Đề tài : Ứng dụng phương pháp vẽ sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 1

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài.

3. Phương pháp nghiên cứu.

4. Tóm tắt nội dung đề tài.

PHẦN II : NỘI DUNG

ChươngI : Những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học

1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học.

2. Đổi mới Phương pháp dạy học ở bậc tiểu học như thế nào?

3. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực là như thế nào?

4. Một số hình thức tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập toán theo hướng đổi mới Phương pháp dạy học ?

ChươngII : Dạy học các bước trong quá trình dạy ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để dạy giải toán ở tiểu học

A/.Thế nào là toán đơn , toán hợp .

B/.Làm thế nào để hướng dẫn học sinh giải một toán có lời văn ?

C/.Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn :

1/.Khái niệm về sơ đồ đoạn thẳng

2/.Các dạng sơ đồ đoạn thẳng

3/.Giới thiệu cách tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

4/.Thế nào là ba phần của một bài toán.

D/.Tổ chức dạy học giải toán đơn gồm những nội dung gì ?

Chương III : Sơ lược về Chương trình sách giáo khoa toán lớp một.

1. Mục tiêu chung của chương trình toán lớp một.

2. Vị trí , mục đích, yêu cầu của việc dạy học giải toán ở lớp 1.

Chương IV :

1. Đối với giáo viên 2. Đối với học sinh

Chương V : Thực nghiệm

1. Mục đích thực nghiệm. 2. Cách tổ chức thực nghiệm

3. Nơi thực nghiệm. 4. Kết quả thực nghiệm

PHẦN III : KẾT LUẬN

 

doc 37 trang Người đăng honganh Lượt xem 4065Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài : Ứng dụng phương pháp vẽ sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc bằng lời , 
3/.Lập kế hoạch giải toán :
-Suy nghĩ xem, để trả lời câu hỏi của bài toán, cần biết gì, phải thực hiện phép tính gì ? 
-Suy nghĩ xem từ các số đã cho và điều kiện của bài toán, có thể biết gì, có thể tính gì, phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi của bài toán không 
-Trên cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải bài toán
4/.Thực hiện các phép tính theo trình tự đã thiết lập kế hoạch để viết bài giải :
-Sau mỗi bước giải, cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa, viết câu lời giải đã hợp lý chưa ?
-Giải xong bài toán phải thử xem đáp số tìm ra có thể trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không ?
*Ví dụ minh hoạ :
Xem đề toán lớp 1 sau : Lan hái được 20 bông hoa. Mai hái được 10 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhêu bông hoa ?
	-Bước 1 : Đọc kỹ đề toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm.
	+Ở đây bài toán cho hai điều kiện :
Lan hái 20 bông hoa
Mai hái 10 bông hoa.
+Bài toán hỏi : Cả hai bạn hái bao nhiêu bông hoa ?
-Bước 2 : Viết tóm tắt đề toán
Ở bài toán này có thể dùng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt.
Tóm tắt bài toán :
	 20 bông hoa
Lan	
	10bông hoa	? bông hoa	
	Mai	
+Đoạn thẳng thứ nhất chỉ số bông hoa của Lan hái : 20 bông hoa.
+Đoạn thẳng thứ nhất chỉ số bông hoa của Mai hái : 10 bông hoa.
+Để mô tả câu hỏi của bài toán, ta vẽ dấu ngoặc móc ôm lấy cả hai đoạn thẳng “ Lan “ và “ Mai “ kèm theo dấu “ ? “ ngụ ý phải tìm xem cả hai bạn hía được bao nhiêu bông hoa ?
	-Bước 3 :Lập kế hoạch giải toán :
Ta cho hocï sinh phân tích bài toán để tìm cách giải. Có thể làm theo 4 trình tự như sau :
	1).Bài toán hỏi gì ? ( Số bông hoa của hai bạn ).
	2).Muốn biết bông hoa của hai bạn, ta làm thế nào ? ( lấy số bông hoa của Lan cộng với số bông hoa của bạn Mai ).
	3).Số bông hoa của Lan biết chưa ? ( biết rồi : 20 bông hoa ).
	4).Số bông hoa của Mai biết chưa ? ( biết rồi : 10 bông hoa ).
	Từ đó ta có thể diễn tả quá trình này bằng một sơ đồ, ví dụ :
Hai bạn
Lan + Mai
-Bước 4 : Thực hiện các bước tính để viết lời giải :
Giải :
Số bông hoa của hai bạn là : 
	20 + 10 = 30 (bông hoa)
	Đáp số : 30 bông hoa
Khi làm xong mỗi phép tính ta có thể thử lại để xem đã chắc đúng chưa ? 
Ví dụ :
	Ta thử lại : 20 = 2 chục ; 10 = 1 chục
	Xem : 2 chục + 1chục có bằng 3 chục không ?
C/. Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn:
1/.Khái niệm về Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng :
-Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng là một phương pháp giải toán ở tiểu học, trong đó, mối quan hệ trong các đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm trong bài toán được biểu diễn bởi các đoạn thẳng.
-Việc lựa chọn độ dài của các đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng và sắp thứ tự của các đọan thẳng trong sơ đồ hợp lý sẽ giúp cho học sinh đi đến lời giải một cách tường minh.
Có thể nói dùng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải toán ở tiểu học là rất cần thiết vì nó ứng dụng để giải nhiều dạng toán khác nhau, chẳng hạn : các bài toán đơn, các bài toán hợp và một số dạng toán có văn điển hình.
2/.Các dạng sơ đồ đoạn thẳng :
Căn cứ vào yêu cầu của nội dung bài toán ta thể hiện cấu trúc sơ đồ đoạn thẳng trong lời giải của bài toán, ta có thể phân chia các bài toán dạng này thành các mẫu dưới đây :
*Sơ đồ có dạng :
	Số gà nhà An	 18 con 
	 5 con
Số gà nhà Hùng	 
	 	? con
*Sơ đồ có dạng :
	22 học sinh
	Nam |	 	|	
	18 học sinh	? học sinh
	Nữ |	 |
*Sơ đồ có dạng :
Ở lớp 1 , 2, 3 , sơ đồ đoạn thẳng được coi là phương tiện cần thiết để dẫn dắt học sinh đi đến lời giải của bài toán. Song ở lớp 4 và lớp 5 khi giải toán đơn với một phép tính ta có thể bỏ qua bước tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
3/.Giới thiệu cách tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng :
Dùng sơ đồ, hình vẽ, ngôn ngữ, ký hiệu ngắn gọn để tóm tắt đề toán là cách tốt nhất để diễn tả một cách trực quan các dữ kiện, các ẩn số, và các điều kiện của bài toán, giúp ta lược bỏ những cái không cần thiết để tập trung vào bản chất của toán học của đề toán. Chính nhờ thế , chúng ta có thể nhìn thấy được tổng quát toàn bộ bài toán để tìm ra sự liên hệ giữa các đại lượng trong đề toán. Điều này giúp học sinh nhận rõ nội dung của bài toán, gợi ý con đường suy nghĩ để đi đến cách giải thích hợp.
 Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng là cách thường dùng nhất hiện nay. Trong cách tóm tắt này, người ta dùng các đoạn thẳng để biểu thị các số đã cho, các số phải tìm, các quan hệ toán học trong đề toán.
Ta có một số tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng với nhiều cách biểu thị một số quan hệ toán học như sau :
a/.Bài toán hơn ( kém ) nhau một số đơn vị : 
Ví dụ : “Số b hơn số a 3 đơn vị “ hay “ số a kém hơn số b 3 đơn vị
Ta cóù thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng như sau :
Số a : 	 3
 a 3 a 
 b b 
b/.Bài toán gấp ( kém) nhau một số lần :
Ví dụ : “ số b gấp 3 lần số a “ hay “ số a kém 3 lần số b “
Ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng như sau :
	 a a
	 b b 
c/.Bài toán tính tổng :
	Ví dụ : tổng của hai số a và b là một số S nào đó ta có thể dùng dấu móc để thể hiện theo sơ đồ sau :
	a
	S	b
	d/.Bài toán tính hiệu :
	Ví dụ : Để nói rằng hiệu của số a và số b là một số d nào đó, ta có thể tóm tắt sơ đồ đoạn thẳng như sau :
	a 	
	 d
	b 	
	e/.Bài toán nói về số a bằng số b ta có thể dùng sơ đồ tóm tắt như sau 
	a 
	b	
	Ngoài ra còn rất nhiều cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng , nhưng ở đây đề tài nghiên cứu mà đối tượng làø học sinh lớp 1 lần đầu được làm quen với loại toán này loại giải toán có lời văn, từ tiết 1 đến tiết tiết 80 học sinh lớp 1 đã làm quen với dạng toán này nhưng qua hình thức trợ giúp hình ảnh rồi điền phép tính ( tức bài toán chưa dùng lời văn chỉ dùng hình ảnh trực quan để minh hoạ cho bài toán).
	Ví dụ :
 -Viết phép tính thích hợp :
	 	 õõõ õõõõ 	
3
4
=
7
-Viết phép tính thích hợp :
	Có	: 10 quả bóng	Có	: 5 quả
	Cho	: 3 quả bóng	Thêm	: 3 quả	
	Còn	: .. quả bóng ?	Có tất cả	: . . . quả ?
Hoặc từ tiết 81 trở về sau việc tóm tắt được nâng cao như nhìn hình vẽ để thành bài toán, dùng sơ đồ đoạn thẳng để dựa vào ghi tóm tắt và ghi bài giải .
	Ví dụ 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán :
 ưưư 	õõõ
	ư	 õõ
	Bài toán : Có . . . . con chó. Có thêm. . . . . con chó đang chạy tới. Hỏi có tất cả có bao nhiêu con chó ?
	*Ví dụ 2 : Có 7 bạn học sinh, trong đó có 3 bạn nữ. Hỏi có bao nhiêu bạn nam ?
	€€€€
	Tóm tắt :	Bài giải
	Có	 : . . . . bạn.	.
	Nữ có : . . . . bạn.	.
	Nam có : . . . . bạn?	.
	*Ví dụ 3 : Dùng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt bài toán ( thông thường các bài toán tính độ dài của đoạn thẳng để kết hợp đo độ dài )
	*Đoạn thẳng AB dài 3cm và đoạn thẳng BC dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy xăngtimet ?
	3cm	 6cm
	 ? cm	
4/.Thế nào là ba phần của một bài toán ?
Ở tiểu học các bài toán gồm có hai phần cơ bản là : những dữ kiện và ẩn số ( đối với các bài toán đơn), hoặc coi bài toán gồm có ba phần cơ bản ( đối với bài toán hợp )gồm những dữ kiện, ấn số và các điều kiện.
Giáo viên dạy lớp 1 cũng cần tìm hiểu thêm cách giải bài toán hợp và cách dùng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt bài toán nhằm nâng cao hiểu biết về phương pháp sơ đồ đoạn thẳng khi dạy học toán, như sau :
Ba thành phần cơ bản của một bài toán
	-Các dữ kiện
	-Các ẩn số
	-Các điều kiện
Từ ba phần cơ bản trên , ta thấy :
-Những dữ kiện là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài.
-Những ẩn số là những cái chưa biết mà ta cần phải tìm.
-Những điều kiện là mối quan hệ ( toán học ) đã cho giữa các dữ kiện và ẩn số.
	Ví dụ : (loại toán hợp)
	Trong vườn có 36 cây cam và một số cây quýt ít số cây cam 12 cây. Hỏi trong vườn có mấy cây quýt ?
	Tóm tắt :
	 36 cây
	Cam	
	 ? cây
	Quýt	
*Nhận xét :
	1/.Nhìn tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng , ta thấy trong bài toán có :
+Số cây cam thể hiện 3 đoạn thẳng bằng nhau.
+Số cây quýt thể hiện bằng 1 đoanï thẳng ( bằng đoạn thẳng của cây cam).
Từ sơ đồ trên ta có :
-Dữ kiện : hai dữ kiện là 36 cây cam ( được biểu thị bằng 3 đoạn thẳng ) và 3 lần ( thể hiện cây quýt ít hơn cây cam 3 lần ).
	-Aån số của bài toán là tổng số cây cam và quýt.
	-Những điều kiện : Trong bài toán lại có hai mối quan hệ là :
	+Số cây quýt kém số cây cam một số lần ( gấp, kém nhau một số lần ) thể hiện bằng 1 đoạn thẳng.
	+Tổng số cây hơn số cây quýt một số đơn vị ( hơn kém nhau một số đơn vị ).
2/.Để cụ thể ta xem giữa ba thành phần của một bài ví vụ trên và bài giải có liên quan thế nào ?
Lời giải
	Số cây quýt là :
	36 : 3 = 12 ( cây quýt )	( I )
	Số cây cam và quýt là :
+ 36 = 48 ( cây )	( II )
Đáp số : 48 cây cam và quýt.
-Các thành phần ( 36 và 3 ) trong phép tính giải ( I ) chính là dữ kiện của bài toán. Do đó các dữ kiện của bài toán chi phối các thành phần của phép tính ( I ).
-Dấu chia ( : ) trong phép tính ( I ) biểu thị mối quan hệ gấp, kém nhau một số lần trong đầu bài. Do đó các điều kiện của bài toán chi phối việc chọn các (dấu) phép tính ( I ).
-Kết quả ( 12 cây ) của phép tính giải ( I ) vừa là cái phải tìm trung gian trong bước giải ( I ) lại vừa là dữ kiện ( mới bổ sung ) của bước giải ( II ).
-Số 36 trong phép tính giải ( II ) là một dữ kiện của bài toán.
-Dấu “ + “ trong phép tính giải ( II ) tương ứng với quan hệ hơn kém nhau một số đơn vị trong đầu bài.
-Kết quả của phép tính giải II ( tức là phép tính giải cuối cùng là phép cộng ) là cái phải tìm cuối cùng ( hay ẩn số của bài toán ).
Do đó ta có thể nêu lên một cách tóm tắt là :
-Các dữ kiện của bài toán ( kể cả dữ kiện mới được bổ sung sau mỗi phép tính giải ) của bài toán chi phối việc chọn dấu phép tính giải.
-Các điều kiện của bài toán chi phối việc chọn dấu phép tính giải.
-Những cái phải tìm chính là kết quả các phép tính giải ( tức là bao gồm những cái phải tìm trung gian và cái phải tìm cuối cùng “ ẩn số “ ).
Như vậy việc thấu hiểu ba thành phần của bài toán sẽ giúp ta lựa chọn các phép tính giải được thuận lợi hơn.	
D/.Tổ chức dạy học giải các bài toán đơn gồm những nội dung gì?
Dạy học giải toán dơn là giúp học học sinh tự mình tìm hiểu mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán mà thiết lập được các phép tính số học tương ứng, phù hợp.
Bài toán đơn ở tiểu học được chia làm 5 nhóm sau :
+Nhóm 1 : gồm những bài toán đơn thể hiện ý nghĩa cụ thể của phép tính số học :
-Tìm tổng của hai số.
-Tìm hiệu còn lại.
-Tìm tổng các số hạng giống nhau.
-Phép chia theo nhóm.
+Nhóm 2 : gồm những bài toán đơn thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả của phép tính số học.
	-Tìm số hạng chưa biết, khi biết tổng và số hạng còn lại.
	-Tìm số bị trừ chưa biết khi biết hiệu và số trừ.
	-Tìm số trừ khi biết hiệu và số bị trừ.
	-Tìm một thừa số chưa biết, khi biết tích và thừa số còn lại.
	-Tìm số bị chia chưa biết khi biết thương và số chia.
	-Tìm số chi khi biết thương và số bị chia.
+Nhóm 3 : Gồm những bài toán đơn phát triển thêm ý nghĩa mới của phép tính số học :
	-So sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị ( tìm số lớn ).
-So sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị ( tìm số bé ).
-Một số được tăng thêm vài đơn vị ( dạng trực tiếp ).
- Một số được tăng thêm vài đơn vị ( dạng gián tiếp ).
-Một số được giảm đi vài đơn vị ( dạng trực tiếp ).
-Một số được giảm đi vài đơn vị ( dạng gián tiếp ).
-So sánh hai số gấp, kém nhau một số lần ( tìm số lớn ).
-So sánh hai số gấp, kém nhau một số lần ( tìm số bé ).
-Một số tăng lên vài lần ( dạng trực tiếp hoặc gián tiếp ).
-Một số giảm đi vài lần ( dạng trực tiếp hoặc gián tiếp ).
Chương III : Sơ lược về Nội dung chương trình sách giáo khoa toán .
1/.Mục tiêu chung của chương trình toán lớp Một : 
1.1).Năm kiến thức chính trong chương trình môn toán tiểu học :
	-Số học.
	-Các yếu tố đại số,
	-Các yếu tố về hình học
	-Đo các đại lượng
	-Giải toán ( có lời văn ).
	1.2).Mục tiêu dạy học môn toán lớp 1 :
	Dạy học toán 1 nhằm giúp học sinh :
	-Bước đầu so một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm; về các số tự nhiên trong phạm vi 100 về phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100; về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ và ngày trong tuần; về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình học ( đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn ); bài toán có lời văn. . .
	-Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành : đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng ( với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20cm ); nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng điểm; vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm; giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ; bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng ký hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều liên quan với đời sống thực tế của học sinh.
	-Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập Toán
1.3).Nội dung chương trình toán lớp 1 :
	a).Chương trình toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn toán ở tiểu học, chương trình môn toán lớp 1 kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Toán 1 ở nước ta; khắc phục một số tồn tại của dạy học toán 1 trong giai đoạn vừa qua; đồng thời thực hiện những đổi mới về giáo dục toán học ở lớp 1 nói riêng, ở bậc tiểu học nói chung để đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ở thế kỹ XXI.
	b).Thời lượng dạy : 
Thời lượng tối thiểu để dạy học toán lớp 1 là 4 tiết trên tuần, mỗi tiết kéo dài 35 phút. Thời lượng dạy học Toán lớp 1 gồm :
4 Tiết / tuần x 35 = 140 (tiết)
c).Nội dung môn toán lớp 1 :
c.1/-Phần số học :
*Các số đến 10. Phép cộng và trừ trong phạm vi 10.
-Nhận biết quan hệ số lượng ( nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau ).
-Đọc , đếm, viết, so sánh các số đến 10. Sử dụng các dấu = ( bằng, 9 (lớn hơn).
-Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng.
-Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép trừ.
-Bảng cộng trừ trong phạm vi 10.
-Số 0 trong phép cộng, phép trừ.
-Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính công, trừ.
*Các số đến 100. Phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
-Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100. Giới thiệu hàng chục, hàng đơn vị. Giới thiệu tia số.
-Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết.
-Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ (các trường hợp đơn giản).
c.2/.Đại lượng và đo đại lượng :
-Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet. Đọc , viết, thực hiện phép tính với các số đo đơn vị xăngtimet. Tập đo và ước lượng độ dài.
-Giới thiệu đơn vị đo thời gian : tuần lễ, ngày trong tuần. Làm quen bước đầu với đọc lịch (loại lịch hằng ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ (Khi kim phút chỉ vào số 12).
c.3/.Yếu tố hình học :
-Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
-Giơí thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình; đoạn thẳng.
-Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông; gấp, ghép, cắt.hình.
c.4/.Giải bài toán :
-Giới thiệu bài toán có lời văn.
-Giải các bài toán đơn bằng một phép cộng hoặc một phép trừ, chủ yếu là các bài toán thêm bớt một số đơn vị.
2/.Vị trí , mục đích, yêu cầu của việc Dạy – Học giải toán ở lớp một :
a).Vị trí của việc dạy – Học toán :
-Dạy học môn toán là dạy có một hệ thống kiến thức cơ bản và những phương thức rất cần thiết cho đời sống lao động và sinh hoạt. Những kiến thức, kỹ năng toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tiễn.
-Dạy – Học môn toán có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh về nhiều mặt : phát triển tư duy lôgic, kỹ năng toán học, phát triển năng lực trí tuệ ( trừu tượng, khái quát hóa, phân , tích , tổng hợp, chứng minh . . ), nó còn giúp học sinh biết phương pháp suy nghĩ, làm việc, góp phần giáo dục những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của người lao động.
-Trong dạy - học toán ở tiểu học , việc giải toán có lời văn có 1 vị trí quan trọng. Hoạt động giải toán đòi hỏi học sinh phải tư duy một cách tích cực, linh hoạt, năng động, sáng tạo đồng thời phải huy động một cách tổng hợp những kiến thức toán học đã có vào những tình huống cụ thể khác nhau.
b).Mục đích :
-Về kiến thức số học : nắm được có hệ thống một số kiến thức cơ bản, đơn giản, có quan hệ với thực tiển về số tự nhiên, phân số và số thập phân ở các mặt : khái niệm ban đầu, cách đọc, viết số, so sánh các số và quan hệ thứ tự giữa chúng ; một số tính chất đặc trưng các phép tính và các biện pháp làm tính.
-Về kiến thức hình học : có được những biểu tượng ban đầu về các hình học thường gặp, có khả năng nhận dạng, nắêm được số đo độ dài, đoạn thẳng, chu vi, diện tích các hình đơn giản.
-Về đại lượng : nắm được tên gọi, tên viết, ký hiệu, quan hệ giữa các đơn vị của một đại lượng, làm phép tính, chuyển đổi đơn vị với các số đo đại lượng, có kỹ năng thực hành đo đại lượng bằng các công cụ đo thông thường.
-Về các yếu tố đại số: trên cơ sở những kiến thức số học, biết dùng chữ thay số, hình thành khái niện biểu thức số và biểu thức chứa chữ, nắm được phương pháp giải phù hợp với học sinh lớp 1.
-Về kỹ năng giải toán :
+Giải các bài toán có lời văn , giải thành thạo các bài toán đơn. Biết suy luận phân tích, tổng hợp khi giải toán, kết hợp với dựng sơ đồ tóm tắt bài toán, biết trình bày bài giải.
+Nắm được và thực hiện thành thạo các bước trong qui trình giải toán, có thói quen giải toán bằng nhiều cách khác nhau, tự lập đề toán theo yêu cầu rồi giải.
c).Yêu cầu : 
Dạy học giải toán là phải phát triển tư duy toán học, bồi dưỡng phương pháp suy luận, hình thành, nền nếp, phong cách học tập, làm việc và các phẩm chất tốt đẹp qua việc thực hiện các mục đích dạy học môn toán trong mối quan hệ hữu cơ giữa 2 mặt giáo dưỡng và giáo dục, vừa dạy kiến thức , kỹ năng toán học vừa quan tâm giáo dục nhân cách cho học sinh.
Chương IV : Thực trạng dạy toán điển hình có lời văn :
	1/.Đối với giáo viên :
	-Nhìn chung giáo viên đã có nhiều cố gắng phối hợp các phương dạy, nêu bật được yêu cầu trọng tâm của từng tiết học, nhất là sử dụng phương pháp trực quan, đây là phương pháp chủ yếu để dạy học sinh ở lớp 1.
	-Giáo viên khá nắm vững các thao tác kỹ năng , kỹ thuật tính của từng phép tính nên đã hướng dẫn học sinh thực hiện khá.
	Nhưng vẫn còn một số tồn tại mà giáo viên thường gặp phải :
-Là do xác định Toán là một môn học độc lập, nên giáo viên thường nói rằng học toán ít có liên quan tới các môn học khác do đó ít chú trọng phần rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh, nhưng thực chất trong 9 môn học, cùng với môn tiếng Việt, môn toán có vị trí rất quan trọng bởi vì khi học toán ngôn ngữ của trẻ được hoàn chỉnh dần dần, đồng thời xuất hiện các hình thức tư duy bằng ký hiệu (ký hiệu viết, ký hiệu âm thanh). Dạy học toán ở tiểu học có ba loại ngôn ngữ: đó là ngôn ngữ với các thuật ngữ (phép tính, số tự nhiên,), ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ tự nhiên. Giáo viên ít giúp học sinh trình bày bằng lời để trả lời một cách lưu loát, trôi chảy. Ví dụ: Cô giáo hỏi: “ Hai cộng ba bằng bao nhiêu ?”. Phần đông Học sinh trả lời cộc lốc: “Năm ạ!”. Gia

Tài liệu đính kèm:

  • docáp dụngSơ đồ đoạn thẳng để giải toán lớp 1.doc