Để phụ đạo những học sinh yếu kém môn Tiềng Việt lớp 1

ĐỂ PHỤ ĐẠO NHỮNG HỌC SINH YẾU KÉM

MÔNTIỀNG VIỆT LỚP 1

 I.Đặt vấn đề.

Muốn xây dựng một tòa nhà vững chắc phải xây dựng từ nhữ ng viên gạch có chất lượng tốt. Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người có trình độ văn hóa để giao tiếp ,để tiếp thu những thành tựu khoa học của nhân loại, biết vận dụng sáng tạo vào thực tế của đất nước. chính vì vậy bậc tiểu học là nền tảng kiến thức cho các bậc học trên .

 Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 1, nên nhận thấy muốn đạt được yêu cầu đó giáo viên chủ nhiệm phái có trách nhiệm cao mới hoàn thành nhiệm vụ.

 Trải qua thời gian làm chủ nhiệm các lớp, Năm học nào tôi cũng gặp một vài học sinh tiếp thu bài rất chậm không theo kịp các bạn trong lớp nhất là môn tiếng việt . Chẳng hạn như lớp 1 khi dạy xong một bài học về âm, kiểm tra lại mức độ tiếp thu , nội dung bài học những em đó các em không nắm được .Làm thế nào để cuối năm học những em này phải biết đọc biết viết ? điều dó không dễ dàng chút nào, gặp những trường hợp như vậy tôi đã tận tình kèm cặp thêm cho các em.Để có kết quả cuối năm học các em biết đọc biết viết khá thành thạo theo yêu cầu của chương trình . Bản thân tôi cũng đã từng dạy lớp 1 nhiếu năm nên rút được một số kinh nghiệm như sau.

 

doc 6 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Để phụ đạo những học sinh yếu kém môn Tiềng Việt lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỂ PHỤ ĐẠO NHỮNG HỌC SINH YẾU KÉM
MÔNTIỀNG VIỆT LỚP 1
 I.Đặt vấn đề.
Muốn xây dựng một tòa nhà vững chắc phải xây dựng từ nhữ ng viên gạch có chất lượng tốt. Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người có trình độ văn hóa để giao tiếp ,để tiếp thu những thành tựu khoa học của nhân loại, biết vận dụng sáng tạo vào thực tế của đất nước. chính vì vậy bậc tiểu học là nền tảng kiến thức cho các bậc học trên .
 	Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 1, nên nhận thấy muốn đạt được yêu cầu đó giáo viên chủ nhiệm phái có trách nhiệm cao mới hoàn thành nhiệm vụ.
 	Trải qua thời gian làm chủ nhiệm các lớp, Năm học nào tôi cũng gặp một vài học sinh tiếp thu bài rất chậm không theo kịp các bạn trong lớp nhất là môn tiếng việt . Chẳng hạn như lớp 1 khi dạy xong một bài học về âm, kiểm tra lại mức độ tiếp thu , nội dung bài học những em đó các em không nắm được .Làm thế nào để cuối năm học những em này phải biết đọc biết viết ? điều dó không dễ dàng chút nào, gặp những trường hợp như vậy tôi đã tận tình kèm cặp thêm cho các em.Để có kết quả cuối năm học các em biết đọc biết viết khá thành thạo theo yêu cầu của chương trình . Bản thân tôi cũng đã từng dạy lớp 1 nhiếu năm nên rút được một số kinh nghiệm như sau.
II.Nguyên nhân vì sao các em lại học yếu.
 1. Giải quyết vấn đề.
 	Khi phát hiện ra những em trong lớp tiếp thu bài rất chậm, diều đầu tiên là phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em lại học yếu như vậy, theo kinh nghiệm ghi nhận trong những năm qua thì có nhiều nguyên nhân:
1.1.Khi các em đến tuổi đi học nhưng phát âm chưa rõ, trí tuệ phát triển chậm.
1.2.Có em từ nơi khác chuyển đến chưa qua mẫu giáo.
1.3.Có em bị suy dinh dưỡng, đau ốm nhiều, sức khỏe yếu.
1.4.Có em khi về nhà không được cha mẹ chăm sóc ôn luyện nên kiến thúc ở lớp bị quên lãng
 	 Từ các nguyên nhân ghi nhận được nêu trên, chúng ta cần chú ý phân loại học sinh , chất lượng, năng lực học tập của học sinh trong lớp , nắm chắc các đối tượng học yếu nói chung và yếu kém môn tiếng việt nói riêng .Do cách phát âm ,do khiếm khuyết về cơ chế phát âm, do thiếu tập trung, thiếu ôn luyện ở nhàđể từ đó, chúng ta tìm cách giúp đỡ cho các em.
 	 Mỗi học sinh một hoàn cảnh khó khăn khác nhau nên chúng ta cũng phải có một số thủ thuật riêng để kèm cặp, giúp đỡ nhưng trong đó không thể thiếu được những yêu cầu chung như sau:
 -Giáo viên phải thật sự yêu thương gần gũi với các em, tránh những trường hợp các em bi áp lực Nặng nề về học tập mà phải cho các em thấy được việc học tập ở lớp 1 cũng dễ dàng và vui tươi mà em nào trong lớp cũng có thể tiếp thu được.
 	 -Giáo viên phải tận dụng thời gian để kèm cặp phụ đạo thêm cho các em, nhất là các em tiếp thu chậm, phát âm chưa chuẩn hoặc thiếu sự chăm sóc của gia đình, kết hợp với phụ huynh học sinh hướng dẫn họ kèm cặp việc học ở nhà của con em.
 	-Trên lớp nên quan tâm sắp xếp chỗ ngồi cho các em để tiện việc quan sát theo dõi, nên cho các em ngồi gần những em học tốt và phân công em đó giúp đỡ bạn trong học tập, trong học tập, nhắc nhở bạn tập trung học, dò bài cho bạn trước khi vào lớp. Bởi vì những em này trong giai đoan dầu chưa có khả năng tự học vì kiến thức ở lớp khi cô giảng bài xong các em không tiếp thu được bao nhiêu . Do vậy việc kèm cặp cho các em học là điều rất cấn thiết.
 	Để làm tốt việc hướng dẫn , kèm cặp cho các em này, tôi đã thử nhiệm một số giải pháp sau và đã gặt hái được nhiều kết quả khích lệ trong những năm chủ nhiệm lớp 1.
 2. PHẦN ÂM
 	 -Khi dạy bài nào chúng ta phải làm sao để các em nắn được kiến thức bài đó một cách vững chắc, kể cả những học sinh yếu ,về bộ môn này.
 	 -Chú ý luyện cho các em phát âm đúng âm đã học, biết viết chữ ghi âm đó, luyện đọc các từ khóa, câu ứng dụng trong bài. Kinh nghiệm cho thấy có khi do cách phát âm của cô giáo theo âm vực của vùng khác , mà các em chưa được làm quen, chưa tiếp xúc nhiều nên nghe không rõ, thậm chí không hiểu, cũng có khi do các em quen sống và phát âm sai chuẩn từ gia đình nên bình thường trong các tiết học ở lớp khó sửa chữa, luyện tập cho đúng.
 	-Lượng kiến thức học tập ở lớp trong một thời lượng nhật định theo phân phối chương trình đối với học sinh yếu thì không dễ dàng gì mà các em nắm được, cô giáo phải chú ý tạo kiện cho các em luyện tập nhiều lần, nếu các em quên thì giáo viên gợi ý để các em nhớ lại từ khóa, tiếng chúa âm ,từ đó các em luyện lại âm.
 	 Ví dụ: Khi học bài g , gh học sinh quên phát âm gờ.Giáo viên nhắc lại từ khóa gà ri, cho học sinh đánh vần tiếng gà: gờ -a – ga – huyền – gà, các em sẽ nhớ lại âm g đã học. 
 	 Khi viết chữ ghi âm nếu các em không nhớ thì giáo ciên thì giáo viên phải gợi ý để các em mhớ lại cách viết.
 	Ví dụ :Khi viết chữ ghi âm g nếu các em quên thì giáo viên nhắc chữ ghi âm g gồm những nét nào? 
 (Nét cong hở phải và nét khuyết dưới)
 	 -Khi ôn lại phần âm, cũng có khi các em không nhớ lại một số âm ,chẳng hạn như âm ng, th ,tr,  thì giáo viên phải cho các em nhớ lại từ khóa của bài học,đánh vần tiếng khóa để các em nhớ âm.Nếu các em vẫn không nhớ vì từ khoá không gần gũi với các em, giáo viên lấy từ gần gũi với các em để các em dễ luyện tập và nhớ , từ đó các em sẽ nhớ lại các vần đã quên.
 Ví dụ : Khi các em quên âm ng từ khóa “ cá ngừ” các em khó nhớ giáo viên thay bằng từ “ngủ”, từ “ngồi” , từ “nghe ngóng”, và luyện tập lại cho các em có thể nhớ đến âm đã quên vá liên hệ lại được với âm mới đã học.
 	-Đối với những học sinh có năng lực tiếp thu yếu kém thì ngày náo cũng phải cố luyện tập như vậy các em mới nắm được bài-Người xưa nói “mưa lâu thấm đất” học nhiều, học có phương pháp thì cuối cúng các em cũng nhớ được các âm đã học, biết viết những tiếng đơn giản.
 3. PHẦN VẦN 
 Khi các em đã biết viết các chữ ghi âm rồi, học sang phần vần lúc này cô giảng bài các em đã hiểu bài hơn.Ở phần náy các em đã biết đánh vấn và đọc trơn vần , phân tích vần, so sánh vần , biết đọc được các từ khóa, phân tích tiếng chứa vấn mới, đọc được từ ứng dụng, câu ứng dụng , cũng như ở phần âm nếu học sinh quên vần thì giáo viên nhắc lại từ khóa cho các em đánh vần tiếng chứ vần mà các em quên giúp các em nhớ lại các vần đã học.
 Trong phấn vân các em hay lẫn lộn phát âm giữa các vần, chẳng hạn như:
au với âu
ươn với ương
im với iêm
ăc với ăt
ai với ay
	..
 	Muốn cho các em viết đúngcác tiếng chứa vần trên, giáo viên cần phải giúp cho các em phát âm đúng trước đã, có thể lấy những từ gần gũi thực tế với cuộc sống hằng ngày của các em để luyện cách phát âm:
 Au 
 Âu 
Sau nhà
Lau nhà
Rau cải
 Cây cau
Con sâu
Chòm râu
Lâu ngày
Câu cá
 	 Chẳng hạn, “sau nhà – con sâu” cho học sinh đọc và phân tích tiếng “sau” âm s dứng trước vần au đứng sau ; phân tích tiếng “sâu” âm s đứng trước vần âu đứng sau, khi các em đọc đúng, phân tích tiếng tiếng thì các em sẽ phân biệt được sự khác nhau của các vấn đó.Với cách làm đó các em sẽ viết đúng chính tả những vần hay lẫn lộn ở trên . 
 	 Để các em đọc viết dược như yêu cầu thì chúng ta không thể bỏ qua việc phụ đạo thêm cho các em , và phải giao thêm bài về nhà cho các em tự học . Giáo viên kiểm tra bài hằng ngày để nắm được mức độ hiểu bài, mức độ tiến bộ của các em đến đâu mà có phương pháp phụ đạo thêm. 
 Sau khi học xong phần vần các em đã biết đánh vần để đọc đúng lúc này lớp học mới có thể hoạt động nhịp nhàng, những học sinh yếu này mới có thể hội nhập chung với không khí trong lớp.
 4. PHẦN TẬP ĐỌC 
 Trong chương trình thì yêu cầu học sinh phải đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng từ khó, yêu cầu này có thể thực hiện cho cả lớp, tuy nhiên đối với các có năng lực yếu nói trên muôn thực hiện được như thế phải được rèn luyện đọc nhiều 
lần trong một bài . Tiếng nào phát âm chưa rõ chúng ta nên cho các em đánh vần, phân tích và luyện cách phát âm lại hoặc giao cho học sinh khác luyện tiếp. Lúc này các em đã có khả năng tự học, giáo viên kiểm tra đánh giá khen ngợi với từng tiến bộ nhỏ của các em này để khích lệ các em cố gắng theo kịp các bạn trong lớp. 
 III. Kết luận:
Với cách làm trên ở lớp tôi chủ nhiệm chưa được mỹ mãn nhưng đối với lớp tôi hiện nay có sự tiến bộ rõ rệt, mặc dù các em đang chỉ dừng ở mức độ chưa thật sự viết đúng , đọc chuẩn 100% nhưng cũng đã hạn chế dần không còn không còn học sinh yếu kém môn Tiếng Việt ,Tuy nhiên chưa qua phần tập đọc hiện đang còn ở phần vần tôi cảm thấy các em có tiến bộ rất nhiều các em đã rèn được kĩ năng nghe , nói ,đọc , viết, khi nhìn các em đọc bài , viết bài phần nào cũng làm cho giáo viên hài lòng.
 	 Với những giải pháp nhỏ này, tôi vẫn duy trì đều đặn, thường xuyên và đạt kết quả trong thời gian này như tôi hằng mong ước.Tuy nhiên con số đó là mức phấn đấu của cô trò còn phải tiếp tục nữa trong thời gian kế tiếp.
 	 Tu Tra, ngày 11 tháng 4 năm 2011
NGƯỜI VIẾT
 	 Lê thị Thu Mai

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAI PHAP HUU ICH(1).doc