Giáo án các môn học lớp 1 - Trường tiểu học Nam Xuân - Tuần 13

Tiết 1 + 2: TIẾNG VIỆT

Bài 51 : Ôn tập

A- MỤC TIÊU:

 - Đọc được các vần có kết thúc bằng n, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 44 -> 51.

 - Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 44 -> 51.

 - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chia phần.

B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Sách tiếng việt 1- tập 1. Bảng ôn.

 - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và truyện kể: Chia phần.

 

doc 26 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 1 - Trường tiểu học Nam Xuân - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 võng
- Hãy phân tích tiếng võng ?
- Đánh vần: vờ - ong - vong - ngã - võng. 
- Lệnh HS ghép tiếng mới.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
4. Dạy từ khoá:
- Cho HS quan sát và hỏi: Tranh vẽ gì ?
- Ghi bảng và đọc mẫu: cái võng
- Cho HS đọc trơn: ong, võng, cái võng.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
 ông (Quy trình tương tự như vần ong).
* Giải lao giữa tiết
5. Đọc từ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng: con ong, vòng tròn, cây thông, công viên.
- Tìm và gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Cho HS đọc trơn tiếng, từ ứng dụng.
- GV giải thích 1 số từ, đọc mẫu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
6. Củng cố:
- Trò chơi: Đọc nhanh tiếng có vần mới.
- Nhận xét chung giờ học.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con: 
- 2 HS đọc.
- HS đọc theo GV: ong, ông.
-Vần ong được tạo bởi 2 âm, âm o đứng trước, âm ng đứng sau.
- Giống: Bắt đầu bằng o.
 Khác: vần ong kết thúc bằng ng.
- HS đánh vần nhóm, cá nhân, lớp.
- HS ghép vần ong.
- HS đọc trơn cá nhân.
- Tiếng võng có âm v đứng trước, vần ong đứng sau thêm dấu ( ừ) 
- HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép tiếng võng.
- Tranh vẽ cái võng.
- 4 HS đọc.
- HS đọc trơn cá nhân, nhóm, lớp.
* HS thực hiện.
* Múa hát tập thể
- HS đọc nhẩm.
- ong, vòng, thông, công.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- 3, 4 HS đọc lại.
- Các nhóm cử đại diện lên đọc.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
7. Luyện tập:
+ Luyện đọc lại bài tiết 1 ở bảng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng.
- Cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- GV viết đoạn thơ ứng dụng lên bảng: 
	Sóng nối sóng
 Mãi không thôi
 Sóng sóng sóng
 Đến chân trời.
- Tìm và gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Yêu cầu HS đọc đoạn thơ ứng dụng.
- Khi đọc xong mỗi dòng thơ chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- GV đọc mẫu đoạn thơ ứng dụng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ Đọc bài trong SGK.
 * Giải lao giữa tiết
8. Luyện viết:
- GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết: ong, ông, cái võng, dòng sông .
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Khi viết vần hoặc từ khoá trong bài các em cần chú ý điều gì ?
- Cho HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
- GV chấm 1 số bài viết và nhận xét.
9. Luyện nói theo chủ đề: Đá bóng.
- Hãy đọc tên bài luyện nói.
+ Yêu cầu thảo luận nhóm đôi. 
+ Gợi ý: 
H: Tranh vẽ gì ?
H: Em thường xem bóng đá ở đâu?
H: Trong đội bóng ai là người dùng tay bắt bắt bóng mà không bị phạt ?
H: Nơi em ở có đội bóng không ?
III. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi đọc tiếng, từ có vần ong, ông.
- Cho HS đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét chung giờ học.
: - Đọc lại bài. Xem trước bài 53.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Vẽ sóng.
- Cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc to.
- Sóng, không.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Ngắt hơi.
- 4 HS đọc lại.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
* Múa hát tập thể
- HS theo dõi và viết vào bảng con.
- Nét nối giữa các con chữ, vị trí của các dấu thanh.
- HS viết trong vở theo HD.
- 2 HS đọc.
- HS thảo luận N2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
- Vẽ 3 bạn đang đá bóng.
- HS nêu.
- Thủ môn.
- HS chơi theo tổ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-----------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
Phép trừ trong phạm vi 7
A- Mục tiêu:
 - Thuộc bảng trừ ; biết làm tính trừ trong phạm vi 7; viết phép tính thích hợp với hình vẽ.
 - Làm bài tập 1; bài 2; bài 3 dòng 1; bài 4 trong SGK.
B- Đồ dùng:
- Bộ đồ dùng toán, các mô hình phù hợp, tranh trong SGK.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài: 
6 + 0 + 1 =  5 + 2 + 0 = 
- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 7.
- GV nhận xét, cho điểm.
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài: linh hoạt
2- Lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.
a- Lập công thức: 7 - 1 = 6; 7 - 6 = 1
- GV gắn hình vẽ lên bảng và yêu cầu HS nêu bài toán: 
555555 5 5
- Cho HS đếm số hình tam giác và trả lời. 
- Ta thực hiện phép tính gì ?
- Ai nêu được phép tính ?
- 7 trừ 1 bằng mấy ? Cho HS viết kết quả. 
- GV viết bảng: 7 - 1 = 6 và yêu cầu HS đọc.
- Vậy 7 trừ 6 bằng mấy ? Cho HS viết kết quả. 
- GV viết bảng: 7 - 6 = 1 và yêu cầu HS đọc.
- Cho HS đọc lại cả 2 công thức: 7 - 1 = 6 và
 7 - 6 = 1
b. Hướng dẫn HS thành lập các công thức:
7 - 2 = 5 ; 7 - 5 = 2 ; 7 - 3 = 4 ; 7 - 4 = 3 
( Tương tự như phần a).
c. Hướng dẫn HS ghi nhớ bảng trừ: 
- Cho HS đọc lại bảng trừ trên bảng.
- GV xoá dần các công thức và cho HS thi đua lập lại công thức đã xoá.
3- Thực hành:
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu.
- GV đọc phép tính yêu cầu HS ghi phép tính vào bảng con và tính kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS tính nhẩm và nêu kết quả nối tiếp.
 - GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 3: Bài yêu cầu gì ?
- Cho HS nêu cách làm.
 7 - 3 - 2 =  7 - 6 - 1 = 
- Lệnh HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm (dòng 1).
- GV chấm, chữa bài. 
Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đặt đề toán rồi viết phép tính thích hợp vào vở.
- GV chấm, chữa bài.
III- Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Cho HS thi đua đặt bài toán có phép trừ trong phạm vi 7.
- Nhận xét chung giờ học.
ờ: Luyện làm tính ở nhà.
- 2 HS lên bảng làm.
 6 + 0 + 1 = 7 5 + 2 + 0 = 7
- 1 số HS nêu.
- HS quan sát và nêu:
- Có 7 hình tam giác, bớt đi 1 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác ?
- 7 hình tam giác bớt 1 hình tam giác còn 6 hình tam giác.
- Phép trừ.
 7 - 1 = 6 
- HS viết phép tính: 7 - 1 = 6 
- HS đọc: " Bảy trừ một bằng sáu”.
- HS viết phép tính: 7 - 6 = 1 
- HS đọc:" Bảy trừ sáu bằng một”.
- 1 số HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS đọc đồng thanh bảng trừ.
- HS thi lập bảng trừ.
* Tính:
- HS làm bài vào bảng con.
-
-
-
-
-
-
 7 7 7 7 7 7
 6 4 2 5 1 7
 1 2 5 2 6 0
* Tính:
- HS tính nhẩm và nêu kết quả.
7 - 6 = 1 7 - 3 = 4 7 - 2 = 5 ...
7 - 7 = 0 7 - 0 = 7 7 - 1 = 6 ...
* Tính:
- Trừ theo thứ tự từ phải sang trái .
- HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
 7 - 3 - 2 = 2 7 - 6 - 1 = 0 
 7 - 4 - 2 = 1 
* Viết phép tính thích hợp.
- HS đặt đề toán rồi viết phép tính thích hợp vào vở.
a) Có 7 quả cam, bé lấy 2 quả cam. 
Hỏi còn mấy quả cam ? 
7 - 2 = 5
b) Có 7 quả bóng, bé tung đi 3 quả bóng. Hỏi còn mấy quả bóng ? 
7 - 3 = 4
- HS chơi theo nhóm.
------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: đạo đức
Nghiêm trang khi chào cờ (T2)
A- Mục tiêu: 
 - Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc Việt nam.	
 - Nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì. 
 - Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
 - Tôn kính Quốc kì và yêu Tổ quốc Việt Nam.
B- Tài liệu, phương tiện:
 - Vở bài tập đạo đức 1, tranh, lá cờ Tổ quốc.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1- Khởi động: Cho HS hát bài: Lá cờ Việt Nam.
2- Hoạt động 1: Cho học sinh tập chào cờ.
- GV làm mẫu.
- Mời 4 HS lên tập chào cờ trên bảng.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- GV hô cho cả lớp tập chào cờ.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động 2: Thi “Chào cờ” giữa các tổ.
- GV phổ biến yêu cầu cuộc thi.
- Cho từng tổ đứng chào cờ theo hiệu lệnh của tổ trưởng.
- GV và HS nhận xét cho điểm từng tổ, tổ nào cao điểm nhất tổ đó thắng cuộc.
4. Hoạt động 3: Vẽ và tô màu quốc kỳ (BT4).
- GV yêu cầu vẽ và tô màu quốc kì: Vẽ và tô màu đúng đẹp, không quá thời gian quy định.
- Cả lớp cùng GV nhận xét và khen các bạn vẽ Quốc kì đẹp nhất.
- Cho HS đọc đồng thanh câu thơ cuối bài.
Kết luận chung:
- Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
- Trẻ em phải nghiêm trang khi chào cờ để tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
D: Tập thực hiện chào cờ đúng. 
- Cả lớp hát.
- Lần lượt 4 HS lên bảng tập chào cờ.
- HS tập theo hiệu lệnh.
- Tổ trưởng hô cho các bạn tập, các tổ thi nhau tâp.
- HS tô màu vào quốc kỳ.
- GV giới thiệu tranh vẽ.
- Cả lớp đọc.
- HS lắng nghe.
==============================================
Thứ năm, ngày 17 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 + 2: tiếng việt
Bài 53 : ăng, âng
A- Mục tiêu:
 - Đọc được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.
 - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ.
B- Đồ dùng dạy học:
 - Sách tiếng việt tập 1. Bộ ghép chữ tiếng việt.
 - Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: con ong, vòng tròn, công viên.
- Đọc từ và đoạn thơ ứng dụng.
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Dạy học vần: ăng
- GV ghi bảng vần ăng và đọc mẫu.
- Vần ăng được tạo bởi mấy âm ? Hãy phân tích vần ăng ?
- Hãy so sánh vần ăng với ong ?
- Đánh vần: ă - ngờ - ăng.
- Lệnh HS nghép vần mới.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
3. Dạy tiếng khoá:
- GV ghi bảng: măng
- Hãy phân tích tiếng măng ?
- Đánh vần: mờ - ăng - măng.
- Lệnh HS nghép tiếng mới.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
4. Dạy từ khoá:
- Cho HS quan sát và hỏi: Tranh vẽ gì ?
- Ghi bảng và đọc mẫu: măng tre
- Cho HS đọc tổng hợp: ăng, măng, măng tre.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
 âng (Quy trình tương tự như vần ăng).
* Giải lao giữa tiết
5. Đọc từ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng: rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu.
- Tìm và gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Cho HS đọc trơn tiếng, từ ứng dụng.
- GV giải thích 1 số từ và đọc mẫu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
6. Củng cố:
- Trò chơi: Đọc nhanh tiếng có vần mới.
- Nhận xét chung giờ học.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con: 
- 2 HS đọc.
- HS đọc theo GV: ăng, âng.
-Vần ăng được tạo bởi 2 âm, âm ă đứng trước, âm ng đứng sau.
- Giống: kết thúc bằng âm ng.
 Khác: Vần ăng bắt đầu bằng ă.
- HS đánh vần nhóm, cá nhân, lớp.
- HS ghép vần ăng.
- HS đọc trơn cá nhân.
- Tiếng măng có âm m đứng trước, vần ăng đứng sau.
- HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép tiếng măng.
- Tranh vẽ măng tre.
- 4 HS đọc.
- HS đọc trơn cá nhân, nhóm, lớp.
* HS thực hiện.
* Múa hát tập thể
- HS đọc nhẩm.
- rặng, phẳng, lặng, vầng, nâng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- 3, 4 HS đọc lại.
- Các nhóm cử đại diện lên đọc.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
7. Luyện tập:
+ Luyện đọc lại bài tiết 1 ở bảng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng.
- Cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- GV viết câu ứng dụng lên bảng: Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào. 
- Tìm và gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
- Khi đọc câu gặp dấu chấm, dấu phẩy chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- GV đọc mẫu câu ứng dụng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ Đọc bài trong SGK.
 * Giải lao giữa tiết
8. Luyện viết:
- GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Khi viết vần hoặc từ khoá trong bài các em cần chú ý điều gì ?
- Cho HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
- GV chấm 1 số bài viết và nhận xét.
9. Luyện nói theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ .
- Hãy đọc tên bài luyện nói.
+ Yêu cầu thảo luận nhóm đôi. 
+ Gợi ý: 
- Trong tranh vẽ những ai ? 
- Em bé trong tranh đang làm gì ? 
- Bố mẹ em thường khuyên em những điều gì 
- Em có làm theo lời khuyên của bố mẹ em không ?
- Khi làm theo lời khuyên của bố mẹ em cảm thấy như thế nào ?
- Em muốn trở thành người con ngoan thì phải làm ?
III. Củng cố - dặn dò:
+Trò chơi: Thi đọc tiếng, từ có vần ăng, âng.
- Cho HS đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét chung giờ học.
: Đọc lại bài. Xem trước bài 54.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Vầng trăng, rặng dừa và sóng.
- Cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc to.
- vầng, trăng, rặng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Nghỉ hơi, ngắt hơi.
- 4 HS đọc lại.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
* Múa hát tập thể
- HS theo dõi và viết vào bảng con.
- Nét nối giữa các con chữ, vị trí của các dấu thanh.
- HS viết trong vở theo HD.
- 2 HS đọc.
- HS thảo luận N2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
- Mẹ, chị và em.
-  đang đòi mẹ.
- HS nêu.
- HS chơi theo tổ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Toán
Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 7.
- Làm bài tập 1; bài 2 cột 1, 2; bài 3 cột 1, 3; bài 4 cột 1, 2; bài 5 trong SGK.
B- Đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn BT 4 cột 1, 2; tranh BT5, VBT.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng làm BT.
7 - 2 =  6 - 6 =  7 - 4 = 
- Gọi HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 7.
- GV nhận xét và cho điểm.
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài: (linh hoạt)
2- Hướng dẫn HS làm BT trong SGK:
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS tính nhẩm và nêu kết quả nối tiếp (cột 1, 2).
 - GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 3: Bài yêu cầu gì ? 
- Hướng dẫn HS sử dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 7 để làm.
- Lệnh HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm (cột 1, 3).
2 +  = 7 7 -  = 1 .
- GV chấm, chữa bài. 
Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
 3 + 4  7 5 + 2  6
- Lệnh HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm (cột 1, 2).
- GV chấm, chữa bài.
Bài 5: Cho HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp vào vở.
III- Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: "Ai nhanh - Ai khéo.
- GV hướng dẫn cách chơi.
- Nhận xét chung giờ học.
ờ: Luyện làm tính ở nhà.
- 3 HS lên bảng làm.
7 - 2 = 5 6 - 6 = 0 7 - 4 = 3
- 1 số HS đọc.
* Tính:
- HS làm bài vào bảng con.
-
-
-
+
+
-
 7 2 4 7 7 7
 3 5 3 1 0 5
 4 7 7 6 7 2
* Tính:
- HS tính nhẩm và nêu kết quả.
 6 + 1 = 7 5 + 2 = 7
 1 + 6 = 7 2 + 5 = 7
 7 - 6 = 1 7 - 5 = 2
 7 - 1 = 6 7 - 2 = 5
* Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
 2 + 5 = 7 7 - 6 = 1
 7 - 3 = 4 7 - 4 = 3
 4 + 3 = 7 7 - 0 = 7
 * Điền dấu ( >, <, = ) thích hợp.
- Thực hiện phép tính ở vế trái trước rồi lấy kết quả tìm được so sánh với số bên phải để điền dấu.
3 + 4 = 7	 5 + 2 > 6
7 - 4 < 4 7 - 2 = 5
* HS thực hiện.
3 + 4 = 7
- HS thực hiện chơi theo nhóm.
============================================
 Buổi chiều:
Tiết 1 + 2: tiếng việt
Bài 54 : ung, ưng
A- Mục tiêu:
 - Đọc được: ung, ưng, bông súng, sừng hươu ; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối, đèo.
* GDMT: Giáo dục HS tình cảm yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
B- Đồ dùng dạy học:
 - Sách tiếng việt tập 1. Bộ ghép chữ tiếng việt.
 - Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: rặng dừa, vầng trăng, nâng niu.
- Đọc từ và câu ứng dụng.
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Dạy học vần: ung
- GV ghi bảng vần ung và đọc mẫu.
- Vần ung được tạo bởi mấy âm ?
- Hãy so sánh vần ung với âng ?
- Đánh vần: u - ngờ - ung.
- Lệnh HS ghép vần mới.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
3. Dạy tiếng khoá:
- GV ghi bảng: súng
- Hãy phân tích tiếng súng ?
- Đánh vần: sờ - ung - sung - sắc - súng .
- Tìm âm s và dấu sắc ghép với vần ung để tạo thành tiếng mới.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
4. Dạy từ khoá:
- Cho HS quan sát và hỏi: Tranh vẽ gì ?
H: Bông hoa súng nở trong hồ ao làm cho cảnh vật thiên nhiên như thế nào ?
- Ghi bảng và đọc mẫu: bông súng
- Cho HS đọc: ung, súng, bông súng.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
 ưng (Quy trình tương tự như vần ung).
* Giải lao giữa tiết
5. Đọc từ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng: cây sung, trung thư, củ gừng, vui mừng.
- Tìm và gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Cho HS đọc trơn tiếng, từ ứng dụng.
- GV giải thích 1 số từ và đọc mẫu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
6. Củng cố:
- Trò chơi: Đọc nhanh tiếng có vần mới.
- Nhận xét chung giờ học.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con. 
- 2 HS đọc.
- HS đọc theo GV: ung, ưng.
-Vần ung được tạo bởi 2 âm, âm u đứng trước, âm ng đứng sau.
- Giống: kết thúc bằng âm ng.
 Khác: Vần ung bắt đầu bằng u.
 - HS đánh vần nhóm, cá nhân, lớp.
- HS ghép vần ung.
- HS đọc trơn cá nhân.
- Tiếng súng có âm s đứng trước, vần ung đứng sau thêm dấu ( ựự) ..
- HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép tiếng súng.
- Tranh vẽ bông súng.
- Thêm đẹp đẽ.
- 4 HS đọc.
- HS đọc trơn cá nhân, nhóm, lớp.
* HS thực hiện.
* Múa hát tập thể
- HS đọc nhẩm.
- sung, trung, gừng, mừng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- 3, 4 HS đọc lại.
- Các nhóm cử đại diện lên đọc.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
7. Luyện tập:
+ Luyện đọc lại bài tiết 1 ở bảng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng.
- Cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- GV viết đoạn thơ ứng dụng lên bảng: 
 Không sơn mà đỏ
 Không gõ mà kêu
 Không khều mà rụng.
- Tìm và gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Yêu cầu HS đọc đoạn thơ ứng dụng.
- Khi đọc câu xong mỗi dòng thơ chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- GV đọc đoạn thơ ứng dụng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Yêu cầu HS thảo luận và giải câu đố.
+ Đọc bài trong SGK.
 * Giải lao giữa tiết
8. Luyện viết:
- GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Cho HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
- GV chấm 1 số bài viết và nhận xét.
9. Luyện nói theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối, đèo.
- Hãy đọc tên bài luyện nói.
+ Yêu cầu thảo luận nhóm đôi. 
+ Gợi ý: 
- Tranh vẽ gì ?
- Rừng thường có những gì ?
- Em thích những con vật nào có trong rừng?
- Em có biết thung lũng, suối, đèo ở đâu không ?
- Chúng ta có cần bảo vệ rừng không ?
III. Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Thi đọc tiếng, từ có vần ung, ưng.
- Cho HS đọc lại bài trên bảng.
- Nhận xét chung giờ học.
: Đọc lại bài. Xem trước bài 55.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Vẽ mặt trời, sấm sét, mưa.
- Cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc to.
- rụng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Ngắt hơi.
- 4 HS đọc lại.
- HS thảo luận N4 và giải câu đố.
- Không sơn mà đỏ: Ông mặt trời.
- Không gõ mà kêu: Sấm sét.
- Không khều mà rụng: Mưa.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
* Múa hát tập thể
- HS theo dõi và viết vào bảng con.
- HS viết trong vở theo HD.
- 2 HS đọc.
- HS thảo luận N2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
- Rừng, thung lũng, suối, đèo.
- HS nêu.
- HS chơi theo tổ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
---------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán: Ôn luyện
A- Mục tiêu:
 - Biết làm tính cộng, trừ trong phạm vi 7; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 - Làm bài tập 1, 2, 3, 4.
b- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài 
2- Hướng dẫn HS làm các BT sau:
Bài 1: Tính ?
 3 + 4 = 1 + 6 = 
 4 + 3 = 6 + 1 = 
 7 - 4 = 7 - 6 =
 7 - 3 = 7 - 1 =
- GV chấm và chữa bài.
Bài 2: Cho các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. Hãy chọn ra hai số rồi cộng lại để được:
Kết quả bằng 5.
Kết quả bằng 7
- GV hướng dẫn cách làm, lệnh HS làm bài vào vở.
- GV chấm và chữa bài.
Bài 3: Điền dấu (>, <, =) thích hợp.
3 + 4  2 +3 6 + 1  7 - 0
7 - 4  6 - 2 7 - 6  5 - 5
- Cho HS nêu cách làm.
- Lệnh HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. 
- GV chấm, chữa bài. 
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
 (
( ( 
( (
( (
- GV chấm, chữa bài. 
III. Củng cố dặn dò:
- Cho HS thi đọc thuộc bảng cộng vừa học.
- Nhận xét chung giờ học.
* HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
* HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
a) 0 và 5 vì : 0 + 5 = 5 b) 3 và 4 vì .
 1 và 4 vì : 1 + 4 = 5 2 và 5 vì .
 2 và 3 vì : 2 + 3 = 5
* HS nêu yêu cầu.
- 1 số HS nêu cách làm.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
* HS quan sát tranh, đặt đề toán rồi viết phép tính thích hợp vào vở.
- Có 4 điện thoại, thêm 3 điện thoại. Hỏi tất cả có mấy điện thoại ?
	4 + 3 = 7
=======================================================
Thứ sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Tập viết tuần 11
Nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, 
A- Mục tiêu: 
 - Viết đúng các chữ : nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây,  ; kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
B- Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ viết sãn các từ : nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, 
C- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết.
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Quan sát mẫu nhận xét.
- GV treo bảng phụ lên bảng: 
- Cho HS đọc chữ trong bảng phụ: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây,
- Cho HS phân tích chữ và nhận xét về độ cao các chữ . 
- GV theo dõi, nhận xét thêm.
3. Hướng dẫn và viết mẫu.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, 
- Lệnh cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
4. Hướng dẫn HS tập viết vào vở.
- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Lệnh cho HS viết bài vào vở.
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
- Nhắc nhở, chỉnh sửa cho những HS ngồi viết và cầm bút chưa đúng quy định (nếu có ).
- GV chấm 1 số bài, chữa lỗi sai phổ biến.
III. Củng cố - dặn dò:
- Thu số vở còn lại về nhà chấm.
+ Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Nhận xét chung giờ học, tuyên dương những HS viết đúng, đẹp
: Luyện viết trong vở ô li.
- Mỗi em viết 1 từ: thợ hàn, khâu áo.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- HS nhận xét và phân tích từng chữ.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi tập viết vào bảng con.
- 1 HS nêu.
- HS tập viết từng dòng theo hiệu lệnh.
- Các tổ cử đại diện lên chơi.
 ---------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập viết tuần 12
Con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, 
A- Mục tiêu:
 - Viết đúng các chữ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, ; kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở Tập viết , tập một.
B- Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ viết sãn các từ : con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng,
C- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết:
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 1 T13.doc