Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 20

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu các từ ngữ mới: núc nác, núng thế.

 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân cứu bản của bốn anh em Cẩu Khây.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa, phiếu to viết câu dài.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

HS: 2- 3 em đọc bài thơ “Chuyện cổ tích .loài người” và trả lời câu hỏi.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 32 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cố,dặn dò
VG nhận xét giờ
Hướng dẫn về nhà . chuẩn bị giờ sau.
HS: trưng bày theo tổ
Thứ ba ngày 23 tháng 01 năm 2007..
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:	
- HS biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình 1 câu chuyện các em đã nghe đã đọc nói về 1 người có tài.
- Hiểu truyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe: 
HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.	
II. Đồ dùng dạy - học:
Một số truyện viết về những người có tài.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. kiểm tra bài cũ:
Một em kể đoạn 1- 2 truyện giờ trước và nêu ý nghĩa câu chuyện.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
HS: 1-2 HS đọc đề bài, gợi ý 1, 2.
- GV lưu ý HS: 
+ Chọn đúng câu chuyện đã học về người có tài năng.
HS: Nối tiếp nhau kể , giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ câu chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của câu nhân vật em đã nghe hoặc đã đọc.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: 1- 2 em đọc lại dàn ý bài kể chuyện.
* Kể trong nhóm:
- Kể trong nhóm: Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Thi kể trước lớp:
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện.
HS: 1 vài em lên kể hoặc đại diện nhóm lên kể.
- GV chú ý: 
+ Trình độ đại diện nhóm cần tương đương. Tránh cử chỉ HS khá, giỏi khiến những HS khác không được kể.
+ Mở bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Viết lần lượt tên những em tham gia.
HS: Mỗi HS kể xong đều nói về ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc đối thoại cùng thầy (cô) về các bạn về nhân vật chi tiết trong câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện.
- GV và cả lớp tính điểm theo tiêu chuẩn đã nêu.
VD: Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
Toán
Phân số và phép chia số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra rằng:
- Phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là 1 số tự nhiên.
- Thương của phép chia số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành 1 phân số, tử số là số bị chia và mẫu là số chia.
II. Đồ dùng dạy học:
	Sử dụng mô hình hoặc hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. GV nêu từng vấn đề rồi hướng dẫn HS giải quyết từng vấn đề:
a. GV nêu: 
	Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em được mấy quả?
HS: Tự nhẩm và trả lời: 2 quả.
8 : 4 = 2
b. Có 3 bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được? Phần của cái bánh?
HS: Ta lấy (cái bánh)
Tức là chia đều 3 cái bánh cho mỗi em được cái bánh đ kết quả là 1 phân số.
c. Nhận xét: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành 1 phân số, tử số là số bị chia và mẫu là số chia.
VD: 8 : 4 = ; 3 : 4 = ; 5 : 5 =.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV và cả lớp nhận xét.
- 2 HS lên chữa bài trên bảng.
 ; ; ; 
; ; 
+ Bài 2: Viết theo mẫu: 
- GV và cả lớp nhận xét bài.
HS: Làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
 	; 	
 	; 	
+ Bài 3: Viết theo mẫu
HS: Làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
a. 	 
	 	; 	 	 	; 	
b. Nêu nhận xét:
Mọi số tự nhiên có thể viết thành 1 phân số có tử số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
HS: Vài HS nhắc lại.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm vào vở bài tập.
chính tả
cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
I. Mục tiêu:
	- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài “Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp”.
	- Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn ch /tr; uôt/uôc.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu viết nội dung bài 2 tranh minh họa.	
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu:
GV gọi 1 HS đọc cho 2- 3 HS viết bảng.
- Cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ có hình thức chính tả tương tự những từ ngữ ở bài tập 3 tuần 19.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS nghe- viết:
- GV đọc toàn bài chính tả.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý các từ dễ viết sai, tên riêng nước ngoài, cách trình bày.
- HS gấp SGK, GV đọc cho HS viết, mỗi câu đọc 1 lượt.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV chấm từ 7 đ 10 bài.
HS: Soát lỗi.
- Từng cặp HS đổi vở cho nhau soát lỗi.
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài, dán 3- 4 tờ phiếu gọi 1 số HS lên làm.
HS: Đọc thầm khổ thơ, làm vào vở bài tập.
- 2 -3 em thi đọc khổ thơ đã điền.
- GV và cả lớp nhận xét:
a. Chuyền trong vòm lá.
Chim có gì vui.
Mà nghe ríu rít.
Như trẻ con cười.
+ Bài 3: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập, quan sát tranh minh họa sau đó làm vào vở.
- GV mời HS đọc lại truyện.
a. Đãng trí, chẳng thấy, xuất trình.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, yêu cầu nhớ lại truyện để kể cho người thân.
- Về nhà viết lại bài.
Khoa học
Không khí bị ô nhiễm
I. Mục tiêu:
- HS phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.
- Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí.
II. Đồ dùng: 
	Hình trang 78, 79 SGK; tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu phần bài học giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch.
* HS: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS lần lượt quan sát hình SGK và chỉ ra hình nào thể hiện không khí bị ô nhiễm? 
* Làm việc cả lớp:
- Một số HS lên trình bày kết quả:
+ H2: Không khí trong sạch, cây cối xanh tươi.
+ H3: Cảnh ô nhiễm do đốt chất thải ở nông thôn.
+ H4: Cảnh đường phố đông đúc, nhiều xe ô tô, xe máy đi lại xả khí thải và bụi 
- GV yêu cầu HS nhắc lại 1 số tính chất của không khí từ đó rút ra nhận xét.
=> Kết luận:
	- Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị chỉ chứa khói bụi vi khuẩn với tỷ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người.
	- Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa 1 trong các loại chất khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỷ lệ cho phép có hại cho sức khỏe.
3. Hoạt động 2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và phát biểu:
- Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm không khí ở địa phương nói riêng.
- Do khí thải của các nhà máy, khói, khí độc, bụi.
- Do các phương tiện ô tô thải ra.
- Khí độc, vi khuẩn.
- Do các rác thải sinh hoạt. 
- GV nhận xét và kết luận.
=> KL: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm là:
- Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, xi măng...)
- Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu khí, khói tàu xe, khói thuốc lá, chất độc khói.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Mỹ thuật 
Vẽ tranh đề tài ngày hội quê em 
 (GV chuyên dạy)
Thứ 4.ngày 24 tháng 01 năm 2007
Tập đọc
Trống đông sơn
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng tự hào, ca ngợi.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung của bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
ảnh trống đồng trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. GV kiểm tra bài cũ:
2 HS đọc truyện “Bốn anh tài” và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
- GV nghe, sửa sai, uốn nắn cách đọc, giải nghĩa từ.
HS: Nối tiếp nhau đọc đoạn 2- 3 lượt.
HS: Luyện đọc theo cặp. 
1- 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
? Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào
- Đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
? Hoa văn trên mặt trống được tả như thế nào 
- Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hươu nai có gạc .
? Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống 
- Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh ghép đôi nam nữ.
? Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng
- Vì đó là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Những hình ảnh khác (ngôi sao, hình tròn, hươu nai...) chỉ góp phần thể hiện con người, con người lao động làm chủ hòa mình với thiên nhiên, con người khao khát cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
? Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam
- Trống đồng đa dạng hoa văn trang trí đẹp là 1 cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt Cổ xưa là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc có 1 nền văn hóa lâu đời bền vững.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
HS: 2 em đọc nối nhau 2 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn HS đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đọc lại bài.
hát
ôn tập các bài hát
(GV chuyên dạy)
Toán
Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết được kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành phân số (trong trường hợp tử lớn hơn mẫu).
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
II. Đồ dùng: 
Mô hình hoặc hình vẽ SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. GV nêu ví dụ:
? Có mấy quả cam
? Chia mỗi quả thành mấy phần
? Ăn mấy quả
HS: 1- 2 HS đọc lại.
- 2 quả.
- 4 phần bằng nhau.
- Ăn 1 quả và quả.
? Viết phân số chỉ số phần quả cam đã ăn
GV nói: Ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay quả, ăn thêm quả nữa tức là ăn thêm 1 phần, như vậy ăn tất cả quả cam.
3. GV nêu ví dụ 2:
- Chia đều 5 quả cam cho 4 người.
Tìm phần cam của mỗi người. 
HS: Đọc lại ví dụ và tự nêu cách giải quyết để dẫn tới nhận biết:
Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được quả cam.
Vậy:	 5 : 4 = (quả cam)
=> Nhận xét: (SGK).
4. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc đầu bài, làm bài rồi chữa bài.
- GV gọi 1- 2 HS lên bảng làm bài trên bảng.
9 : 7 = ; 8 : 5 = 
19 : 11 = 
+ Bài 2:
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
* Phân số chỉ phần đã tô màu của H1.
* Phân số chỉ phần đã tô màu của H2.
HS: Đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và làm bài vào vở
- GV và cả lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
a.
	b. 
	c. 
	d. 
- GV chấm bài cho 1 số HS.
5. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm bài tập.
Tập làm văn
miêu tả đồ vật (kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- HS thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật sau giai đoạn học về văn miêu tả đồ vật. Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ 3 phần. Diễn đạt thành câu, lời văn sinh động tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa một số đồ vật trong SGK.
- Bảng lớp viết sẵn dàn ý.
III. Các hoạt động:
1. GV ghi các đề bài lên bảng (ít nhất là 4 đề) để HS có thể chọn 1 trong 4 đề mà mình thích.
	Đề 1: Hãy tả đồ vật em yêu thích nhất ở trường. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
	Đề 2: Hãy tả đồ vật gần gũi nhất với em ở nhà. Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng.
	Đề 3: Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
	Đề 4: Hãy tả quyển sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập II của em. Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng.
2. HS suy nghĩ và làm bài vào vở.
	HS có thể tham khảo những bài viết của mình trước đó.
3. GV thu bài về chấm.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà viết lại bài cho hay hơn. 
lịch Sử
chiến thắng chi lăng
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này HS biết thuật lại diễn biến trận Chi Lăng.
- ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Cảm phục sự thông minh sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình trong SGK phóng to, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: 
Gọi HS đọc ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu+ ghi đầu bài:
2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
HS: Đọc SGV và nghe GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng.
- Cuối năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến đã thất bại (1406). Dưới ách thống trị của nhà Minh nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng.
- Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn đường Lạng Sơn.
3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
HS: Quan sát lược đồ trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh của ải Chi Lăng.
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- GV đưa các câu hỏi:
+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào?
+ Kị binh nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta?
+ Kị binh của nhà Minh đã thua trận như thế nào?
HS: 1-2 em dựa vào dàn ý trên để thuật lại diễn biến của trận Chi Lăng.
5. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào?
+ Sau trận Chi Lăng thái độ của quân Minh ra sao?
=> Rút ra kết luận như SGK.
6. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thứ 5 ngày 25 tháng 01 năm 2007
Luyện từ và câu
Luyện tập về câu kể “Ai làm gì?”
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể “Ai làm gì?”. Tìm được các câu kể “Ai làm gì?” trong đoạn văn. Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
	2. Thực hành viết được 1 đoạn văn có dùng kiểu câu kể “Ai làm gì?”
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, tranh minh họa, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài học giờ trước:
- 1 HS làm bài tập 1, 2 giờ trước.
- 1 HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi cùng bạn để tìm câu kể “Ai làm gì?”.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- HS phát biểu, còn lại 1 số HS lên làm trên phiếu đánh dấu (*) vào trước các câu kể: 3, 4, 5, 7.
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài.
HS: Đọc thầm lại yêu cầu, đọc thầm từng câu văn 3, 4, 5, 7 xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 3 HS lên bảng chữa bài vào phiếu.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh minh họa.
- GV treo tranh minh họa và nói rõ yêu cầu:
* Đề yêu cầu viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp.
* Đoạn văn phải có 1 câu kể “Ai làm gì?”
HS: Viết đoạn văn vào vở, 1 số viết vào phiếu.
HS: Nối nhau đọc đoạn văn đã viết nói rõ câu nào là câu kể.
- GV nhận xét, chấm bài.
HS: Dán phiếu lên bảng.
- Ví dụ về đoạn văn:
Sáng ấy, chúng em đến trường sớm hơn mọi ngày. Theo phân công của tổ trưởng, chúng em làm việc ngay. Hai bạn Hạnh và Hoa quét thật sạch nền lớp. Bạn Hùng và Nam kê dọn lại bàn ghế, bạn Thơm lau bàn cô giáo, lau bảng đen. Bạn tổ trưởng thì quét trước cửa lớp. Còn em thì sắp xếp lại các đồ dùng học tập và sách vở bày trong chiếc tủ con kê cuối lớp. Chỉ một thoáng chúng em đã làm xong mọi việc.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài, làm bài tập. 
	- Đọc trước bài giờ sau học. 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS củng cố 1 số hiểu biết ban đầu về phân số; đọc viết phân số, quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
	- Bước đầu biết so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài một đoạn thẳng khác.
II. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:	
Gọi HS chữa bài tập giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: Đọc các đại lượng.
HS: Từng em đọc phân số đo đại lượng 
kg: Một phần hai ki- lô - gam.
m: Năm phần tám mét.
giờ: Mười chín phần mười hai giờ
m: Sáu phần một trăm mét.
+ Bài 2: Viết các phân số.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài rồi chữa bài.
- GV gọi 2 HS, cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
	 ;	 ; 	 ; 	
- 2 HS lên bảng làm.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV gọi HS lên chữa bài.
	8 = ; 	14 = 
	32 = ;	 0 = ; 	1 = 
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài.
- 1 em lên bảng làm.
a. 
b. 	; 
+ Bài 5:
- GV hướng dẫn HS làm theo mẫu:
HS: 1 em lên bảng viết.
a. CP = CD ; 	PD = CD.
b. MO = MN ; 	ON = MN.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
địa lý
người dân ở đồng bằng nam bộ
I. Mục tiêu:
- HS trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
	- Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.
	- Dựa vào tranh ảnh tìm ra kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS đọc ghi nhớ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Nhà ở của người dân:
* HĐ1: Làm việc cả lớp.
HS: Dựa vào SGK, bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
- Kinh, Khơ - me, Chăm, Hoa.
+ Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
- dọc theo các sông ngòi, kênh rạch để thuận lợi cho việc đi lại.
+ Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì?
- Xuồng, ghe.
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
HS: Các nhóm quan sát SGK hình 1 để làm bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
3. Trang phục và lễ hội:
* HĐ3: Làm việc theo nhóm:
HS: Các nhóm dựa vào SGK, tranh ảnh thảo luận theo gợi ý.
+ Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt? 
- Quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
- Cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống.
+ Trong lễ hội thường có những hoạt động nào?
- Đua ghe.
+ Kể tên 1 số lễ hội ở đồng bằng Nam Bộ nổi tiếng?
- Lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang); Hội xuân núi Bà (Tây Ninh); Lễ cúng trăng của đồng bào Khơ - me; Lễ tế thần cá Ông (cá voi) của các làng chài ven biển .
=> Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi của nhóm mình.
- GVcùng cả lớp nhận xét.
=> Kết luận (SGK): Ghi bảng.
HS: 3- 4 em đọc.
4. Củng cố- dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học
Bảo vệ bầu không khí trong lành
I. Mục tiêu:
- HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bầu không khí trong sạch.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 80,81 SGK.
	- Các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch:
- Làm việc theo cặp:
HS: Quan sát hình trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi.
- 2 em quay lại với nhau trả lời những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí.
- GV gọi 1 số HS lên trình bày kết quả:
* Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch là:
H1; H2; H3; H5; H6; H7 
* Những việc không nên làm:
H4
- Liên hệ địa phương gia đình.
=> Kết luận (SGK).
3. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh.
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như đã hướng dẫn.
* GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
- Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu bản cam kết và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động.
- GV đánh giá và nhận xét, tuyên dương các nhóm vẽ đẹp .
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài.
đi chuyển hướng phải trái
trò chơi: thăng bằng
I. Mục tiêu:
	- Ôn đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu thực hiện đúng động tác tương đối chính xác.
	- Trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu HS chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Sân trường vệ sinh an toàn nơi học.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Chạy chậm theo 1 hàng dọc.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi: “Có chúng em”.
2. Phần cơ bản: 
a. Đội hình đội ngũ và RLTTCB:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1- 4 hàng dọc.
- GV nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện.
- Cả lớp tập theo chỉ huy của GV.
- Ôn đi chuyển hướng phải trái.
- Tập theo tổ, nhóm do tổ trưởng điều khiển.
- GV đi quan sát, sửa chữa.
b. Trò chơi vận động: 
- Trò chơi “Thăng bằng”.
HS: Khởi động các khớp, nhắc lại cách chơi.
- Các tổ tiếp tục chơi thi với nhau.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài và nhận xét.
- Giao bài tập về nhà.
- Đi đường theo nhịp và hát 2- 3phút.
- Đứng tại chỗ thả lỏng, hít thở sâu.
Thứ sáu ngày 25 tháng 01 năm 2007..
Tập làm văn
Luyện tập giới thiệu địa phương
I. Mục tiêu:
1. HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu “Nét mới ở Vĩnh Sơn”.
2. Bước đầu biết quan sát và trình bày được đổi mới nơi các em sinh sống.
3. Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. Đồ dùng:
Tranh minh họa, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm bài mẫu và làm bài cá nhân vào vở.
a. Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
HS: xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi quanh năm.
b. Kể lại những nét đổi mới nói trên.
- Đã biết trồng lúa nước 2 vụ/ năm.
- Nghề nuôi cá phát triển.
- Đời sống của nhân dân được cải thiện: 10 hộ thì 9 hộ có xe máy có điện dùng.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý.
HS: 1 em nhìn bảng đọc lại dàn ý .
a. Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương nơi em sống.
b. Thân bài: Giới thiệu những đổi mới.
c. Kết bài: Nêu kết quả đổi mới.
+ Bài 2: Xác định yêu cầu của đề.
- GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu, tìm được nội dung cho bài giới thiệu.
HS: Đọc yêu cầu của đề.
HS: Nối nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu.
VD: Tôi muốn giới thiệu với các bạn về phong trào giữ gìn xóm làng sạch đẹp ở xã Nghĩa Thịnh quê tôi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.doc