Giáo án an toàn giao thông lớp 1 - Nguyễn Thị Nga - Trường Tiểu Học Chiềng Khoong

I. Mục tiêu:

- HS nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn khi ở nhà, ở trường.

- Nhớ kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn và không an toàn.

- Tránh những nơi nguy hiểm , hành động nguy hiểm ở nhà, trường, trên đường.

- Chơi trò chơi: “An toàn ở những nơi an toàn”.

II. Nội dung an toàn giao thông

- Trẻ em phải nắm tay người lớn khi đi trên đường phố.

- Ô tô, xe máy và các loại xe đang chạy có thể gây nguy hiểm.

- Chơi, chạy dưới lòng đường, vỉa hè là rất nguy hiểm.

- Đi bộ qua đường nắm tay người lớn là an toàn các điều luật có liên quan: điều 30 khoản 1 luật an toàn giao thông.

III. Chuẩn bị:

 1/ Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ.

+ 2 em nhỏ đang chơi với búp bê

+ Một bức tranh 1 em nhỏ đang cầm kéo cắt thủ công, có một em đang cầm kéo doạ bạn

+ các em nhỏ đang chơi nhảy dây trên sân trường.

+ Một em nhỏ đang chạy xuống lòng đường để nhặt quả bóng

+ 2 em nhỏ nắm tay nhau đi qua đường.

+ một em nhỏ đi cùng người lớnd trên vỉa hè nhưng không nắm tay người lớn

+ cành cây gãy nhưng còn mắc trên cây , một em bé chạy ra gốc cây.

+ Mang đến lớp 2 túi xách tay.

 2/ Học sinh.

 + Sách ATGT.

IV. Các hoạt động dạy học

 

doc 9 trang Người đăng honganh Lượt xem 1583Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án an toàn giao thông lớp 1 - Nguyễn Thị Nga - Trường Tiểu Học Chiềng Khoong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: An toàn và nguy hiểm
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn khi ở nhà, ở trường.
- Nhớ kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn và không an toàn.
- Tránh những nơi nguy hiểm , hành động nguy hiểm ở nhà, trường, trên đường.
- Chơi trò chơi: “An toàn ở những nơi an toàn”.
II. Nội dung an toàn giao thông
- Trẻ em phải nắm tay người lớn khi đi trên đường phố.
- Ô tô, xe máy và các loại xe đang chạy có thể gây nguy hiểm.
- Chơi, chạy dưới lòng đường, vỉa hè là rất nguy hiểm.
- Đi bộ qua đường nắm tay người lớn là an toàn các điều luật có liên quan: điều 30 khoản 1 luật an toàn giao thông.
III. Chuẩn bị:
 1/ Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ.
+ 2 em nhỏ đang chơi với búp bê
+ Một bức tranh 1 em nhỏ đang cầm kéo cắt thủ công, có một em đang cầm kéo doạ bạn
+ các em nhỏ đang chơi nhảy dây trên sân trường.
+ Một em nhỏ đang chạy xuống lòng đường để nhặt quả bóng 
+ 2 em nhỏ nắm tay nhau đi qua đường.
+ một em nhỏ đi cùng người lớnd trên vỉa hè nhưng không nắm tay người lớn 
+ cành cây gãy nhưng còn mắc trên cây , một em bé chạy ra gốc cây.
+ Mang đến lớp 2 túi xách tay.
 2/ Học sinh.
	+ Sách ATGT.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
*Hoạt động 1: Nêu tình huống an toàn và không an toàn
+ Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh vẽ.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 2.
? Chỉ ra tình huống nào, đồ vật nào an toàn và nguy hiểm ?
- Gọi học sinh lên trình bày.
? Em chơi với búp bê đúng hay sai?
? Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau tay hay chảy máu không? 
=> Em và các bạn chơi với búp bê là đúng sẽ không bị làm sao cả. Như vậy là an toàn.
? Cầm kéo doạ nhau là đúng hay sai ?
? Có thể gặp nguy hiểm gì ?
? Em và các bạn có được cầm kéo doạ nhau không ?
=> Em cầm kéo cắt thủ công là đúng nhưng cầm kéo doạ nhau là sai vì có thể gây nguy hiểm, cho bạn.
=> Giải thích rõ cầm kéo để làm thủ công là đúng chỉ khi cầm kéo doạ bạn sẽ gây nguy hiểm cho bạn.
- Hỏi tương tự các tranh còn lại.
- Viết bảng theo 2 cột.
- Gọi học sinh nêu tên các tình huống theo 2 cột.
=> Kết luận: Ô tô xe máy chạy tytên đường phố, dùng kéo doạ nhau, trẻ em đi ộ qua đường không có người lớn dắt, đứng gần cây có cành bị gãy có thể làm cho ta bị đau, bị thương, như thế là không an toàn.
- Tránh những tình huống nguy hiểm nói trên là để đảm bảo an toàn cho mình và cho những người xung quanh
*Hoạt động 2: Kể chuyện.
+ Cách tiến hành 
- Giáo viên chia nhóm 
- Yêu cầu các bạn kể cho nhau nghe mình đã từng bị đau như thế nào.
- Gọi HS lên trình bày 
? Vật nào đã làm em đau?
? Lỗi đó do ai? Như thế có an toàn hay nguy hiểm?
? Em có thể tránh bị đau bằng cách nào?
=> Kết luận: Khi đi chơi ở nhà, ở trường hay lúc đi đường các em có thểgặp một số nguy hiểm . Để đảm bảo an toàn các em cần chú ý giữ an toàn khi đi hay sử dụng vật sắc nhọn...
*Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai.
- Giáo viên hướng dẫn HS chơi sắm vai từng cặp lên chơi 1 em đóng vai người lớn, 1 em đóng vai trẻ em.
- Nêu nhiệm vụ:
 + Cặp thứ nhất: Em đóng vai người lớn hai tay đề không sách túi, em kia nắm tay và đi lại trong lớp.
 + Cặp thứ 2: Em đóng vai người lớn xách túi ở 1 tay, em kia nắm tay vào tay không xách túi 2 em đi lại trong lớp.
 + Cặp thứ 3: Em đóng vai người lớn xách túi cả 2 tay em kia nắm vào vạt áo, 2 em đi lại trong lớp.
- Nếu có cặp nào thực hiện chưa đúng.
- Gọi học sinh nhận xét.
=> Kết luận: Khi đi đường các em phải mắm tay người lớn nếu tay người lớn bận xách thì em phải mắm vạt áo người lớn.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh trả lời.
- Chơi với búp bê là đúng.
- Không đau và không chảy máu.
- Là sai.
- Gây chảy máu.
- Không.
- Nêu các tình huống theo 2 cột.
An toàn
Không an toàn
- Kể cho bạn nghe.
- Lên trình bày.
=> Vật làm em bị đau: Dao, kéo, ...
=> Lỗi do em. Như thế là nguy hiểm
- Không chơi các đồ vật đó nữa hoặc phải cẩn thận khi dùng các vật đó.
- Học sinh thực hiện sắm vai theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
V. Củng cố.
- Để đảm bảo an toàn cho bản thân các em cần : 
+ Không chơi trò chơi nguy hiểm 
+ Không đi bộ một mình trên đường.
+ Không gần các xe máy . ô tô và có thể gây nguy hiểm cho các em.
+ Không chạy chơi dưới lòng đường
+ phải nắm tay người lớn khi đi trên đường .
****************************************************************************
Bài 2: Tỡm hiểu đường phố.
I. Mục tiờu
- Nhớ tờn đường phố gần trường học.
- Nờu đặc điểm của cỏc đường phố nay.
- Phõn biệt sự khỏc nhau giữa lũng đường và hố, hiểu lũng đường dành cho xe cộ đi lại cũn hố phố dành cho người đi bộ.
- Mụ tả con đường nơi em ở.
- Phõn biệt õm thanh trờn đường phố
- Quan sỏt và nhận biết hướng xe đi tới
- Khụng chơi trờn đường phố và lũng đường
II. Nội dung an toàn giao thụng:
- Một số đặc điểm của đường phố là: 
+ Đường phố cú tờn gọi.
+ Mặt đường trải nhựa hoặc bờ tụng.
+ Cú lũng đường dành cho xe cộ đi lại vỉa hố dành cho người đi bộ.
+ Đường phố cú đốn chiếu sỏng về ban đờm.
+ Khỏi niệm bờn trỏi bờn phải.
+ Cỏc điều luật cú liờn quan, điều 30 khoản 1, 2, 3, 4, 5.
III. Chuẩn bị:
 1.Giỏo viờn:
- Tranh ảnh đường phố 2 chiều, cú vỉa hố dành cho người đi bộ, cú đốn chiếu sỏng
- Tranh ảnh đường ngừ khụng cú vỉa hố cho người đi bộ ...
 2. Học sinh:
- Quan sỏt đường ở gần nhà
IV. Cỏc hoạt động dạy học
Hoạt động của giỏo viờn.
Hoạt động của học sinh.
*Hoạt động 1: Giới thiệu đường phố.
 1. Cỏch tiến hành.
- Giỏo viờn phỏt phiếu bài tập.
- Học sinh nhớ lại tờn và 1 số đặc điểm của đường phố mà cỏc em đó quan sỏt.
- Gọi 1 số HS lờn kể cho cả lớp nghe gần đường phố, gần nhà mà cỏc em đó quan sỏt
=> Gợi ý:
? Tờn đường phố là gỡ?
? Đường phố rộng hay hẹp?
? Con đường đú ớt người hay ớt xe đi lại?
? Cú những loại xe nào đi lại trờn đường ?
? Con đường đú cú vỉa hố khụng?
? Con đường đú cú đốn tớn hiệu khụng?
? Chơi đựa trờn đường phố cú được khụng?
 2. Kết luận:
- Mỗi đường phố đều cú tờn gọi, cú đường phố rộng, cú đường phố hẹp, cú đường phố đụng người qua lại, cú đường phố ớt xe, nhiều xe...
*Hoạt động 2: Quan sỏt tranh.
- Giỏo viờn treo tranh đường phố lờn bảng để HS quan sỏt.
? Đường phố trong ảnh là cỏc loại đường gỡ?
? Hai bờn đường em thấy cú những gỡ?
? Lũng đường rộng hay hẹp?
? Xe cộ đi từ phớa nào tới?
? Em hóy nhớ lại và phõn biệt õm thanh gỡ trờn đường phố mà em đó nghe thấy
? Tiếng xe cũi bỏo hiệu cho ta điều gỡ?
- Treo ảnh đường phố hẹp lờn bảng HS quan sỏt và đặt cõu hỏi:
=> Kết luận: Đường phố cú đặc trưng là: 2 bờn đường cú nhà ở, cửa hàng, cõy xanh, cú vỉa hố hay lũng đường trải nhựa bờ tụng cú đốn chiếu sỏng về ban đờm...
*Hoạt động 3: Vẽ tranh.
+ Cỏch tiến hành.
? Em thấy người đi bộ đi ở đõu?
? Cú những loại xe đi ở đõu?
? Vỡ sao cỏc loại xe khụng đi trờn vỉa hố?
- Hướng dẫn HS vẽ 1 đường phố, tụ màu vào tranh.
- GV treo tranh tụ đỳng, đẹp và nhận xột chung.
*Hoạt động 4: Trũ chơi: “Hỏi đường”.
- Đưa ra tranh ảnh đường phố, nhà cú số cho HS quan sỏt
? Biển đề tờn đường phố để làm gỡ?
+ Bạn rhứ nhất hỏi tờn đường phố, số nhà bạn thứ 2
+ Bạn thứ 2 cú nhiệm vụ kể lại cho cả lớp biết tờn đường phố, số nhà, đặc điểm đường phố 
- Cú thể làm đổi cho nhau.
=> Kết luận: cỏc em cần nhớ tờn đường phố và số nhà nơi em ở để biết đường về nhà hoặc hỏi thăm đường về nhà nếu bị lạc.
- Nhận phiếu bài tập.
- Nhớ và kể cho cả lớp nghe.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sỏt tranh.
=> Đường một chiều, hai chiều, đường cú đụng xe cộ, người đi lại...
- Cú nhà, cửa hàng, cõy cối...
- Lũng đường rộng.
- Cũi xe...
- Bỏo hiệu trỏnh đường để xe đi
- Học sinh quan sỏt.
- Trờn vỉa hố, bờn phải
- Dưới lũng đường
- Vỡ vỉa hố chỉ dành cho người đi bộ
- Học sinh vẽ tranh và tụ màu
- HS thảo luận hỏi đỏp về đường phố
V. Củng cố dặn dũ:
- Tổng kết nội dung bài
- Dặn dũ: Khi đi đường em nhớ quan sỏt tớn hiệu đốn giao thụng và cỏc biển bỏo hiệu để chuẩn bị cho bài sau.
****************************************************************************
Bài 3: Đèn tín hiệu giao thông.
I. Mục tiêu:
- Biết tác dụng, ý nghĩa của hiệu lệnh các tín hiệu đèn giao thông.
- Biết nơi có tín hiệu đèn giao thông.
- Có phản ứng nhanh, đúng với tín hiệu đèn giao thông.
- Xác định vị trí của đèn tín hiệu giao thông ở những phố giao nhau gần ngã ba, ngã tư.
- Đi theo đúng tín hiệu giao thông để đảm bảo an toàn.
II. Nội dung an toàn giao thông:
- Đèn tín hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông điều khiển các loại xe đi lại.
- Có 2 loại tín hiệu, đèn tín hiệu cho các xe, đèn tín hiệu cho người đi bộ.
- Tín hiệu đèn cho các loại xe có 3 màu: đỏ, xanh, vàng.
- Đèn tín hiệu cho người đi bộ có hình người màu đỏ, màu xanh.
- Đèn tín hiệu đặt gần đường giao nhau phía tay phải đi đường.
 III. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: 3 tấm bìa vẽ sẵn đèn xanh, đỏ, vàng loại dành cho các loại xe.
 1 tấm bìa có hình người dành cho người đi bộ.
2/ Học sinh: quan sát vị trí các cột đèn tín hiệu các loại đèn tín hiệu.
 IV. Các hoạt động chính:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
*Hoạt động 1: Giới thiệu đèn tín hiệu giao thông.
+ Cách tiến hành:
 C Bước 1: Giáo viên đàm thoại với HS theo các câu hỏi sau:
? Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở đâu?
? Tín hiệu đèn có mấy màu?
? Thứ tự các màu như thế nào?
- Nhận xét, sửa sai và bổ sung.
 C Bước 2: Giáo viên giơ các tấm bìa có vẽ đèn đỏ, vàng, xanh, 1 tấm có hình người màu đỏ, 1 tấm có hình người màu xanh và cho học sinh phân biệt:
? Loại đèn tín hiệu nào dành cho các loại xe?
? Loại đèn tín hiệu nào dành cho người đi bộ ?
- Nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 2: Quan sát tranh.
+ Cách tiến hành:
 C Bước 1: HS quan sát tranh 1 góc phố có đèn tín hiệu dành cho các loại xe đang bật xanh, đèn cho người đi bộ màu đỏ và màu xanh
 ? Tín hiệu dành cho các loại xe trong tranh có màu gì?
 ? Xe cộ khi đó dừng lại hay đi?
 ? Tín hiệu dành cho người đi bộ lúc đó bật màu gì?
 ? Người đi bộ dừng lại hay đi?
 C Bước 2: HS quan sát tranh 2 một góc phố tín hiệu đèn dành cho các loại xe đang đi màu đỏ, đèn dành cho người đi bộ màu xanh.
 ? Tín hiệu đèn giao thông khi đó màu gì?
 ? Hãy nhận xét từng loại đèn dành cho người đi bộ và đi xe? 
 ? Các loại xe và người đi bộ như thế nào?
 C Bước 3: Thảo luận.
 ? Đèn tín hiệu giao thông dùng để làm gì?
 ? Khi gặp đèn đỏ thì các loại xe và người đi bộ phải làm gì?
 ? Khi đèn tín hiệu màu xanh bật lên thì sao?
 ? Tín hiệu đèn vàng bật sáng để làm gì?
 C Bước 4: Kết luận:
- Tín hiệu là hiệu lệnh, chỉ huy GT điều khiển các loại xe và người đi lại trên đường.
- Khi tín hiệu đèn xanh bật lên thì tất cả các phương tiện được phép đi, khi có tín hiệu đèn đỏ thì tất cả các phương tiện, người đi lại đều phải dừng lại.
- Tín hiệu đèn vàng bật lên để báo hiệu chuẩn bị dừng xe và chuẩn bị đi.
*Hoạt động 3: Trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”.
+ Cách tiến hành.
 C Bước 1: HS trả lời câu hỏi
? Khi gặp tín hiệu đèn đỏ xe và người đi bộ phải làm gì?
? Điều gì có thể xảy ra nếu không đi theo tín hiệu đèn
 C Bước 2: GV phổ biến cách chơi: Khi GV hô “tín hiệu đèn xanh” HS quay lại 2 tay xung quanh nhau như xe cộ đang đi lại trên đường. 
khi GV hô: “Tín hiệu đèn vàng” 2 tay quanh xe cộ giảm tốc độ khi gặp đèn vàng.
- Giáo viên hô: “đèn đỏ” tất cảc phương tiện dừng lại không được quay ltay cũng như khi gặp tín hiệu đèn đỏ các phương tiện đều dừng.
 C Bước 3: HS chơi theo hiệu lệnh của GV
*Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Đợi quan sát và đi”.
+ Cách tiến hành:
 C Bước 1: GV phổ biến cách chơi
- Cho 1 số HS lên bảng làm quản trò cả lớp đứng chạy tại chỗ.
- Khi HS giơ tấm bìa có hình người đứng màu đỏ cả lớp sẽ ngồi xuống ghế và hô “hãy đợi”.
- Khi HS giơ tấm bìa có hình người đi màu xanh, cả lớp sữ đứng lên nhìn sang 2 bên như đang quan sát 2 phía và hô “đi”.
- Quan sát 2 phía và đi
 C Bước 2: HS chơi.
- Những em làm sai sẽ phải nhảy lò cò.
=> Kết luận: Mọi người và các phương tiện đi lại trên đường cần phải theo tín hiệu đèn để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
V. Củng cố: (4').
- Học sinh nhắc lại bài học.
- có 2 loại đèn tín hiệu giao thông, đèn tínhiệu dành cho người đi bộ, các phương tiện xe cộ đi lại trên đường ...
- Các em chú ý quan sát đường phố quanh nhà và tìm nơi đi bộ an toàn.
=> ở ngã ba, ngã tư đường giao nhau.
=> Có 3 màu.
=> Đỏ, vàng, xanh.
- Nhận xét, sửa sai.
- Học sinh quan sát.
=> Đèn tròn có 3 màu
=> Đèn đỏ và xanh có hình người đi
- Nhận xét, sửa sai.
- Học sinh quan sát.
- Màu xanh.
- Đi.
- Màu đỏ.
- Dừng lại.
- Học sinh quan sát tranh.
- Màu đỏ
- Người đi bộ màu xanh, xe cộ thì đền lúc đó màu đỏ.
- Xe dừng lại còn người đi bộ được đi.
- Để mọi người đi theo tín hiệu giao thông.
- Dừng lại
- Được đi.
- Chuẩn bị dừng lại hoặc chuẩn bị đi.
- Dừng lại.
- Gặp tai nạn.
- HS chơi
- HS chơi
****************************************************************************
Bài 4: Đi bộ an toàn trên đường.
I. Mục tiêu:
- Biết những qui định về an toàn khi đi bộ an toàn khi đi bộ trên đường phố
- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.
- Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.
- Xác định được những nơưi an toàn để chơi và đi bộ.
- Biết chọn cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường đi.
- Chấp hành tốt qui định về an toàn khi đi bộ trên đường phố.
II. Chuẩn bị:
- Bộ sa bàn về nút giao thông có hình các phương tiện ô tô, xe đạp, xe máy...
III. Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Trò chơi đi trên sa bàn.
- Giáo viên giới thiệu: Để đảm bảo an toàn phòng tránh các TNGT khi đi bộ trên đường phố mọi người cần phải tuân thue những qui định sau: 
+ Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.
+ Không đi hoặc chơi đùa dưới lòng đường
+ Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn.
+ Khi đi bộ qua đường cần nắm tay người lớn
+ Tiến hành hoạt động.
- Cho học sinh quan sát sa bàn thể hiện 1 ngã tư đường phố.
- Mỗi nhóm 3 HS đến bên sa bàn giao cho mỗi em phụ trách 1 phương tiện giao thông.
*Hoạt động 2: Học sinh thực hành trên sa bàn:
- HS tham gia đặt các hình người lớn, trẻ em , ô tô, xe máy, vào đúng các vị trí an toàn.
? Ô tô xe máy, xe đạp đi ở đâu? (dưới lòng đường)
? Khi đi bộ trên đường phố mọi người đi ở đâu? (vỉa hè, bên phải, đi sát mép đường).
? Trẻ em có được chơi đùa, đi bộ dưới lòng đường không? (Không)
? Người lớn và trẻ em cần phải qua đường ở chỗ nào? (nơi có vạch đi bộ qua đường).
? Trẻ em qua đường cần phải làm gì? (nắm tay người lớn).
*Hoạt động 3: Trò chơi đóng vai.
- Giáo viên chọn vị trí trên sân kẻ một số vạch trên sân để chia thành đường đi và 2 vỉa hè.
- Yêu cầu 1 số HS đứng làm người bán hàng hay dựng xe máy trên vỉa hè gây cản trở cho việc đi lại, 2 HS nắm tay nhau và đi bộ trên vỉa hè bị lấn chiếm (1 HS đóng làm người lớn).
- HS thảo luận: làm thế nào để người lớn và bạn nhỏ đó có thể đi bộ trên vỉa hè đã bị lấn chiếm.
=> Kết luận: Nếu vỉa hè có vật cản không đi được thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường nhưng cần đi sát vỉa hè hoặc nhờ người lớn dắt qua khu vực đó.
*Hoạt động 3: Tổng kết.
- Chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm thảo luận và trả lời:
? Khi đi bộ trên đường phố cần đi ở đâu để đảm bảo an toàn?
? Trẻ em đi bộ, chơi đuà dưới lòng đường sẽ nguy hiểm như thế nào?
? Khi đi qua đường trẻ em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn ?
? Khi đi bộ trên vỉa hè gặp các vật cản các em chọn cách đi nào cho an toàn?
- Giáo viên nhận xét và nhắc lại cho học sinh ghi nhớ.
IV. Củng cố dặn dò: (3’).
- Nhận xét giờ học.
****************************************************************************
Bài 5: Đi bộ và qua đường an toàn.
I. Mục tiêu
- Nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường.
- Nhận biết vạch đi bộ qua đường là nối đi dành cho người đi bộ khi qua đường.
- Nhận biết tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô xe máy...
- Biết nắm tay người lớn khi qua đường.
- Biết quan sát hướng đi của các loại xe trên đường.
- Chỉ qua đường khi có người lớn dắt tay và qua đường nơi có vạch đi bộ qua đường.
II. Chuẩn bị 
- Vẽ trên sân trường để HS thực hành.
III. Các hoạt động chính.
*Hoạt động 1: Quan sát đường phố.
- Chia lớp thành 3 nhóm, các em xếp hàng ngay ngắn nắm tay nhau quan sát hình vẽ trên sân
? Đường phố rộng hay hẹp?
? đường phố có vỉa hè không?
? Em thấy người đi bộ đi ở đâu?
? các loại xe chạy ở đâu?
? Em có thể nghe thấy tiếng động nào?
? Em có nhìn thấy tín hiệu hay vạch đi bộ qua đường nào không? 
? Đèn tín hiệu, vạch đi bộ qua đường ở đâu?
=> Kết luận:
- Khi đi qua đường phố có nhiều người và các loại xe đi lại để đảm bảo an toàn các em cần:
+ Không đi một mình mà phải đi cùng với người lớn.
+ Phải nắm tay người lớn khi đi qua đường.
+ Phải đi trên vỉa hè không đi dưới lòng đường.
+ Nhìn tín hiệu giao thông, quan sát xe cộ cẩn thận trước khi qua đường.
+ Nếu có vạch đi bộ qua đường khi đi qua đường phải đi ở nơi có vạch đi bộ qua đường.
+ Không chơi đùa dưới lòng đường.
=> Kết luận: Đi bộ và qua đường phải an toàn
*Hoạt động 2: Thực hành đi qua đường.
- Chia nhóm 2 em 1 em đóng vai người lớn một em đóng vai trẻ em dắt tay nhau đi qua đường .
- Cho 1 vài cặp lần lượt đi qua đường (ở sân trường).
=> Kết luận: Chúng ta cần làm những qui định khi đi qua đường.
IV. Củng cố dặn dò: (3’)
- Nhận xét đánh giá giờ học
- Chuẩn bị bài sau.
****************************************************************************
Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy.
I. Mục tiêu
- Biết những qui định về an toàn khi ngồi trên xe đạp xe máy.
- Biết cách sử dụng các thiết bị an toàn đơn giản (đội mũ bảo hiểm).
- Biết sự cần thiết của các hành vi an toàn khi đi xe đạp, xe máy.
- Thực hiện đúng trình tự an toàn khi lên xuống và đi xe đạp, xe máy.
- Biết cách đội mũ bảo hiểm.
- Có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi lên xuống xe.
- Biết bám chặt người ngồi đằng trước.
II. Chuẩn bị:
- Đọc lại bài học có các điều luật an toàn khi đi xe đạp xe máy, cách đội mũ bảo hiểm.
- Học sinh: Đội mũ bảo hiểm.
III. Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Giới thiệu cách ngồi an toàn khi đi xe đạp xe máy.
? Hàng ngày đến trường các em đi bằng phương tiện gì?
- Học sinh xem tranh và trả lời câu hỏi
? Ngồi trên xe máy có đội mũ không? Đội mũ gì? Tại sao phải đội mũ bảo hiểm?
? Bạn nhỏ ngồi trên xe máy như thế nào? Ngồi đúng hay sai?
? Nếu ngồi trên xe máy em sẽ ngồi như thế nào? 
? Tại sao đội mũ bảo hiểm là cần thiết? (BV đầu trong trường hợp bị va quyệt, bị ngã...) 
=> Kết luận: Nếu không đội mũ bảo hiểm khi ngã, va quyệt... sẽ bị ảnh hưởng đến đầu mà phần đầu là rất quan trọng của cơ thể.
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh cảnh ngồi trên xe máy.
- HS nhận xét trường hợp đúng sai.
=> Kết luận: Để đảm bảo an toàn phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi an toàn trên xe máy. Hai tay phải bám chặt vào người ngồi đằng trước. Quan sát cẩn thận trước khi lên xuống xe.
*Hoạt động 2: Thực hành trình tự lên xuống xe máy.
- Chọn vị trí ở sân trường và sử dụng xe đạp xe máy thật để hướng dẫn HS thứ tự các động tác an toàn khi lên xuống và ngồi xe.
- Giáo viên ngồi trên xe máy, gọi 1 HS đến thực hành ngồi lên xe.
=> Kết luận: Lên xe đạp, xe máy theo đúng trật tự an toàn.
*Hoạt động 3: Thực hành đội mũ bảo hiểm.
- Làm mẫu cách đội mũ bảo hiểm đúng thao tác.
- Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu.
- Chia 3 em một nhóm để thực hành.
- Học sinh thực hành.
=> Kết luận: Thực hiện đúng 4 bước:
+ Phân biệt phía trước và sau mũ.
+ Đội mũ ngay ngắn vành mũ sát bên lông mày.
+ Kéo 2 nút điều chỉnh dây mũ nằm sát dưới tai sao cho dây mũ sát 2 bên má.
+ Cài khoá mũ, dây kéo vừa khít vào cổ.
IV. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
-------------------- —ả– --------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docAN TOAN GIAO THONG LOP 1.doc