Đề tài Rèn kỹ năng viết đúng phân môn chính tả cho học sinh lớp 3

A - PHẦN MỞ ĐẦU

I - LÝ CHỌN ĐỀ TÀI:

Đất nước ta đang thực hiện chiến lược đổi mới sâu sắc toàn diện về kinh tế, xã hội thực hiện thành công sự nghiệp hoá, hiện đại hoá vững bước tiến vào thế kỷ mới.

Trong việc đổi mới, con người là khâu đột phá, có tính quyết định. Điều đó đòi hòi sản phẩm của nền giáo dục là phải có những con người mới, có năng lực thực tiến. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã có đường lối quan điểm chỉ đạo, chính sách đúng đắn nhằm đổi mới việc đào tạo, giáo dục con người ở mọi ngành học, bậc học, coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Do vậy trong giai đoạn này môn Tiếng Việt đã được soạn lại chương trình và sách giáo khoa theo hướng tăng cường dành học, bậc học, coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Do vậy trong giai đoạn này môn Tiếng Việt đã được soạn lại chương trình và sách giáo khoa theo hướng tăng cường dạy kỹ năng giao tiếp (Nghe, nói, đọc, viết). Do vậy phân môn chính tả trong nhà trường giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng việt văn hoá, tiếng việt chuẩn mực. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng việt nói riêng, các môn học ở trường phổ thông nói chung.

 Ở bậc tiểu học phân môn chính tả càng có vị trí quan trọng bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng chính tả cho HS, không phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học, chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng việt) có tiết dạy riêng. Trong khi đó, ở trung học cơ sở và phổ thông trung học, chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại với tư cách là một phân môn tập đọc như tiểu học. Bởi tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là tính thực hành. Bởi lẽ, chỉ có thể hình thành các kỹ năng, kỹ xảo chính tả cho HS thông qua việc thực hành, luyện tập . Do đó, trong phân môn này các quy tắc, chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả. Nội dung, cấu trúc của bài chính tả trong sách giáo khoa Tiếng việt tiểu học (phần chính tả). Cụ thể chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác chính tà là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích của nó là phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung cơ bản.

 Chính vì vậy việc dạy chính tả đang là vấn đề quan tâm của nhiều người. Song kết quả học sinh viết chính tả chưa đáp ứng yêu cầu hình thành kỹ năng giao tiếp. HS còn viết sai chính tả gây hiểu nhầm cho người cùng giao tiếp. Nguyên nhân chính là do nội dung và phương pháp dạy học.

 Cụ thể về mặt nội dung: Việc cung cấp hệ thống quy tắc và bài tập chưa thành hệ thống, chưa đủ để HS có thể dựa vào đó mà sau này tự hoàn thiện khả năng viết đúng chính tả. Về mặt phương pháp việc dạy học chủ yếu là hoạt động của thầy, trò thụ động tiếp thu nêu hiệu quả chưa cao. Vì vậy việc "Thống kê, phân loại những lỗi chính tả cho học sinh lớp 3 thường mắc và biện pháp khắc phục" là việc làm cần thiết. Nó góp phần giúp HS viết đúng chính tả, nhất là học sinh lớp 3, thể hiện nội dung cần biểu đạt một cách chính xác trên văn bản, thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng việt.

 Xuất phát từ lý do vừa nêu trong sáng kiến này chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Rèn kỹ năng viết đúng phân môn chính tả cho học sinh lớp 3"

 

doc 19 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 3461Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn kỹ năng viết đúng phân môn chính tả cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 việt có rất nhièu phương ngữ. Mỗi vùng phương ngữ họ có cách phát âm khác nhau so với âm chuẩn. Nhưng chữ viết thì phải viết theo đúng chính âm. Lỗi phương ngữ ảnh hưởng đến viết chính tả.
	So với chính tả âm chuẩn thì HS đã phát âm sai lệch nhất định. Chính vì vậy khi viết chính tả HS thường sai các lỗi trên trong trường hợp này giáo viên cần cung cấp cho học sinh về "mẹo" chính tả.
	Chính tả Tiếng việt là chính tả ngữ nghĩa nên sự khác biẹt về chữ có khi không thể hiện sự khác biệt về âm mà sự khác biệt về nghĩa.
	Ví dụ:	 	quốc	- 	cuốc
	Hai tiếng khác nhau về nghĩa chứ không khác nhau về cấu tạo.
	Ví dụ:	gia	-	da
	Vì vậy trong quá trình dạy chính tả phải chú ý giải nghĩa các tiếng và giải nghĩa các từ.
	2. Nguyên tắc dạy học chính tả:
	2.1. Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực:
	Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải sát hợp với phương ngữ. Nói cách khác, phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình thành nội dung giảng dạy, phải xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa phương. Vì như ta biết các phát âm địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến chính tả. Đối chiếu với âm, ta thấy cách phát âm của ba vùng phương ngữ chính đều có những chỗ chưa chuẩn xác còn sai lệch. Cụ thể:
	Hiện nay ở trường tôi có hiện tượng phát âm sai tr/ch.
	VD: 	trung/chung
	Tre/che
	- Hiện tượng lẫn lộn khi đọc giữa phụ âm: ay/ây, dấu hỏi/ngã.
	Ví dụ:	 - Cây/cay
	- Vẻ/vẽ	
	- nghỉ/nghĩ	
	Qua thực tế mắc lỗi của học sinh giáo viên cần có sự khảo sát điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh, từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp (nhất là đối với hình chính tả so sánh) nguyên tắc này cũng lưu ý giáo viên cần tăng cường sự linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượng học sinh lớp mình dạy. ở một chừng mực nào đó, có thể lược bớt những nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa, xét thấy không phù hợp với học sinh lớp mình dạy, đồng thời bổ sung những nội dung dạy cần thiết mà sách giáo khoa chưa đề cập đến.
	2.2. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức:
	ở trên đã nói tới những đặc điểm, những ưu thế của phương pháp có ý thức và phương pháp không có ý thức trong việc dạy chính tả. Vấn đề đặt ra là trong quá trình dạy chính tả cho học sinh, giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp, mà phải sử dụng phối hợp hai phương pháp này một cách hợp lý nhằm đạt tới một hiệu quả dạy học cao. Cũng cần nói rõ rằng, trong điều kiện nhà trường,việc sử dụng phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ yếu. Phương pháp không có ý thức cần được khai thác, sử dụng hợp lý các lớp đầu bậc tiểu học, gắn liền với những kiểu bài như tập viết (tập viết kỹ thuật), tập chép.. Các kiểu bài này nhằm giúp HS nhanh chóng làm quen với hình thức của các con chữ (Tự dạng), hình thức chữ viết của các từ. Đây là những tiền đề, những xuất phát 
điểm rất cần thiết đối với học sinh mới làm quen với hệ thống chữ viết của Tiếng việt. Phương pháp không có ý thức còn phát huy tác dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán, không gắn với một quy luật, quy tắc nào, như viết phân biệt d/gi; tr/ch, l/n.
Trong nhà trường, giáo viên cần sử dụng, khai thác tối đa phương pháp có ý thức. Muốn vậy, giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng - ngữ nghĩa học có liên quan đến chính ta, cụ thể: Giáo viên phải biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng việt vào việc phân loại lỗi chính tả phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi, nhất là việc xây dựng các quy tắc chính tả, các “Mẹo”, chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát có hệ thống.
VD: 
+ Khi đứng trước các nguyên âm: i, iê, e, e
	Âm “cờ” viết là k
	Âm “gờ” viết là gh
	â “ngờ” viết là ngh
	+ Khi đứng trước các nguyên âm còn lại:
	âm “cờ” viết là c
	âm “gờ” viết là g
	â “ngờ” viết là ng
(Khi đứng trước âm đệm - viết là u, thì âm “cờ” viết là g)
Ngoài ra, ngoài ra ta còn dựa vào những kiến thức về từ vựng ngữ nghĩa để lập các quy tắc, các “mẹo” chính tả.
Ví dụ: Những từ nghi ngờ viết tr hay ch, nếu chúng chỉ những đồ dùng trong gia đình, thì hầu hết được viết là ch đ chai, chén chăn, chiếu, chảo, chum, chỉnh, chạm, chỏng, chậu
Tóm lại, phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả sẽ tiết kiệm được thì giờ và mang lại kết quả nhanh chóng, chắc chắn, cụ thể (có thể kiểm tra được ngay), hơn nữa, còn gây được hứng thú cho học sinh. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức được coi là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy chính tả cho học sinh.
2.3/ Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực (xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai).
- Bên cạnh phương pháp tích cực (cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kỹ năng kỹ xảo chính tả), cần phối hợp áp dụng phương pháp tích cực (tức là đưa ra những trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa, rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng) nói cách khác, việc hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả cần tiến hành đồng thời với việc hướng dẫn học sinh loại bỏ các lỗi chính tả trong các bài viết.
- Về các lỗi chính tả của học sinh, trên đại thể có ba loại lỗi cơ bản sau:
+ Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự: Loại lỗi này thường gặp khi viết các phụ âm đầu: d/gi; tr/ch; ng/ngh; s/x  để sửa loại này học sinh cần nắm vững các quy tắc chính tả, nhớ kỹ mặt chữ trong các từ có phụ âm đầu dễ lẫn lộn
+ Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt. Vì không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết thừa, viết sai.
VD: Qúet sạch, qoanh co, khúc khuỷ, ngoằn ngèo Để sửa loại lỗi này học sinh cần hiểu âm tiết Tiếng Việt được cấu thành bởi mấy thành phần, là những thành phần nào, vị trí của từng thành phần trong âm tiết
+ Lỗi chính tả do viết theo lỗi pháp âm địa phương hoặc do không nắm vững chính âm. Loại lỗi này mỗi địa phương sai một khác. Có vùng viết d thành r, có vùng viết l thành n để sửa loại lỗi này, học sinh cần nắm vững chính âm trong Tiếng Việt, cần tập phát âm đúng chuẩn, tập viết nhiều lần những lỗi mà địa phương mình thường mắc. Cũng có thể xây dựng các “mẹo” để giúp học sinh viết đúng.
- Để học sinh sửa các loại lỗi chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xây dựng cái đúng, đi từ cái sai đến cái đúng, giáo viên có thể nêu ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự mình phát hiện lỗi tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
- Phương pháp tiêu cực giúp học sinh phát hiện óc phân tích, xét đoán đồng thời kiểm tra, củng cố được kiến thức về chính tả của học sinh. Phương pháp tiêu cực chỉ nên coi là thứ yếu, có tính chất bổ trợ cho phương pháp tích cực, Trong quá trình giảng dạy chính tả, giáo viên cần phối hợp một cách hợp lý, hài hoà và có hiệu quả hai phương pháp này.
II - thực tiễn:
Để thực hiện đề tài này tôi chọn lớp 3D để khảo sát và thực nghiệm giảng dạy phân môn chính tả nhằm giúp học sinh viết đúng phụ âm đầu, phần vần và phân biệt được dấu hỏi, với dấu ngã.
Trường Tiểu học Thượng Sơn là một trường đóng trên địa bàn xã thuần nông. Phát âm theo tiếng địa phương. 
Đây là trường nhiều năm liền đạt trường tiên tiến xuất xắc cấp huyện tỷ lệ học sinh đạt tốt nghiệp Tiểu học 99 - 100%. Riêng năm học 2005 - 2006 học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học 100%. 
1/ Trong quá trình giảng dạy, điều tra, khảo sát đối với phân môn chính tả, chúng tôi thấy cần phải sử dụng những đồ dùng dạy học đó là:
+ Bảng phụ: Ghi nội dung bài tập chép; bài tập chính tả
+ Bảng con: Ghi các từ, tiếng khó
+ Giấy khổ to: Có thể ghi BT, đoạn khó
+ Các thẻ chữ, con chữ.
2/ Tài liệu dạy học: Chương trình chính tả mới có cái đặc biệt là tên được đổi mới
2.1/ Bài 1: Chính tả tập chép: Là hình thức chính tả đơn giản nhất có tác dụng rèn luyện đồng thời cả kỹ năng đọc chữ viết và trình bày bài viết. Trong bài tập chép học sinh đọc thầm văn bản in trong sách giáo khoa hoặc viết trên bảng lớp. Mục đích của việc chép này là giúp học sinh nhớ mặt chữ, các từ, câu trong đoạn. Cơ sở lý luận của hình thức chính tả này là phương pháp mô phỏng hay còn gọi là phương pháp rèn luyện theo mẫu. Học sinh dựa vào văn bản mẫu đọc bằng mắt và chép bằng tay đúng hình thức của văn bản mẫu.
Yêu cầu của việc tập chép này là học sinh đọc trơn được từng từ, từng cụm từ, câu và chép liền mạch các âm tiết chứ không chép từng chữ cái trong âm tiết.
2.2/ Chính tả nghe viết:
Nghe viết là hình thức chính tả đặc trưng nhất của chính tả Tiếng việt. Bởi vì chữ viết Tiếng việt là chữ viết ghi âm. Yêu cầu của hình thức này là học sinh nghe từng từ, từng cụm từ, câu do giáo viên đọc. Vừa nghe vừa tái hiện lại hình thức chữ viết của từng từ, cụm từ tức là học sinh phải có năng lực chuyển hoá âm thanh thành chữ viết.
Học sinh phải viết đủ số âm tiết đã nghe viết đúng, nhanh theo tốc độ quy định. Đối với hình thức chính tả này học sinh phải nghe, nhớ, viết.
- Việc nghe của học sinh phải gắn liền với việc hiểu nội dung của cụm từ, câu, văn bản, đoạn bài thì mới có thể viết đúng. Bởi vì chính tả Tiếng Việt không chỉ là chính tả ngữ âm mà là chính tả ngữ nghĩa .
Xét về mặt phương pháp dạy học thì việc đọc mẫu của giáo viên là quan trọng nhất. Giáo viên phảu đọc chính xác, đúng với chính âm. Giáo viên phải đọc thong thả và ngắt hơi hợp lý.
Sau mỗi cụm từ, câu giáo viên nhắc lại ba lần để học sinh theo dõi tốc độ đọc: Phải phù hợp với tốc độ viết của học sinh.
Trước khi viết cần phải được bài chính tả một lần để học sinh nắm được khái quát toàn bài, có ấn tượng về nội dung bài viết để có cơ sở mà viết đúng từng từ, nội dung các cấu trong bài.
- Về mặt văn bản có 3 yêu cầu sau:
+ Phải chứa các hiện tượng chính tả cần dạy, mật độ càng cao càng tốt.
+ Văn bản là phải có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
+ Độ dài cảu văn bản phù hợp với yêu cầu của từng lớp.
2.3/ Chính tả nhớ - viết:
- Loại chính tả này yêu cầu học sinh tái hiện lại hình thức âm thanh của văn bản đã học thuộc.
- Mục đích: Kiểm tra lại năng lực ghi nhớ của học sinh, cho nên hình thức nhớ viết chỉ thực hiện ở giai đoạn học sinh đã quen thuộc hình thức chữ viết Tiếng việt (tức là từ lớp 3 trở lên).
Quy trình của hình thức nhớ viết này có 2 bước:
Bước 1: Học sinh tái hiện lại hình thức, âm thanh của văn bản,
Bước 2: Học sinh chuyển hoá văn bản dưới hình thức âm thanh, văn bản viết.
Phương pháp dạy: Đối với hình thức chính tả này cần lưu ý:
- Phải bố trí thời gian để học sinh tái hiện lại khi viết bài. Tuy nhiên giáo viên nên có biện pháp tác động giúp học sinh tái hiện lại văn bản.
- Phải lưu ý trường hợp dễ viết sai trong văn bản.
Tóm lại:
Với chương trình cũ:	Chương trình mới
1/ Chính tả tập chép	đ	Chính tả tập chép
2/ Chính tả nghe đọc	đ	Chính tả nghe - viết
3/ Chính tả trí nhớ	đ	Chính tả nhớ - viết
Từ đó ta thấy được chương trình mới chính tả lớp 3 được sắp xếp đi từ dễ đến khó một cách hợp ly và logíc.
So với chương trình cũ thì chương trình chính tả lớp 3 mới không có kiểu bài chính tả so sánh. Mà kiểu bài tập 2b có mục đích giống với chính tả so sánh.
Ví dụ: Điền vần ươn hay ương
	 Mồ hôi mà đổ xuống v
	 Dâuxanh lá tốt vấn v tơ tằm
Tuy nhiên đây là kiểu bài tập mở, đưa ra nhiều phương án luyện tập khác nhau (luyện viết đúng âm, vần, hanh dễ lẫn cho ảnh hưởng của các phương ngữ để giáo viên và học sinh lựa chọn theo đặc điểm phát âm của địa phương hay của bản thân học sinh và những loại lỗi chính tả mà học sinh địa phương thường mắc phải.
Ví dụ:
Đặt dấu hỏi hay dâu ngã trong những từ sau:
(Vui) ve (tập) ve
(Lặng) le, le (loi)
(Lo) nghi, nghi (ngơi)
3/ Bài chính tả chương trình mới có cấu trúc:
+ Phần bài viết và phần bài tập
- Phần bài viết: Bài chính tả “đoạn bài” không có luyện viết đúng. Vậy có phải không cần phần luyện viết đúng cho học sinh hay không? Mà họ để quyền cho giáo viên tự chọn các từ viết đúng cho học sinh ở địa phương minh theo sự sáng tạo của giáo viên.
- Phần bài tập: Có 2 nhóm bài đó là:
ã Nhóm bài chính rả bắt buộc: Sử dụng chung cho tất cả các vùng phương ngữ trên toàn quốc.
ã Nhóm bài chính tả lựa chọn: Chính là chính tả phương ngữ. Giáo viên được chọn bài thích hợp để dạy cho lớp mình cho địa phương mình (nhất là đối với Miền Trung).
Hơn nữa để cho đồng đều của cả khối 3. Người tổ trưởng phải tập hợp các đồng chí trong tổ mình và thống nhất bài tập để cho các em cùng được học các bài tập như nhau dù là được tự chọn để phù hợp với phương ngữ địa phương cuả các em.
Các dạng bài tập rất nhiều nhưng dạng bài tập không phong phú.
Cụ thể:
- Dạng bài tập điền vào chỗ trống (tr hay ch)
VD: Điền tr hay ch vào chỗ trống
Cuộn. òn, .ân thật, chậm.ễ.
	(Tiết 1, tuần 3 SGK TV3 T1)
- Tìm các từ theo yêu cầu:
VD: Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch có nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với riêng.
+ Cùng nghĩa với leo
+ Vật đựng nước để rửa mặt, rửa tay, rửa rau.
	(Tiết 2, tuần 3 SGK TV3 T1)
- Giải câu đố:
VD: Vừa dài mà lại vừa vuông
Giúp học sinh kẻ chỉ, vạch đường thẳng băng
	(Là cái gì?)
	Tên nghe nặng tịch
	Lòng dạ thẳng băng
Vành tai thợ mộc nằm ngang
Anh đi học vẽ, sẵn sàng đi theo.
	(Là cái gì?)
- Nhận xét về hiện tượng chính tả
- Rút ra quy tắc chính tả
VD: + Xây dựng quy tắc viết âm đệm
Hỏi: Khi bào thì viết 0 khi nào thì viết u? 	0: Hoa, hoè
	+ Quy tắc viết các âm chính	 u: Quả, quyển
	Khi nào thì viết	 i
	 y
- Viết i khi có âm đệm và các từ láy thuần việt: ầm ì, í éo.
- Viết y: Khi có cấu tạo âm tiết: y phục, y tá, quân y (trong các từ Hán Việt)
+ Quy tắc viết các âm cuối:
- Khi nào thì viết:	0
	u
- Viết O: Khi đứng sau âm chính là ao, eo, oeo, oao (báo, béo).
- Viết u: Viết trong các trường hợp còn lại: Báu, hưu, hầu, hươu
+ Quy tắc viết dấu thanh:
- Đặt dấu thanh ở trên hoặc dưới chữ ghi âm chính.
- Phát hiện lỗi sai chính tả
VD: Khi GV đọc cho học sinh viết 1 đoạn trong bài tập đọc.
- Khi chấm giáo viên cần phát hiện lỗi chính tả cho học sinh về dấu thanh.
Cụ thể:
Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:
- Nào, bác cháu ta lên đường!
	.	 /
	(TV 3 T1 - tuần 14 tiết 1)
- Hoạt động của giáo viên:
Giáo viên cần căn cứ vào từng địa phương mình dạy, xem lỗi thường mắc ở địa phương là những lỗi nào? Nếu như giáo viên khi dạy cứ lệ thuộc vào sách giáo viên mà không có sự linh hoạt, sáng tạo thì sẽ dẫn đến kết quả đó là: Dạy các bài chính tả còn chưa đi sâu vào các dấu thanh nên khi làm tập làm văn học sinh thường sai. Do dạy vừa thừa vừa thiếu nên các lỗi chính tả vẫn còn.
Đó là chưa kể đến sự bất đồng ngôn ngữ ở các vùng miền khi dạy chính tả giáo viên không thắc mắc về quá trình mà thường băn khoăn không biết chọn bài nào để dạy học phù hợp.
 Chương II:
Đề xuất một số biện pháp
	I - đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phân môn chính tả lớp 3:
	1/ Đối với giáo viên:
	Để dạy đúng phân môn chính tả thì điều đầu tiên là người giáo viên phải phát âm đúng và viết đúng các chữ của Tiếng việt. Nếu phát âm chưa chuẩn, viết chưa đúng thì hàng ngày phải tập uốn lưỡi để phát âm cho đúng.
	Trong các giờ dạy chính tả nghe - viết thì giáo viên phải đọc cho học sinh viết chứ không được chép bài viết lên bảng hoặc cho học sinh mở sách giáo khoa để viết theo. Mỗi câu giáo viên phải đọc 3 lần, đọc thong tả, rõ ràng, chính xác - học sinh lắng nghe để viết theo.
Trong quá trình dạy chính tả giáo viên phải thường xuyên cung cấp thêm một số mẹo chính tả thường dùng và một số quy tắc viết đúng chính tả cho học sinh.
Ví dụ: Quy tắc viết đúng tr/ch
(Phần ví dụ này sẽ nói rõ ở phần hệ thống bài tập). Trong giờ chính tả giáo viên cần chú trọng đến phần luyện tập, xem đây là một nội dung cơ bản để học sinh rèn luyện viết đúng và hiểu nghĩa các từ. Nếu viết một bài chính tả phần luyện tập thì chỉ chấm điểm bài viết 5 điểm còn 5 điểm nữa chấm phần bài tập. Trong quá trình chấm bài cho học sinh giáo viên cần dùng bút mực đỏ để gạch chân và sửa lỗi (Ngoài lề) mà học sinh thường viết sai. Sau đó trừ điểm theo mức độ của học sinh thật cụ thể. Để từ đó học sinh thấy được những lỗi sai của mình mà khắc phục, sửa chữa trong những bài tới.
ở phần bài tập luyện tập tôi thường lồng ghép thêm một số bài tập về sửa lỗi phụ âm đầu như tr/ch, sửa lỗi về dấu thanh như hỏi/ngã, sửa lỗi về phần vần như ay/ấy cho phù hợp lỗi mà phương ngữ hay sai để học sinh luyện tập thêm.
ở phân môn chính tả, mỗi tuần chỉ có 2 tiết, nên tôi chấm mỗi iết là 1/2 số học sinh của lớp, khi chấm tôi chấm luôn cả phần trình bày cũng như cách ghi ngày tháng để học sinh có ý thức khi viết bất kỳ một văn bản nào khác.
2/ Về phía học sinh:
Thông qua các phân môn tập đọc, tập làm văn tôi thường xuyên yêu cầu các em học sinh dạy phát âm, đọc sai thì phải phát âm và đọc lại cho đúng trước trước lớp bằng cách phân tích cho học sinh hiểu cách phát âm.
VD: Khi học sinh phát âm tra chưa đúng thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách đọc, đó là: Vốn đầu lưỡi, lưỡi chạm vào vòm cứng bật ra không có tiếng thanh. Giáo viên phát âm trước, học sinh phát âm sau, khi giáo viên làm mẫu thì giáo viên phải quay mặt xuống lớp để học sinh đó quan sát và làm theo. Có thể cho học sinh đó đọc đi đọc lại nhiều lần.
Còn đối với các từ khó, học sinh hay viết sai thì giáo viên cần phải giải nghĩa để học sinh nắm được nghĩa và viết cho đúng.
Ví dụ: “đòn bẩy” vật bằng tre, gỗ, sắt, giúp nâng hoặc nhắc một vật nặng theo cách: Tì đòn bẩy vào một điểm tựa rồi dùng sức nâng, nhấc vật nặng đó lên. Thường xuyên đề cao phong trào “Vở sạch chữ đẹp”. Để đạt được điều đó yêu cầu học sinh phải viết đúng chính tả, viết đúng quy trình các con chữ như kích cở moĩo chữ, chiều cao của con chữ? con chữ đó gồm mấy nét tạo thành vào có ý thức giữ gìn vở ghi của mình. Đồng thời giáo viên phải treo bộ chữ mẫu ở lớp học để học sinh dễ dàng theo dõi hàng ngày để viết theo.
II - Đổi mới nội dung dạy học:
- Nội dung dạy chính tả ở lớp 3 là luyện viết đúng các âm, vần khó, viết đúng các tên riêng, các bài chính tả ngắn có nội dung gần gũi với lứa tuổi học sinh. Thông qua một số bài chính tả, học sinh còn được mở rộng vốn từ, mở rộng hiểu biết về cuộc sống.
* Từ tình hình thực tiễn của học sinh trường mình dạy, tôi thấy học sinh còn viết sai nhiều về từ có phụ âm đầu tr/ ch, dấu thanh hỏi/ ngữ và phần vân ay/ ây. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến về nội dung bài chính tả lớp 3.
Qua nghiên cứu và thống nhất với Ban giám hiệu nhà trường cùng với tổ chuyên môn 2 - 3 về việc tăng cường, bổ sung, hướng dẫn vào nội dung kiến thức về phân môn chính tả (viết sai) phổ biến để dạy cho học sinh theo chương trình để thay thế những bài mà xét thấy không cần thiết đối với học sinh vùng mình bằng những bài có nội dung cần thiết. (Mà sách giáo khoa chưa đề cập đến). Giải quyết được những tồn tại, những vướng mắc trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng chính tả. Muốn thực hiện được điều đó thì trước hết giáo viên phải điều tra, khảo sát để nắm được những lỗi sai phổ biến của học sinh trường mình dạy.
Cụ thể ở lớp tôi học sinh thường mắc các lỗi khi nói cũng như khi viết đó là:
+ Phụ âm đầu ch/tr: Trong đ chong
	 Trăng đ chăng
	 Trung đ tung
+ Về dấu hỏi, dấu ngã: Quãng đ quảng	
	 vẽ đ vẻ
Để từ đó có kế hoạch tiến hành giảng dạy một cách linh hoạt, sáng tạo, cụ thể trong xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượng học sinh minh dạy
VD: ở bài tập của tuần 14 (tiết 1) bài người liên lạc nhỏ.
Bài tập 2: Điều ay hay ây vào chỗ tróng
Bài tập 3: Bài tập lựa chọn hoặc chọn bài tập	3a hoặc 3b. Nhưng với tôi thì tôi có thể thay bài tập 3a thành bài tập tôi chọn ngoài để học sinh nắm chắc hơn về phụ âm đầu tr/ch.
Cụ thể: 	Tìm 5 tiếng có phụ âm đầu là tr
	Tìm 5 tiếng có phụ âm đầu là ch
Và khi học sinh làm xong thì giáo viên hỏi học sinh để học sinh nắm chắc hơn về phụ âm:
- Hỏi vì sao con viết là tr?
- Hỏi: Vì sao con viết là ch?
- Gọi 6 em đọc lại các từ học sinh tìm đúng và với bài tập này tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
+ Trong chương trình Tiếng việt 3, phân môn chính tả phần bài tập để học sinh luyện tập viết đúng các phụ âm đầu tr/ch dấu hỏi nga, nặng còn tương đối ít. Vì vậy trên cơ sở giáo viên đã nắm được những lỗi chính tả của học sinh để xây dựng hệ thống bài tập sát hợp với học sinh lớp mình dạy. Các bài tập này phải bám sát các cơ sở tâm lý học, cơ sở ngôn ngữ học của phân môn chính tả và đặc biệt là vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc dạy chính tả như: Nguyên tắt dạy chính tả theo khu vực, nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không ý thức, nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực.
Bài tập:
Bài 1: Em hãy chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
a/ (Trâu, châu)
Bạn em đi chăn., bắt được nhiều. chấu.
+ (Chật, trật)
Phòng họp.chội và nóng bức như mọi người vẫn rất..tự .
(Chăn, trâu)
Bọn trẻ ngôi hẫu, chờ bà ăn rồi kể chuyện cổ tích.
b/ (Bão, bảo)
Mọi người nhau dọn dẹp đường làng sau cơn.
(Vẽ, vẻ)
Em.mấy bạn. mặt tươi vui đang trò chuyện
(Sữa, sửa)
Mẹ cho em bé uống..rồi..soạn đi làm
	(Tiếng việt 3 - trang 132)
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ay hay ây?
.
- Cây..s.., 	ch. giã gạo
?
?
.
.
- dhọc., 	ngủ d..
- số b .	đòn b.
Bài 3: 
a/Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu là tr theo mẫu
b/ Tìm 5 từ lấy có phụ âm đầu là ch theo mẫu
VD: a/ Trắng trẻo, trập trùng.
 b/ Chập chững, chen chúc
 	(Tiếng việt 3 - trang 114)
bài tập
	Bài 1: Điền vào chỗ trống và ghi lời giải câu đố:
a/ tr hoặc ch
Mình..òn, mũi nhọn
	. ăng phải bò, âu
	Uống nước ao sâu
	Lên cày ruộng cạn
	Bài 2: Là cái gì?
	Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây:
Trung
.
Chung
.
.
.
.
.
Trai
.
Chai
.
.
.
.
.
Trống
.
Chống
.
.
.
.
.
(Tiếng việt 3 - tiần 7 - trang 60)
	Bài 3: Điền dấu hỏi, dấu ngã vào các tiếng gạch chân rồi đọc cho đúng.
Rau cai, ra nga, hai quân, suy nghi, ky niệm, lang mạn.
III - Đổi mới về phương pháp:
- Để đổi mới được về phương pháp dạy học thì giáo viên phải thực

Tài liệu đính kèm:

  • docGPHI Chính Tả 3.doc