Đề thi kiểm tra cuối học kì I năm học 2012 - 2013 môn: tiếng Việt (đọc) lớp 4

A. Bài kiểm tra đọc ( 10 điểm )

I. Đọc thành tiếng : (5 điểm)

* Học sinh bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi trong các bài sau :

* Bài : Ông Trạng thả diều – trang 104

Câu 1: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.

TL: Nguyền Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường, có thể thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

TL: Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu. Dù mưa gió thế nào, chú cũng đúng ngoài lớp nghe giảng nhờ.Tối đến, đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.Sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

* Bài : Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi – trang 115

 Câu 1 : Trước khi mở công ti vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?

 TL: Đầu tiên, anh làm thư kí cho một hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ

 

doc 5 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1233Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra cuối học kì I năm học 2012 - 2013 môn: tiếng Việt (đọc) lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học 2012-2013
MÔN: TIẾNG VIỆT ( ĐỌC)
LỚP 4
A. Bài kiểm tra đọc ( 10 điểm )
I. Đọc thành tiếng : (5 điểm)
* Học sinh bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi trong các bài sau :
* Bài : Ông Trạng thả diều – trang 104
Câu 1: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
TL: Nguyền Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường, có thể thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
TL: Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu. Dù mưa gió thế nào, chú cũng đúng ngoài lớp nghe giảng nhờ.Tối đến, đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.Sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
* Bài : Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi – trang 115
	Câu 1 : Trước khi mở công ti vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
	TL: Đầu tiên, anh làm thư kí cho một hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ 
	Câu 2 : Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ?
	TL: Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt : cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “ Người ta phải đi tàu ta ”. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người hoa, người pháp phải bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kỹ sư trông nom.
	Câu 3 : Em hiểu thế nào là “ một bậc anh hùng kinh tế ” ?
	TL: Là bậc anh hùng nhưng không phải trên chiến trường mà trên thương trường./ là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh./ là người giành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.
*Bài: Văn hay chữ tốt _ Trang 129
Câu 1: Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
TL: Vì chữ viết ông rất xấu dù ông viết văn hay.
Câu 2: Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?
TL: Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
Câu 3: Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
TL: Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ,mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu..
* Bài: Cánh diều tuổi thơ_ trang 146
Câu 1:Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
TL: Cánh diều mềm mại như cánh bướm./ Trên diều có nhiêu loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè.Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Câu 2: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?
TL: Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
Câu 3: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
TL: Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy trong lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng./ Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi! Bay đi!
*Bài: Kéo co - trang 155
Câu 1: Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
TL: Là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo ngã đối phương về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng.
Câu 2: Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
TL: Hội làng Hữu Trấp thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có khi bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo của người xem hội.
Câu 3: Cách chơi ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
TL: Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.
*Bài : Rất nhiều mặt trăng - trang 163
Câu 1: Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
TL: Cô công chúa muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi bệnh nếu có được mặt trăng.
Câu 2: Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của cô công chúa?
TL: Họ nói : đòi hỏi đó không thể thực hiện được.
Câu 3: Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
TL: Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ thế nào về mặt trăng đã./ Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.
II. Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )
	Bài đọc : Kéo co
Trường TH Bình Hòa Đông 
Lớp : 4 .
Họ và tên .............
ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
 	MÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỌC )
	 	THỜI GIAN : 30 PHÚT
	 	 	NGÀY THI : / . / 2012
Điểm toàn bài 
Điểm đọc
Điểm đọc thầm và làm bài tập
Nhận xét và chữ ký giáo viên
Kéo co
	Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
	Kéo co phải đủ 3 keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
	Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
	Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
	Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc. 
	Theo Toàn Ánh
Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
Câu 1 : Trò chơi kéo co thể hiện điều gì ?
	A	Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần dũng cảm của dân ta. 
	B	Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta.
	C	Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần cần cù của dân ta.
	D	Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân ta.
Câu 2: Ai là tác giả của bài “ Kéo co”?
	A	Xuân Quỳnh.
	B	Tạ Duy Anh
	C	Nguyễn Quang Sáng.
	D	Toàn Ánh
Câu 3 : Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
	A	Kéo co giữa trai tráng các làng.
	B	Kéo co giữa trai tráng hai làng.
	C	Kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng.
Câu 4 : Cách chơi kéo co như thế nào ?
	A	Kéo co phải đủ hai hiệp. Bên nào kéo được đối phương ngả về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
	B	Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngả về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
	C	Kéo co phải đủ bốn keo. Bên nào kéo được đối phương ngả về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
Câu 5 : Trò chơi kéo co là trò chơi :
	A	Rèn luyện sức khỏe.
	B	Rèn luyện sự khéo léo.
	C	Rèn luyện trí tuệ.
Câu 6 : trò chơi cờ tướng là trò chơi :
	A	Rèn luyện sức mạnh.
	B	Rèn luyện sự khéo léo.
	C	Rèn luyện trí tuệ.
Câu 7 : Thành ngữ nào có nghĩa làm một việc nguy hiểm :
	A	Chơi với lửa.
	B	Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
	C	Chơi diều đứt dây.
	D	Chơi dao có ngày đứt tay.
Câu 8 : Thành ngữ nào có nghĩa liều lĩnh ắt gặp tai họa ?
	A	Chơi diều đứt tay.
	B	Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
	C	 Chơi dao có ngày đứt tay.
Trường TH Bình Hòa Đông
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM
MÔN : TIẾNG VIỆT ( ĐỌC )
LỚP 4
A. Bài kiểm tra đọc ( 10 điểm)
	I) Đọc thành tiếng 5 điểm 
	Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
- GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau : 
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm .
( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm ; đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm )
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm .
( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm ; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm )
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm 
( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm ; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm )
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm .
( Đọc quá 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm ; đọc quá 2 phút : 0 điểm )
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm 
( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm )
II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm )
Đáp án trắc nghiệm :
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Khoanh tròn 
B
D
C
B
A
C
B
C
 Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
1

Tài liệu đính kèm:

  • docDTCHKI tiengviet doc lop 4.doc