bài tập trong sách giáo khoa (Tr.121).
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng học tập.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định tổ chức: (1').
- Cho học sinh hát chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: (4').
- Nêu yêu cầu, ghi tóm tắt lên bảng.
Tóm tắt:
Có : 15 con gà.
Bán : 5 con gà.
Còn lại: ? con gà.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: (28').
 a. Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta luyện tập về giải toán có lời văn.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 b. Luyện tập
*Bài tập 1/121: Bài toán.
- Giáo viên đọc đề toán.
- Gọi học sinh lên bảng điền và tóm tắt.
- Hướng dẫn học sinh giải bài.
? Muốn biết trong vườn có bao nhiêu cây chuối ta làm như thế nào ?
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Dưới lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài tập 2/121: Bài toán.
- Đọc đề toán và hướng dẫn học sinh làm
- Gọi học sinh lên bảng tóm tắt.
- Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài toán.
- Nhận xét, ghi điểm.
*Bài tập 3/121: Giải bài toán theo ...
- Nêu yêu cầu và Hd học sinh làm bài.
Tóm tắt:
Có : 5 hình vuông.
Có : 4 hình tròn.
Có tất cả: ... HV và hình tròn?
? Em hãy nhìn vào tóm tắt và nêu lại bài toán ?
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò: (2').
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Giao bài tập về nhà.
- Hát chuyển tiết.
- Học sinh lên bảng thực hiện.
Bài giải:
Sau khi bán đi số gà còn lại là:
15 - 5 = 10 (con gà).
 Đáp số: 10 con gà.
- Nhận xét, sửa sai.
- Học sinh lắng nghe
- Nhắc lại đầu bài.
*Bài tập 1/121: Bài toán.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Lên bảng điền vào tóm tắt và giải bài tập.
Tóm tắt:
 Có : 12 cây.
 Thêm : 3 cây.
 Có tất cả: ? cây.
Bài giải:
Trong vườn có tất cả là:
12 + 3 = 15 (cây chuối).
 Đáp số: 15 cây chuối.
=> Ta phải làm phép tính công.
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài tập 2/121: Bài toán.
- Nêu yêu cầu bài toán và tự ghi tóm tắt.
- Lên bảng thực hiện.
- Lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
Có : bức tranh
Thêm : bức tranh.
Có tất cả: ? bức tranh.
Bài giải:
Trên tường có tất cả là:
14 + 2 = 16 (bức tranh).
 Đáp số: 16 bức tranh.
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài tập 3/121: Giải bài toán theo tóm tắt sau.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Thảo luận và làm theo nhóm.
- Nhìn vào tóm tắt và nêu bài toán.
- Lên bảng thực hiện.
Bài giải:
Số hình vuông và hình tròn là:
5 + 4 = 9 (hình)
 Đáp số: 9 hình.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Về nhà làm bài tập và xem trước bài học sau.
**********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docNGA TUAN 22..doc